TOP 13 bài Vai trò của những người lãnh đạo anh minh như Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn SIÊU HAY

Tải xuống 18 3.7 K 4

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 8 bài văn mẫu Vai trò của những người lãnh đạo anh minh như Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn hay nhất, gồm 17 trang trong đó có dàn ý phân tích chi tiết, sơ đồ tư duy và 13 bài văn phân tích mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài thi môn văn sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

VAI TRÒ CỦA NHỮNG NGƯỜI LÃNH ĐẠO ANH MINH NHƯ LÍ CÔNG UẨN VÀ TRẦN QUỐC TUẤN

Vai trò của những người lãnh đạo anh minh như Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn – mẫu 1

Đối với một quốc gia, nhắc đến những nhà lãnh đạo đất nước là nhắc đến những người đứng đầu bộ máy hành chính nhà nước hay tổ chức quân sự, văn hoá...

Đứng trên cương vị một nhà lãnh đạo, trước hết họ phải là những người có tầm nhìn xa trông rộng, nhận định đúng tình hình đất nước, từ đó xác định đúng nhiệm vụ của cả dân tộc.

Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đều là những nhà lãnh đạo tài ba, uyên bác thông hiểu kim cổ đông tây. Vị vua đầu tiên của triều Lý đã nhắc đến gương chuyển đô của vua Bàn Canh nhà Thương, nhà Chu. Trần Quốc Tuấn lại nêu gương những anh hùng hào kiệt, biết xả thân vì chủ tướng vì đất nước: Do Vu, Dự Nhượng, Kỉ Tín,... Có thể nói, biết "ôn cố” để "tri tân" là một trong những tố chất không thể thiếu của một nhà lãnh đạo. Và từ việc "nhớ chuyện cũ", các nhà lãnh đạo tài ba đã thể hiện thiên năng "biết chuyện mới, chuyện đời nay” rất tài tình.

Nhà Đinh, Lê "không noi theo dấu cũ Thương Chu" giữ nguyên vị trí kinh đô tại Hoa Lư mà đất Hoa Lư chỉ là chốn núi rừng hiểm trở, khắc nghiệt. Điều đó khiến thời vận đất nước gặp nhiều trắc trở. Lịch sử cũng đã chứng minh điều đó, hai nhà Đinh Lê triều vận ngắn ngủi, nhân dân gặp nhiều khó khăn. Có thể nói, việc phê phán hai triều Đinh, Lê một phần lớn đã thể hiện tầm nhìn lãnh đạo của Lí Công Uẩn. Ông đã nhìn rõ một thực tế quan trọng: đất nước đang bước vào thời bình, Hoa Lư không còn phù hợp với vị thế kinh đô nữa!

Trần Quốc Tuấn cũng vậy. Từ thực tế của việc giặc Nguyên Mông xâm lược nước ta lần một và thái độ của chúng hiện nay, ông đã thấu rõ nguy cơ của một cuộc chiến chống xâm lược. Sang nước ta, quân Nguyên Mông “uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt Tể phụ”, “đi lại nghênh ngang”, bắt dân ta cống nạp khoáng sản, vàng bạc.. Vậy rõ ràng, chúng chưa hề thấm thía bài học từ thất bại của cuộc xâm lược lần một và đang mưu mô cuộc chiến tranh ăn cướp lần hai.

Giặc như vậy còn lực lượng quân sĩ ta thì sao? Vị nguyên soái lỗi lạc thêm một lần đau xót khi chứng kiến thực cảnh binh sĩ dưới quyền lơ là mất cảnh giác trước nguy cơ mất nước. Họ “hoặc thích chọi gà, hoặc mê tiếng hát”, chơi cờ... Ông cay đắng chỉ ra một điều tất yếu là khi giặc đến những thú vui ấy chỉ trở thành tai họa “cựa gà trống không đâm thủng áo giáp của giặc”, “tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai", “mẹo đánh cờ không thể dùng làm mưu lược nhà binh”…

Top 13 bài Vai trò của những người lãnh đạo anh minh như Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn hay nhất (ảnh 1)

Từ việc nhìn nhận thấu suốt tình hình đất nước, các nhà lãnh đạo anh minh đều xác định rõ nhiệm vụ của quân và dân. Điều quan trọng là họ có những quyết định đúng đắn, những hành động táo bạo để đưa đất nước đển được bến bờ của sự bình yên và phát triển.

Lí Thái Tổ xác định nhiệm vụ hiện tại là cần dời đô khỏi Hoa Lư. Nhưng dời đô đến đâu? "Thành Đại La.. là nơi trung tâm trời đất,có thế rồng cuộn hổ ngồi lại tiện hướng nhìn sông dựa núi, dân cư không khổ vì ngập lụt, muôn vật phong phú tốt tươi. Xem khắp nước Việt ta chỉ có nơi đây là thánh địa”. Từ việc có ý thức sâu sắc ưu thế của thành Đại La đối với việc phát triển đất nước, Lí Thái Tổ đã có quyết định đúng đắn là thiên đô về mảnh đất văn hiến này.

Trần Quốc Tuấn trên cương vị Tổng chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông đã khẳng định ý chí đánh giặc của toàn dân tộc đồng thời khuyên khích, động viên tinh thần chiến đấu của binh sĩ. Ông khuyên quân sĩ phải biết “kiềng canh nóng mà thổi rau nguội”, phải biết ra sức tập luyện để sẵn sàng chiến đấu. Không chỉ vậy, ông còn soạn thảo “Binh thư yếu lược” làm sách lược cho binh sĩ tập luyện, rèn quân.

Sơ đồ tư duy

Vai trò của những người lãnh đạo anh minh như Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn hay nhất (5 mẫu) (ảnh 3)

Dàn ý chi tiết

I. Mở bài: Dẫn dắt vấn đề.

II. Thân bài:

* Những phẩm chất của một người lãnh đạo anh minh

- Có tầm nhìn xa, trông rộng.

- Có lòng yêu nước, thương dân.

- Có kiến thức sâu rộng, uyên thâm.

- Luôn sáng suốt, anh minh, công bằng….

* Vai trò của một vị vua đối với vận mệnh đất nước.

- Vua Lý Thái Tổ là vị vua khai sinh ra ra vương triều nhà Lý - một triều đại thịnh trị trong lịch sử dân tộc.

- Giành được hòa bình, đất nước đang trong giai đoạn dựng xây và phát triển, vua Lý Thái Tổ đã nhìn ra được những yếu điểm của kinh đô Hoa Lư và những lợi thế, tương lai của vùng đất Thăng Long. Chính nhờ tầm nhìn xa, trông rộng của vua mà đất nước mới có được điều kiện để phát triển thịnh vượng nhất có thể.

- Vua Lý Thái Tổ khéo léo trong cách thuyết phục nhân dân, quần thần dời đô:

+ Nhắc lại các triều đại dời đô thành công trong lịch sử Trung Quốc: nhà Thương, nhà Chu.

+ Phân tích những hạn chế của vùng đất Hoa Lư và sự bảo thủ của các triều Đinh, Lê

+ Phân tích những lợi thế của vùng Thăng Long

⇒ Trong thời đại đất nước đang trên đà phát triển hưng thịnh, vua Lý Thái Tổ với kiến thức uyên thâm về địa lý, phong thủy, tầm nhìn xa trông rộng, tấm lòng yêu nước, thương dân, một lòng muốn cống hiến cho đất nước để đưa ra quyết định dời đô - từ đó tạo ra bước chuyển mình mạnh mẽ trong lịch sử dân tộc ta.

* Vai trò của một vị tướng lĩnh đối với vận mệnh đất nước trong chiến tranh, nguy nan.

- Trần Quốc Tuấn là một vị tướng lĩnh tài ba dưới thời vua Trần Nhân Tông, có công lao to lớn trong 2 cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên năm 1285 và 1287.

- Nhận thấy sức mạnh, khí thế của quân đội ta đang đi xuống, Trần Quốc Tuấn đã ngay lập tức làm bài “Hịch tướng sĩ” để khích lệ tinh thần quân đội, lập nên chiến thắng anh dũng trước quân Mông – Nguyên. Đó là một hành động vô cùng cần thiết và hợp lí, đánh trúng vào lòng yêu nước, căm thù giặc của tất cả binh sĩ, phát động đấu tranh trong toàn nước.

- Trần Quốc Tuấn không chỉ nắm được điểm yếu của giặc mà còn nắm được điểm yếu, điểm mạnh của chính quân đội ta khiến cho bài hịch có sức thuyết phục và ảnh hưởng mạnh mẽ đến quân đội.

- Sự am hiểu về binh pháp, tài điều binh khiển tướng, nắm bắt thời cơ tốt cùng tấm lòng trung quân ái quốc của Trần Quốc Tuấn chính là mấu chốt giúp ta giành được thắng lợi trước quân giặc mạnh và hung hãn như quân Mông Nguyên.

* Bàn luận

- Cả Lý Thái Tổ và Trần Quốc Tuấn đều là những người lãnh đạo anh minh, sáng suốt, hội tụ đủ các phẩm chất tinh anh của dân tộc, có công lao lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước trong lịch sử dân tộc.

- Nếu như vua không sáng, tướng không giỏi thì chắc chắn đất nước đó sẽ sớm bại lụi, không thể phát triển được.

III. Kết bài:

- Khẳng định lại vai trò to lớn của người lãnh đạo đối với vận mệnh đất nước.

- Liên hệ đến thời hiện đại.

Top 13 bài Vai trò của những người lãnh đạo anh minh như Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn hay nhất (ảnh 2)

Các bài văn mẫu khác:

Vai trò của những người lãnh đạo anh minh như Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn – mẫu 2

Để đưa một đất nước tiến bộ đi lên thì vai trò của những người đứng đầu là vô cùng quan trọng. Nhìn lại lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước ta càng khẳng định thêm tầm quan trọng của những vị vua vị tướng tài ba đã dẫn dắt nhân dân ta đi tới con đường độc lập. Đọc lại áng văn Chiếu dời đô của Lí Công Uẩn và Hịch tướng sỹ của Trần Quốc Tuấn, chúng ta càng thấy rõ vai trò của người lãnh đạo anh minh có ý nghĩa vô cùng to lớn trong sự phát triển của dân tộc dù lúc đất nước lâm nguy hay thái bình, thịnh vượng.

Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đều là những nhà lãnh đạo tài ba, uyên bác hết lòng vi nước vì dân. Cả hai vị đều là những người lãnh đạo sáng suốt khi nhìn nhận thấu suốt tình hình đất nước, xác định rõ nhiệm vụ của quân và dân. Điều quan trọng là họ có những quyết định đúng đắn, những hành động táo bạo để đưa đất nước đển được bến bờ của sự bình yên và phát triển.

Trần Quốc Tuấn là một vị tướng tài giỏi. Vị tướng tài Trần Quốc Tuấn có những chiến công hiển hách là chính là nhờ ông quan tâm tới vận mệnh nước nhà bằng trái tim và ý chí của một anh hùng dân tộc. Cái tâm và cái tài của một vị tướng, một người con yêu nuớc,trung với vua được thể hiện rõ nét trong áng văn bất hủ “Hịch tướng sĩ”. Trước tai hoạ đang đến gần: quân Mông - Nguyên lăm le xâm lược lần thứ hai với tâm địa không cho một ngọn cỏ của nước Đại Việt mọc dưới vó ngựa của năm mươi vạn quân. Trần Quốc Tuấn đã viết “Hịch” để kêu gọi tướng sĩ một lòng đương đầu với cuộc chiến sống còn. Bằng những lời lẽ đanh thép ông kể ra hàng loạt tội ác của quân Mông Nguyên: “uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt Tể phụ”, “đi lại nghênh ngang”, bắt dân ta cống nạp khoáng sản, vàng bạc... Giặc như vậy còn lực lượng quân sĩ ta thì sao? Vị nguyên soái lỗi lạc thêm một lần đau xót khi chứng kiến thực cảnh binh sĩ dưới quyền lơ là mất cảnh giác trước nguy cơ mất nước “nghe nhạc Thải Thường để đãi yến ngụy sứ mà không biết căm”, “hoặc thích chọi gà, hoặc mê tiếng hát”, chơi cờ. Lo lắng bởi tình hình của quân sỹ lúc bấy giờ lại hiểu rõ được  yếu tố “nhân tâm” là điều quan trọng, lòng người đôi khi quyết định tất cả. Ông mượn những tấm gương bậc nghĩa sĩ trung thần đã xả thân vì đất nước, vì nhân dân để khích lệ lòng tự trọng ởcác tướng sĩ. Lại thêm phơi trải tấm lòng mình, khi ông không khỏi băn khoăn lo lắng, đến độ quên ăn,mất ngủ, xót xa như đứt từng khúc ruột: “Ta thường đến bữa quên ăn,nữa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan, uống máu quân thù.” Không những lo lắng, căm thù giặc xâm lăn ông còn nguyện hi sinh thân mình cho sự nghiệp đánh đuổi ngoại xâm, giành lại độc lập cho dân tộc: “dẫu cho trâm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.” Cũng chính nhờ những lời nói xuất phát từ tình cảm chân thành của mình, ông đã thắp lên ngọn lửa yêu nước trong lòng họ.

Vị chủ tướng đã vạch ra trước mặt binh sĩ của mình hai con đường, hoặc là nhà tan cửa nát khi vận nước suy vong, hoặc vinh hiển đời đời cùng chiến thắng của dân tộc. Điều đặc biệt trong bài hịch là Trần Quốc Tuấn không hề tỏ ý ép buộc, ông vạch rõ hai con đường, còn sự lựa chọn thuộc về các binh sĩ. Trong thời chiến, một dân tộc không chỉ phải đối mặt với gươm dao súng đạn, mà còn đối mặt với kẻ thù nguy hiểm hơn chính là tinh thần của quân sỹ, của nhân dân. Nếu cả dân tộc không đồng lòng nhất chí quyết tâm đánh giặc thì cho dù vũ khí gươm đao có hiện đại đầy đủ bao nhiêu cũng không thể thắng được kẻ thù. Cũng như vậy, quãng thời gian bình yên lâu dài giữa hai cuộc kháng chiến chống Nguyên- Mông như một thứ thuốc độc làm hao mòn khí thế đấu tranh, một cái bẫy vô hình lấy đi nhuệ khí của các binh sĩ, một màn sương phủ mờ quyết tâm chống giặc. Là một người cầm quân, Trần Quốc Tuấn đã dùng cả tấm lòng của mình đánh tan màn sương tai họa ấy, góp phần không nhỏ làm nên tinh thần “Sát Thát” vang danh sử sách. Vị chủ tướng Trần Quốc Tuấn chính lá một hình ảnh tiêu biểu cụ thể cho những phẩm chất mà một nhà lành đạo cần có trong thời chiến, cũng là một minh chứng cho vai trò của người ngồi ngôi cao đối với toàn quân trước hiểm họa của dân tộc.

Vai trò của những người lãnh đạo không chỉ được đòi hỏi trong thời kỳ đất nước gặp chiến tranh hoạn nạn mà nó còn được đòi hỏi cao hơn trong thời hòa bình.Một trong những tấm gương thể hiện rõ vai trò quan trọng của người đứng đầu đất nước trong thời bình đó là nhà vua Lý Công Uẩn - người đầu tiên lập nên triều đại nhà Lí ở nước ta. Ông là người thông minh, nhân ái, yêu nước thương dân, có chí lớn, luôn mong muốn đất nước được thịnh trị, nhân dân được ấm no, hạnh phúc. Cũng chính bởi thế mà chỉ ít lâu sau khi khai sinh nhà Lý, ông đã đưa ra một quyết định táo bạo: ban "Chiếu dời đô”, dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về thành Đại La, sau đối tên là Thăng Long. “Chiếu dời đô” có một ý nghĩa đặc biệt, không chỉ bởi “nghĩa sâu, ý xa, lý rành, khí mạnh, lời giàu, văn hay” mà còn vì bản chiếu thư này đã tạo được một bước ngoặc không nhỏ đối với vận mệnh đất nước lúc bấy giờ, đồng thời còn thể hiện tầm nhìn sâu rộng , ý chí giữ vững nền độc lập cùng tấm lòng với nước non của vị vua mới. Dời đô ra Thăng Long là một bước ngoặt rất lớn. Nó đánh dấu sự trưởng thành của dân tộc đại Việt. Cũng là khởi đầu sự nghiệp lẫy lừng của nhà Lí - triều đại có ý nghĩa hết sức quan trọng đưa văn hiến của nước nhà đến đỉnh cao.

Bằng sự thông minh và tầm nhìn sáng suốt của mình Lí Công Uẩn đã nhận thấy đất Hoa Lư trong mấy mươi năm, với địa thế núi non hiểm trở, đã hoàn thành sứ mệnh giúp hai nhà Đinh, Tiền lê củng cố chính quyền, chống Tống xâm lược .Nhưng nay đất nước đã thái bình vùng đất này không còn phù hợp để phát triển kinh tế, văn hóa của đất nước nữa. Trước yêu cầu của thời kỳ mới, một nhà lãnh đạo tài ba cần có những quyết sách lớn và quyết sách của Lý Công Uẩn chính là dời đô về Đại La. Một nơi mà vị trí “ở vào nơi trung tâm trời đất, được cái thế rồng cuộn hổ ngồi”, là phương hướng “đúng ngôi Nam Bắc Đông Tây”, là địa thế “rộng mà bàng, đất đai cao mà thoáng", là điều kiện phát triển kinh tế “dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt, muôn vật cũng được phong phú tốt tươi".Có thể nói, với trí tuệ anh minh, với lòng nhân hậu tuyệt vời, nhà vua Lí Công Uẩn đã bày tỏ ý định với các quan trong triều ý định dời đô giàu sức thuyết phục. “Chiếu dời đô” là áng văn xuôi cổ độc đáo, đặc sắc, đúng là khẩu khí của bậc đế vương. Đó là kết tinh vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ Việt Nam. Nó khơi dậy trong lòng nhân dân ta lòng tự hào và ý chí tự cường mạnh mẽ. Triều đại nhà Lí rất vẻ vang với sự khởi thuỷ là vị vua anh minh Lí Thái Tổ, nước Đại Việt viết tiếp những trang sử vàng chói lọi của mình.

Vai trò và công lao của Lý Công Uẩn đã được thực tế lịch sử chứng minh: cùng với kinh đô Thăng Long, quốc gia Đại Việt bước vào một giai đoạn phát triển mới, vững vàng về kinh tế, ổn định về chính trị, đặc sắc về văn hóa, mở ra thời kỳ hưng vượng nhất của lịch sử phong kiến Việt Nam. Nếu Lý Công Uẩn vần theo lệ nhà Đinh - Lê, giữ nguyên kinh kì ở đất Hoa Lư hiểm trở, chắc hẳn nhà nước Đại Việt đã không có những bước tiến to lớn ấy.

“Chiếu dời đô” hay “Hịch tướng sĩ" đều đã là chuyện của quá khứ, nhưng quá khứ ấy đã để lại cho hiện tại nhiều suy ngẫm. Cộng đồng nào cũng cần một thủ lĩnh tài ba, quốc gia nào cũng cần một người đứng đầu biết nhìn xa trông rộng, có thực tài, có tấm lòng vì nước vì dân để có thể giữ gìn và phát triển. Qua đó, chúng ta hiểu rõ vai trò của người lãnh đạo anh minh có ý nghĩa vô cùng to lớn trong trường kì phát triển của dân tộc và thời nào cũng vậy dân tộc Việt Nam, nhân dân Việt Nam cầnlàm những nhà lãnh đạo giàu tâm và tài như vậy.

Top 13 bài Vai trò của những người lãnh đạo anh minh như Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn hay nhất (ảnh 3)

Vai trò của những người lãnh đạo anh minh như Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn – mẫu 3

Lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam luôn gắn liền với tên tuổi của những người anh hùng dân tộc vĩ đại. Tài năng kiệt xuất và đức độ cao cả của họ đã có ảnh hưởng quyết định đến vận mệnh đất nước. Đọc lại áng văn Chiếu dời đô của Lí Công Uẩn và Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, chúng ta thấy sáng ngời nhân cách và hành động vì dân vì nước của họ. Qua đó, chúng ta hiểu rõ vai trò của người lãnh đạo anh minh có ý nghĩa vô cùng to lớn trong sự phát triển của dân tộc dù lúc đất nước lâm nguy hay thái bình, thịnh vượng.

Đất nước có giặc, hoạ ngoại xâm đe doạ nền hòa bình của dân tộc cũng là lúc cần đến những vị tướng tài ba. Trần Quốc Tuấn ghi dấu trong lịch sử dân tộc và để lại ấn tượng sâu đậm về một võ tướng có một không hai trong lịch sử chống ngoại xâm. Trần Quốc Tuấn gắn tên mình với Bạch Đằng, Chương Dương, Hàm Tử. Là người đã bẻ gẫy ý đồ xâm lược hung hăng của đế quốc Nguyên - Mông. Nhà quân sự kiệt xuất này có những chiến công hiển hách là nhờ ông quan tâm tới vận mệnh nước nhà bằng trái tim và ý chí của một anh hùng dân tộc. Cái tâm và cái tài của một vị tướng, một người con yêu nuớc,trung với vua được thể hiện rõ nét trong áng văn bất hủ “Hịch tướng sĩ”. Đọc “Hịch tướng sĩ” ta ngỡ như nghe tiếng nói của cha ông, của non nước. Nó nồng nàn tinh thần yêu nước, biểu hiện lòng câm thù giặc sâu sắc, ý chí quyết chiến quyết thắng quân thù, không chỉ là của riêng Trần Hưng Đạo mà là kết tụ trong đó những ý nguyện tình cảm của dân tộc yêu tự do và giàu tự trọng.

Trước tai hoạ đang đến gần : quân Mông - Nguyên lăm le xâm lược lần thứ hai với tâm địa không cho một ngọn cỏ của nước Đại Việt mọc dưới vó ngựa của năm mươi vạn quân. Trần Quốc Tuấn đã viết “Hịch” để kêu gọi tướng sĩ một lòng đương đầu với cuộc chiến sống còn. Nhũng lời lẽ đanh thép mà chan chứa tình cảm, những lí lẽ sắc bén mà đi vào lòng người đã chỉra cho tướng sĩ thấy tội ác của bọn sứ giặc và những việc cần làm để chống giặc. Trần Quốc Tuấn đau nỗi đau của dân tộc, nhục cái nhục quốc thể. Tác giả ngứa mắt khi thấy “sứ giặc đi lại nghênh ngang”, ngứa tai khi chúng “uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình”. Tác giả rất khinh bỉ, đã “vật hoá” chúng, gọi là “dê chó”, là “hổđói”. Ông mượn những tấm gương bậc nghĩa sĩ trung thần đã xả thân vì đất nước, vì nhân dân để khích lệ lòng tự trọng ởcác tướng sĩ. Ông cũng biết lấy những suy nghĩ, việc làm của mình để khơi dậy lòng yêu nước của họ Viết cho tướng sĩ, nhưng ta thấy ông phơi trải tấm lòng mình, Trần Quốc Tuấn không khỏi băn khoăn lo lắng, đến độ quên ăn,mất ngủ, xót xa như đứt từng khúc ruột. Nỗi lo lắng đó được ông bày tỏ với binh sĩ: “Ta thường đến bữa quên ăn,nữa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan, uống máu quân thù.” Không chỉcăm thù giặc mà Trần Quốc Tuấn còn nguyện hi sinh thân mình cho sự nghiệp đánh đuổi ngoại xâm, giành lại độc lập cho dân tộc: “dẫu cho trâm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.” Trần Quốc Tuấn quả là một con người yêu nước thương dân, ông đúng là tấm gương sáng cho binh sĩ noi theo để mà biết hy sinh bản thân vì nước vì dân.

Một vị tướng tài ba, ngoài lòng yêu nước, tài năng quân sự, họ còn phải biết yêu thương, dạy bảo binh sĩ. Trần Quốc Tuấn đã hội tụ đủ những yếu tố đó. Ông luôn quan tâm, chia sẻ, xem binh sĩ như những người anh em khi xông pha trận mạc cũng như khi thái bình. Cũng chính nhờ tình cảm đó, ông đã thắp lên ngọn lửa yêu nước trong lòng họ. Nhưng yêu thương, lo lắng cho binh sĩ không đơn thuần chỉ là những lời khuyên nhủ nhẹ nhàng mà là nghiêm khắc, quyết liệt phê phán những việc làm thái độ sai trái của họ: thờ ơ, bàng quan trước vận mệnh Tổquốc lâm nguy, quên mất trách nhiệm của mình đối với vận mệnh tổ quốc và nếu các tướng sĩ không nghe theo thì hiểm họa trước mắt thật đau xót: “Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào Những lời giáo huấn của ông đã thức tỉnh biết bao binh lính, giúp họ nhận thức hơn vềđộc lập dân tộc. Và hơn hết là chỉ ra những việc cần làm đó là hãy đề cạo cảnh giác, đoàn kết trước nguy cơ mất nước. Ông đã thảo cuốn binh thư yếu lược đểcác tướng sĩ học theo, từ bỏ lối sống xa hoa, chuyên chăm vào việc rèn luyện võ nghệ để mọi người giỏi như Bàng Mông, nhà nhà đều là Hậu Nghệ để có thể chiến thắng được kẻ thù xâm lược. Chăm học “Binh thư yếu lược” cũng là một cách rèn luyện đểchiến thắng quân thù. Thật hả hê khi nghĩ đến giây phút chúng ta chiến thắng, chưa đánh giặc nhưng Trần Quốc Tuấn đã ca khúc khải hoàn “chẳng những thân ta kiếp này đắc chí mà đến các người trăm năm về sau tiếng vẫn lưu truyền Lời tâm sự của Trần Quốc Tuấn với các tướng sĩ thật chân thành khiến các tướng sĩ một lòng khâm phục vị tướng tài vì xã tắc mà dám hi sinh, dám chiến đấu. Những con người ưu tú như Trần Quốc Tuấn quả là bậc danh tướng có một không hai trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Lịch sử đã chứng minh điều mà Trần Quốc Tuấn đã nói. Cùng với sự đồng lòng toàn dân toàn quân, Việt Nam đã dành thắng lợi trước kẻ thù hùng mạnh nhất thời kì đó. Trong đó vai trò lãnh đạo của người lãnh đạo đóng vai trò quyết định, ông được nhân dân Việt Nam tôn thờ gọi là Đức Thánh Trân. Ta bắt gặp lại chí khí, tài năng của ông trong những nhà quân sự tài ba của thế kỉ XX đã làm nên huyền thoại Điện Biên Phủ, làm nên đại thắng Mùa xuân 1975.

Đấy là trong thời chiến, ngay cả khi đất nước thái bình ta cũng không thể không cần một vị vua anh minh, hiền tài biết lo cho trăm họ. Và một trong những vị vua tài giỏi, lỗi lạc của đất nước là Lí Công Uẩn, ông là người đầu tiên lập nên triều đại nhà Lí ở nước ta. Ông là người thông minh, nhân ái, yêu nước thương dân, có chí lớn và lập được nhiều chiến công. Lí Công uẩn luôn mong muốn đất nước được thịnh trị, nhân dân được ấm no, hạnh phúc. Chính vì thế, ông nhận thấy Hoa Lư không còn phù hợp với hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ. Vì ông muốn đóng đô ởnơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu nên ông đã ban bố Chiếu dời đô vào năm 1010 để “trên vâng mệnh trời dưới theo ý dân ”, tỏ bày ý định rời kinh đô cũ từ Hoa Lư (Ninh Bình)khi ông mới được triều đình tôn lên làm hoàng đế. Nơi đấy không phải là Hoa Lư chật hẹp, mà là một nơi địa thế rộng, bằng, đất đai cao thoáng. Một nơi thuận lợi về tất cả mọi mặt thì nhân dân được ấm no, thanh bình, việc dời đô đã hợp với thiên thời địa lợi nhân hòa. Nơi ấy là thành Đại La (tức Hà Nội ngày nay). Sau đó, ông đổi tên kinh đô thành Thăng Long. Dời đô ra Thăng Long là một bước ngoặt rất lớn. Nó đánh dấu sự trưởng thành của dân tộc đại Việt. Cũng là khởi đầu sự nghiệp lẫy lừng của nhà Lí - triều đại có ý nghĩa hết sức quan trọng đưa văn hiến của nước nhà đến đỉnh cao vòi vọi. Kinh đô Thăng Long quả là cái nối lập đểnghiệp cho muôn đời là nơi để cho sơn hà xã tắc được bền vững muôn đời. Lịch sử của các nước có nền văn minh lâu đời đều có những cuộc dời đô như thế. Mỗi lần dời là một thử thách của dân tộc. Đó phải là quyết định của những đầu óc ưu tú nhất thời đại. Nói cách khác, không có ý chí quyết tâm lớn, không có tầm nhìn thấu cả tương lai thì Lí Công uẩn không thể nói đến chuyện dời đô.

Mở đầu bài chiếu, nhà vua giải thích tại sao lại dời đô. Và bằng lập luận ngắn gọn nhưng sắc sảo, cùng với dẫn chừng thiết thực, nhà vua đã khẳng định: việc dời đô không phải là hành động, là ý muốn nhất thời của một người. Nó là biểu hiện cho xu thế tất yếu của lịch sử. Lí Công uẩn tuyệt vời là đã hiểu được khát vọng của nhân dân, khát vọng của lịch sử. Dân tộc Việt không chỉ là nước độc lập. Muốn bảo vệ được điều ấy thì non sông, nhân tâm con người phải thu về một mối. Tất cả thần dân phải có ý chí tự cường để xây dựng nước Đại Việt thành quốc gia thống nhất vững mạnh, ông tâm đắc và rất vui vì tìm một nơi “trung tâm của trời đất”, nơi có thể“rồng cuộn hổngồi”, hào hứng nói tới cái nơi “đúng ngôi nam bắc đông tây" lại “nhìn sông dựa núi”. Nơi đây là mảnh đất lí tưởng dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ và ngập lụt, muôn vật rất mực phong phú tốt tươi.” Thật cảm động trước tấm lòng của vị vua anh minh, quan tâm tới nhân dân, tìm chốn lập đô cũng vì dân, mong cho dân được hạnh phúc. Dời đô ra Thăng Long là một bước ngoặt rất lớn. Nó đánh dáu sự đất thành của dân tộc Đại Việt. Chúng ta đã đủ lớn mạnh để lập đô ở nơi có thể đưa nước phát triển đi lên, đưa đất nước trở thành quốc gia độc lập sánh vai với phương Bắc.

Có thể nói, với trí tuệ anh minh, với lòng nhân hậu tuyệt vời, nhà vua Lí Công Uẩn đã bày tỏý định với các quan trong triều ý định dời đô giàu sức thuyết phục. Những điều vua nói cách đây cả ngàn năm nhưng hôm nay nhìn lại vẫn giữ nguyên tính chân lí của nó. Trải qua bao thăng trầm, con rồng ấy vẫn bay lên bầu trời như thách thức sự vô hạn của thời gian.“Chiếu dời đô” là áng văn xuôi cổđộc đáo, đặc sắc, đúng là khẩu khí của bậc đế vương. Đó là kết tinh vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ Việt Nam. Nó khơi dậy trong lòng nhân dân ta lòng tự hào và ý chí tự cường mạnh mẽ. Triều đại nhà Lí rất vẻ vang với sự khởi thuỷ là vị vua anh minh Lí Thái Tổ, nước Đại Việt viết tiếp những trang sử vàng chói lọi của mình.

Đọc lại áng văn “Chiếu dời đô “của Lí Công Uẩn và bản hùng văn bất hủ muôn đời “Hịch tướng sĩ“ của Trần Quốc Tuấn, chúng ta thấy sáng ngời nhân cách và hành động vì dân vì nước của họ. Qua đó, chúng ta hiểu rõ vai trò của người lãnh đạo anh minh có ý nghĩa vô cùng to lớn trong trường kì phát triển của dân tộc và thời nào cũng vậy dân tộc Việt Nam, nhân dân Việt Nam cần làm những nhà lãnh đạo giàu tâm và tài như vậy.

Video Suy nghĩ: Vai trò của những người lãnh đạo anh minh như Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn

Vai trò của những người lãnh đạo anh minh như Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn – mẫu 4

Từ xa xưa, con người đã luôn luôn sống trong môi trường tập thể, khi mà một cá nhân bắt buộc phải nương tựa vào những cá nhân khác để tồn tại và chiến đấu chống các thế lực thù địch. Cũng từ khi biết sống quần tụ thành số đông, con người bắt đầu đề cao vai trò của người lãnh đạo. Trong các sử thi, các truyền thuyết cổ xưa, những nhân vật chính được mô tả đều là thủ lĩnh các bộ tộc, bộ lạc, những người dẫn đường đưa đồng bào đến cuộc sông thịnh vượng, ấm no.

Xã hội loài người càng phát triển, tầm quan trọng của “người dẫn đường” càng được coi trọng, lịch sử Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó. Quả thực, quá khứ của dân tộc để lại cho chúng ta lòng ngưỡng mộ về rất nhiều những nhà lãnh đạo tài ba, có thể kể đến như Lý Thái Tổ, Lý Công Uẩn, như Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Tài năng lãnh đạo của họ có thể được nhìn nhận từ nhiều góc độ, thậm chí từ các tác phẩm thơ văn của họ, như “Chiếu dời đô” như “Hịch tướng sĩ”. Tác phẩm ra đời đã lâu, tác giả cũng là người cõi khác, nhưng câu chữ của người xưa vẫn gợi cho ta nhiều suy ngẫm về đôi mắt, tấm lòng, trách nhiệm của người đứng đầu đối với vận mệnh của đất nước, đôi với cuộc sống của dân tộc.

Đối với một đất nước, kinh đô là trung tâm quốc gia, vì vậy chuyện dời đô không bao giờ là chuyện nhỏ, huống hồ là trong thời kỳ “trứng nước” của một triều đại. Nhưng Lý Công Uẩn chỉ ít lâu sau khi khai sinh nhà Lý, đã đưa ra một quyết định táo bạo: ban "Chiếu dời đô”, dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về thành Đại La, sau đối tên là Thăng Long. “Chiếu dời đô” có một ý nghĩa đặc biệt, không chỉ bởi “nghĩa sâu, ý xa, lý rành, khí mạnh, lời giàu, văn hay” mà còn vì bản chiếu thư này đã tạo được một bước ngoặc không nhỏ đối với vận mệnh đất nước lúc bấy giờ, đồng thời còn thể hiện tầm nhìn sâu rộng , ý chí giữ vững nền độc lập cùng tấm lòng với nước non của vị vua mới. Trong mấy mươi năm, kinh đô Hoa Lư với địa thế núi non hiểm trở, đã hoàn thành sứ mệnh giúp hai nhà Đinh, Tiền lê củng cố chính quyền, chống Tống xâm lược. Khi Lý Công Uẩn lên ngôi, vận hội đất nước thay đổi, điều cần thiết lúc này là đẩy mạnh kinh tế phát triển, xây dựng đời sống thịnh vượng no ấm cho nhân dân, cũng là tạo nền tảng vững chắc đế giữ vững nền độc lập. Trước yêu cầu của thời kỳ mới, một nhà lãnh đạo tài ba cần có những quyết sách lớn để dọn đường cho những kế hoạch nhỏ, và chuyện dời đô của Lý Công Uẩn chính là một quyết sách như vậy.

Với “Chiếu dời đô”, Lý Công Uẩn đã hoàn tất trọn vẹn công việc của một “tổng công trình sư”, trí tuệ của ông hiểu được tầm quan trọng của một kinh đô, tầm nhìn của ông đủ sâu rộng để nhìn thấy được ưu thế đặc biệt của thành Đại La, đó là vị trí “ở vào nơi trung tâm trời đất, được cái thế rồng cuộn hổ ngồi”, là phương hướng “đúng ngôi Nam Bắc Đông Tây”, là địa thế “rộng mà bàng, đất đai cao mà thoáng", là điều kiện phát triển kinh tế “dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt, muôn vật cũng được phong phú tốt tươi". Một vị vua có thể nhận ra chừng ấy thuận lợi của một vùng đất, hẳn là một người thông hiểu phong thủy, lịch sử, địa lý, và còn có những suy tính lâu dài về chính trị. Hơn nữa, trong một chiếu thư trên dưới 200 chữ, nhà lãnh đạo này đã ba lần nhắc đến “dân” và “bách tính”, cho thấy quyết định dời đô của ông xuất phát từ quan điểm “lây dân làm gốc”, lấy lợi ích của trăm họ làm nền tảng quốc gia.

Một nhà lãnh đạo giữ vận mệnh đất nước trong tay, điều cần nhất chẳng lẽ không phải là tấm lòng ấy, tầm nhìn ấy? Vai trò và công lao của Lý Công Uẩn đã được thực tế lịch sử chứng minh: cùng với kinh đô Thăng Long, quốc gia Đại Việt bước vào một giai đoạn phát triển mới, vững vàng về kinh tế, ổn định về chính trị, đặc sắc về văn hóa, mở ra thời kỳ hưng vượng nhất của lịch sử phong kiếnViệt Nam. Nếu Lý Công Uẩn vần theo lệ nhà Đinh - Lê, giữ nguyên kinh kì ở đất Hoa Lư hiểm trở, chắc hẳn nhà nước Đại Việt đã không có những bước tiến to lớn ấy. Công lao cùa Lý Công Uẩn đã khẳng định với ta rằng: tài năng và tấm lòng của nhà lãnh đạo góp phần quyết định không nhỏ tới sự hưng thịnh hoặc suy tàn của một triều đại, một quốc gia, một nhà lãnh đạo cừ khôi chính là một ngọn đuốc sáng soi đường cho quảng đại quần chúng.

Với “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn, vai trò to lớn của một nhà lãnh đạo càng được khẳng định, nhưng là trong một hoàn cảnh khác, khi đất nước đang phải đối mặt với hiểm họa chiến tranh, vận mệnh dân tộc nguy vong là điều không tránh khỏi. Hoàn cảnh này đòi hỏi vị chủ tướng Trần Quốc Tuấn không chỉ mắt nhìn rõ “thế trận”, một tấm lòng âu lo vận nước, mà còn cả một bản lĩnh tập hợp lực lượng, động viên binh sĩ, thu trăm quân về một mối, đánh thức những người lính Đại Việt lúc này đang lơ là mê muội “nghe nhạc Thải Thường để đãi yến ngụy sứ mà không biết căm”. Lo lắng trước hiểm họa đang tới gần và đau lòng vì sự thờ ơ của tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn đã viết “Hịch tướng sĩ”. Hịch tướng sĩ vừa như một lời “tổng động viên”, vừa như một sự tỏ lòng: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối... ta cũng vui lòng”.

Trong mọi cuộc chiến tranh, yếu tố “nhân tâm” là điều quan trọng, lòng người đôi khi quyết định tất cả. Hiểu được điều đó, vị chủ tướng đã vạch ra trước mặt binh sĩ của mình hai con đường, hoặc là nhà tan cửa nát khi vận nước suy vong, hoặc vinh hiển đời đời cùng chiến thắng của dân tộc. Điều đặc biệt trong bài hịch là Trần Quốc Tuấn không hề tỏ ý ép buộc, ông vạch rõ hai con đường, còn sự lựa chọn thuộc về các binh sĩ. Như thế, tài văn của của Hưng Đạo Vương đã giúp ông thu phục lòng người, cảm hóa lòng quân, để làm được điều “tướng sĩ một lòng phụ trị hòa nước sông chén rượu ngọt ngào” (Bình Ngô Đại Cáo - Nguyền Trài). Trong thời chiến, một dân tộc không chỉ phải đối mặt với gươm dao súng đạn, mà còn ở tầm ngắm của những thứ vũ khí ẩn nấp sau nhung lụa, phải đối mặt với hầm chông của quân thù được phủ lên bằng lớp cỏ non êm ái. Người lãnh đạo nắm được binh lực trong tay, nếu không có ý chí thép, tâm lòng son, sẽ là người đầu tiên rơi xuống hố sâu mà kẻ thù đào sẵn. Cũng như vậy, quãng thời gian bình yên lâu dài giữa hai cuộc kháng chiến chống Nguyên- Mông như một thứ thuốc độc làm hao mòn khí thế đấu tranh, một cái bẫy vô hình lấy đi nhuệ khí của các binh sĩ, một màn sương phủ mờ quyết tâm chống giặc. Là một người cầm quân, Trần Quốc Tuấn đã dùng cả tấm lòng của mình đánh tan màn sương tai họa ấy, góp phần không nhỏ làm nên tinh thần “Sát Thát” vang danh sử sách.

Chiến thắng cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông có công lao không nhỏ của Hưng Đạo Vương công lao được làm nên cả từ tài năng văn chương và tài năng quân sự. Vị chủ tướng Trần Quốc Tuấn chính lá một hình ảnh tiêu biểu cụ thể cho những phẩm chất mà một nhà lành đạo cần có trong thời chiến, cũng là một minh chứng cho vai trò của người ngồi ngôi cao đối với toàn quân trước hiểm họa của dân tộc. Như vậy, qua “Chiếu dời đô” và “Hịch tướng sĩ” có thể khẳng định rằng trong bất kể giai đoạn nào của đất nước, chiến tranh hay hoà bình, người lãnh đạo luôn có một tầm quan trọng đặc biệt, có thể tạo nên ảnh hưởng trực tiếp đến sự suy vong, hưng thịnh của một quốc gia. Một tướng kém cỏi không thể tạo nên một đoàn quân tinh nhuệ, cũng như một đất nước chỉ có thể trở nên hùng mạnh dưới sự dẫn dắt của một nhà lãnh đạo tài ba.

“Chiếu dời đô” hay “Hịch tướng sĩ" đều đã là chuyện của quá khứ, nhưng quá khứ ấy đã để lại cho hiện tại nhiều suy ngẫm. Cộng đồng nào mà không cần một thủ lĩnh tài ba, quốc gia nào mà không cần một người đứng đầu biết nhìn xa trông rộng, có thực tài, có tấm lòng có thể cảm hóa những tấm lòng khác. Lịch sử Việt Nam tự hào vì những nhà lãnh đạo cừ khôi như Lý Công Uẩn, như Trần Quốc Tuấn, nhưng cũng mấy phen tủi buồn vì không ít những bạo chúa hôn quân. Chỉ mong sao bước đường tiếp theo của dân tộc có thế chứng kiến tài năng xuất chúng của những người nắm vận mệnh đất nước trong tay để mơ ước của Lý Thái Tổ có thế thành sự thật, nhìn thấy đất nước hóa rồng bay lên trong thế kỷ này.

Vai trò của những người lãnh đạo anh minh như Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn – mẫu 5

Để lãnh đạo được một đất nước vững mạnh và phát triển thì đòi hỏi đất nước đó phải có những người lãnh đạo anh minh, sáng suốt và có những quyết định đúng đắn đối với số phận của đất nước. Trong lịch sử, ta có thể thấy được vai trò của hai nhà lãnh đạo anh minh là Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn, thông qua hai văn bản lần lượt là Chiếu dời đô và Hịch tướng sĩ. Họ là hai tấm gương của những nhà lãnh đạo tuyệt vời, đem đến cho đất nước những trang sử chói lọi của quá khứ.

Trước hết là vị vua của triều Lí - Lí Công Uẩn hay còn gọi là Lí Thái Tổ - khi dời đô về Thăng Long, ông đã đọc bài Chiếu dời đô trước mặt muôn dân và các quan trong chiều. Với Chiếu dời đô, Lí Công Uẩn đã đưa ra những lí lẽ, những lập luận sắc bén cho việc dời đô của mình. Mục đích của bài Chiếu theo như ông viết là do "vận mệnh trời", "theo ý dân" và "thấy thuận thiên thì thay đổi". Lí Thái Tổ không phải tự nhiên mà đưa ra ý định dời đô, cũng không hề rời đô theo ý muốn của riêng mình mà ông dựa vào tầm nhìn trước hoàn cảnh hiện tại mà đưa ra Chiếu dời đô.

Ta có thể thấy được nhà vua đã đưa ra những lập luận rất có căn cứ. Hoa Lư là vùng núi có địa thế hiểm trở, không thích hợp cho việc phát triển đất nước, còn Thăng Long có rất nhiều những lợi thế: "Ở vào trung tâm trời đất, được cái thế rồng cuộn hổ ngồi, đúng ngôi nam bắc đông tây, lại tiện hướng nhìn sông dựa núi, đất đai rộng mà bằng cao mà thoáng..." Không chỉ vậy, "dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ, ngập lụt, muôn vật cũng hết mực phong phú tốt tươi", qua những lập luận này, ta có thể thấy đây là một vị vua lo cho đất nước, lo cho nhân dân, luôn lấy lợi ích của người dân đặt lên hàng đầu. Trước những lí lẽ như vậy, người nghe không thể nào không cảm thấy thuyết phục. Và những quyết định sáng suốt, anh minh của vua Lí Thái Tổ đã được chứng minh bằng sự thịnh vượng, phồn hoa của nhà Lý sau khi đã rời đô về Đại La. Ta thấy được tầm nhìn sâu rộng của một vị vua có tài lãnh đạo và biết nghĩ cho tương lai của đất nước.

Nếu như Lí Công Uẩn là một vị vua thương dân như con, vì dân mà dời đô thì Trần Quốc Tuấn cũng thể hiện lòng đau xót, thương dân của mình thông quan văn bản Hịch tướng sĩ. Bài Hịch là một áng "thiên cổ hùng văn" còn có giá trị to lớn đối với hiện tại. Thông qua bài Hịch tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn thể hiện sự đau xót khôn nguôi của ông khi chứng kiến nước ta bị giặc đô hộ. Những câu chữ diễn tả nỗi đau xót ấy khiến cho người đọc không thể nào quên: "Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng vui lòng". Trần Quốc Tuấn vô cùng căm phẫn, đau xót trước các thế lực thù địch muốn xâm chiếm đất nước của ông, cho nên ông đã viết bài Hịch để kêu gọi và khích lệ tướng sĩ tu chí để đánh giặc.

Không những bộc lộ lòng đau xót, vị vua này còn nói những lời lẽ đanh thép để thức tỉnh binh sĩ của mình: "Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn. Làm tướng triều định mà phải hầu quân giặc mà không biết tức; nghe nhạc thái thường để đãi yến ngụy sứ mà không biết căm" Đây rõ ràng không phải một vị vua ưa nịnh nọt, ông muốn những binh sĩ của mình tỉnh ngộ ra bằng những lời lẽ gay gắt, đánh trực tiếp vào lòng tự trọng của binh sĩ để họ thấy được cái sai của mình, từ đó mà quyết tâm đánh giặc, bảo vệ đất nước. Thông qua văn bản Hịch tướng sĩ, ta có thể thấy được Trần Quốc Tuấn không chỉ là vị vua anh minh mà còn rất khéo léo, rất tâm huyết, ông sử dụng nhiều cách khác nhau, từ bày tỏ đau xót, đến chỉ ra lỗi sai, và kêu gọi binh sĩ tích cực học tập Binh thư yếu lược do ông soạn thảo.

Thông qua hai văn bản "Chiếu dời đô" và "Hịch tướng sĩ", ta có thể thấy Trần Quốc Tuấn và Lí Công Uẩn là hai vị vua hội tụ đầy đủ các yếu tố của một nhà lãnh đạo tài ba. Ở họ có một tầm nhìn vô cùng sâu rộng, có một lòng yêu nước thương dân và đặc biệt là sự anh minh, sáng suốt trong từng quyết định của mình đối với đất nước. Để đất nước ta có được sự phát triển thịnh vượng và vươn xa như ngày hôm nay thì không thể quên được những công lao của họ. Nhờ có những vị vua như họ mà đời sống người dân khi ấy mới được ấm no, hạnh phúc chứ không phải rơi vào hoàn cảnh đói khổ, lầm than. Mỗi triều đại lịch sử với các vị vua khác nhau nhưng chắc chắn họ phải là những người có tài năng thì mới có thể đứng lên bảo vệ đất nước, thay mặt nhân dân lãnh đạo đất nước.

Trong thời bình, để giúp đất nước đi lên và phát triển thì mỗi người lãnh đạo cũng cần có đầy đủ các tố chất như ở hai vị vua Trần Quốc Tuấn và Lí Công Uẩn. Tuy nhiên, sự tiến bộ của xã hội ngày nay đòi hỏi cả bộ máy quản lí nhà nước cũng đều phải được thắt chặt, được lãnh đạo từ trên xuống dưới để đạt được hiệu quả tốt nhất. Người lãnh đạo giỏi trong thế kỉ mới không chỉ là một người có trí tuệ và tài năng mà còn phải là một người phối hợp giỏi, cùng với bộ máy quản lí của nhà nước làm việc để quản lí và xây dựng đất nước. Họ có vai trò vô cùng quan trọng , không thể thiếu được đối với đất nước.

Một con người khi sinh ra không ai là có sẵn đầy đủ các tố chất để trở thành một nhà lãnh đạo. Nó phải là sự rèn luyện, trau dồi qua nhiều năm mà thành. Do đó, mỗi người hãy luôn tự cố gắng phấn đấu, tích lũy kiến thức, xây dựng cho mình các kĩ năng mềm thật chắc chắn để trở thành một người có tố chất, một người giúp ích cho xã hội.

Vai trò của những người lãnh đạo anh minh như Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn – mẫu 6

Dân tộc Việt Nam đã trải qua hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước. Để tạo nên trang sử hào hùng, đất nước ấm no hạnh phúc như ngày hôm nay, đó là nhờ vào một phần công lao to lớn của các vị anh hùng như Lý Công Uẩn, Trần Quốc Tuấn. Họ là những người lãnh đạo anh minh suốt đời vì vận mệnh của đất nước. Thông qua hai văn bản “Chiếu dời đô” và “Hịch tướng sĩ”, chúng ta sẽ thấy rõ những người lãnh đạo anh minh như Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn với vận mệnh đất nước.

“Chiếu dời đô” của Lí Công Uẩn là sự bày tỏ ý định từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra thành Đại La (tức Hà Nội ngày nay) khi ông mới được triều đình tôn lên làm hoàng đế. Sau đó, ông đổi tên kinh đô thành Thăng Long. Đấy là năm thuận thiên thứ nhất – năm khởi đầu sự nghiệp lẫy lừng của nhà Lí – một triều đại có ý nghĩa hết sức quan trọng đưa văn hiến của nước nhà lên tầm cao. Phần mở đầu “Chiếu dời đô”, tuy là một bậc đế vương, là “thiên tử” nghĩa là có quyền thay trời quyết định mọi chuyện nhân gian, vậy mà vua Lý Thái Tổ vẫn viết những câu văn đặc biệt nhấn mạnh đến “ý dân”: “Trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu thấy thuận tiện thì thay đổi”. Trước hết, ông giải thích tại sao lại dời đô. Và bằng lập luận ngắn gọn nhưng sắc sảo, cùng với dẫn chứng thiết thực, nhà vua đã khẳng định: việc dời đô không phải là hành động, là ý muốn nhất thời của một người. Nó là biểu hiện cho xu thế tất yếu của lịch sử. Nhà vua đã chọn thành Đại La. Nơi đây không phải là Hoa Lư chật hẹp, mà là một nơi “trung tâm của trời đất”, nơi có thế “rồng cuộn hổ ngồi”, là nơi “đúng ngôi nam bắc đông tây" lại “nhìn sông dựa núi”, là nơi “rộng mà bàng, đất đai cao mà thoáng”. Ở nơi đây, nhân dân không phải sống chốn núi rừng hiểm trở, khắc nghiệt, đất nước có cơ hội phát triển kinh tế. Một nơi thuận lợi về tất cả mọi mặt, nhân dân được ấm no, thanh bình, như vậy, việc dời đô đã hợp với thiên thời địa lợi nhân hòa. Một vị vua với tầm nhìn sâu rộng có thể chỉ ra được những ưu thế đặc biệt của thành Đại La, ông hẳn là một người thông hiểu phong thủy, lịch sử, địa lý và còn có những suy tính lâu dài về chính trị. Hơn nữa, trong một chiếu thư trên dưới 200 chữ, nhà lãnh đạo này đã ba lần nhắc đến “dân” và “bách tính”, cho thấy quyết định dời đô của ông không xuất phát từ mục đích phòng ngự, mà xuất phát từ ý muốn cho “dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt" đời sống của vua quan và toàn dân cũng khởi sắc vì "muôn vật cũng phong phú tốt tươi”, lấy lợi ích của trăm họ làm nền tảng quốc gia. Dời đô ra Thăng Long là một bước ngoặt lớn, đánh dấu sự trưởng thành của dân tộc đại Việt. Kinh đô Thăng Long là cái nôi lập đế nghiệp cho muôn đời là nơi để cho sơn hà xã tắc được bền vững muôn đời. Đọc văn bản “Chiếu dời đô” ta cảm nhận Lý Công Uẩn không những là một vị vua có tài mà còn có đức, ông xứng đáng là vị vua anh minh bậc tiên đế muôn đời. Quyết định dời đô của ông là rất sáng suốt bởi vì kinh đô Đại La đã vững mạnh suốt 200 năm, có nghĩa là nhân dân thái bình, no ấm trong suốt thời gian đó. Thành Đại La chính là thủ đô Hà Nội ngày nay, là linh hồn của Việt Nam. Thể chế chính trị cũng được phân cấp quản lí rõ ràng, dựa vào luật pháp nhiều hơn là sự chuyên quyền độc đoán của một cá nhân. Công lao dời đô và xây dựng đất nước của Lý Thái Tổ thực sự lớn lao, lưu danh muôn thuở với non sông nước Việt.

Thời kì nhân dân Đại Việt phải đương đầu với quân Nguyên – Mông hung hãn, vị nguyên soái Trần Quốc Tuấn tức Hưng Đạo Vương đã ba lần cầm quân đánh bại quân xâm lược. Cái tâm và cái tài của một vị tướng, một người con yêu nước, trung với vua được thể hiện rõ nét trong áng văn bất hủ “Hịch tướng sĩ”. Trước năm 1285, ông đã viết bài Hịch này với mục đích kêu gọi tướng sĩ học tập binh thư, rèn luyện võ nghệ để chuẩn bị đánh quân xâm lược. Những lời lẽ đanh thép mà chan chứa tình cảm, những lí lẽ sắc bén mà đi vào lòng người đã chỉ ra cho tướng sĩ thấy tội ác của bọn sứ giặc và những việc cần làm để chống giặc. Trần Quốc Tuấn thể hiện tài năng của mình thông qua việc nhìn ra bộ mặt của quân giặc, đồng thời nhìn ra được thế của quân ta. Tác giả ngứa mắt khi thấy “sứ giặc đi lại nghênh ngang”, ngứa tai khi chúng “uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình”. Tác giả rất khinh bỉ, đã “vật hóa” chúng, gọi là “dê chó”, là “hổ đói”. Ông mượn những tấm gương bậc nghĩa sĩ trung thần đã xả thân vì đất nước, vì nhân dân để khích lệ lòng tự trọng ở các tướng sĩ. Ông cũng biết lấy những suy nghĩ, việc làm của mình để khơi dậy lòng yêu nước của họ. Viết cho tướng sĩ, cũng như để bày tỏ nỗi lòng của mình, Trần Quốc Tuấn không khỏi băn khoăn lo lắng, ông “thường đến bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan, uống máu quân thù”. Không chỉ căm thù giặc mà Trần Quốc Tuấn còn nguyện hi sinh thân mình cho sự nghiệp đánh đuổi ngoại xâm, giành lại độc lập cho dân tộc: “Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.” Ông quyết liệt phê phán những việc làm thái độ sai trái của tướng sĩ: thờ ơ, bàng quan trước vận mệnh Tổ quốc lâm nguy, quên mất trách nhiệm của mình đối với vận mệnh tổ quốc. Sau khi vẽ ra cái tiền đồ tối tăm của các tướng sĩ bê tha sau khi thua trận, mất nước, tác giả đã khuyên nhủ hết lời các tướng sĩ hãy tìm ra con đường chân chính mà tiến bước: học tập binh thư yếu lược để cứu nước. Lời tâm sự của Trần Quốc Tuấn với các tướng sĩ thật chân thành khiến các tướng sĩ một lòng khâm phục vị tướng tài vì xã tắc mà dám hi sinh, dám chiến đấu. Lịch sử đã chứng minh điều mà Trần Quốc Tuấn đã nói. Cùng với sự đồng lòng toàn dân toàn quân, Việt Nam đã giành thắng lợi trước kẻ thù hùng mạnh nhất thời kì đó. Trong đó vai trò lãnh đạo của người lãnh đạo đóng vai trò quyết định, ông được nhân dân Việt Nam tôn thờ gọi là Đức Thánh Trần.

Hơn một ngàn năm qua, lịch sử nước Việt đã trải qua bao sóng gió thăng trầm, nhưng công lao của Lý Thái Tổ và Trần Hưng Đạo mãi mãi là những vết son không phai trong văn học và lịch sử việt Nam. Qua hai áng văn “Chiếu dời đô” và “Hịch tướng sĩ”, chúng ta càng hiểu rõ hơn vai trò của người lãnh đạo anh minh có ý nghĩa vô cùng to lớn trong trường kì phát triển của dân tộc và thời nào cũng vậy dân tộc Việt Nam. Họ là tấm gương sáng ngời để đời sau soi vào đó mà học tập. Chúng ta hãy tiếp nối hào khí ngút trời của cha ông ta cùng xây dựng lên một Việt Nam giàu mạnh phồn thịnh, hòa nhập vào sự phát triển của thế giới nhé!

Vai trò của những người lãnh đạo anh minh như Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn – mẫu 7

Có thể nói dân tộc Việt Nam đã trải qua hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước, đó là một truyền thống rất đáng tự hào. Đất nước sống đời thái bình, no ấm chính là nhờ tài đức của các vị vua, các vị tướng sĩ văn võ song toàn như Lý Công Uẩn (tức vua Lý Thái Tổ), Trần Quốc Tuấn (tức Hưng Đạo Vương). Họ là những người lãnh đạo anh minh suốt đời vì vận mệnh của đất nước. Dựa vào văn bản "Chiếu dời đô" Lý Công Uẩn và văn bản "Hịch tướng sĩ" của Trần Quốc Tuấn chúng ta sẽ làm sáng tỏ điều đó.

Như chúng ta đã biết, Lý Công Uẩn vốn là người thông minh nhân ái, có chí lớn và lập được nhiều chiến công. Vì thế, khi Lê Ngọa Triều mất, ông được triều thần tôn lên làm vua lấy niên hiệu là Thuận Thiên.

Lý Công Uẩn lên ngôi đã lập tức quyết định dời kinh đô Hoa Lư ra thành Đại La, bởi nhà vua hiểu rõ Đại La chính là vùng đất mà nhân dân sẽ sống no ấm, đất nước được hưng thịnh đời đời. Lý Công Uẩn quyết định như thế không phải theo ý riêng mình mà chính là lo cho vận nước, hợp với lòng dân.

Người viết "Chiếu dời đô" bày tỏ mục đích dời đô là: "vận mệnh trời", "theo ý dân", "thấy thuận thiên thì thay đổi", dời đến nơi "trung tâm trời đất", tiện hướng "nhìn sông dựa núi",... "nơi đây là thánh địa". Đọc văn bản "chiếu dời đô" ta cảm nhận Lý Công Uẩn không chỉ là 1 vị vua có tài mà còn có đức, ông xứng đáng là vị vua anh minh bậc tiên đế muôn đời. Quyết định dời đô của ông là rất sáng suốt bởi vì kinh đô Đại La đã vững mạnh suốt 200 năm, có nghĩa là nhân dân thái bình, no ấm trong suốt thời gian đó (kinh đô Đại La - Thăng Long - chính là thủ đô Hà Nội ngày nay, linh hồn của Việt Nam)

Thời kì nhân dân Đại Việt phải đương đầu với quân Nguyên - Mông hung hãn, vị nguyên soái Trần Quốc Tuấn tức Hưng Đạo Vương đã ba lần cầm quân đánh bại quân xâm lược. Ông xứng đáng là một vị anh hùng của dân tộc.

Trước năm 1285, Trần Quốc Tuấn đã viết bài "Hịch tướng sĩ" với mục đích kêu gọi tướng sĩ học tập binh thư, rèn luyện võ nghệ để chuẩn bị đánh quân xâm lược. Bài Hịch có sức thuyết phục rất cao bởi lập luận sắc bén, có tình có lý.

Trong bài Hịch Trần Quốc Tuấn sáng suốt nêu gương các trung thần nghĩa sĩ của Trung Quốc dễ đánh vào lòng tự tôn của các tướng sĩ dưới quyền. Ông nhắc lại cách đối xử thân tình của mình đến với họ, chỉ cho họ thấy tội ác của giặc, bày tỏ tấm lòng của mình trước vận mệnh của đất nước.

Trần Quốc Tuấn đã phản ánh phê phán sự bàng quan vô trách nhiệm của các tướng sĩ. Vạch ra nguy cơ nước mất nhà tan, rồi lật ngược vấn đề: Nếu tướng sĩ lo học tập binh thư, rèn luyện võ nghệ thì mọi người được sử sách lưu danh.

Với cách lập luận như thế, Trần Quốc Tuấn đã khơi dậy, khích lệ lòng yêu nước, căm thù giặc của tất cả mọi người.

Trần Quốc Tuấn vốn là con nhà võ nhưng thấu đáo sự học làm người, nắm rõ "tam cương, ngũ thường". Ông xứng đáng là 1 tấm gương để chiến sĩ noi theo. Trong kho tàng văn học nước nhà "Hịch tướng sĩ" của Trần Quốc Tuấn xứng đáng là một "An thiên cỗ hùng văn", "tiếng kèn xung trận hào hùng", mãi mãi nhân dân thời Trần (thế kỉ 13) và mọi đời sau sẽ không bao giờ quên công đức của ông.

Nói tóm lại, lịch sử đất nước Việt Nam có những trang vàng chói lọi là nhờ vào những vị vua, vị tướng anh minh như Lý Công Uẩn, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi,... Họ là tấm gương sáng ngời để đời sau soi vào đó mà học tập. Chúng ta tưởng nhớ đến Bác Hồ đã lãnh đạo toàn dân giành độc lập ngày hôm nay. Chúng ta chắc chắn Bác đã noi gương những người đi trước. Sống xứng đáng với sự hi sinh của họ. Bác đã từng nói: "Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước". Và người cũng đã ân cần dạy tuổi trẻ "có tài mà không có đức thì là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó".

Vai trò của những người lãnh đạo anh minh như Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn – mẫu 8

Trong công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, có biết bao nhiêu trang sử hào hùng, oanh liệt ghi lại những bước tiến, những cuộc khởi nghĩa lớn làm xoay chuyển vận mệnh của quốc gia, dân tộc. Những xoay chuyển, thay đổi ấy đều được thực hiện bằng những con người sáng suốt, anh minh. Những con người ấy có phải chăng là những vị tướng giỏi, vua tài như Trần Quốc Tuấn, Lí Công Uẩn,...Tại sao tôi lại đề cập đến hai vị anh hùng dân tộc này? Vì qua hai áng văn chính luận "Chiếu dời đô", "Hịch tướng sĩ" đã làm rõ vai trò anh minh và tầm quan trọng của các vị ấy trong những lần thay đổi của đất nước.

Khi được tiếp xúc với hai bài viết giàu ý nghĩ của họ, ta hiểu thêm sự anh minh của các đấng minh quân đời nhà Trần, Lí. Thoạt tiên khi đến với vấn đề trên ta cần hiểu rõ thế nào là người lãnh đạo anh minh? Người này chắc hẳn phải là người sáng suốt có tầm nhìn xa trông rộng, có công đức lớn lao đối với đất nước, dân tộc. Không chỉ vậy học còn đóng góp công sức không hề nhỏ trong việc đem lại tự do, hạnh phúc, cuộc sống ấm no, yên bình cho nhân dân. Nếu đã là những người như vậy thì việc họ để lại tiếng tăm bất hủ cho đời sau hay để lại những bài học vô giá cho hậu thế sau này trong sự nghiệp lớn của dân tộc liệu có còn là điều đáng ngạc nhiên hay không?

Nhưng để làm được những công lao to lớn như vậy không phải là chuyện mà ai cũng có thể thực hiện vậy thì động lực nào mang lại cho họ ý nghĩ phải thực hiện những việc làm đó? Đó không phải là thứ gì khác mà là lòng yêu nước nồng nàn. Ta nhận ra điểm giống nhau thứ yếu của các bậc minh quân là tấm lòng yêu nước, tinh thần trách nhiệm trước vận mệnh sống còn của non sông. Ở Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn, ta nhận ra những điểm trên đây qua những ý tứ, nội dung cúng như từ ngữ, câu từ mà hai vị đã dùng trong áng văn của họ. "Chiếu dời đô" của vua Lí Công Uẩn, ông đã thể hiện tình yêu của mình ở cách nhìn nhận vị trí kinh đô của đất nước. Sự anh minh của Lí Công Uẩn cũng được thể hiện ở đây, ông nhận thấy kinh đô không còn phù hợp với tình thế đất nước lúc bấy giờ nên đã quyết định tìm đến một kinh đô mới phù hợp hơn mang lại cuộc sống tốt hơn cho nhân dân. Tất cả những nhìn nhận trên của ông đều xuất phát từ lòng yêu nước, lo lắng cho cuộc sống của nhân dân và vận mệnh đất nước. Đối với " Hịch tướng sĩ" của Trần Quốc Tuấn ta dễ dàng nhận thấy hơn tình yêu nước của vị tướng được thể hiện qua những biểu hiện của chính Trần Quốc Tuấn khi đất nước lâm vào cảnh bị đô hộ: "Tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa" những từ ngữ trên cho thấy sự đau xót, thương tiếc cho sự mất mát của quốc gia. Nhưng tình yêu của ông không chỉ dừng lại ở đây lòng yêu đất nước của ông đã biến thành sự căm ghét, căm phẫn, sôi sục ý chí quyết tâm đánh thắng kẻ thù xâm lược: "chỉ căm tức chưa xả thịt lột da nuốt gan uống máu quân thù". Nhưng ông không phải là một người dân thường, ông là một vị tướng và ông có trách nghiệm giúp đất nước thoát khỏi cảnh đau thương. Ông đã viết bài hịch nhằm mục đích khích lệ ý thức trách nhiệm cũng như kêu gợi tình yêu quê hương đất nước trong các tướng sĩ của mình. Đó là cách ông thể hiện tình yêu quê hương, đất nước.

Như ta đã thấy những việc họ đã làm đã mang lại cho đất nước những lợi ích không chỉ là tạm thời mà có ảnh hưởng to lớn đến tương lai của chúng ta. Vì vậy vai trò của những người anh minh sáng suốt như họ là vô cùng quan trọng, cần thiết trong lịch sử dân tộc ta. Như Lí Công Uẩn vị vua đầu tiên của triều đình nhà Lí là người tiêu biểu trong lịch sử dân tộc ta, sự anh minh của ông thể hiện rất rõ trong việc dời kinh đô nước ta từ Hoa Lư về thành Đại La. Như đã nói vào thời Lí nước ta trở thành một nước độc lập có chủ quyền, phát triển lớn mạnh về mọi mặt, nên việc tiếp tục để kinh đô ở Hoa Lư là điều vô lí. Hoa Lư là một vùng rừng núi có địa thế hiểm trở chỉ phù hợp với tình hình đất nước chưa phồn thịnh và lớn mạnh. Nếu phát triển đất nước thì sẽ gặp nhiều khó khăn về nhiều mặt như: giao thông, kinh tế, thương mại, ngoại giao, ...Đối lập với Hoa Lư thành Đại La lại là nơi "Ở vào trung tâm trời đất, được cái thế rồng cuộn hổ ngồi, đúng ngôi nam bắc đông tây, lại tiện hướng nhìn sông dựa núi, đất đai rộng mà bằng cao mà thoáng..." Hơn thế nữa "dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ, ngập lụt, muôn vật cũng hết mực phong phú tốt tươi". Chỉ mới nói đến thôi ta đã cảm nhận được cái ưu thế chỉ có một trên khắp đất nước của thành Đại La, nhà vua hướng tầm nhìn về nơi đây có thể nói là sự sáng suốt, anh minh đi thấu suốt lịch sử. Nhưng cũng thật khó khăn cho nhà vua khi việc chuyển dời kinh đô là chuyện trọng đại ảnh hưởng rất lớn đến đất nước sau này, ấy vậy mà bậc minh quân đã không ngần ngại với quyết định của mình và quyết định của ấy của ông đã điểm một mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc. Quả nhiên sau khi kinh đô được chuyển dời thì nước ta từ bấy đến nay đất nước đã phát triển đi lên. Và vai trò của vua Lí Công Uẩn được tôn vinh nhiều hơn trong năm vừa qua khi nhân dân cả nước đã long trọng kỉ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội đánh dấu thời kì đã qua cũng như hứa hẹn một tương lai phồn thịnh hơn đang tới.

Với những ý nghĩa và vai trò của "Chiếu dời đô" thế hệ đi sau chúng ta thật tự hào về một ông vua sáng suốt, anh minh mang lại cho chúng ta sự tự hào về, cuộc sống ấm no hạnh phúc hôm nay. Nhưng sự anh minh của một vị vua cũng không đủ đem lại độc lập tự do dân tộc mà phải nhờ đến những vị tướng tài như Trần Quốc Tuấn – Hưng Đạo vương đời nhà Trần, cùng với sự anh minh, sáng suốt của ông đã lãnh đạo nhân dân ba lần đánh tan quân Mông - Nguyên, làm xoay chuyển vận mệnh của cả một dân tộc. Trần Quốc Tuấn không chỉ anh minh trong đường lối đánh giặc mà ông còn là người mưu lược tài cao. Ông đã bày mưu kế đưa hai vị vua từ Thăng Long về Hoa Lư để bảo toàn lực lượng, vừa tranh sức mạnh mẽ của quân thù. Khi giặc sang ông tỏ thái độ rất căm tức: "Ngó thấy sứ giặc đi nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phu", ông dùng những từ ngữ, câu văn lên án gay gắt thái độ của giặc cũng như thể hiện nỗi căm giận của lòng ông. Ông lấy việc phải dùng nhạc thái thường để hầu giặc là điều vô cùng nhục nhã của bậc quân thần. Ông chỉ ra những điều làm cho lòng người sôi sục, tâm can nhục nhã khi không làm gì trước tình cảnh đất nước bị dày xéo, chà đạp. Đây chính là sự sáng suốt anh minh của vị tướng tài: ông đã thức tỉnh tướng sĩ đang ngủ say trong cuộc vui trước mắt (chọi gà, đánh bạc, vợ con, lo làm giàu, vườn ruộng, uống rượu, mê hát), lo toan chuyện nước nhà. Ông thấy được việc trên dưới đồng lòng cùng đồng tâm chống giặc sẽ tạo nên một sức mạnh to lớn, cho dù binh to búa lớn cũng không phá vỡ được tinh thần yêu nước sục sôi, lòng căm thù sâu sắc. Chỉ với cái nhìn đúng đắn ấy của ông mà nước Việt ta bao lần thắng giặc với thế lớn, binh nhiều. Lúc bấy giờ ông trở thành người có vai trò quan trọng hơn cả với đất nước, là người có trách nhiệm tập hợp lòng dân, nghĩa sĩ. Và để làm được điều ấy ông đã viết bài "Hịch tướng sĩ" mở đầu cho công cuộc xây dựng tinh thần cho tướng sĩ. Bài hịch đã trở thành áng văn bất hủ, là đỉnh cao của chủ nghĩa yêu nước có ý nghĩa to lớn trong việc đoàn kết tôn thất, làm cho ý chí chống giặc của nhân dân, tướng sĩ lên đến đỉnh điểm. Cũng như vạch ra con đường đi đúng đắn cho đất nước theo đường lối sáng suốt của Trần Quốc Tuấn.

Qua những gì mà hai bậc hiền tài, anh minh của dân tộc đã làm cho đất nước thể hiện rõ ràng tầm quan trọng của họ trong những thời mốc điểm của đất nước. Ảnh hưởng to lớn của những vị ấy không chỉ trong lúc bấy giờ mà còn ảnh hưởng đến đời sau - chúng ta. Nếu không có những người lãnh đạo anh minh như thế thì liệu đất nước ta có còn tồn tại, nhân dân có được độc lập, tự do, hạnh phúc như hôm nay?

Với riêng bản thân tôi cũng như nhiều người khác, lòng biết ơn đến những nhân vật anh minh như họ và tự hào bởi họ là những gì mà thế hệ sau như chúng ta luôn mong muốn được đền đáp ơn này. Những ngày kỉ niệm, những di tích lịch sử ghi lại dấu ấn của họ được chúng ta gìn giữ là điều thể hiện rõ nhất trong sự tôn kính, lòng biết ơn đối với những người lãnh đạo anh minh như Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn.

Kết quả của sự lãnh đạo anh minh của các vị tướng tài, vua giỏi Trần Quốc Tuấn và Lí Công Uẩn là cuộc sống tốt đẹp của nhân dân ta từ thời ấy đến bây giờ. Một lần nữa xin khẳng định lại tầm quan trọng của những vị ấy là vô cùng to lớn đối với giang sơn, đất nước ta. Những vị ấy đã cố gắng gìn giữ và gây dựng đất nước thì con cháu ta phải cùng nhau dựng nước vững mạnh hơn.

Vai trò của những người lãnh đạo anh minh như Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn – mẫu 9

Cách đây đúng một ngàn năm trước, năm 1009, vua Lý Công Uẩn lên ngôi hoàng đế, lấy hiệu là Lý Thái Tổ. Mùa xuân sau đó là năm 1010, vua Lý Thái Tổ đã dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long. Từ đó về sau, triều Lý truyền ngôi được hơn 200 năm, trong hoàn cảnh đất nước thái bình thịnh trị. Đến khoảng năm 1231, một người con trai chào đời tại Kiếp Bạc, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, đã có một thầy tướng bảo rằng:"Người này ngày sau có thể cứu nước giúp đời" (Theo Đại Việt sử ký toàn thư ghi chép). Đó chính là Trần Hưng Đạo, người anh hùng, đức Thánh Trần, người đã để lại bài Hịch tướng sĩ và Binh thư yếu lược. Vậy chúng ta hãy dựa vào Chiếu dời đô của Lý Thái Tổ và Hịch tướng sĩ của Trần Hưng Đạo để tìm hiểu về vai trò của những người lãnh đạo anh minh!

Phần mở đầu bài chiếu, tuy là một bậc đế vương, là "thiên tử" nghĩa là có quyền thay trời quyết định mọi chuyện nhân gian, vậy mà vua Lý Thái Tổ vẫn viết những câu văn đặc biệt nhấn mạnh đến "ý dân": "trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu thấy thuận tiện thì thay đổi".

Đại Việt sử ký toàn thư ghi lại rằng khi vua Đinh Tiên Hoàng chọn đất làm đế đô, nhà vua đã chọn Hoa Lư vì: "Chọn được đất hẹp ở Đàm Thôn, vua muốn dựng đô ở đó, nhưng thế đất hẹp mà thiếu hiểm trở, nên vẫn đóng đô ở Hoa Lư". Hoa Lư là vùng đất bằng phẳng nhưng chật hẹp và bị bao vây bởi những dãy núi đá vôi dựng đứng, ra vào chỉ có một con đường độc đạo. Hiểm trở thì hiểm trở thật, song không có lợi cho việc xây dựng triều đại và phát triển đất nước, ở Hoa Lư, nhà Đinh và nhà Tiền Lê không bị giặc ngoại xâm, mà lại liên tiếp những nội loạn: vua tôi, cha con, anh em tranh giành nhau ngai vàng: Đinh Liễn giết em là Hạng Lang khi vua cha Đinh Tiên Hoàng còn tại thế, Đô Thích là bề tôi lại giết Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành vừa mất thì ba con đánh nhau… Đó là những Lý do mà Lý Thái Tổ đã thể hiện qua câu: "Hai triều Đinh Lê vẫn theo ý riêng mình… cứ đóng yên thành ở đây, khiến cho triều đại không được lâu bền, số vận ngắn ngùi, trăm họ phải hao tổn, muôn vật không được thích nghi. Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi".

Sau khi phân tích những Lý do khiến vua nhà Lý muốn dời đô, nhà vua đã phân tích những ưu điểm của vùng đất mới: "Huống gì thành Đại La, ở vào nơi trung tâm của trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi Nam Bắc Đông Tây, lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng, đất đai cao mà phẳng; dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt, muôn vật cũng rất phong phú tốt tươi…."

Qua phần phân tích những ưu điểm của thành Đại La, chúng ta thấy vua nhà Lý đã không xuất phát từ mục đích phòng ngự, mà xuất phát từ ý muốn cho "dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt" đời sống của vua quan và toàn dân cũng khởi sắc vì "muôn vật cũng phong phú tốt tươi". Sử gia Ngô sĩ Liên khen rằng: "Núi là vạt áo che, sông là dải đai thắt, sau lưng là sông nước, trước mặt là biển, địa thế hùng mạnh mà hiểm, rộng mà dài, có thể là nơi vua ở hùng tráng, ngôi báu vững bền, hình thế Việt Nam, không nơi nào hơn được nơi này!"

Không những vua Lý Thái Tổ vừa tỏ lòng chăm lo, cải thiện đời sống muôn dân trong câu trên, mà nhà vua còn thể hiện bản lĩnh và ước vọng chính đáng của một nhà lãnh đạo anh minh trong việc ca ngợi những người lãnh đạo biết lo toan nghiệp cả dài lâu:" Phải đâu các vua thời Tam Đại theo ý riêng mình mà tự tiện chuyển dời? Chỉ vì muốn đóng đô ở nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu…"

Thực vậy, dời đô ra Thăng Long, lợi ích về giao thương kinh tế đã rõ, còn về quân sự, tuy không có núi non hiểm trở như Hoa Lư, nhưng vẫn rất thuận tiện về việc giữ nước, giữ thành. Nếu kẻ xâm lược phương Bắc tấn công bằng đường sông, thì mỗi con sông là một phòng tuyến, nếu xâm lược bằng đường bộ, cũng phải băng qua nhiều cầu, nhiều sông, dân chúng hai bên bờ sông là lực lượng chiến sĩ can cường sẵn sàng bảo vệ quê hương!

Thế rồi, "trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân", lần đầu tiên nhà Lý đã giữ vững chính quyền suốt hơn hai trăm năm, còn bảo toàn và mở rộng lãnh thổ của mình. Xây dựng Văn Miếu năm 1070 và Quốc Tử Giám năm 1070 đánh dấu sự phát triển của văn hóa và giáo dục, các khoa thi tuyển chọn hiền tài đã được mở ra bắt đầu từ năm 1075. Thể chế chính trị cũng được phân cấp quản Lý rõ ràng, dựa vào luật pháp nhiều hơn là sự chuyên quyền độc đoán của một cá nhân. Công lao dời đô và xây dựng đất nước của Lý Thái Tổ thực sự lớn lao, lưu danh muôn thuở với non sông nước Việt!

Năm 1283, vua Nguyên sai Toa Đô mang quân đánh Chiếm Thành, nhưng chưa được. Năm 1284, Nguyên Thái Tổ bên Tàu muốn tiến đánh Đại Việt, phong cho hoàng tử Thoát Hoan làm Trấn Nam Vương.

Tháng 12 năm 1284, tướng nhà Nguyên là hoàng tử Thoát Hoan đem theo 16 tướng hùng mạnh cùng các quân sĩ giỏi chia làm 3 ngả tiến đánh Chi Lăng, Trần Hưng Đạo thất thế tại sông Đuống đưa quân chạy về Vạn Kiếp. Vua Trần Nhân Tông thấy thế giặc mạnh, phải bỏ kinh thành Đại La mà chạy, rồi cho mời Hưng Đạo Vương về Hải Dương mà phán rằng:" Thế giặc to như vậy, mà chống với chúng thì dân chúng bị tàn sát, nhà cửa bị phá hại, hay là trẫm sẽ chịu hàng để cứu muôn dân?"

Trần Hưng Đạo tâu rằng:

"Bệ hạ nói câu ấy là lời nhân đức, nhưng tôn miếu xã tắc thì sao? Nếu bệ hạ muốn hàng, xin hãy chém đầu thần trước đã, rồi sau hãy hàng!"

Từ câu thề mang đầu ra giữ ngai vàng và xã tắc, Hịch tướng sĩ ra đời cùng với Binh thư yếu lược, trong lúc ấy, Thoát Hoan cùng các binh tướng đang đóng đô tại kinh đô nước Việt. Đau nỗi đau của dân tộc, nhục nỗi nhục của hoàng gia và võ tướng, Trần Quốc Tuấn đã cầm bút viết Hịch tướng sĩ, không phải là giọng văn của kẻ sĩ chốn học đường, mà là tiếng kêu gào, tiếng trống kèn của một đại tướng thúc giục mọi quân sĩ xông pha giết giặc!

Tấm lòng đau đớn của Trần Quốc Tuấn chẳng phải nỗi buồn thương của một văn nhân khi nước mất nhà tan, mà là nỗi căm hận sục sôi kìm nén trong tiếng rít giữa kẽ răng, truyền đến ngàn vạn binh tướng bằng giọng văn hào hùng khí khái: "Ta cùng các người sinh ra phải thời loạn lạc, lớn lên gặp buổi gian nan, ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, mang thân dê chó mà bắt nạt tể phụ. ..thật khác nào ném thịt nuôi hổ đói, sao cho khỏi tai vạ về sau!…nay các ngươi ngồi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn, làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức, nghe nhạc thái thường để đãi yến ngụy sứ mà không biết căm".

Ngày dựng kinh đô, Lý Thái Tổ ca ngợi Đại La thành, ao ước non sông vĩnh cửu, thì nay Trần Quốc Tuấn không hổ danh tôn tử anh hùng, đêm không ngủ, ngày không ăn, nuôi chí khôi phục cơ đồ đã mất: "Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa…Chỉ căm tức rằng chưa xẻ thịt lột da, nuốt gan, uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, cũng nguyện xin làm" bằng cách phân tích những thú vui chơi sa đọa của các tướng sĩ:

"Hoặc lấy việc chọi gà làm vui đùa, hoặc lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển, hoặc vui thú vườn ruộng, hoặc quyến luyến vợ con, hoặc lo làm giàu mà quên việc nước, hoặc ham săn bắn mà quên việc binh, hoặc thích rượu ngon, hoặc mê tiếng hát… "

Mặc dù là đại tướng quân, Trần Hưng Đạo đã đưa ra lời thuyết phục hết sức cảm động, vô cùng thống thiết bằng nghệ thuật sử dụng những hình ảnh đối lập thật chua chát:

"Nếu có giặc Mông Thát tràn sang thì cựa gà trống không đâm thủng áo giáp của giặc; mẹo cờ bạc không thể dùng làm mưu lược nhà binh; dẫu rằng mộng lắm vườn nhiều, tấm thân quý nghìn vàng khôn chuộc, vả lại vợ bìu con ríu, việc quân cơ trăm sự ích chi!"

Để thức tỉnh ba quân tướng sĩ, Trần Hưng Đạo không hề dùng kỷ luật hay pháp luật mà những lời kêu gọi chân thành của vị tướng tài ba này xuất phát từ dòng máu yêu quê hương, căm thù giặc xâm lược: "tiền của tuy nhiều, không mua được đầu giặc, chó săn tuy khỏe, không đuổi được quân thù; chén rượu ngon không làm giặc say chết, tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai. Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào!"

Ở đoạn hịch này, ta thấy hình ảnh dữ dội được đưa lên đầu đoạn là "đầu giặc"! Thực sự đối với một võ tướng, đầu giặc là tất cả sự nghiệp của người ấy! Huống chi là đối với Trần Hưng Đạo, ông đã lấy đầu mình ra thay cho sự hy sinh của Trần Nhân Tông.

Cuối bài hịch, sau khi vẽ ra cái tiền đồ tối tăm của các tướng sĩ bê tha sau khi thua trận, mất nước, tác giả đã khuyên nhủ hết lời các tướng sĩ hãy tìm ra con đường chân chính mà tiến bước: học tập binh thư yếu lược để cứu nước. Câu trả lời cho Trần Hưng Đạo là những chiến thắng chống quân Nguyên vang dội đến ngày nay.

Hơn một ngàn năm qua, Lịch sử nước Việt đã trải qua bao sóng gió thăng trầm, những công lao của Lý Thái Tổ và Trần Hưng Đạo mãi mãi là những vết son không phai trong văn học và lịch sử việt Nam! Chiếu dời đô của Lý Thái Tổ là một tài liệu lịch sử đáng tự hào và ghi ơn; Hịch tướng sĩ của Trần Hưng Đạo vừa có giá trị văn học, lịch sử, lại vừa là một tấm gương rạng ngời thiên thu về tình yêu nước của anh hùng dân tộc việt Nam xưa.

Vai trò của những người lãnh đạo anh minh như Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn – mẫu 10

Thời đại nào cũng vậy, phong kiến, tư bản dân chủ cùng đều phải có người lãnh đạo. Con người ấy sẽ dẫn dắt những người khác, dạy cho họ, giúp cho họ làm được những điều tốt cho đất nước, cho xã hội. Ngày trước nhà nước phong kiến với bộ máy lãnh đạo, tức vua quan trong triều đình, càng có tầm ảnh hưởng quan trọng đối với quốc gia. Qua tìm hiểu về hai văn bản “Chiếu dời đô” của Lý Công Uẩn và “Hịch tướng sĩ" của vị Quốc công tiết chế Trần Hưng Đạo, ta sẽ hiểu rõ thêm về vấn đề này.

“Quan nhất thời, dân vạn đại”, tức vua quan chỉ đơn thuần là người lãnh đạo, còn cái gốc rễ của nước nhà chính là nhân dân. Cả hai vị vua - vương anh minh Lý Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đều hiểu rõ điều ấy. Bài chiếu “Chiếu dời đô", tuy là viết theo thể loại chiếu, chuyên dùng để ban bổ mệnh lệnh của vua đến nhân dân nhưng Lý Công Uẩn lại viết một cách nhẹ nhàng, phân tích kỹ càng những thuận lợi của kinh đô mới Đại La, còn có ý muốn hỏi ý kiến quần thần, dân chúng: “... các khanh thấy thế nào?”. Còn bài “Hịch tướng sĩ' của Trần Quốc Tuấn lại đưa ta đến một khía cạnh khác của thời đại, là thời loạn lạc, nước mất nhà tan. Lúc ấy, chỉ có quân tướng, binh sĩ, nhân dân trên dưới một lòng, quyết tâm quét sạch bóng quân thù thì cuộc kháng chiến mới có thể thành công, và Trần Quốc Tuấn chính là người hiểu rõ điều đó hơn ai hết. “Hịch tướng sĩ" của ông là bài hịch văn kêu gọi tướng lĩnh và binh sĩ, không hề mang tính chất áp đặt, văn chương không hề hào nhoáng, bóng bẩy nhưng lại chạm được vào con tim yêu nước của hàng vạn người dân Việt Nam nhờ sự mộc mạc của Trần Quốc Tuấn, vốn là một người của hoàng tộc, đặt mình vào vị trí của dân chúng: “Không những sản nghiệp của ta tiêu tan... mà nhà của các ngươi cùng không còn...”.

Dân chúng là cội nguồn của quốc gia, còn người lãnh đạo sẽ nâng đỡ cái cội nguồn đó. Thuận được lòng dân, đối đãi họ một cách hợp lí thì lo gì đất nước không hưng thịnh, trường tồn. Một người lãnh đạo anh minh còn biết chăm lo cho hạnh phúc lâu bền của chúng dân, không chạy theo cái lợi trước mắt mà quên đi cái lớn lâu dài. Lý Công Uẩn là một trong số những vị vua anh minh như thế. Ông chọn kinh đô ở Đại La không phải ngẫu nhiên, mà ông đã qua quan sát, nghiên cứu thật nhiều lần. Đại La là nơi trung tâm, hội tụ của nhiều con sông lớn, lại nằm ở đồng bằng nên rất thuận tiện cho việc đi lại; nơi đây còn có mưa thuận gió hòa đất đai màu mỡ, dân chúng sống trong sung túc, ấm n0, muôn vật phong phú tốt tươi,... theo Lý Công Uẩn, nó xứng đáng là ’’kinh đô của bậc đế vương muôn đời".

Ông chọn kinh đô mới vì dân chúng, để phát triển đất nước chứ không cam để kinh đô nằm khuất sâu trong rừng núi, chỉ phù hợp khi cần phòng thủ như Hoa Lư. Nhờ tầm nhìn xa trông rộng ấy mà đất nước ta vững bền đến ngàn năm, và ngôi thành Đại La, sau đổi tên thành Thăng Long, tức rồng bay lên, tồn tại, gắn bó suốt mấy thế kỉ cùng với triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn. Lý Công Uẩn dù là vị vua, theo chế độ phong kiến, nhưng ông đã phần nào mang đến khái niệm “dân chủ”, một khái niệm rất tiến bộ sau này, là lấy dân làm chủ, triều đình, nhà nước chỉ đơn thuần là giúp đỡ nhân dân có được hạnh phúc lâu bền.

Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn lại có cách nghĩ của một vị danh tướng thời loạn lạc: có sự khoan dung, và có sự nghiêm khắc. Đất nước đang phải đối đầu với giặc Nguyên - Mông mạnh nhất thời bấy giờ, với sổ thuộc địa trải dài từ Trung Quốc đến tận Châu Âu. Ông biết, sự đoàn kết với lòng dân sẽ là chìa khoá cho vận mệnh đang lâm nguy của nước nhà. Chính ông đã đi đầu trong việc đoàn kết mọi người, bàng cách gỡ bỏ mọi hiềm khích giữa ông và nhà vua. Rồi sau đó. “Hịch tướng sĩ” ra đời. Bài “hịch” quả thật có tác động rất mạnh mẽ nhờ ông biết cách phân tích cái hậu quả của việc nhu nhược, yếu đuối, sợ hãi dưới góc nhìn của một người dân, chứ không phải một vị tướng và bày tỏ thái độ căm thù giặc: "Dù trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng cam lòng”. Nhờ hiểu dân, từ đó thương dân nên Trần Quốc Tuấn đã cầm được phần thắng trong tay bọn giặc mạnh nhất.

Ngoài những vị minh tướng, minh quân, luôn có những vị vua, vị tướng chỉ biết nhu nhược, ăn chơi và tỏ ra yếu hèn: Lê Ngọa Triều vì quá sa đọa mà lên thiết triều chỉ nằm, chứ không ngồi; Mạc Đăng Dung tự trói mình rồi đi sang Trung Quốc, dâng đất nước cho Bắc quốc;... Những con người ấy, đã làm cho vận nước lung lay, thậm chí bán nước chỉ để lo cho mạng sống, của cải của bản thân. Lúc đó, luôn có một đấng minh quân mới sẽ cứu giúp, như một quy luật: thịnh rồi suy, suy rồi thịnh của đất nước.

Thời hiện đại, không còn như thời phong kiến nữa. Tuy nhiên, đâu đâu cũng có nhà lãnh đạo, đó chính là Đảng và Chính phủ. Những con người ấy vẫn đang cần mẫn ngày đêm giúp ích cho Tổ quốc, cũng giống như những vị anh minh thời xưa .Tôi sẽ cố gắng học tập theo họ để sau này có thể trở thành một người có ích, đưa Việt Nam sánh vai với các cường quốc khắp năm châu.

“Chiếu dời đô”, “Hịch tướng sĩ’ cùng các vị lãnh đạo anh minh như Lý Công Uẩn hay Trần Quốc Tuấn đã gợi cho tôi thật nhiều suy nghĩ. Tóm lại, có thể nói rằng: những người lãnh đạo chính là những người nắm giữ vận mệnh đất nước chính họ đã cho tôi Việt Nam ngày hôm nay, tôi rất biết ơn họ và tự hào rằng mình là người Việt Nam.

Vai trò của những người lãnh đạo anh minh như Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn – mẫu 11

Đất nước ta trải qua bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước với biến bao biến cố, thăng trầm. Một ngàn năm Bắc thuộc đã sinh ra những anh hùng, những nhà lãnh đạo tài ba như Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lí Nam Đế. Từ thế kỉ X, nước ta bước vào thời kì độc lập tự chủ nhưng cũng không tránh khỏi những cuộc xâm lăng. Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn chính là một trong những vì sao sáng soi rọi lịch sử đất nước trong những ngày ấy.

Hai con người khác nhau, ở hai thời kì lịch sử khác nhau nhưng họ đều được ngợi ca là những nhà lãnh đạo kiệt xuất. Những người thông minh, sáng suốt, biết nhìn xa trông rộng và luôn quan tâm đến vận mệnh đất nước, đến hạnh phúc lâu bền của nhân dân. Họ chính là những tấm gương tiêu biểu được đời đời ngợi ca và lưu danh sử sách.

Người lãnh đạo anh minh, trước hết là người sáng suốt, biết nhìn xa trông rộng và biết suy nghĩ đến lợi ích lâu dài của đất nước, dân tộc.

Ở “Chiếu dời đô”, Lí Công Uẩn đã nhìn thấy kinh đô Hoa Lư chật hẹp, không còn phù hợp với đất nước đang trên đà lớn mạnh. Quyết định dời đô của Lí Công Uẩn là một quyết định táo bạo nhưng vô cùng sáng suốt. Ông nhìn thấy thành Đại La là nơi thắng địa, hội tụ của những yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Về vị trí địa lí, thành Đại La là trung tâm của đất trời, đất đai rộng mà phẳng, bốn bề thông thoáng. Về thế đất, nơi đây có thể rồng cuộn hổ ngồi. Về giao thương, Đại La là nơi hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước. Như vậy, phải là người thông minh, quyết đoán và tầm nhìn xa trông rộng thì Lí Công Uẩn mới nhìn thấy những triển vọng của đất nước khi dời đô về Đại La và đưa ra quyết định đúng đắn như thế.

Trong “Hịch tướng sĩ”, nhà tài ba lỗi lạc Trần Quốc Tuấn đã nhận thấy kẻ thù đang lăm le xâm lược bờ cõi nước ta. Thế giặc mạnh, tình hình đất nước như ngàn cân treo sợi tóc. Ông thấy rõ nguy cơ nước trước thái độ bàng quan hưởng lạc của các tướng sĩ. Chính vì thế, “Hịch tướng sĩ” đã được vang lên trong một lần duyệt binh lớn ở Đông Thăng Long, phân tích đầy đủ, thấu tình, đạt lí những sai trái mà các tướng sĩ đang mắc phải. Từ đó để khích lệ lòng yêu nước, căm thù giặc và ý chí quyết tâm đánh đuổi kẻ thù. Trần Quốc Tuấn đã chỉ ra những tội ác và hành động ngang ngược của giặc: “đòi ngọc lụa để thỏa lòng tham, vơ vét bạc vàng của kho, bắt nạt tể phụ, sỉ nhục triều đình”. Vậy mà các tướng sĩ lại có thái độ cầu an hưởng lạc với những thú vui “ruộng vườn, mê hát, săn bắn, quyến luyến vợ con, chọi gà”. Để tăng sức thuyết phục, tác giả đã tưởng tượng ra cảnh giặc kéo đến với những hậu quả khôn lường: gia quyến, vợ con tan nát, phần mộ tổ tiên bị giày xéo, tiếng xấu lưu truyền. Người lãnh đạo anh minh là người luôn biết điểm mạnh, điểm yếu của mình, luôn lạc quan tin tưởng vào chính mình, khẳng định chiến thắng tất yếu sẽ thuộc về ta.

Hơn nữa, một nhà lãnh đạo anh minh phải luôn quan tâm đến vận mệnh đất nước và hạnh phúc của nhân dân. Với Lí Công Uẩn, đó là việc dời đô từ Hoa Lư ra Đại La để phát triển đất nước. Đó cũng là nơi đất rộng mà bằng, cao mà thoáng để nhân dân không phải chịu cảnh ngập lụt, vạn vật tốt tươi. Có như vậy, đời sống nhân dân mới có thể phát triển thịnh vượng. Việc dời đô không chỉ tốt cho một triều đại mà còn là tính kế lâu dài cho con cháu đời sau. Đó chính là tấm lòng của một vị vua yêu dân như con. Chính tấm lòng ấy làm nên sức thuyết phục mạnh mẽ của bài chiếu. Với Trần Quốc Tuấn, ông khích lệ các tướng sĩ đánh giặc cũng là nghĩ đến hạnh phúc của nhân dân trong hiện tại, thời quá khứ và còn cả tương lai: “Thái ấp hưởng thụ, tổ tông được thờ cúng quanh năm, danh tiếng được lưu danh sử sách”.

Như vậy, những con người khác nhau ở những hoàn cảnh khác nhau, thời đại khác nhau nhưng họ đều chung nhau ở lòng yêu nước thương dân. Đó là yếu tố quan trọng để những con người ấy, tên tuổi của họ còn sống mãi với thời gian. Đó là yếu tố làm nên Hào khí Đông A của Đại Việt có thể đánh đuổi Đại Tống và quân Mông Nguyên hùng mạnh để xây dựng một đất nước tự chủ, vững bền.

Những con người ấy chính là thế hệ đi trước, để rồi những thế kỉ sau, lại có những Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp tiếp bước con đường anh hùng của dân tộc, viết tiếp lên trang vàng sử sách thời đại. Hình ảnh những vị lãnh đạo tài ba cũng nhắc nhở thể hệ hôm nay, thế hệ không còn súng đạn, chiến tranh nhưng tình yêu nước vẫn được thể hiện trong những hành động dựng xây, phát triển đất nước.

Vai trò của những người lãnh đạo anh minh như Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn – mẫu 12

Lịch sử Việt Nam là lịch sử đấu tranh chống xâm lăng. Trong tiến trình lịch sử hào hùng và vĩ đại ấy đã xuất hiện nhiều nhà lãnh đạo tài ba, kiệt xuất. Bằng tài năng lãnh đạo của mình, họ đã lãnh đạo nhân dân chiến đấu và chiến thắng kẻ thù xâm lược, xây dựng đất nước thái bình, thịnh trị. Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn là hai ngôi sao ngời sáng về tài năng lãnh đạo và tấm lòng thương dân, xứng đáng đứng vào những bậc lãnh đạo anh minh mọi thời đại. Có thể thấy, vai trò của người lãnh đạo anh minh đối với vận mệnh của dân tộc và đất nước là không thể thay thế được.

Đứng trên cương vị một nhà lãnh đạo, trước hết họ phải là những người có tầm nhìn xa trông rộng, nhận định đúng tình hình đất nước, từ đó xác định đúng nhiệm vụ của cả dân tộc. Lí Công Uẩn đã sớm nhìn ra cái hạn hẹp của Kinh đô Hoa Lư và cái rộng lớn của thành Thăng Long trong buổi đầu dựng nước. Tầm nhìn ấy vượt lên trên cổ nhân, thể hiện một năng lực quan sát tài tình và thấu đáo vô cùng.

Khi giặc tiến đến, Trần Quốc Tuấn nhìn thấy rõ cái nguy cơ mất nước, nhìn thấy rõ cái lơ là của tướng sĩ, cái thế mạnh của ta và khả năng chiến thắng của toàn dân tộc. Phải là một người có tầm nhìn xa trông rộng hơn người, trí tuệ thấu đến thiên cơ, Hưng Đạo Đại Vương mới nhìn thấu rõ đến như vậy.

Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đều là những nhà lãnh đạo tài ba, uyên bác thông hiểu kim cổ đông tây. Việc đọc hiểu kinh sách, rèn luyện văn tự chữ nghĩa vốn là việc mà các bậc hiền nhân xưa luôn chú trọng. Chẳng cần nói đến những gì các vị đã thể hiện mà từ thuở ấu thơ các vị đã tỏ ra là người thông minh, lỗi lạc phi thường.

Lúc mới ba tuổi, bà mẹ Lý Công Uẩn ẵm ông đến nhà Lý Khánh Văn, Khánh Văn bèn nhận làm con nuôi, từ nhỏ đã thông minh, vẻ người tuấn tú khác thường. Lúc còn nhỏ đi học, nhà sư ở chùa Lục Tổ là Vạn Hạnh thấy, khen rằng: Đứa bé này không phải người thường, sau này lớn lên ắt có thể giải nguy gỡ rối, làm bậc minh chủ trong thiên hạ.

Lớn lên, không chăm việc sản nghiệp, chỉ học kinh sử qua loa, khảng khái có chí lớn. Khi lên làm vua, trong “Chiếu dời đô”, ông đã nhắc đến gương chuyển đô của vua Bàn Canh nhà Thương, nhà Chu làm nền tảng của ý định dời đô của mình. Đại Việt sử ký toàn thư mô tả Trần Quốc Tuấn là người có dung mạo khôi ngô, thông minh hơn người, nhờ được những người tài giỏi đến giảng dạy mà ông sớm trở thành người đọc thông hiểu rộng, có tài văn võ. Trần Quốc Tuấn lại nêu gương những anh hùng hào kiệt, biết xả thân vì chủ tướng vì đất nước: Do Vu, Dự Nhượng, Kỉ Tín,…

Có thể nói, biết “ôn cố” để “tri tân”, lấy cái cũ để soi xét cái mới là một trong những tố chất không thể thiếu của một nhà lãnh đạo. Và từ việc “nhớ chuyện cũ”, các nhà lãnh đạo tài ba đã thể hiện thiên năng “biết chuyện mới, chuyện đời nay” rất tài tình. Nhà Đinh, Lê “không noi theo dấu cũ Thương Chu” giữ nguyên vị trí kinh đô tại Hoa Lư mà đất Hoa Lư chỉ là chốn núi rừng hiểm trở, khắc nghiệt. Điều đó khiến thời vận đất nước gặp nhiều trắc trở. Lịch sử cũng đã chứng minh điều đó, hai nhà Đinh Lê triều vận ngắn ngủi, nhân dân gặp nhiều khó khăn..

Có thể nói, việc phê phán hai triều Đinh, Lê một phần lớn đã thể hiện tầm nhìn lãnh đạo của Lí Công Uẩn. Ông đã nhìn rõ một thực tế quan trọng: đất nước đang bước vào thời bình, Hoa Lư không còn phù hợp với vị thế kinh đô nữa! Trần Quốc Tuấn cũng vậy. Trong bài “Hịch tướng sĩ“, từ thực tế của việc giặc Nguyên Mông xâm lược nước ta lần một và thái độ của chúng hiện nay, ông đã thấu rõ nguy cơ của một cuộc chiến chống xâm lược. Sang nước ta, quân Nguyên Mông “uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt Tể phụ”, “đi lại nghênh ngang”, bắt dân ta cống nạp khoáng sản, vàng bạc..

Vậy rõ ràng, chúng chưa hề thấm thía bài học từ thất bại của cuộc xâm lược lần một và đang mưu mô cuộc chiến tranh ăn cướp lần hai.

Từ việc nhìn nhận thấu suốt tình hình đất nước, các nhà lãnh đạo anh minh đều xác định rõ nhiệm vụ của quân và dân. Điều quan trọng là họ có những quyết định đúng đắn, những hành động táo bạo để đưa đất nước đến được bến bờ của sự bình yên và phát triển. Lí Thái Tổ xác định nhiệm vụ hiện tại là cần dời đô khỏi Hoa Lư. Nhưng dời đô đến đâu? “Thành Đại La.. là nơi trung tâm trời đất,có thế rồng cuộn hổ ngồi lại tiện hướng nhìn sông dựa núi, dân cư không khổ vì ngập lụt, muôn vật phong phú tốt tươi. Xem khắp nước Việt ta chỉ có nơi đây là thánh địa”.

Từ việc có ý thức sâu sắc ưu thế của thành Đại La đối với việc phát triển đất nước, Lí Thái Tổ đã có quyết định đúng đắn là thiên đô về mảnh đất văn hiến này. Trần Quốc Tuấn trên cương vị Tổng chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông đã khẳng định ý chí đánh giặc của toàn dân tộc đồng thời khuyến khích, động viên tinh thần chiến đấu của binh sĩ. Ông khuyên quân sĩ phải biết “kiềng canh nóng mà thổi rau nguội”, phải biết ra sức tập luyện để sẵn sàng chiến đấu. Không chỉ vậy, ông còn soạn thảo “Binh thư yếu lược” làm sách lược cho binh sĩ tập luyện, rèn quân.

Người lãnh đạo tài ba, kiệt xuất là người có hoài bão lớn lao, biết nắm lấy thời cơ và hành động quyết đoán, kiên cường, mạnh mẽ. Lí Công Uẩn có khát vọng dời đô khi nhìn rõ những hạn chế của Hoa Lư và lợi thế to lớn của thành Đại La. Đó là một khát vọng vĩ đại, hiếm có. Khi đã tin tưởng ông kiên quyết hành động, thực hiện quyết liệt. Câu hỏi cuối bài chiếu là lời dò hỏi mong nhận lấy một sự đồng lòng của toàn dân tộc, cùng nâng cao ý chí, quyết tâm thực hiện chí lớn, đưa cả dân tộc đi lên.

Còn Trần Hưng Đạo, dù thế giặc hùng mạnh, thiện chiến nhưng không làm ông nao núng, một lòng tin tưởng vào sức mạnh và khả năng chiến thắng của dân tộc. Lời tâm sự của vị chủ tướng gửi đến tướng sĩ vừa nhẹ nhàng như sự khuyên bảo vừa cứng rắn, quyết liệt phi thường khiến cho tướng sĩ không khỏi động lòng.

Người lãnh đạo anh minh là những người sau chiến thắng phải nghĩ đến muôn dân, vì dân mà xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc, xã hội thái bình thịnh trị. Việc dời đô của Lí Công Uẩn nhằm làm cho đất đai được mở rộng, sản xuất phát triển, kinh tế thông thoáng, giao thương thuận lợi. Thay đổi kinh đô cũng là thay đổi cái thế cho đất nước, lấy cái vượng khí mà đất trời đã sắp đặt, sẵn bày, mở ra một kỉ nguyên độc lập tự cường dân tộc.

Trong “Hịch tướng sĩ”, Trần Quốc Tuấn cũng đã vạch ra điều lợi hại, nói rõ mục đích của việc kháng chiến là để đánh đuổi kẻ thù, đem lại thái bình. Người lãnh đạo anh minh luôn lấy cái lợi của dân làm gốc, vì nhân dân mà trừ bạo và cũng vì nhân dân mà xây dựng đất nước vững bền.

Từ xưa đến nay, bậc anh hùng dựng xây nghiệp lớn không những bởi thời đại yêu cầu mà còn bởi họ nhìn thấy cái thế thắng lợi, thuận theo trời đất, kịp thời nắm bắt cơ hội, sáng suốt, quyết đoán trong hành động. Bởi thế, họ làm được điều mà người khác không làm được, làm nên chiến công hiển hách, phi thường. Lí Công Uẩn và Trần Hưng Đạo xứng đáng là bậc anh tài xuất chúng, tiếng thơm còn lưu mãi đến muôn đời sau.

Vai trò của những người lãnh đạo anh minh như Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn – mẫu 13

Trong lịch sử dân tộc Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV là thời kì xây dựng và bảo vệ đất nước. Gắn với thời kì này chính là hai áng văn chương tiêu biểu, thể hiện vai trò của người lãnh đạo an ninh như Lý Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đối với vận mệnh của đất nước là Chiếu dời đô và Hịch tướng sĩ.

Hai văn bản tuy ra đời trong những thời điểm, hoàn cảnh khác nhau, có nội dung khác nhau nhưng Chiếu dời đô và Hịch tướng sĩ đều thể hiện sự quan tâm, lo lắng của những vị lãnh đạo đối với vận mệnh đất nước. Chiếu dời đô được Lý Công Uẩn viết năm 1010 ngay sau khi ông mới lên ngôi. Ông viết bài chiếu này để ban bố quyết định dời đô từ Hoa Lư về Đại La. Lúc này, đất nước đang trong thời bình, triều Lí phát triển lớn mạnh về cả thế và lực nên với nhãn quan chính trị, Lý Công uẩn thấy được Hoa Lư - một vùng đất chật hẹp, bao quanh bởi núi non hiểm trở không còn là nơi thuận tiện để định đô nữa mà phải tiến xa ra vùng đồng bằng rộng lớn để xây dựng đất nước độc lập, phồn thịnh, triều đại phát triển lâu dài, bền vững. Khác với Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ được viết vào khoảng tháng 9 năm 1284 trước khi diễn ra cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên lần thứ hai. Lúc bấy giờ, đất nước đang trong thời loạn, Tổ quốc đang đứng trước họa xâm lăng của kẻ thù, Trần Quốc Tuấn đã viết bài hịch này nhằm khích lệ lòng yêu nước, căm thù giặc, ý chí quyết tâm chiến đấu và chiến thắng quân giặc. Dù là lúc hòa bình hay khi cận kề chiến tranh, những người lãnh đạo như Lý Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn cũng đều thể hiện sự quan tâm, lo lắng đối với vận mệnh đất nước.

Không chỉ thể hiện sự quan tâm của các vị lãnh đạo đối với vận mệnh đất nước mà Chiếu dời đô và Hịch tướng sĩ còn có ý nghĩa và tác dụng to lớn đối với vận mệnh của quốc gia, dân tộc, thể hiện vai trò của những người lãnh đạo an ninh. Trước hết, để thuyết phục quan lại và thần dân, Lý Công Uẩn đã lấy những dẫn chứng trong lịch sử Trung Quốc các triều đại nhiều lần dời đô; nhà Thương năm lần dời đô; nhà Chu ba lần dời đô. Và kết quả những lần dời đô đó là: vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh. Lý Công Uẩn đã lấy những dẫn chứng trên làm cơ sở lí lẽ và coi đó là khuôn vàng thước ngọc để soi vàng thực tế hai triều Đinh - Lê còn nhiều hạn chế khi cứ đóng yên đô thành ở Hoa Lư: triều đại không được lâu bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tốn, muôn vật không được thích nghi. Từ đó, nhà vua khẳng định việc dời đô là tất yếu, là thuận theo ý trời, phù hợp với quy luật khách quan. Tiếp đến, Lý Công Uẩn chỉ ra những thuận lợi của Đại La: từng là kinh đô cũ của Cao Vương, thế đất rồng cuộn, hổ ngồi, đã đúng ngôi nam bắc đông lại tiện hướng nhìn sông dựa núi, địa thế rộng mà bằng, đất đai cao mà thoáng, dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt, muôn vật cũng rất mực phong phú, tốt tươi, là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước và là nơi giao thương thuận tiện bậc nhất của đế vương muôn đời. Thật vậy, đặt Đại La vào thời điểm 1000 năm trước thì nó vẫn chỉ là một. đầm lầy cỏ mọc um tùm, nhưng với tầm nhìn xa trông rộng, Lý Công uẩn đã thấy được những thuận lợi ở nơi đây và trải qua hàng ngàn năm, Đại La (Thăng Long) vẫn là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của cả nước, vẫn là kinh đô của đất Việt. Điều đó đã chứng tỏ sự anh minh, sáng suốt của nhà vua. Bài chiếu không chỉ là lời lẽ khô khan, những mệnh lệnh cứng nhắc mà nó còn là sự kết hợp giữa lí và tình. Nhà vua đã thể hiện niềm yêu thương, quan tâm, lo lắng đến nhân dân, đến quốc gia, dân tộc: Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi”. Và cuối bài chiếu, Lý Công Uẩn thể hiện quyết tâm của mình nhưng ông không sử dụng từ “phải” hay câu mệnh lệnh mà lại là câu hỏi và từ “muốn” mang tính trao đổi, tâm tình, thế hiện tính dân chủ, tôn trọng bề tôi của nhà vua và khiến bài chiếu có sức thuyết phục, dễ đi vào lòng người.

Còn nhà lãnh đạo tài ba - Trần Quốc Tuấn khi chứng kiến sự ngang ngược, tham lam của sứ giặc, cảm thấy danh dự của một quân nhân, một chủ tướng, danh dự của đất nước bị xúc phạm, cũng chứng kiến những hành vi sai trái của tướng sĩ nên ông đã viết bài Hịch tướng sĩ nhằm khích lệ quân sĩ để họ tập trung về một hướng. Khích lệ lòng yêu nước, căm thù giặc, ý chí quyết tâm chiến đấu và chiến thắng kẻ thù. Trước hết, ông nêu gương những trung thần nghĩa sĩ đã hi sinh vì chủ để khích lệ ý chí xả thân lập công danh của họ. Sau đó, ông tố cáo những tội ác của giặc là ngang ngược, hống hách và tham lam: đi lại nghênh ngang trên đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ; thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng. Đồng thời, ông cũng bộc bạch tâm sự của chính mình, nó là nỗi đau xót, lo lắng đến quên ăn quên ngủ khi vận mệnh đất nước đang nghìn cân treo sợi tóc: ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, là sự căm uất đến tột độ đối với những hành vi của giặc: “chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù”, và khí thế, ý chí muốn hành động thực tế để giết giặc không tiếc hi sinh: “dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng vui lòng”. Qua những lí lẽ đó, Trần Quốc Tuấn muốn khích lệ lòng căm thù giặc và nhấn mạnh nỗi nhục mất nước. Tiếp đó, ông còn nói đến mối quan hệ ân tình giữa chủ tướng và các tướng sĩ dưới quyền: không có mặc thì cho áo, không có cơm thì cho cơm, quan nhỏ thì thăng chức, lương ít thì cấp bổng, đi thủy thì cho thuyền, đi bộ thì cho ngựa, lúc trận mạc xông pha thì cùng nhau sống chết, lúc ở nhà nhàn hạ thì cùng nhau vui cười; đó là mối quan hệ thân thiết như ruột thịt nhằm khích lệ tư tưởng “trung quân ái quốc”, thái độ sống ân nghĩa, thủy chung. Sau đó, ông nghiêm khắc phê phán những lối sống sai trái của tướng sĩ: nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn, làm tướng triều đình phải hầu quân giặc làm không biết tức, nghe nhạc thái thường để đãi yến ngụy sứ mà không biết căm, hay chơi chọi gà, hay thích đánh bạc, hay thích rượu ngon, hay mê tiếng hát. Đó chính là lối sống bàng quan, hưởng lạc khi vận mệnh đất nước đang lâm nguy. Rồi Trần Quốc Tuấn chỉ ra những việc cần làm: đọc cuốn Binh thư yếu lược, huấn luyện binh sĩ, tập dượt cung tên, nâng cao tinh thần cảnh giác. Rồi từ đó khích lệ lòng tự trọng, liêm sỉ của tướng sĩ. Bài hịch này đã đóng vai trò quan trọng trong cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên lần thứ hai, nó như một hồi kèn xung trận, thúc giục các tướng sĩ đứng lên chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Các tướng sĩ đã hưởng ứng bài hịch bằng cách xăm hai chữ “Sát thát” lên tay và mang khí thế bừng bừng xung trận chiến đấu với quân giặc, quyết tâm chiến thắng kẻ thù. Cuộc kháng chiến đã giành thắng lợi vẻ vang và cho đến nay bài hịch vẫn còn nguyên giá trị. Qua đó, ta cũng thấy được vai trò của Trần Quốc Tuấn trong việc chỉ huy, huấn luyện quân sĩ, để họ tích cực tham gia chiến đấu chống ngoại xâm bảo vệ Tố quốc.

Vai trò của những người lãnh đạo là vô cùng quan trọng. Lịch sử dân tộc ta đã cho thấy, ở bất kì giai đoạn nào cũng xuất hiện những người đi tiên phong, những người lãnh đạo tài ba chèo lái vận mệnh đất nước, như Lý Công Uẩn, Trần Hưng Đạo, gần đây nhất là Bác Hồ - vị lãnh tụ cách mạng vĩ đại đã đưa đất nước ta thoát khỏi xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp và chiến thắng đế quốc Mĩ đưa đất nước ta thành một đất nước độc lập, tự do, dân chủ. Đúng vậy, trong công cuộc dựng nước và giữ nước sẽ luôn có những vị lãnh đạo tài năng như bộ não của đất nước đó, giúp đất nước được độc lập, tự do, phát triển vững mạnh và lâu bền.

Tài liệu có 18 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống