Top 17 bài Phân tích hình ảnh chiếc lá cuối cùng trong truyện Chiếc lá cuối cùng 2023 hay nhất

Tải xuống 11 6.6 K 4

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 8 bài văn mẫu Phân tích hình ảnh chiếc lá cuối cùng trong truyện Chiếc lá cuối cùng hay nhất, gồm 17 trang trong đó có dàn ý phân tích chi tiết, sơ đồ tư duy và 10 bài văn phân tích mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài thi môn văn sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

PHÂN TÍCH HÌNH ẢNH CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG TRONG TRUYỆN CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG

Bài giảng: Chiếc lá cuối cùng

Phân tích hình ảnh chiếc lá cuối cùng trong truyện Chiếc lá cuối cùng – mẫu 1

O.Hen-ri là một nhà văn người Mỹ đã để lại nhiều tác phẩm nổi tiếng gây được tiếng vang cho cả thế giới. Những tác phẩm của ông đều chứa đựng tình cảm nhân văn, nhân đạo vô cùng sâu sắc, có những tình tiết bất ngờ lôi cuốn người đọc. Cho con người những giá trị sống sâu sắc.

Truyện ngắn "Chiếc lá cuối cùng” là một tác phẩm hay thể hiện sự nhân văn, triết lý sống sâu xa của tác giả khi muốn nêu lên sự nhân văn của nghệ thuật, sự hy sinh của những người nghệ sĩ nghèo để làm nên những tác phẩm để đời gây được tiếng vang lớn, có ý nghĩa hơn cả cái đẹp đó là tính hướng thiện, tính ý nghĩa nhân văn cao cả.

Truyện ngắn kể về những người họa sĩ nghèo ở cùng một khu nhà trọ tồi tàn, trong đó có cụ Bơ Men một ông họa sĩ già luôn muốn tạo ra những tác phẩm để đời có giá trị nghệ thuật, nhưng cuộc đời ông lại bị trói buộc trong một mớ bòng bong của cuộc sống mưu sinh thường nhật. Ông thường xuyên phải làm người mẫu cho lớp họa sĩ trẻ kiếm vài đô la để mua bánh mì và trả tiền thuê nhà trọ.

Cuộc sống mưu sinh vất vả khiến cho ông ngày càng bị đẩy xa khỏi ước mơ nghệ thuật chân chính của mình, ước mơ về một tác phẩm để đời một kiệt tác vang danh tạo nên tên tuổi của ông ngay cả sau khi ông đã chết.

Trong khi nhà trọ ông sống có hai cô họa sĩ trẻ tên là Giôn xi và Xiu hai cô gái còn rất trẻ có nhiều hoài bão lớn lao. Nhưng không may Giôn xi bị nhiễm phong hàn, viêm phổi cấp, khiến cho cuộc sống của cô trở nên khó khăn. Mỗi ngày cô đều cảm thấy cái chết đang đến rất gần mình. Giôn xi thường ngồi đếm những chiếc lá trên cây ngoài khung cửa và tưởng tượng khi nào chiếc lá cuối cùng trên cây rơi rụng xuống thì cũng là lúc cho từ bỏ cuộc sống này.

Một cô gái trẻ nhưng lại không có ý chí không có ham muốn sống Giôn xi tự buông bỏ số phận cuộc sống của mình theo những chiếc lá ngoài ô cửa, khiến cho Xiu cô bạn cùng phòng nhiều lần cảm thấy tức giận, nhưng khuyên nhủ mãi không thay đổi được bạn mình nên Xiu đành cam chịu. Cô đem câu chuyện của Giôn xi kể cho ông họa sĩ già Bơ men nghe.

Mùa đông năm đó là một mùa đông vô cùng lạnh lẽo, tuyết rơi trắng đường những cơn bão tuyết làm cho con người dường như lạnh cóng cả thân thể lẫn tâm hồn, nên những chiếc lá mong manh dường như cũng sẽ rụng nhanh hơn, khiến cho Giôn xi buồn lắm vì mỗi ngày nhìn qua ô cửa thấy số lá trên cây càng ngày càng ít đi, thưa thớt dần.

Rồi một tối Giôn xi nhìn ra cửa sổ chỉ thấy trên cây chỉ còn một chiếc lá duy nhất. Giôn xi trằn trọc không ngủ được lo sợ chỉ qua đêm nay thôi là chiếc lá cuối cùng kia cũng rụng nốt và cuộc đời cô cũng chấm hết tại đây. Tối đó, Giôn xi và Xiu nói chuyện với nhau rất nhiều, những cơn ho hen làm cho Giôn xi tức ngực khó thở, giấc ngủ đến với cô rất muộn màng, mãi tới quá nửa đêm cô mới chợp mắt được một chút.

Sáng hôm sau Giôn xi tỉnh dậy muộn hơn thường lệ khi những tia nắng ánh sáng mặt trời đã lên cao, Giôn xi tỉnh dậy việc đầu tiên là cô mở cửa sổ nhìn ra cái cây xem chiếc lá cuối cùng đã rụng chưa. Nhưng thật may mắn nó vẫn ở đó, Giôn xi reo lên sung sướng gọi Xiu và khoe " Nó vẫn còn ở đó”

Việc chiếc lá cuối cùng không bị rụng xuống làm cho Giôn xi có thêm động lực để sống tiếp. Cô bắt đầu hy vọng vào điều kỳ diệu rằng biết đâu cô sẽ khỏi bệnh, sẽ khỏe mạnh trở lại…

 

Hết mùa đông, tới mùa xuân thời tiết ấm áp hơn Giôn xi đã khỏi bệnh cô đi học trở lại và tiếp tục sự nghiệp nghệ thuật của mình. Khi Giôn xi ra ngoài để đến gần chiếc lá diệu kỳ kia. Một chiếc lá sống sót qua mùa đông bão tuyết lạnh giá, với sức sống kiên cường đã truyền ý chí sống cho Giôn xi. Nhưng khi lại gần Giôn xi vô cùng ngạc nhiên khi đó chỉ là một bức tranh hình một cái cây, trên cái cây là hình một chiếc lá.

Giôn xi vô cùng kinh ngạc, cuối cùng cô biết được tác giả vẽ bức tranh đó chính là cụ Bơ men người họa sĩ già đã thức suốt đêm dưới mưa tuyết mùa đông để vẽ lên bức tranh đó tặng cho Giôn xi, sau khi hoàn thành bức tranh ông cụ đã qua đời vì nhiễm lạnh, viêm phổi nặng.

Kiệt tác "Chiếc lá cuối cùng” của cụ Bơ men có ý nghĩa nhân văn vô cùng to lớn. Một cuộc đời cụ cống hiến cho nghệ thuật chỉ ước mơ có một kiệt tác để đời. Cụ chết đi khi vẽ bức tranh cuối cùng của đời mình, bức tranh có ý nghĩa to lớn đã cứu sống một người trẻ như Giôn xi, truyền cho cô ngọn lửa của niềm tin.

Kiệt tác Chiếc lá cuối cùng có nghĩa to lớn là một chi tiết đắt giá giàu tính nhân văn, tính nghệ thuật sâu sắc tạo nên sự thành công cho tác phẩm của O.Hen-ri.

 

Sơ đồ tư duy

Phân tích hình ảnh chiếc lá cuối cùng trong truyện Chiếc lá cuối cùng hay nhất (5 mẫu) (ảnh 3)

Dàn ý chi tiết

I. Mở bài

- Giới thiệu khái quát tác giả O.Hen-ri đoạn trích được học là phần cuối của truyện ngắn "Chiếc lá cuối cùng"

- Hình tượng chiếc lá cuối cùng là một "kiệt tác" giàu tính nghệ thuật và nhân văn sâu sắc

II. Thân bài

- Khái quát nội dung tác phẩm và hoàn cảnh ra đời chiếc lá cuối cùng:

+ Xiu, Giôn-xi và cụ Bơ-men đều là những họa sĩ nghèo sống trong cảnh khổ sở

+ Giôn-xi mắc bệnh nặng và sống trong tuyệt vọng, cụ Bơ-men đã vẽ kiệt tác chiếc lá cuối cùng để giúp cô vươn lên vượt qua bệnh tật

- Chiếc lá cuối cùng là kiệt tác của nghệ thuật vì:

+ Hình ảnh chiếc lá giống như thật

+ Được vẽ bằng tâm huyết của người khao khát kiệt tác nghệ thuật

+ Vẽ trong hoàn cảnh đặc biệt

- Hình tượng chiếc lá cuối cùng giàu tính nhân văn cao cả:

+ Hình ảnh chiếc lá được vẽ bằng cả tấm lòng yêu thương, đức hi sinh thầm lặng

+ Chiếc lá đã cứu sống Giôn-xi

III. Kết bài

- Khẳng định giá trị hình tượng chiếc lá cuối cùng

Các bài văn mẫu khác:

Phân tích hình ảnh chiếc lá cuối cùng trong truyện Chiếc lá cuối cùng – mẫu 2

O.Hen-ri là nhà văn Mỹ với phong cách sáng tác có sức hút lớn đối với người đọc, tác phẩm "Chiếc lá cuối cùng" là một trong rất nhiều tác phẩm có sức neo giữ lâu trong lòng người bởi hệ thống nhân vật, lối suy nghĩ và cả những khát vọng trong đó rất mãnh liệt, cháy bỏng. Đặc biệt hình ảnh “Chiếc lá cuối cùng" – kiệt tác cuối đời của cụ Bơ-men lại để lại trong lòng độc giả nhiều cảm xúc nhất. Đó là một hình ảnh giàu tính nghệ thuật, giàu tính nhân văn sâu sắc.

"Chiếc lá cuối cùng" xoay quanh cuộc sống của cô gái trẻ Giôn xi mắc bệnh hiểm nghèo, người bạn Xiu và ông họa sĩ già Bơ-men. Cuộc sống của họ chật vật, tẻ nhạt trong một khu tập thể tồi tàn có dây thường xuân bám xuân quanh. Chiếc lá trên những dây thường xuân kia chính là "số phận" là Giôn xi phó mặc cho nó, rằng đến khi nào chiếc lá cuối cùng rụng xuống thì cô cũng chết. Thật nghịch lí, trớ trêu thay cho thân phận một kiếp người còn quá trẻ. Họ đều là nghệ sĩ, là những người đi tìm cái đẹp, vì cái đẹp để hoàn thiện nó và hoàn thiện bản thân mình.

Cụ già Bơ-men đã sống và cống hiến cho nghệ thuật, nhưng cả cuộc đời cụ chỉ mong có được một kiệt tác để đời. Nhưng đó dường như là ước mơ quá xa vời đối với cụ. Cụ thương cho cô gái trẻ Giôn xi tuyệt vọng nhìn những chiếc lá rơi, thương cho những kiếp người nhỏ bé trong xã hội không một nơi bấu víu. Có lẽ đây chính là động lực để cụ sáng tạo nên kiệt tác " chiếc lá cuối cùng" có ý nghĩa lớn đối với Giôn xi. Có thể nói kiệt tác đó vừa bắt đầu một cuộc đời mới nhưng đồng thời lại khép lại một đời người.

Bức tranh "Chiếc lá cuối cùng" do cụ Bơ-men vẽ có ý nghĩa rất lớn, tạo nên sự thành công của tác phẩm cũng như là điểm nhấn để người đọc nhớ về tác phẩm này. Nó vừa giàu giá trị nghệ thuật vừa giàu giá trị nhân văn sâu sắc.

Xét về phương diện giá trị nghệ thuật trước hết cần thấy rằng đây chính là một kiệt tác nghệ thuật hội họa với những nét vẽ như thật, khiến cho Giôn xi cứ tưởng rằng đó là chiếc lá cuối cùng còn sót lại. Kiệt tác này là điểm nhấn tạo nên điểm sáng cho cả tác phẩm. Đây cũng chính là sự tài hoa, tinh tế của O hen ri khi dẫn người đọc từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Kiệt tác của cụ Bơ-men chính là nút thắt tháo gỡ những lo âu, trăn trở về số phận của Giôn xi, khiến cô có niềm tin và kiên cường hơn nữa đối với cuộc sống hiện tại.

Bức tranh này được vẽ trong một đêm mưa gió, một đêm có lẽ chiếc lá thường xuân cuối cùng còn sót lại đã rụng từ đêm đó. Nhưng cụ Bơ-men đã đội mưa, đội gió vẽ lên nền tường chiếc lá sinh mệnh kéo dài sự sống cho Giôn xi. Hành động này của cụ khiến người đọc nghẹn ngào, bởi một trái tim biết hi sinh, biết thương yêu và biết cho đi. Ông đã đánh đổi mạng sống của mình để mang lại cuộc sống mới cho cô gái trẻ đang tràn đầy nhiệt huyết. Một hành động cao đẹp gắn liền với tâm nguyện suốt của cuộc đời của ông họa sĩ già. Ông đã dành cho Giôn xi những điều tốt đẹp nhất, với những nét vẽ tinh tế giữa trời nhiều giông bão.

Như vậy kiệt tác "Chiếc lá cuối cùng" của cụ Bơ-men chính là một hình ảnh, một minh chứng cho sự sáng tạo không ngừng của O hen ri cũng như những người làm nghệ thuật. Kiệt tác ấy giàu giá trị nhân văn, mang đến cho người đọc nhiều cảm xúc khó quên.

Gấp trang sách lại nhưng hình ảnh bức tranh đó còn neo đậu mãi, nhắc nhở chúng ta về nhân sinh trong đời sống. Đó là một triết lí rất đẹp.

Phân tích hình ảnh chiếc lá cuối cùng trong truyện Chiếc lá cuối cùng – mẫu 3

Chiếc lá cuối cùng là một tác phẩm xuất sắc của O.Hen-ri. Trong câu chuyện, hình tượng về chiếc lá cuối cùng có sức ám ảnh rất lớn. Nó thể hiện cái nhìn nhân đạo sâu sắc trong tác phẩm.

Giôn-xi bị bệnh sưng phổi, nặng trước. Nhìn qua cửa sổ thấy cây thường xuân với nỗi ám ảnh là chiếc lá cuối cùng của cây rụng thì cô sẽ chết. Cụ Bơ-men đã vẽ chiếc lá vào nơi mà chiếc lá cuối càng đã rụng trong đêm ấy. Chiếc lá cuối cùng- chiếc lá tình nghĩa của cụ Bơ-men dành cho Giôn- xi. Cả hai đều là họa sĩ và đều có ước mơ. Bơ-men mơ vẽ được một kiệt tác.Giôn-xi mơ vẽ được một bức tranh về vịnh Na-plơ. Và chiếc lá cuối cùng chính là kiệt tác để đời của cụ Bơ-men, chiếc lá giúp Giôn-xi hồi sinh để thực hiện ước mơ

Truyện kể rằng Xiu và Giôn-xi là hai nữ họa sĩ nghèo, còn trẻ, sống trong một căn hộ thuê ở gần công viên Oa-sinh-tơn. Cụ Bơ-men cũng là một họa sĩ nghèo thuê phòng ở tầng dưới. Bốn chục năm nay cụ mơ ước vẽ một kiệt tác nhưng chưa thực hiện được, cụ thường ngồi làm mẫu vẽ cho các họa sĩ để kiếm tiền. Lúc ấy là vào mùa đông. Giôn-xi bị bệnh sưng phổi. Bệnh tật và nghèo túng khiến cô tuyệt vọng không muốn sống nữa. Cô đếm từng chiếc lá còn lại trên cây thường xuân bám vào bức tường gạch đối diện với cửa sổ, chờ khi nào chiếc lá cuối cùng rụng nốt thì cô cũng buông xuôi, lìa đời..

Xiu còn chăm sóc, lo lắng cho Giôn-xi như chăm sóc cho em gái của mình. Khuôn mặt Xiu ngày càng hốc hác. Khi biết được ý nghĩ kl quặc của Giôn-xi, Xiu đã cố năn nỉ: “Em hãy nghĩ đến chị, nếu em không còn muốn nghĩ đến mình nữa. Chị sẽ làm gì đây?”. Điều ấy chứng tỏ cô thương Giôn-xi vô cùng, và mong muốn Giôn-xi tống khứ ý nghĩ kì quặc kia ra khỏi đầu Giôn-xi. Xiu cho cụ Bơ-men biết rằng Giôn-xi bị bệnh nặng và rơi vào tình trạng khủng hoảng tinh thần trầm trọng. Xiu và Bơ-men đều buồn lòng rất nhiều, cả hai người cùng nhìn cây thường xuân, rồi hai người im lặng nhìn nhau. Một phần câu trả lời câu hỏi “cái gì đấy ” ẩn trong cái nhìn ấy của Xiu, và phần còn lại ẩn trong cái nhìn của cụ Bơ-men. Cuộc sống của Giôn-xi tưởng chừng bất hạnh nhưng cũng không hề, vì cô có rất nhiều người thực tâm lo lắng cho Giôn-xi. Trong cuộc chiến đấu không cân sức với tử thần, Giôn-xi không hề đơn độc

Xiu lẫn Giôn-xi đều bị ám ảnh bởi chiếc lá thường xuân cuối cùng đã rụng trong đêm, và Xiu cũng không biết cụ Bơ-men có vẽ chiếc lá để cứu người hay không đù hai người có nhìn cây thường xuân và lo sợ. Kéo tấm mành mành lên là vén bức màn bí mật, và có thể sự thật bi quan đã ám ảnh cả hai người sẽ lộ ra. Tấm màn đã được kéo lên. Chiếc lá “hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa, chiếc lá vẫn dũng cảm đeo bám vào cành cách mặt đất chừng hai mươi bộ” đã trở thành biểu tượng hồi sinh của Giôn-xi. Nhìn thấy nó, Giôn-xi đã tâm sự với Xiu rằng “Em cứ tưởng là nhất định trong đêm vừa qua nó đã rụng. Em nghe thấy gió thổi. Hôm nay nó sẽ rụng thôi và cũng lúc đó thì em sẽ chết”. Sau đó cô lại nói thêm những câu nói tự trách mình, những lời biết ơn mà cũng là lời thú tội: “Có một cái gì đấy đã làm cho chiếc lá cuối cùng vẫn còn đó để cho em thấy rằng mình đã tệ như thế nào. Muốn chết là một tội”. Rồi Giôn-xi xin được uống sữa, được cầm chiếc gương tay, được xem Xiu nấu nướng, và nuôi lại hi vọng sẽ được vẽ vịnh Na-plơ.

Với lối hành văn nhẹ nhàng, với tài quan sát và miêu tả thật tự nhiên và tinh tế những chi tiết chọn lọc của từng nhân vật, cùng với sự sắp đặt các chi tiết ấy thành các tình huống đảo ngược bất ngờ một cách hợp lí, O.Hen-ri đã tạo được sức hấp dẫn của nghệ thuật viết truyện ngắn. Người đọc xúc động về tình bạn của Xiu đối với Giôn-xi, trân trọng tấm lòng thương yêu và hành động âm thầm nhưng vô cùng cao cả của cụ Bơ- men cho sự sống của người trẻ đang trong tuyệt vọng, muốn chết như Giôn-xi.

Chiếc lá cuối cùng là bức tranh kiệt tác mà cụ đã từng mơ vẽ được lúc cụ còn sống, và nó cũng làm sống lại ước mơ được vẽ vịnh Na-plơ đẹp nổi tiếng của Giôn-xi. Thắp lên niềm tin và hy vọng không chỉ cho ba người họ mà còn cho tất cả mọi người.

Phân tích hình ảnh chiếc lá cuối cùng trong truyện Chiếc lá cuối cùng – mẫu 4

O.Hen-ri là nhà văn Mỹ nổi tiếng với những tác phẩm văn học nhẹ nhàng, sâu lắng, giàu giá trị nhân văn. Đọc những trang viết của O.Hen-ri người đọc có cảm giác như đang được sống trong những bức tranh được vẽ bằng ngôn từ của ông. “Chiếc lá cuối cùng” trích trong tác phẩm cùng tên của O.Hen-ri thực sự có sức ám ảnh lớn, lay động đến tâm can người đọc vì tình thương yêu cao cả vĩ đại của những con người ông khắc họa nên.

Không may, Giôn-xi mắc bệnh viêm phổi cô luôn có cảm giác rằng mình sắp chết. Năm đó mùa đông vô cùng lạnh lẽo, tuyết rơi phủ trắng đường, những trận bão tuyết làm cho căn bệnh của Giôn-xi càng nên nặng hơn.

Cuộc sống của ba người họ vô cùng buồn bã, nó diễn ra lặp đi lặp lại mỗi ngày tẻ nhạt, xung quanh ngôi nhà họ ở có một cái cây, và những bụi dây leo quanh.

Chiếc lá trên những cánh thường xuyên kia được tượng trưng cho số phận của cô gái xấu số Giôn-xi, bởi cô cho rằng khi nào chiếc lá cuối cùng rơi xuống thì lúc đó cô cũng sẽ chết. Giôn-xi hoàn toàn tuyệt vọng vào cuộc sống, và cô gái Giôn-xi này phó mặc đời mình vào những chiếc lá.

Cả ba người họ đều là nghệ sĩ, chính là những người đi tìm niềm vui trong cái đẹp, luôn hướng tới cái đẹp và vì cái đẹp mà hoàn thiện bản thân mình tới sự chân-thiện-mỹ.

Ông cụ Bơ-men là người sống vì nghệ thuật, ông luôn mơ ước mình có thể vẽ được một tác phẩm để đời, một kiệt tác mà người đời sau phải trầm trồ ngưỡng mộ. Nhưng vì cuộc sống mưu sinh để kiếm vào đô la một giờ ông cụ buộc lòng phải ngồi làm mẫu vẽ cho những sinh viên trường mỹ thuật.

Chính vì vậy, ước mơ về một tác phẩm để đời của ông vẫn chưa thực hiện được. Ông cụ Bơ-men thường thương cho Giôn-xi khi cô tuyệt vọng ngồi đếm những chiếc lá rơi rồi lo lắng khi những chiếc lá còn lại trên cây ngày càng ít đi.

Chính nhờ tình thương với cô gái trẻ này mà ông cụ Bơ-men đã sáng tác ra một bức tranh kiệt xuất đó chính là bức tranh chiếc lá cuối cùng, bởi ông biết nó có ý nghĩa vô cùng to lớn với cô gái Giôn-xi tội nghiệp của chúng ta.

Có thể nói rằng bức tranh Chiếc lá cuối cùng vừa bắt đầu cho một cuộc sống mới vừa kết thúc một đời người. Bức tranh chiếc lá cuối cùng của ông lão Bơ-men chính là điểm nhấn là tia sáng của toàn bộ tác phẩm này. Nó là cho câu chuyện rẽ sang một hướng khác, thể hiện sự đồng cảm nhân văn của tác giả.

Bức tranh chiếc lá cuối cùng là biểu tượng giàu tính giá trị nghệ thuật, đồng thời cũng giàu giá trị nhân văn nhân đạo sâu sắc. Khi chúng ta xét về phương diện nghệ thuật có thể thấy rằng đây chính là một bức tranh vô cùng xuất sắc của ngành mỹ thuật, khi ông Bơ-men vẽ thành công bức tranh mà Giôn-xi một sinh viên trường mỹ thuật nhìn chiếc lá trên cái cây ấy hoàn toàn không phát hiện ra nó chỉ là một bức tranh được vẽ nên. Vậy thì bức tranh đó phải vô cùng xuất sắc giống y như thật.

Chính bức tranh kiệt tác này tạo nên điểm nhấn cho toàn bộ tác phẩm, nó thể hiện sự tài hoa, sâu sắc tinh tế của nhà văn O.Hen-ri, dẫn dắt người đọc sang một lối rẽ khác của câu chuyện.

Kiệt tác bức tranh chiếc lá cuối cùng của ông lão Bơ-men đã giúp cho nhân vật Giôn-xi có hy vọng vào cuộc sống, có ý chí chiến đấu với bệnh tật mà không buông bỏ mạng sống của mình.

Bức tranh Chiếc lá cuối cùng được ông lão Bơ-men vẽ trong một đêm mưa gió, một đêm mà những chiếc lá thường xuân đã rụng hết rồi. Và bức tranh của ông kịp thời cứu sống một linh hồn.

Nhưng vì muốn kéo dài sự sống cho cô gái Giôn-xi mà ông cụ Bơ-men đã sinh bệnh rồi qua đời vào sáng hôm sau vì lạnh cóng. Một sự hy sinh vô cùng cao đẹp của một con người có trái tim nhân hậu ấm áp.

Sự hy sinh của ông cụ Bơ-men khiến người đọc vô cùng xúc động rưng rưng dòng lệ. Ông cụ đã hy sinh mạng sống của mình cho nhân vật Giôn-xi có thêm động lực sống tiếp. Một sự hy sinh vô cùng nhân văn cao cả.

Hình ảnh chiếc lá cuối cùng của cụ Bơ-men chính là một kiệt tác hoàn hảo chứng minh cho sự sáng tạo không ngừng nghỉ của nhà văn O.Hen-ri và những người làm những nghề nghiệp liên quan tới nghệ thuật. Nó thể hiện tinh thần nhân văn, nhân đạo của tác giả. Nó thể hiện một triết lý sống vô cùng cao đẹp, đáng quý của cuộc đời.

Phân tích hình ảnh chiếc lá cuối cùng trong truyện Chiếc lá cuối cùng – mẫu 5

O.Hen-ri là một nhà văn chuyên viết truyện ngắn xuất sắc của nền văn học Mỹ. Ông có nhiều tác phẩm truyện ngắn nổi tiếng với giá trị nội dung sâu sắc như: Tên cảnh sát và gã lang thang, Quà tặng của các đạo sĩ, ... Và truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng là một trong những tác phẩm như thế. Câu chuyện chứa đựng nhiều hình tượng giàu ý nghĩa, đặc biệt là hình ảnh chiếc lá cuối cùng. Đó là một hình ảnh giàu ý nghĩa không chỉ về mặt nghệ thuật mà còn cả về tinh thần nhân đạo cao cả nữa.

Truyện ngắn "Chiếc lá cuối cùng" kể về tình bạn của những người họa sĩ nghèo sống tại một khu nhà chung. Họ là những con người có cùng niềm đam mê nghệ thuật hội họa, mong muốn cống hiến cho đời những kiệt tác đẹp nhất của mình. Trong đó, nổi bật lên là tình bạn của hai người nghệ sĩ trẻ Xiu và Giôn-xi cùng với người nghệ sĩ già Bơ-men. Xiu và Giôn-xi sống cùng nhau trong một căn hộ nhỏ, cùng nhau trải qua những khó khăn về " cơm áo gạo tiền" . Cùng sống trong khu nhà đó, có cụ Bơ-men, cụ cũng là một người họa sĩ. Nhưng những chật vật về cuộc sống không cho phép cụ theo đuổi mơ ước của mình, để cụ chỉ có thể ngồi làm mẫu vẽ cho những họa sĩ trẻ. Cả cuộc đời cụ mơ ước mình sẽ vẽ được một kiệt tác để đời mà vẫn chưa thực hiện được cho đến khi Giôn-xi mắc căn bệnh viêm phổi nặng rồi mất hết hi vọng khiến cụ và Xiu vô cùng lo lắng.

Ô. Henri đã làm nổi bật lên trong câu chuyện của mình tình bạn giữa những con người nghèo khổ. Một Xiu hết lòng lo lắng cho người bạn của mình, chăm sóc, kiếm tiền chữa bệnh, thuốc thang, động viên Giôn-xi; một cụ Bơ-men với tình yêu thương vô bờ bến dành cho cô gái nghèo Giôn-xi. Và chính tình yêu đó đã giúp cụ vẽ lên một kiệt tác để đời: Một chiếc lá thường xuân cuối cùng. Chính chiếc lá ấy đã vực dậy, làm hồi sinh một con người đã mơ tưởng đến " những nơi xa xôi" - Giôn-xi.

Hình ảnh chiếc lá cuối cùng mà Ô. Henri tạo ra vô cùng giàu ý nghĩa, không chỉ về mặt nghệ thuật mà còn chứa đựng trong đó cả những giá trị nhân đạo vô cùng sâu sắc nữa. Về mặt nghệ thuật, chiếc lá cuối cùng trên tường ấy là một kiệt tác để đời của cụ Bơ-men - một người nghệ sĩ. Kiệt tác tức là một tác phẩm nghệ thuật hết sức độc đáo, hết sức tuyệt vời, giàu ý nghĩa. Người ta thường nhắc tới các kiệt tác nổi tiếng thế giới như bức tranh nàng Mona Lisa của De Vinci, Sáng tạo của Adam - Michelangelo... Nhưng kiệt tác được tạo nên trong tác phẩm " Chiếc lá cuối cùng" của O.Hen-ri lại chỉ là một tác phẩm nghệ thuật vô cùng bình thường trên một bức tường. Thế nhưng ẩn sâu trong nó lại chứa đựng một tấm lòng cao cả, lớn lao, một sự hy sinh thầm lặng, không cầu báo đáp.

Về giá trị nhân đạo, Chiếc lá cuối cùng là niềm hy vọng sống cuối cùng gieo vào lòng Giôn-xi - một cô gái đã mất hết niềm tin vào cuộc sống. Chiếc lá ấy đã thực hiện ý nghĩa cuối cùng nhưng vô cùng to lớn của mình là gieo lại niềm hi vọng sống cho một con người, cứu con người ấy thoát khỏi vòng tay của tử thần. Không chỉ thế, nó còn mang trong mình tình yêu thương bao la, vô bờ bến của người họa sĩ nghèo, già cả - Bơ-men đối với Giôn-xi.

Tình cảm đó là tình yêu giữa con người với con người với nhau, là sự đồng cảm, yêu thương sâu sắc giữa những người có cùng cảnh ngộ với nhau. Và hơn thế nữa, chiếc là đó được vẽ lên bởi tâm huyết cũng như sự hy sinh cao cả của một con người. Tất cả những giá trị đó đã tạo nên ý nghĩa nhân đạo sâu sắc của chiếc lá thường xuân cuối cùng trên tường - kiệt tác để đời của cụ Bơ men.

Cuối cùng, cụ Bơ-men - người vẽ lên kiệt tác chiếc lá ấy đã không qua khỏi được căn bệnh viêm phổi nặng. Vậy nhưng chiếc lá mà cụ đã vẽ ấy đã giúp hồi sinh một con người. Sự hi sinh thầm lặng mà cao cả của cụ thật đáng trân trọng biết nhường nào. Qua hình ảnh chiếc lá và sự hi sinh của người nghệ sĩ già, tác giả O.Hen-ri muốn nhấn mạnh với chúng ta mục đích cao cả của nghệ thuật.

Khép lại tác phẩm, nhưng hình ảnh chiếc lá cuối cùng cùng với ý nghĩa của nó ghim lại thật lâu trong lòng người đọc chúng ta. Đó là một hình ảnh thật đơn giản nhưng chứa đựng thật nhiều ý nghĩa lớn lao. Một chiếc lá vừa là một kiệt tác nghệ thuật để đời của một người nghệ sĩ vừa là vật gieo hy vọng, giúp Giôn-xi vượt qua bệnh tật cũng là chiếc lá ghi lại tấm lòng yêu thương cao cả cùng sự hy sinh thầm lặng đáng trân trọng của người nghệ sĩ già - cụ Bơ-men.

Phân tích hình ảnh chiếc lá cuối cùng trong truyện Chiếc lá cuối cùng – mẫu 6

Ông lấy bút danh O Hen-ri có lẽ để kỉ niệm một người bạn tốt đã giúp đỡ ông nhiều trong thời kì này. Sau khi ông mất, Hội Nghệ thuật và Khoa học ở Mỹ đã lập một giải thưởng mang tên O Hen-ri được tặng cho các truyện ngắn hay hàng năm.

"Chiếc lá cuối cùng" là "bức thông điệp màu xanh" tác giả gửi đến người đọc ca ngợi tình bạn thủy chung cao quý, nhắn nhủ mọi người hãy yêu thương con người, hãy biết hi sinh vì sự sống của con người. Xiu và Bơ-men là hai nhân vật bổ sung cho nhau nhằm làm nổi bật tình cảm cao đẹp trên. Hai họa sĩ nghèo này khác nhau về tuổi tác nhưng lại có chung một mối lo lắng: làm sao cứu sống được Giôn-xi khỏi bàn tay lạnh giá của thần chết. Xiu đã phải làm việc rất nhiều, không tiếc sức mình để kiếm tiền mua thuốc, mời bác sĩ, mua thức ăn... để chăm sóc bạn từng li từng tí, từ việc nấu cháo súp tới việc dỗ dành bạn ăn bằng được. Xiu đúng là một người bạn thủy chung, gian nan hoạn nạn bao giờ cũng có nhau. Nhưng chỉ như vậy cũng chưa thể cứu được Giôn-xi, cô bị viêm phổi nặng đồng thời lại trong tâm trạng tuyệt vọng, tin rằng mình không thể sống được khi chiếc lá cuối cùng của cái cây kia bên cửa sổ rụng xuống.

Chữa bệnh viêm phổi, y học có thể làm được, nhưng chữa tâm trạng tuyệt vọng, bác sĩ cũng bó tay. Bằng sự nhạy cảm của một người giàu lòng nhân ái, cụ Bơ-men đã nhận ra chiếc chìa khóa mở cánh cửa đưa Giôn-xi trở lại với cuộc sống. Bằng tài năng, cụ đã vẽ lên bức kiệt tác của mình - cũng chính là bức tranh cuối cùng - để mang lại cho Giôn-xi niềm tin yêu vào cuộc sống. Cả hai con người ấy, Xiu và Bơ-men tượng trưng cho lòng nhân đạo cao cả, cho tình yêu thương giữa những con người với nhau.

Nhưng thông qua bức vẽ cuối cùng gắn liền với sự hi sinh thầm lặng của Bơ-men. tác giả còn muốn nói tới một vấn đề nữa: mục đích của nghệ thuật, ý nghĩa cao quý của nghệ thuật. Suốt bốn mươi năm lao động, cụ Bơ-men luôn thất bại, chưa bao giờ ngọn bút của cụ chạm tới tà áo của làng nghệ thuật. Nhưng đến phút cuối cùng, khi không định làm nghệ thuật. Nhưng vì mục đích giành lại sự sống cho một người, cụ đã hoàn thành kiệt tác của mình trong một hoàn cảnh khác thường: đêm đông, gió lạnh, tuyết rơi, một mình với chiếc đèn bão trên một chiếc thang chênh vênh. Tác phẩm của cụ trở nên bất tử vì nó hiện hình trong sự sống của một con người và biết đâu, sự sống của một tài năng.

Cốt truyện của "Chiếc lá cuối cùng" thật đơn giản. Câu chuyện sống được không chỉ vì ý nghĩa nhân đạo sâu sắc của nó, mà còn vì ngòi bút dựng truyện, khắc họa nhân vật đầy tài năng của tác giả về mặt kết cấu, ông đã sử dụng thành công thủ pháp đảo lộn tình thế hai lần một cách đột ngột, bất ngờ để hấp dẫn người đọc. Trong truyện, lần thứ nhất là khi Giôn-xi đi đến trạng thái tuyệt vọng, buông thả mọi ý chí, phó mặc cho thần chết đưa lưỡi hái rau cắt đứt đời mình. Cô đã đoán chắc với Xiu "Khi lìa cành thì chắc chắn em cũng lìa đời".

Cô diễn tả tâm trạng của mình trong sự tuyệt vọng "chờ đợi làm em chán lắm rồi, nghĩ ngợi cũng làm em chán lắm rồi. Em muốn buông tay khỏi tất cả những thứ em còn đang nắm và lướt xuống lướt xuống, hệt như một trong những chiếc lá mệt mỏi đáng thương đó". Người đọc cảm thấy nghẹt thở tưởng như vô phương cứu chữa trước một con người không còn một tơ vương nào vào cuộc sống. Nhưng kì diệu thay, chiếc lá cuối cùng không rụng. Nó còn đó mãi mãi như sự bất tử của cuộc đời. Rồi Giôn-xi bắt đầu bình phục.

Lần đảo lộn tình thế thứ hai tiếp liền sau khi Giôn-xi bình phục. Ở đoạn trên, ông già Bơ-men xuất hiện thoáng qua rồi mất hút, người đọc bị hấp dẫn bởi cuộc đấu tranh giành sự sống trong Giôn-xi cũng đã quên mất ông. Chính lúc ấy, lời kể của Xiu làm cho cả Giôn-xi và người đọc sống lại một sự kiện bi tráng. Chiếc lá cuối cùng thật đã rụng. Còn lại mãi mãi trên tường là chiếc lá của tình thương yêu, là lòng yêu mến cuộc sống cháy bỏng của người họa sĩ già. Sự bất ngờ này đưa Bơ-men thành nhân vật quan trọng nhất thể hiện sâu đậm chủ đề của câu chuyện.

"Chiếc lá cuối cùng" là truyện ngắn về những con người bình thường, những việc bình thường nhưng lại khó quên vì ánh sáng nhân đạo tỏa mãi không thôi của tác phẩm. Mãi mãi người đọc sẽ nhớ tới cụ Bơ-men có hình dáng như một người thợ mỏ khắc khổ nhưng lại có tấm lòng và hành động của một vị thánh thần. Mãi mãi người đọc sẽ nhớ tới bức thông điệp màu xanh kêu gọi sự yêu thương giữa con người với con người, kêu gọi nghệ thuật hướng về con người.

Phân tích hình ảnh chiếc lá cuối cùng trong truyện Chiếc lá cuối cùng – mẫu 7

Chiếc lá cuối cùng là một truyện ngắn xuất sắc của nhà văn ắp tràn tình thương yêu và niềm tin với con người, một bức thông điệp khẳng định sứ mạng và sức mạnh của nghệ thuật chân chính. Câu chuyện kể về cuộc sống chật vật của những người hoạ sĩ nghèo: hai nữ họa sĩ trẻ Xiu và Giôn-xi sống cùng căn hộ với người họa sĩ già Bơ-men. Những khó khăn về vật chất đã vắt kiệt sức sáng tạo, khiến họ lâm vào cảnh bi đát. Cụ Bơ-men suốt bốn chục năm mơ ước vẽ một bức kiệt tác mà không thực hiện được, đành phải ngồi làm mẫu cho các họa sĩ trẻ để kiếm chút tiền còn nuôi thân. Giôn-xi bị sưng phổi, bệnh tật và nghèo túng đã lấy nốt của cô niềm tin vào cuộc sống. Chỉ còn lại Xiu mòn mỏi với những bức vẽ và ám ảnh bởi suy nghĩ của Giôn-xi: Cô gái bệnh tật ấy đang đếm từng chiếc lá rơi để chờ định mệnh phán quyết mạng sống của chính mình, với niềm tin khi chiếc lá cuối cùng rụng xuống thì cô sẽ ra đi... Không gian cuộc sống của những con người khốn khổ ấy lạnh lẽo u ám như mùa đông, nặng trĩu những buồn lo.

Đáng sợ làm sao khi mỗi ngày trôi đi trong gió tuyết và những cơn mưa lạnh lẽo dai dẳng, những chiếc lá thường xuân tiếp tục rơi xuống, chỉ còn lại một chiếc lá cuối cùng để Giôn-xi như nhìn thấy cái chết của mình đang đến gần. Có lẽ ai trong chúng ta cũng cảm thấy rối lòng, bất lực trước một con người đã buông xuôi, chán sống. Bởi thế nhà văn đã tập trung miêu tả khoảnh khắc căng thẳng của Xiu và cụ Bơ-men lúc Giôn-xi đang ngủ: "Họ sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ, nhìn cây thường xuân. Rồi họ nhìn nhau một lát, chẳng nói năng gì". Có lẽ trong giây phút đó, họ đã nhìn thấy nhánh thường xuân cuối cùng trụi lá rồi chăng? Dường như cùng với cái khắc nghiệt của trời đông, mưa gió, họ có thể đoán trước được điều gì khi Giôn-xi tỉnh dậy vào sáng hôm sau và thấy chiếc lá cuối cùng đã rụng.

Trong hoàn cảnh này, người đau khổ nhất không phải là Giôn-xi mà chính là cô gái trẻ Xiu. Bởi lẽ, cô là người sẽ phải chứng kiến toàn bộ tấn bi kịch sắp diễn ra vào sáng hôm sau khi Giôn-xi lại nhìn ra cửa sổ. Nhà văn không mô tả cụ thể tâm trạng Xiu, chỉ cho biết cô "tỉnh dậy sau khi chợp mắt được một tiếng đồng hồ", như vậy có nghĩa là cô đã phải trải qua một đêm trắng đầy âu lo thổn thức, trong sự bồn chồn và bất lực. Một đêm mưa gió ngoài trời dữ dội, một chiếc lá mong manh bám trên bức tường gạch chắc chắn sẽ bị vùi dập tơi tả, không chống chọi nổi sự tàn phá của tự nhiên. Điều đó có nghĩa là sau phút kéo mành lên, Giôn-xi sẽ nhìn thấy cái chết của chính mình. Nhưng Xiu cũng không thể chịu được khoảnh khắc nhìn thấy "Giôn-xi đang mở to cặp mắt thẫn thờ nhìn tấm mành mành màu xanh đã kéo xuống". Không kéo mành lên cũng không được, vì như vậy Xiu sẽ mang mặc cảm chính mình mới là người gây ra cái chết của Giôn-xi. Ta hiểu tâm trạng của cô khi làm theo một cách chán nản, bản thân cô cũng không còn phương cách nào giúp cho người đồng nghiệp, người em gái kia từ bỏ suy nghĩ điên rồ đáng sợ kia.

Chính vào lúc ấy, một hình ảnh bất ngờ đã làm đảo lộn mọi dự đoán, đảo ngược cả tình huống tưởng như chắc chắn trong dự định của Giôn-xi, trong nỗi lo của Xiu và trong sự thất vọng của mọi người. Tình huống ấy đã thắp lại niềm hy vọng như một phép màu: Vẫn còn một chiếc lá thường xuân bám trên bức tường gạch. Có lẽ người vui mừng nhất lúc này là Xiu, vì chiếc lá cô nhìn thấy không phải là một ảo ảnh: "Đó là chiếc lá cuối cùng trên cây. Ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa, chiếc lá vẫn dũng cảm treo bám vào cành cách mặt đất chừng hai mươi bộ". Còn Giôn-xi? Cô cũng nhận ra: "Đó là chiếc lá cuối cùng", thừa nhận sự thật một cách miễn cưỡng và tiếp tục suy nghĩ: "Hôm nay nó sẽ rụng thôi và cùng lúc đó thì em sẽ chết".

Giôn-xi thật đáng thương nhưng cô cũng thật đáng trách khi vẫn đeo đuổi ý định từ bỏ cuộc sống. Cô chìm đắm trong ý nghĩ kỳ quặc của mình, mặc kệ những sợi dây ràng buộc cô với tình bạn và với thế gian cứ lơi lỏng dần từng sợi một. Cô đã phụ lòng của Xiu, bởi lẽ cô đã xem nỗi đau của mình lớn hơn tất cả mọi sự quan tâm lo lắng của mọi người. Trong thời điểm ấy, sẽ không ai có thể giúp đỡ cô, ngoại trừ chính bản thân cô. Thời gian một ngày kéo dài đằng đẵng để Giôn-xi chứng kiến chiếc lá thường xuân chống chọi với mùa đông khắc nghiệt. Chiếc lá bướng bỉnh ấy không chấp nhận sự buông xuôi của một cô gái còn quá trẻ. Thế nhưng, khi con người ấy đã chấp nhận đầu hàng số phận, thì sức mạnh của màn đêm buông xuống, gió bấc ào ào, mưa đập mạnh vào cửa sổ lại có một uy lực khiến cho Giôn-xi không còn một niềm tin nào vào sự sống của chính mình. Sự cố chấp ấy quả thật đáng chê trách.

Nhà văn đã tạo ra một tình huống thử thách trước số phận của Giôn-xi, để rồi, cuối cùng người đọc có thể thở phào nhẹ nhõm: "chiếc lá thường xuân vẫn còn đó". Chiếc lá mong manh ấy đã chiến thắng được thời tiết khắc nghiệt, để tạo ra một bước ngoặt trong nhận thức của Giôn-xi. Cuối cùng, cô gái ấy đã nhận ra sự ích kỷ tồi tệ của bản thân mình. Chiếc lá cuối cùng đã cứu sống một sinh linh. Trước hết là thức tỉnh khát vọng sống tiềm ẩn trong tâm hồn của Giôn-xi, để cô nhận ra: "có một cái gì đấy đã làm cho chiếc lá cuối cùng vẫn còn đó để cho em thấy rằng mình đã tệ như thế nào. Muốn chết là một tội. Phép nhiệm màu đã xảy ra, vượt qua tất cả những quy luật thường tình của thiên nhiên tạo hoá, khiến Giôn-xi không hiểu và không sao hiểu được. Phải chăng, Thượng đế chí công và nhân từ không nỡ để một cô gái trẻ phải sớm giã từ cuộc sống? Không những thế, sau thời khắc bừng tỉnh, cô gái Giôn-xi đã lại bắt đầu mơ ước về tương lai: "một ngày nào đó em sẽ vẽ được vịnh Na- plơ". Thượng đế thật công bằng, vị thượng đế ấy có tên là... Bơ-men.

Người hoạ sĩ già khốn khổ ấy không có quyền năng tối thượng của Thượng đế, nhưng ông có một trái tim giàu lòng thương cảm. Hoá ra, trong thời điểm làm mẫu cho Xiu, con người ấy đã đi đến một quyết định táo bạo, đoạt quyền của Đấng-toàn-năng bằng chính khả năng của mình. Con người đã bốn mươi năm theo đuổi kiệt tác mà không thành công đã tạo nên một kiệt tác cuối cùng của đời mình: Chiếc lá cuối cùng! Khi bắt tay vào công việc, người nghệ sĩ chân chính ấy đã âm thầm hành động với ước nguyện thật cao cả: Trả lại niềm tin vào sự sống cho Giôn-xi. Không ai được biết có bao nhiêu tinh hoa đã phát tiết trong giờ phút vẽ nên chiếc lá trên tường của cụ Bơ-men. Tất cả đều diễn ra quá bất ngờ, đến nỗi cả Xiu là người đã chứng kiến giờ phút chiếc lá cuối cùng rụng xuống cùng cụ Bơ-men cũng phải bàng hoàng. Ta chợt hiểu những lời nói hối hả của cô với Giôn-xi: "Em thân yêu, thân yêu. Em hãy nghĩ đến chị, nếu như em không còn muốn nghĩ đến mình nữa. Chị sẽ làm gì đây?". Cô đã hiểu tất cả, nhưng không dám nói rõ cho Giôn-xi, bởi lẽ cô chưa thể hình dung ra phản ứng của Giôn-xi trước một sự lừa dối bắt nguồn từ lòng tốt của người hoạ sĩ già. Lời nói ấy còn bộc lộ một niềm sung sướng vô biên của Xiu trước giải pháp tình thế mà cụ Bơ-men đã nghĩ ra trong đêm chiếc lá cuối cùng thực sự đã rụng xuống. Bởi thế, lần kéo mành vào hôm sau, ta không còn gặp tâm trạng chán nản đến cùng cực của Xiu nữa.

Vì sự sống của một cô gái, cụ Bơ-men đã bất chấp thử thách của thời tiết khắc nghiệt, quên đi sự sống của bản thân mình. Có lẽ bản thân cụ cũng không ngờ đó là bức vẽ cuối cùng của cuộc đời mình, nhưng chắc chắn một điều khi người hoạ sĩ ấy vẽ chiếc lá, bức vẽ ấy không nhằm để lưu lại tên tuổi nghệ sĩ với đời. Điều đáng quan tâm lúc đó là sự sống đã tắt trong tâm hồn một cô gái trẻ, làm thế nào để cô thôi không bị ám ảnh bởi quy luật lạnh lùng của tạo hoá, để rồi vươn lên giữa cuộc đời bằng chính sức sống tiềm tàng trong tâm hồn cô. Đó là lúc người hoạ sĩ già ấy hiểu thấu sứ mạng vinh quang và cao cả của nghệ thuật: Hướng về con người chứ không phải là nhằm tạo chút danh tiếng hão huyền, nghệ thuật chỉ thật sự bắt đầu khi sáng tạo của người nghệ sĩ giúp ích cho đời.

Cuối cùng thì Giôn-xi đã vượt qua cửa ải của chính mình, trở lại với niềm tin sự sống nhờ niềm tin vào sức sống mãnh liệt từ chiếc lá cuối cùng - tác phẩm của cụ Bơ-men. Nhưng người nghệ sĩ già ấy đã phải trả một cái giá quá đắt bằng chính mạng sống của mình. Giôn-xi chỉ được biết điều ấy khi đã thật sự bình phục bằng nghị lực của chính mình. Qua lời thuật lại của Xiu, ta hiểu được lòng biết ơn của Xiu đối với người hoạ sĩ cao cả ấy, và cô muốn nhắc nhở Giôn-xi không thể vô ơn trước sự hy sinh của một con người chân chính, vì sự sống của đồng loại đã không ngần ngại xả thân. Cụ Bơ-men đã nhiễm chính căn bệnh sưng phổi của Giôn-xi vào lúc tạo nên chiếc lá cuối cùng giữa một đêm đông mưa gió lạnh lẽo. Chi tiết xúc động này khiến ta tin rằng Giôn-xi dù biết rằng chiếc lá ấy là một sản phẩm nhân tạo, nhưng chắc chắn cô sẽ không bao giờ hối hận trước một sự lừa dối cao cả như thế, Người hoạ sĩ già Bơ-men là hiện thân của sự cao thượng, lòng vị tha, đức hy sinh của một con người chân chính.

Câu chuyện kết thúc bằng một sự đảo ngược tình huống lần thứ hai. Chiếc lá cuối cùng là một sự lừa dối, nhưng lại là một sự lừa dối cao cả để đem lại niềm tin vào sự sống cho con người. Kiệt tác cuối cùng của người họa sĩ già đã được ra đời nằm ngoài tất cả mọi dự đoán của công chúng. Nhưng chiếc lá cuối cùng ấy mãi mãi là bằng chứng của tấm lòng yêu thương con người. Bởi thế, Chiếc lá cuối cùng sẽ mãi bất tử với thời gian.

Phân tích hình ảnh chiếc lá cuối cùng trong truyện Chiếc lá cuối cùng – mẫu 8

O.Hen-ri là một nhà văn nổi tiếng người Mỹ. Những tác phẩm của ông nổi tiếng là dí dỏm, dễ hiểu, nhưng cũng giàu tình cảm và luôn đưa vào những tình tiết bất ngờ một cách khéo léo. Truyện ngắn " Chiếc lá cuối cùng” là một trong những truyện ngắn hay nhất của ông. Truyện có bối cảnh trong một khu nhà trọ ở thành phố New York- Mỹ, nói về những người nghệ sĩ nghèo. Truyện để lại trong lòng người đọc ấn tượng vô cùng sâu sắc, đặc biệt là hình ảnh " chiếc lá cuối cùng”, kiệt tác cuối đời của cụ Bơ men.

Nội dung chính truyện xoay quanh cuộc sống của nữ họa sĩ trẻ Giôn xi cùng hai người bạn là Xiu và người họa sĩ già Bơ men. Giônxi mắc một căn bệnh hiểm nghèo, trong khi cuộc sống của cả ba người đều chật vật, khó khăn trong một khu nhà trọ tồi tàn. Xung quanh khu trọ, những chiếc lá trên những dây thường xuân đang ngày một rơi rụng dần, và Giôn xi cho rằng, khi chiếc lá cuối cùng kia rụng xuống thì cũng là lúc cô rời khỏi cõi đời này. Sự trớ trêu ở đây khi một cô gái còn quá trẻ, nhưng lại có ý nghĩa buông xuôi với cuộc sống.

Cụ Bơ men sống cùng với Giôn xi đã quá già rồi. Cả cuộc đời cụ sống và cống hiến cho nghệ thuật, chỉ có ước mong duy nhất là có một kiệt tác để đời.Vậy mà dường như đó lại là một ước mơ xa vời đối với cụ. Cụ nhìn cô gái trẻ Giôn xi mà vô cùng thương xót, một cô gái trẻ nhưng lại tuyệt vọng chờ đón cái chết. Có lẽ cụ thương cho những kiếp người giống như cụ, thật nhỏ bé trong cái xã hội to lớn không một nơi bấu víu thế này. Và cụ đã làm nên kiệt tác " chiếc lá cuối cùng”, để giúp Giôn xi có thêm hy vọng sống. Kiệt tác đó dường như có ý nghĩa như một khởi đầu mới với Giôn xi, nhưng đồng thời cũng khép lại cuộc sống của một người khác, chính là cụ Bơ men.

Kiệt tác " chiếc lá cuối cùng” có ý nghĩa rất lớn, như một điểm nhấn, một chi tiết đắt giá tạo nên sự thành công của tác phẩm. Hình ảnh vừa mang tính nghệ thuật, lại giàu giá trị nhân văn sâu sắc. Về tính nghệ thuật, đây thực sự là một kiệt tác của hội họa, một bức tranh với những nét vẽ sống động như thật, đến nỗi Giôn xi tưởng rằng đó là chiếc lá cuối cùng còn sót lại trên những dây thường xuân. Đây có thể nói là điểm nhấn nghệ thuật của cả tác phẩm, thể hiện sự tài hoa, tinh tế của nhà văn O.Hen-ri khi đã khéo léo đưa vào hình ảnh " chiếc lá cuối cùng”, như là thứ giúp gỡ bỏ những lo âu, tuyệt vọng của Giôn xi, giúp cô lấy lại niềm tin vào cuộc sống.

Vậy nhưng bức tranh được vẽ vào một đêm mưa gió, khi mà chiếc lá thường xuân cuối cùng đã rụng. Cụ già Bơ men đã đội mưa gió để vẽ lên bức tường chiếc lá cuối cùng, như vẽ nên sinh mệnh mới cho Giôn xi. Hành động của cụ khiến người đọc cảm thấy xúc động nghẹn ngào. Cụ đã đánh đổi cả mạng sống của mình, để mang lại cuộc sống mới, hy vọng mới cho cô gái trẻ. Một hành động cao đẹp, đầy tính nhân văn. Đồng thời, đây cũng là tâm nguyện suốt cuộc đời của cụ đã được hoàn thành.

Có thể nói, kiệt tác " chiếc lá cuối cùng” của cụ Bơ men chính là hình ảnh đậm chất nghệ thuật, mang giá trị nhân văn sâu sắc. Hình ảnh " chiếc lá cuối cùng” sẽ còn đọng lại mãi trong trái tim người đọc, với những cảm xúc khó có thể quên về tình người, tình yêu thương giữa những nghệ sĩ nghèo trong hoàn cảnh khó khăn.

Phân tích hình ảnh chiếc lá cuối cùng trong truyện Chiếc lá cuối cùng – mẫu 9

Nhà văn O.Hen-ri là một nhà văn nổi tiếng của đất nước Mỹ, ông có nhiều sáng tác thu hút và gây được tiếng vang lớn với người đọc. Tác phẩm " Chiếc lá cuối cùng" là một tác phẩm có sức hút vô cùng lớn với người đọc thể hiện khát vọng hướng tới những điều tốt đẹp, hoàn mỹ trong cuộc sống của tác giả một cách vô cùng mãnh liệt cháy bỏng. Hình ảnh " Chiếc lá cuối cùng" trong kiệt tác cuối cùng của người họa sĩ già Bơ-men đã để lại trong lòng độc giả nhiều xúc động. Nó là một kiệt tác giàu tính nhân văn, cao cả, tính nghệ thuật sâu sắc.

Hình ảnh " Chiếc lá cuối cùng" xoay quanh những số phận họa sĩ nghèo cùng sống chung trong một ngôi nhà trọ. Hai cô họa sĩ trẻ mới vào trường mỹ thuật tên là Giôn-xi và Xiu, cùng ông họa sĩ già tên Bơ-men. Không may, Giôn-xi mắc bệnh viêm phổi cô luôn có cảm giác rằng mình sắp chết. Năm đó mùa đông vô cùng lạnh lẽo, tuyết rơi phủ trắng đường, những trận bão tuyết làm cho căn bệnh của Giôn-xi càng nên nặng hơn. Cuộc sống của ba người họ vô cùng buồn bã, nó diễn ra lặp đi lặp lại mỗi ngày tẻ nhạt, xung quanh ngôi nhà họ ở có một cái cây, và những bụi dây leo quanh.

Chiếc lá trên những cánh thường xuyên kia được tượng trưng cho số phận của cô gái xấu số Giôn-xi, bởi cô cho rằng khi nào chiếc lá cuối cùng rơi xuống thì lúc đó cô cũng sẽ chết. Giôn-xi hoàn toàn tuyệt vọng vào cuộc sống, và cô gái Giôn-xi này phó mặc đời mình vào những chiếc lá. Cả ba người họ đều là nghệ sĩ, chính là những người đi tìm niềm vui trong cái đẹp, luôn hướng tới cái đẹp và vì cái đẹp mà hoàn thiện bản thân mình tới sự chân-thiện-mỹ.

Ông cụ Bơ-men là người sống vì nghệ thuật, ông luôn mơ ước mình có thể vẽ được một tác phẩm để đời, một kiệt tác mà người đời sau phải trầm trồ ngưỡng mộ. Nhưng vì cuộc sống mưu sinh để kiếm vào đô la một giờ ông cụ buộc lòng phải ngồi làm mẫu vẽ cho những sinh viên trường mỹ thuật. Chính vì vậy, ước mơ về một tác phẩm để đời của ông vẫn chưa thực hiện được. Ông cụ Bơ-men thường thương cho Giôn-xi khi cô tuyệt vọng ngồi đếm những chiếc lá rơi rồi lo lắng khi những chiếc lá còn lại trên cây ngày càng ít đi.

Chính nhờ tình thương với cô gái trẻ này mà ông cụ Bơ-men đã sáng tác ra một bức tranh kiệt xuất đó chính là bức tranh chiếc lá cuối cùng, bởi ông biết nó có ý nghĩa vô cùng to lớn với cô gái Giôn-xi tội nghiệp của chúng ta. Có thể nói rằng bức tranh Chiếc lá cuối cùng vừa bắt đầu cho một cuộc sống mới vừa kết thúc một đời người. Bức tranh chiếc lá cuối cùng của ông lão Bơ-men chính là điểm nhấn là tia sáng của toàn bộ tác phẩm này. Nó là cho câu chuyện rẽ sang một hướng khác, thể hiện sự đồng cảm nhân văn của tác giả.

Bức tranh chiếc lá cuối cùng là biểu tượng giàu tính giá trị nghệ thuật, đồng thời cũng giàu giá trị nhân văn nhân đạo sâu sắc. Khi chúng ta xét về phương diện nghệ thuật có thể thấy rằng đây chính là một bức tranh vô cùng xuất sắc của ngành mỹ thuật, khi ông Bơ-men vẽ thành công bức tranh mà Giôn-xi một sinh viên trường mỹ thuật nhìn chiếc lá trên cái cây ấy hoàn toàn không phát hiện ra nó chỉ là một bức tranh được vẽ nên. Vậy thì bức tranh đó phải vô cùng xuất sắc giống y như thật.

Chính bức tranh kiệt tác này tạo nên điểm nhấn cho toàn bộ tác phẩm, nó thể hiện sự tài hoa, sâu sắc tinh tế của nhà văn O.Hen-ri, dẫn dắt người đọc sang một lối rẽ khác của câu chuyện. Kiệt tác bức tranh chiếc lá cuối cùng của ông lão Bơ-men đã giúp cho nhân vật Giôn-xi có hy vọng vào cuộc sống, có ý chí chiến đấu với bệnh tật mà không buông bỏ mạng sống của mình. Bức tranh Chiếc lá cuối cùng được ông lão Bơ-men vẽ trong một đêm mưa gió, một đêm mà những chiếc lá thường xuân đã rụng hết rồi. Và bức tranh của ông kịp thời cứu sống một linh hồn.

Nhưng vì muốn kéo dài sự sống cho cô gái Giôn-xi mà ông cụ Bơ-men đã sinh bệnh rồi qua đời vào sáng hôm sau vì lạnh cóng. Một sự hy sinh vô cùng cao đẹp của một con người có trái tim nhân hậu ấm áp. Sự hy sinh của ông cụ Bơ-men khiến người đọc vô cùng xúc động rưng rưng dòng lệ. Ông cụ đã hy sinh mạng sống của mình cho nhân vật Giôn-xi có thêm động lực sống tiếp. Một sự hy sinh vô cùng nhân văn cao cả.

Hình ảnh chiếc lá cuối cùng của cụ Bơ-men chính là một kiệt tác hoàn hảo chứng minh cho sự sáng tạo không ngừng nghỉ của nhà văn O.Hen-ri và những người làm những nghề nghiệp liên quan tới nghệ thuật. Nó thể hiện tinh thần nhân văn, nhân đạo của tác giả. Nó thể hiện một triết lý sống vô cùng cao đẹp, đáng quý của cuộc đời.

Phân tích hình ảnh chiếc lá cuối cùng trong truyện Chiếc lá cuối cùng – mẫu 10

Nhà văn người Mĩ chuyên viết truyện ngắn - O.Hen-ri sáng tác rất nhiều tác phẩm đặc sắc, để lại ấn tượng khó phai trong lòng người đọc, các truyện của ông tuy nhẹ nhàng giản dị nhưng lại thấm đẫm tinh thần nhân đạo, tình thương yêu giữa con người với con người. Trong số đó, truyện ngắn " Chiếc lá cuối cùng" mang đến cho người đọc những rung cảm sâu sắc về lòng nhân ái cao cả giữa những số phận nghèo khổ, đặc biệt hình tượng chiếc lá cuối cùng trong truyện ngắn thực sự là một kiệt tác nghệ thuật.

Câu chuyện xoay quanh cuộc đời và số phận của ba nhân vật Xiu, Giôn-xi và cụ Bơ-men, họ đều là những người họa sĩ nghèo sống trong khu trọ gần công viên Oa-sinh-tơn. Xiu và Giôn-xi là hai nữ họa sĩ còn trẻ, còn cụ Bơ-men thì đã già, cả cuộc đời luôn ước mơ vẽ một kiệt tác nhưng vì còn phải kiếm tiền trang trải cuộc sống nên chưa có cơ hội. Giôn-xi mắc căn bệnh viêm phổi, khi ấy mùa đông làm cho bệnh tình của cô ngày càng trầm trọng, vốn nghèo khổ lại thêm bệnh tật, điều đó khiến cô tuyệt vọng không còn muốn sống. Từng ngày nằm trên giường bệnh nhìn ra cửa sổ và đếm từng chiếc lá trên cây thường xuân, cô chờ đợi đến khi chiếc lá cuối cùng rụng xuống nghĩa là cô cũng sẽ buông xuôi đi theo cái chết. Biết được suy nghĩ của Giôn-xi, bằng tình thương chân thành của mình, cụ Bơ-men đã không quản trong đêm bão tuyết mưa rét, không màng tuổi cao sức yếu mà vẽ nên một kiệt tác " Chiếc lá cuối cùng" để phần nào đó giúp cho Giôn-xi có niềm tin và động lực để sống tiếp, vươn lên và chống chọi với bệnh tật.

Có thể nói, cụ Bơ-men qua bức tranh chiếc lá cuối cùng đã thực hiện và có cho mình một kiệt tác để đời. Hình ảnh chiếc lá giống y như thật, đến cả Xiu và Giôn-xi là họa sĩ cũng không nhận ra " cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa" , ta cảm nhận được từng đường nét, màu sắc của chiếc lá đều rất rõ nét, chân thật và sống động. Cụ Bơ-men đã thực hiện kiệt tác của mình trong một hoàn cảnh hết sức đặc biệt, chẳng ai lại xách đèn ra ngoài trời giữa đêm mưa bão tuyết gió lạnh và bắc thang để vẽ bức tranh trên tường gạch.

Chỉ có cụ mới làm được điều đó, cụ đã hy sinh tất cả vì nghệ thuật, vì kiệt tác của cuộc đời mình, bất chấp sức khỏe và hoàn cảnh không gian, thời gian, đó chính là thời điểm thích hợp nhất. Kiệt tác nghệ thuật ấy được sinh ra vì một mục đích tốt đẹp và cao cả, đó là mang lại hy vọng và nghị lực sống cho Giôn-xi, cô còn quá trẻ không thể cứ phó mặc cuộc đời vào chiếc lá vô tri vô giác, phải mạnh mẽ và làm chủ cuộc đời của mình. Hình tượng chiếc lá cuối cùng còn là đại diện cho giá trị nhân đạo cao cả, lòng nhân ái giữa con người với con người. Nếu không vì tình thương với Giôn-xi, sự cảm thông và lòng nhân ái bao la, cụ Bơ-men đã không hy sinh cả tính mạng của mình để vẽ nên hình ảnh chiếc lá cuối cùng.

Chiếc lá cuối cùng có ý nghĩa đặc biệt đối với tinh thần và sự sống của Giôn-xi. Cuộc đời của cô gái này có lẽ đã khác đi nếu cô nhìn thấy chiếc lá cuối cùng đã rụng xuống, chỉ nhờ có hình ảnh chiếc lá, cô mới vực dậy được niềm tin sự sống trong tâm hồn mình " Có một cái gì đấy đã làm cho chiếc lá cuối cùng vẫn còn đó để cho em thấy rằng mình đã tệ như thế nào. Muốn chết là một tội" . Trong con người Giôn-xi đã có nhựa sống mới, cô bắt đầu hi vọng và có cho mình những ước mơ " Chị Xiu thân yêu ơi, một ngày nào đó em hi vọng sẽ được vẽ vịnh Na-plơ" .

Như vậy, hình tượng chiếc lá cuối cùng không chỉ là một kiệt tác nghệ thuật đơn thuần mà còn giàu giá trị nhân văn cao cả, chính hình tượng chiếc lá cuối cùng đã cho chúng ta nhận ra được một điều rằng sức mạnh của nghệ thuật chân chính xuất phát từ chính tình yêu thương giữa con người, sức mạnh ấy còn đặc biệt hơn khi đó là tình thương giữa những con người nghèo khổ khốn cùng.

Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng – mẫu 1

Chiếc lá cuối cùng là một trong những truyện ngắn xuất sắc của nhà văn O’Hen-ri. Cậu chuyện là hiện thực cuộc sống đầy rẫy những bất công vô lý, đem đến bao bất hạnh cho những cuộc đời nghèo khổ. Tuy vậy, nhà văn lại tìm thấy và khơi dậy được vẻ đẹp tâm hồn những con người ấy qua những tình huống truyện bất ngờ, cảm động.

Câu chuyện kể về cuộc sống nghèo của ba người hoạ sĩ nghèo: Xiu, Giôn-xi, Bơ-men. Cụ Bơ-men suốt bốn chục năm mơ ước vẽ một bức kiệt tác mà không thực hiện được, đành phải ngồi làm mẫu cho các họa sĩ trẻ để kiếm chút tiền còm nuôi thân. Xiu vẫn mòn mỏi với những bức vẽ. Giôn-xi bị sưng phổi, dần mất niềm tin vào cuộc sống: cô đếm từng chiếc lá rơi, với niềm tin khi chiếc lá cuối cùng rụng xuống thì cô sẽ ra đi…

Mỗi ngày trôi đi với mưa gió lạnh lẽo và khắc nghiệt, cây thường xuân cứ thế trút dần những chiếc lá trên cành để rồi còn một chếc duy nhất. Giôn-xi như nhìn thấy cái chết của mình đang đến gần. Sự sống của cỗ bỗng trỏe nên mong manh hơn bao giờ hết. Cô bất lực và buông xuôi, càng khiến cho cụ Bơ-men và Xiu lo lắng: “Họ sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ, nhìn cây thường xuân. Rồi họ nhìn nhau một lát, chẳng nói năng gì. Đặc biệt là Xiu. Cô âu lo thổn thức, bồn chồn “tỉnh dậy sau khi chợp mắt được một tiếng đồng hồ”.

Đêm mưa gió dữ dội, chiếc lá kia chắc cũng đã bị vùi dập. Cái khoảnh khắc Giôn-xi nhìn tấm mành kéo xuống thật đáng sợ. Không một ai có thể khiến cho cô từ bỏ suy nghĩ sẽ lấy số lá còn sót lại trên cành thường xuân làm thước đo mạng sống của mình. Bản thân Xiu có lẽ cũng không thể chịu nổi cái ý nghĩ rằng đã đến lúc phải chia tay người bạn đồng nghiệp của mình trong mãi mãi. Nhưng điều kì diệu đã xảy ra: vẫn còn một chiếc lá thường xuân bám trên bức tường gạch. Niềm vui trong Xiu như vỡ òa. Còn đối với Giôn-xi, cô cũng có chút ngạc nhiên, miễn cưỡng chấp nhận sự thật để rồi lại chìm đắm trong suy nghĩ từ bỏ cuộc đời : “Hôm nay nó sẽ rụng thôi và cùng lúc đó thì em sẽ chết”. Ta thấy Giôn-xi vừa đáng trách mà lại đáng thương.

Mùa đông khắc nghiệt vẫn kéo dài. Thế nhưng chiếc lá thường xuân vẫn còn đó. Rồi một ngày kia, mưa gió tràn về trong đêm. Vậy mà “chiếc lá thường xuân vẫn còn đó”. Chống chọi với thiên nhiên khắc nhiệt, chiếc lá vượt qua mọi khó khăn, bám vững trên cành cây khẳng khiu. Giôn-xi cảm thấy khó hiểu, và cũng như bừng tỉnh. Cô mơ ước: “một ngày nào đó em sẽ vẽ được vịnh Na- plơ”. Điều đó chứng tỏ cô đã có niềm tin vào cuộc sống. Chiếc lá thường xuân kia đã tiếp thêm cho cô sức mạnh vô hình để chống chọi bệnh tật.

Kết thúc câu chuyện đã khiến cho cả người trong cuộc lẫn độc giả phải bất ngờ. Chiếc lá cuối cùng còn sót lại tren cây thường xuân kia, hóa ra là một tác phẩm tài hoa của một người nghệ sĩ lão làng. Đó chính là cụ Bơ-men. Vì sự sống của một cô gái, cụ đã vượt qua sự khắc nghiệt của thời tiết, để mang lại cho cô chút niềm tin vào cuộc sống. Người họa sĩ già với mong ước cả một đời được vẽ nên một kiệt tác, và cuối cùng điều đó cũng trở thành hiện thực. Tác phẩm của ông chân thật và sống động đến không ngờ. Không chỉ vậy, nó đã cứu rỗi tâm hồn của một cô gái trẻ đang đưa tay về Thần Chết. Không một ai biết được sự thật này cho đến khi ra đi. Cụ Bơ-men quả thật không chỉ là một người họa sĩ tài năng, mà còn là một người nghệ sĩ chân chính với tâm hồn cao cả.

“Chiếc lá cuối cùng” mang đậm tình cảm giữa con người với con người trong tình cảnh nghèo khó. Đồng thời, tác phẩm còn mang đến một thông điệp: Nghệ thuật vị nhân sinh. Chiếc lá cuối cùng là một truyện ngắn xuất sắc của nhà văn ắp tràn tình thương yêu và niềm tin với con người, một bức thông điệp khẳng định sứ mạng và sức mạnh của nghệ thuật chân chính.

 

Câu chuyện kể về cuộc sống chật vật của những người hoạ sĩ nghèo: hai nữ họa sĩ trẻ Xiu và Giôn-xi sống cùng căn hộ với người họa sĩ già Bơ-men. Những khó khăn về vật chất đã vắt kiệt sức sáng tạo, khiến họ lâm vào cảnh bi đát. Cụ Bơ-men suốt bốn chục năm mơ ước vẽ một bức kiệt tác mà không thực hiện được, đành phải ngồi làm mẫu cho các họa sĩ trẻ để kiếm chút tiền còm nuôi thân. Giôn-xi bị sưng phổi, bệnh tật và nghèo túng đã lấy nốt của cô niềm tin vào cuộc sống. Chỉ còn lại Xiu mòn mỏi với những bức vẽ và ám ảnh bởi suy nghĩ của Giôn-xi: cô gái bệnh tật ấy đang đếm từng chiếc lá rơi để chờ định mệnh phán quyết mạng sống của chính mình, với niềm tin khi chiếc lá cuối cùng rụng xuống thì cô sẽ ra đi… Không gian cuộc sống của những con người khốn khổ ấy lạnh lẽo u ám như mùa đông, nặng trĩu những buồn lo.

Đáng sợ làm sao khi mỗi ngày trôi đi trong gió tuyết và những cơn mưa lạnh lẽo dai dẳng, những chiếc lá thường xuân tiếp tục rơi xuống, chỉ còn lại một chiếc lá cuối cùng để Giôn-xi như nhìn thấy cái chết của mình đang đến gần. Có lẽ ai trong chúng ta cũng cảm thấy rối lòng, bất lực trước một con người đã buông xuôi, chán sống. Bởi thế nhà văn đã tập trung miêu tả khoảnh khắc căng thẳng của Xiu và cụ Bơ-men lúc Giôn-xi đang ngủ: “Họ sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ, nhìn cây thường xuân. Rồi họ nhìn nhau một lát, chẳng nói năng gì”. Có lẽ trong giây phút đó, họ đã nhìn thấy nhánh thường xuân cuối cùng trụi lá rồi chăng? Dường như cùng với cái khắc nghiệt của trời đông, mưa gió, họ có thể đoán trước được điều gì khi Giôn-xi tỉnh dậy vào sáng hôm sau và thấy chiếc lá cuối cùng đã rụng.

Trong hoàn cảnh này, người đau khổ nhất không phải là Giôn-xi mà chính là cô gái trẻ Xiu. Bởi lẽ, cô là người sẽ phải chứng kiến toàn bộ tấn bi kịch sắp diễn ra vào sáng hôm sau khi Giôn-xi lại nhìn ra cửa sổ. Nhà văn không mô tả cụ thể tâm trạng Xiu, chỉ cho biết cô “tỉnh dậy sau khi chợp mắt được một tiếng đồng hồ”,như vậy có nghĩa là cô đã phải trải qua một đêm trắng đầy âu lo thổn thức, trong sự bồn chồn và bất lực. Một đêm mưa gió ngoài trời dữ dội, một chiếc lá mong manh bám trên bức tường gạch chắc chắn sẽ bị vùi dập tơi tả, không chống chọi nổi sự tàn phá của tự nhiên. Điều đó có nghĩa là sau phút kéo mành lên, Giôn-xi sẽ nhìn thấy cái chết của chính mình. Nhưng Xiu cũng không thể chịu được khoảnh khắc nhìn thấy “Giôn-xi đang mở to cặp mắt thẫn thờ nhìn tấm mành mành màu xanh đã kéo xuống”. Không kéo mành lên cũng không được, vì như vậy Xiu sẽ mang mặc cảm chính mình mới là người gây ra cái chết của Giôn-xi. Ta hiểu tâm trạng của cô khi làm theo một cách chán nản, bản thân cô cũng không còn phương cách nào giúp cho người đồng nghiệp, người em gái kia từ bỏ suy nghĩ điên rồ đáng sợ kia.

Chính vào lúc ấy, một hình ảnh bất ngờ đã làm đảo lộn mọi dự đoán, đảo ngược cả tình huống tưởng như chắc chắn trong dự định của Giôn-xi, trong nỗi lo của Xiu và trong sự thất vọng của mọi người. Tình huống ấy đã thắp lại niềm hy vọng như một phép màu: vẫn còn một chiếc lá thường xuân bám trên bức tường gạch. Có lẽ người vui mừng nhất lúc này là Xiu, vì chiếc lá cô nhìn thấy không phải là một ảo ảnh: “Đó là chiếc lá cuối cùng trên cây. Ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa, chiếc lá vẫn dũng cảm treo bám vào cành cách mặt đất chừng hai mươi bộ”. Còn Giôn-xi? Cô cũng nhận ra: “Đó là chiếc lá cuối cùng”, thừa nhận sự thật một cách miễn cưỡng và tiếp tục suy nghĩ: “Hôm nay nó sẽ rụng thôi và cùng lúc đó thì em sẽ chết”.

Giôn-xi thật đáng thương nhưng cô cũng thật đáng trách khi vẫn đeo đuổi ý định từ bỏ cuộc sống. Cô chìm đắm trong ý nghĩ kỳ quặc của mình, mặc kệ những sợi dây ràng buộc cô với tình bạn và với thế gian cứ lơi lỏng dần từng sợi một.Cô đã phụ lòng của Xiu, bởi lẽ cô đã xem nỗi đau của mình lớn hơn tất cả mọi sự quan tâm lo lắng của mọi người. Trong thời điểm ấy, sẽ không ai có thể giúp đỡ cô, ngoại trừ chính bản thân cô. Thời gian một ngày kéo dài đằng đẵng để Giôn-xi chứng kiến chiếc lá thường xuân chống chọi với mùa đông khắc nghiệt. Chiếc lá bướng bỉnh ấy không chấp nhận sự buông xuôi của một cô gái còn quá trẻ. Thế nhưng, khi con người ấy đã chấp nhận đầu hàng số phận, thì sức mạnh của màn đêm buông xuống, gió bấc ào ào, mưa đập mạnh vào cửa sổ lại có một uy lực khiến cho Giôn-xi không còn một niềm tin nào vào sự sống của chính mình. Sự cố chấp ấy quả thật đáng chê trách.

Nhà văn đã tạo ra một tình huống thử thách trước số phận của Giôn-xi, để rồi, cuối cùng người đọc có thể thở phào nhẹ nhõm: “chiếc lá thường xuân vẫn còn đó”. Chiếc lá mong manh ấy đã chiến thắng được thời tiết khắc nghiệt, để tạo ra một bước ngoặt trong nhận thức của Giôn-xi. Cuối cùng, cô gái ấy đã nhận ra sự ích kỷ tồi tệ của bản thân mình. Chiếc lá cuối cùng đã cứu sống một sinh linh. Trước hết là thức tỉnh khát vọng sống tiềm ẩn trong tâm hồn của Giôn-xi, để cô nhận ra: “có một cái gì đấy đã làm cho chiếc lá cuối cùng vẫn còn đó để cho em thấy rằng mình đã tệ như thế nào. Muốn chết là một tội.”. Phép nhiệm màu đã xảy ra, vượt qua tất cả những quy luật thường tình của thiên nhiên tạo hoá, khiến Giôn-xi không hiểu và không sao hiểu được. Phải chăng, Thượng đế chí công và nhân từ không nỡ để một cô gái trẻ phải sớm giã từ cuộc sống? Không những thế, sau thời khắc bừng tỉnh, cô gái Giôn-xi đã lại bắt đầu mơ ước về tương lai: “một ngày nào đó em sẽ vẽ được vịnh Na- plơ”. Thượng đế thật công bằng, vị thượng đế ấy có tên là… Bơ-men.

Người hoạ sĩ già khốn khổ ấy không có quyền năng tối thượng của Thượng đế, nhưng ông có một trái tim giàu lòng thương cảm. Hoá ra, trong thời điểm làm mẫu cho Xiu, con người ấy đã đi đến một quyết định táo bạo, đoạt quyền của Đấng-toàn-năng bằng chính khả năng của mình. Con người đã bốn mươi năm theo đuổi kiệt tác mà không thành công đã tạo nên một kiệt tác cuối cùng của đời mình: chiếc lá cuối cùng! Khi bắt tay vào công việc, người nghệ sĩ chân chính ấy đã âm thầm hành động với ước nguyện thật cao cả: trả lại niềm tin vào sự sống cho Giôn-xi. Không ai được biết có bao nhiêu tinh hoa đã phát tiết trong giờ phút vẽ nên chiếc lá trên tường của cụ Bơ-men. Tất cả đều diễn ra quá bất ngờ, đến nỗi cả Xiu là người đã chứng kiến giờ phút chiếc lá cuối cùng rụng xuống cùng cụ Bơ-men cũng phải bàng hoàng. Ta chợt hiểu những lời nói hối hả của cô với Giôn-xi: “Em thân yêu, thân yêu. Em hãy nghĩ đến chị, nếu như em không còn muốn nghĩ đến mình nữa. Chị sẽ làm gì đây?”. Cô đã hiểu tất cả, nhưng không dám nói rõ cho Giôn-xi, bởi lẽ cô chưa thể hình dung ra phản ứng của Giôn-xi trước một sự lừa dối bắt nguồn từ lòng tốt của người hoạ sĩ già. Lời nói ấy còn bộc lộ một niềm sung sướng vô biên của Xiu trước giải pháp tình thế mà cụ Bơ-men đã nghĩ ra trong đêm chiếc lá cuối cùng thực sự đã rụng xuống. Bởi thế, lần kéo mành vào hôm sau, ta không còn gặp tâm trạng chán nản đến cùng cực của Xiu nữa.

Vì sự sống của một cô gái, cụ Bơ-men đã bất chấp thử thách của thời tiết khắc nghiệt, quên đi sự sống của bản thân mình. Có lẽ bản thân cụ cũng không ngờ đó là bức vẽ cuối cùng của cuộc đời mình, nhưng chắc chắn một điều khi người hoạ sĩ ấy vẽ chiếc lá, bức vẽ ấy không nhằm để lưu lại tên tuổi nghệ sĩ với đời. Điều đáng quan tâm lúc đó là sự sống đã tắt trong tâm hồn một cô gái trẻ, làm thế nào để cô thôi không bị ám ảnh bởi quy luật lạnh lùng của tạo hoá, để rồi vươn lên giữa cuộc đời bằng chính sức sống tiềm tàng trong tâm hồn cô. Đó là lúc người hoạ sĩ già ấy hiểu thấu sứ mạng vinh quang và cao cả của nghệ thuật: hướng về con người chứ không phải là nhằm tạo chút danh tiếng hão huyền, nghệ thuật chỉ thật sự bắt đầu khi sáng tạo của người nghệ sĩ giúp ích cho đời.

Cuối cùng thì Giôn-xi đã vượt qua cửa ải của chính mình, trở lại với niềm tin sự sống nhờ niềm tin vào sức sống mãnh liệt từ chiếc lá cuối cùng – tác phẩm của cụ Bơ-men. Nhưng người nghệ sĩ già ấy đã phải trả một cái giá quá đắt bằng chính mạng sống của mình. Giôn-xi chỉ được biết điều ấy khi đã thật sự bình phục bằng nghị lực của chính mình. Qua lời thuật lại của Xiu, ta hiểu được lòng biết ơn của Xiu đối với người hoạ sĩ cao cả ấy, và cô muốn nhắc nhở Giôn-xi không thể vô ơn trước sự hy sinh của một con người chân chính, vì sự sống của đồng loại đã không ngần ngại xả thân. Cụ Bơ-men đã nhiễm chính căn bệnh sưng phổi của Giôn-xi vào lúc tạo nên chiếc lá cuối cùng giữa một đêm đông mưa gió lạnh lẽo. Chi tiết xúc động này khiến ta tin rằng Giôn-xi dù biết rằng chiếc lá ấy là một sản phẩm nhân tạo, nhưng chắc chắn cô sẽ không bao giờ hối hận trước một sự lừa dối cao cả như thế, Người hoạ sĩ già Bơ-men là hiện thân của sự cao thượng, lòng vị tha, đức hy sinh của một con người chân chính.

Câu chuyện kết thúc bằng một sự đảo ngược tình huống lần thứ hai. Chiếc lá cuối cùng là một sự lừa dối, nhưng lại là một sự lừa dối cao cả để đem lại niềm tin vào sự sống cho con người. Kiệt tác cuối cùng của người họa sĩ già đã được ra đời nằm ngoài tất cả mọi dự đoán của công chúng. Nhưng chiếc lá cuối cùng ấy mãi mãi là bằng chứng của tấm lòng yêu thương con người. Bởi thế, Chiếc lá cuối cùng sẽ mãi bất tử với thời gian.

Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng – mẫu 2

Với Chiếc lá cuối cùng của nhà văn Mỹ O Hen-ri chúng ta như được bước vào thế giới của một xã hội đương thời nhiễu nhương. Trong cái xã hội nghèo nàn ấy có những người nghệ sĩ nghèo chứa chan tình nhân đạo. Họ thương yêu nhau, hi sinh chính bản thân của mình vì nhau. Với bút pháp nghệ thuật điêu luyện nhà văn đã phản ánh một cách cảm động đồng thời đã để lại một giá trị nghệ thuật cao cả. Tác giả đã bộc lộ một cách kín đáo, một cuộc sống tốt đẹp.

Tác giả đã kể về họ: những người họa sĩ nghèo khổ ở phía tây công viên Oa-sinh-tơn. Hai nữ họa sĩ trẻ tuổi Xiu và Giôn-xi mang đầy năng khiếu và cụ Bơ-men đã già nhưng chưa thành đạt trên con đường nghệ thuật. Mặc dù họ sống chật vật, ăn uống thiếu thốn nhưng họ vẫn thương yêu nhau tha thiết. Một tình bạn chứa chan mà chân thành. Hai người đã gặp nhau rất tình cờ. Họ trùng sở thích nên kết bạn. Xiu và Giôn-xi đã chứng tỏ tình bạn cao cả cửa mình qua cơn ốm nặng của Giôn-xi. Giôn-xi phải cảm ơn Xiu rất nhiều, có thể là không trả hết. Xiu không bỏ rơi bạn trong họan nạn mà còn làm việc hết sức mình lấy tiền nuôi mình và chữa bệnh cho bạn. Cô gạt bỏ hết sự yếu đuối động viên Giôn- xi can đảm vượt qua mọi thử thách. Cô đã chia sẻ những nỗi buồn niềm vui với bạn. Họ đã có một tình cảm cao đẹp.

Họ cảm thấy không thế thiếu tình cảm thiêng liêng đó. Xiu là một cô gái trong trắng, biết làm việc thiện không suy nghĩ nhỏ nhen hẹp hòi. Cô chỉ cầu mong điều lành đến với Giôn-xi, đó là khỏi bệnh và thực hiện ước muốn của mình để vẽ vịnh Na-Plơ. Chao ôi! Tình bạn quý giá biết bao. Cảm động hơn là tấm lòng nhân đạo của cụ Bơ- men. Cụ là hàng xóm với hai nữ nghệ sĩ. Khi nghe Xiu kể về tâm trạng tuyệt vọng của Giôn-Xi thì cụ vô cùng tức giận. Cụ mắng nhiếc Xiu và kêu lên: Trên đời này có người nào lại ngớ ngẩn chết vì những chiếc lá rụng từ cái dây leo đáng nguyền rủa ấy hử?. Cuối cùng cụ đã cứu sống được Giôn-xi, lấy lại niềm tin yêu của cuộc sống bằng Chiếc lá cuối cùng – một tác phẩm kiệt xuất của cụ. Nhưng chiếc lá đó chẳng bao giờ nó rung rinh hoặc lay động khi gió thổi. Cụ đã vẽ nó vào cái đêm đen, giữa mưa tuyết và giá lạnh, dưới ánh sáng một cái đèn bão.

Tác giả của bức tranh kiệt xuất ấy là người họa sĩ già bệnh tật. Bức vẽ cuối cùng của cụ đã đạt đỉnh cao trên con đường nghệ thuật mà trước kia cụ hằng mong ước. Và để tạo được tác phẩm kiệt xuất ấy cụ đã không ngần ngại đổi bằng chính cuộc sống của mình. Bức vẽ chiếc lá ấy chính là sản phẩm của tấm lòng thương yêu sâu sắc giữa con người với con người. Nó thể hiện một tình cảm chân thành xuất phát từ trái tim nhân đạo đầy tình thương bao la. Dưới ngòi bút của o Hen-ri, con quỷ bệnh tật đang rình rập để hòng tước đoạt niềm tin vào cuộc sống ở Giôn-xi đã bị cụ Bơ-men già gầy guộc đánh bại. Cụ đã trả lại màu xanh cho chiếc lá úa vàng, màu hồng cho đôi má Giôn-xi bệnh tật, trả lại niềm tin, nghị lực cho những người yếu đuối.

Đến lúc này nghệ thuật cần cho cuộc sống, hòa vào cuộc sống và phát huy hết sức mạnh kì diệu của nó. Chiếc lá cuối cùng không rụng, nó mãi mãi còn trên cái dây thường xuân. Giôn-xi đã trở lại với cuộc đời mà cụ Bơ- men ban cho. Cũng từ ấy cụ Bơ-men đã trút hơi thở cuối cùng sau khi thành công trên con đường nghệ thuật. Một hình ảnh làm rung động lòng người: Bơ-men đã trao sự sống của mình cho Giôn-xi. Người họa sĩ già ấy đã nhường hơi thở của mình cho tài năng trẻ tiếp tục sự nghiệp nghệ thuật của mình. Bơ-men đã phác họa nghệ thuật để sống mãi trong lòng người đọc. Cụ đã tạo cho màu xanh của chiếc lá thường xuân, tâm huyết của cụ.

Nó đã cứu sống cả mạng người. Chiếc lá cuối cùng trở thành niềm hy vọng của sự hồi sinh được dựng lên bằng tình bạn. Hai nhân vật Xiu và Bơ-men là hình ảnh tiêu biểu cho tình bạn bè, đồng loại. Họ luôn tỏa sáng trong tâm hồn người đọc. Trong sự nghèo khổ họ đã thương yêu nhau, đùm bọc lẫn nhau. Những hình ảnh, lòng thương ấy làm rung động lòng người. Những con người ấy chỉ mơ đến cuộc sống ấm no, đầy đủ nhưng chứa chan tình thương. Tình bạn bè cao đẹp trong sáng, lòng nhân ái bao la như trời xanh biển rộng. Qua đây tác giả O Hen-ri muốn gửi đến mọi người thông điệp về tình bạn tha thiết: con người phải biết thương yêu nhau, quan tâm lẫn nhau. Họ là những người bạn tốt không thể thiếu đối với chúng ta.

Tác phẩm đã toát lên một mong muốn khá giản dị nhưng sâu sắc: con người ngày một sống tốt đẹp hơn. Đó là ngụ ý sâu xa của nhà văn. Tố Hữu đã từng nói: người yêu người sống để yêu nhau. Không có con người, không có tình bạn thì cuộc sống chẳng có nghĩa. Những con người ấy, tình bạn ấy sẽ mãi là tấm gương để chúng ta học tập.

Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng – mẫu 3

Kết thúc truyện ngắn "Chiếc lá cuối cùng" của tác giả O-hen-ri người đọc không chỉ lưu lại trong trí óc mình về một bức tranh kiệt tác vẽ về chiếc lá cuối cùng mà còn lắng đọng tâm hồn vào những giá trị nhân đạo sâu sắc của câu chuyện. Giá trị nhân đạo ấy xuất phát từ chính tình bạn, tình yêu thương và hơn hết đó là tình người trong cuộc sống. Cả ba nhân vật: Xiu, Giôn-xi và cụ Bơ-men tuy là hai thế hệ khác nhau nhưng cùng chung một nghề nghiệp và chung một hoàn cảnh. Họ là những người họa sĩ nghèo, sống khốn khổ tại một khu nhà trọ nhỏ, cuộc sống sinh hoạt của họ thiếu thốn và luôn phải làm việc cật lực kiếm tiền.

Trong hoàn cảnh ngặt nghèo ấy cô bé Giôn-xi còn mắc bệnh nặng, mất hết niềm tin và nghị lực sống, cô đã buông xuôi và lựa chọn cách nằm chờ chết trên giường bệnh, cô nằm đợi chiếc lá cuối cùng trên cây thường xuân kia rụng xuống rồi cô cũng sẽ chết. Thế nhưng kiệt tác để đời cũng là tác phẩm cuối cùng của cụ Bơ-men đã cứu vớt tâm hồn và cuộc sống của cô, trong đêm mưa bão tuyết người họa sĩ già biết chắc chiếc lá kia không thể trụ lại, cụ đã âm thầm lặng lẽ xách đèn và vẽ bức tranh chiếc lá trong đêm mưa gió ấy để mang đến động lực sống cho Giôn-xi. Chính vì muốn cứu cô gái trẻ Giôn-xi mà cụ Bơ-men đã chết vì sưng phổi, cụ đã đánh đổi cả tính mạng của mình để mang đến sự sống mới cho người khác.

Trước hết, giá trị nhân đạo dễ nhận thấy nhất trong truyện chính ở tình bạn đẹp giữa Xiu và Giôn-xi, khi Giôn-xi ốm nặng Xiu là người chăm sóc, động viên và luôn bên cạnh. Yêu thương và đùm bọc nhau giống như những người thân trong gia đình, họ coi nhau như chị em và sẻ chia khó khăn với nhau, cùng dìu nhau vượt lên nghịch cảnh. Càng trong hoàn cảnh khốn khó ta càng thấy tình bạn ấy cao đẹp biết bao, đáng trân trọng biết bao, nhưng cái đáng ca ngợi hơn chính là tình người, lòng nhân ái giữa những con người với nhau.

Cụ Bơ-men và Giôn-xi sống cùng trong khu trọ nghèo của những người nghệ sẽ, chỉ quen biết nhau nhưng cụ lại có thể hết lòng yêu thương, thậm chí hy sinh tính mạng của mình để đổi lấy niềm tin vào cuộc sống cho Giôn-xi. Có thể thấy kết truyện vừa có hậu lại vừa không có hậu, tuy Giôn-xi đã tiếp tục sống và mơ ước nhưng lại mất đi cụ Bơ-men. Ở đây ta thấy tác giả đã bày tỏ sự cảm thông của mình đối với từng nhân vật, Giôn-xi được sống tiếp còn cụ Bơ-men để lại một kiệt tác nghệ thuật, đó là thứ mà cụ đã dành cả cuộc đời để tìm kiếm và thực hiện, cuối cùng đã hoàn thành được tâm nguyện.

Chính cụ và kiệt tác "Chiếc lá cuối cùng" của cụ đã khẳng định rất rõ ràng về sức mạnh của tình yêu thương, tình yêu thương của con người có thể chữa lành mọi vết thương, giúp con người vượt lên nghịch cảnh và có thêm niềm tin, hy vọng vào cuộc sống.

Quả thực, đọc truyện ngắn "Chiếc lá cuối cùng" ta không tránh khỏi sự xúc động, càng xúc động bao nhiêu ta càng thấm nhuần giá trị nhân đạo của tác phẩm bấy nhiêu. Tác giả O-hen-ri không cần khoa trương, phô diễn nhưng vẫn cho người đọc thấy được mong muốn hướng đến những điều tốt đẹp cho con người, mong cho cuộc sống của mọi người đều được tốt đẹp.

Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng – mẫu 4

Là một tác phẩm thuộc trào lưu văn học hiện thực ở Mĩ đầu thế kỉ XX, Chiếc lá cuối cùng của O Hen-ri không chỉ đem đến cho ta những hiểu biết về xã hội Mĩ thời điểm tác phẩm ra đời. Chiếc lá cuối cùng còn giúp ta cảm nhận được chất nhân đạo cao cả được tác giả tập trung thể hiện. Giữa xã hội đồng tiền ngự trị, chi phối các giá trị của con người thì câu chuyện cảm động về ba họa sĩ nghèo thực sự là một thứ ánh sáng của niềm hi vọng về tình người trên hết là ước muốn con người sống với nhau ngày một đẹp hơn.

Trong truyện tác giả đã kể lại cuộc sống nghèo khổ của các họa sĩ Mĩ tại một khu nhỏ phía tây công viên Oa-sinh-tơn. Đó là hai nữ họa sĩ trẻ tuổi Xiu và Giôn-xi cùng với Bơ-men, một họa sĩ già suốt đời chưa bao giờ thành đạt. Họ sống rất vất vả và chật vật trong những gian buồng chật chội, sát mái, ăn uống thiếu thốn, làm việc cật lực để kiếm tiền. Nhưng về mặt tinh thần, về đời sống tình cảm họ lại là những người có tình yêu thương sâu sắc đằm thắm.

Ở đây chúng ta cảm nhận được tình bạn vô cùng chân thành và cảm động. Đó là tấm tình trong sáng thủy chung của Xiu đối với Giôn-xi. Hai người từ hai vùng đất rất xa nhau cùng tới Oa-sinh-tơn. Vì có cùng sở thích về nghệ thuật, về rau xà lách, về ống tay áo ngoài nên Xiu và Giôn-xi đã trở nên thân thiết nhau. Khi Giôn-xi bị ốm nặng, ta mới hiểu hết tình bạn thắm thiết của Xiu. Cô đã không bỏ rơi bạn, ngược lại Xiu còn làm việc hết sức mình để kiếm tiền nuôi bản thân và chạy chữa cho Giôn-xi. Cô đã trông nom, săn sóc từng li cho Giôn- xi, lúc nào Xiu cũng cố gắng động viên để Giôn-xi tin tưởng mình sẽ hết bệnh. Cô đã tìm mọi cách để gạt bỏ sự yếu đuối của bạn. Với những việc làm của Xiu, cô đã chứng tỏ cho ta thấy được một tình bạn thủy chung: Lúc vui buồn đều có nhau, lúc hoạn nạn lại không thể thiếu nhau, không thể bỏ rơi nhau. Xiu hoàn toàn không vụ lợi, không gợn một suy tính nhỏ nhen, Xiu chỉ có một ước nguyện duy nhất: Giôn-xi khỏi bệnh, tiếp tục ước mơ vẽ bức tranh về vịnh Na- plơ. Những người bạn như thế thật đáng quý, đáng trân trọng xiết bao!

Cảm động hơn, Chiếc lá cuối cùng còn là bài ca ca ngợi tấm lòng nhân đạo cao cả của cụ Bơ-men. Cụ là một họa sĩ già đã ngoài sáu mươi tuổi nhưng chưa thành đạt trên con đường nghệ thuật. Chỉ là người ở cùng nhà với hai nữ họa sĩ, nhưng khi biết tin Giôn-xi bị bệnh, lại đang trong trạng thái tâm lí tuyệt vọng không muốn sống nữa, cụ đã vô cùng bực tức, la mắng Xiu và giận dữ kêu lên: Trên đời này có người nào lại ngớ ngẩn chết vì những chiếc lá rụng từ cái dây leo đáng nguyền rủa ấy hử? Bác vẫn chưa hề nghe thấy chuyện như vậy… Và cuối cùng người họa sĩ già đã tìm ra viên thần dược lấy lại niềm tin yêu cuộc sống cho Giôn-xi: Bức tranh vẽ chiếc lá cuối cùng. Đây là bức tranh đặc biệt nhất trong các bức tranh được vẽ trên thế giới. Nó được vẽ trong đêm đen, giữa mưa tuyết và giá lạnh, dưới ánh sáng một cái đèn bão.

Người vẽ nó là một họa sĩ già đã bao nhiêu năm qua ao ước vẽ được một kiệt tác, nhưng sáu mươi năm đã qua, chưa bao giờ cụ thành công, mãi mãi cụ vẫn chỉ là cái bóng mờ của nghệ thuật. Vậy mà hôm nay, với bức vẽ cuối cùng của cụ, bức vẽ chiếc lá giữa đêm mưa lạnh rét mướt lại đưa cụ tới đỉnh cao của nghệ thuật, được thừa nhận là kiệt tác. Bức vẽ chiếc lá ấy chính là sản phẩm của tấm lòng yêu thương sâu sắc con người của cụ. Nó thể hiện một tình cảm chân thành xuất phát từ trái tim nhân đạo đầy tình người bao la. ở đầu ngọn bút không phải là màu vẽ mà là sự sống của cụ, là máu của con tim, là sự tha thiết giành lại sự sống cho Giôn-xi từ tay thần chết.

Đến lúc này nghệ thuật đã nhập vào với cuộc đời và phát huy hết sức mạnh kì diệu của nó. Chiếc lá không rụng. Giôn-xi đã trở lại với cuộc đời và cụ Bơ-men đã trút hơi thở cuối cùng khi hoàn thành kiệt tác ấy. Một hình ảnh làm rung động lòng người. Có thể nói cụ Bơ- men đã trao lại sự sống của mình cho Giôn-xi. Người họa sĩ già ấy đã nhường hơi thở cho tài năng trẻ tiếp tục sự nghiệp nghệ thuật của mình. Cụ Bơ-men đã để lại trong lòng người đọc niềm cảm kích chân thành.

Cả hai nhân vật Xiu và Bơ-men là hình ảnh tiêu biểu cho tình thương yêu bạn bè, đồng loại. Cuộc đời của họ, hành động của họ luôn tỏa sáng trong tâm hồn người đọc. Thế mới biết trong sự nghèo khổ cùng cảnh ngộ người ta đã thương nhau như thế nào! Chính những hình ảnh đẹp ấy đã có sức chinh phục và lay động lòng người, hướng con người tới một cuộc sống trong sáng đầy tình nghĩa không gợn những tính toán nhỏ nhen. Hai con người ấy là biểu tượng của tình bạn cao đẹp thủy chung, của lòng nhân đạo cao cả. Bơ-men đã nằm xuống nhưng trong lòng mọi thế hệ người đọc, ông vẫn còn sống mãi cùng kiệt tác của mình. Qua tác phẩm, với bức tranh Chiếc lá cuối cùng nhà văn đã thể hiện kín đáo tâm sự của mình, O Hen-ri muốn gởi tới người đọc lời kêu gọi chân tình: con người hãy yêu thương nhau.

Đúng như nhà thơ Tố Hữu đã từng nói: Người yêu người sống để yêu nhau, Chiếc lá cuối cùng là truyện ngắn thể hiện được tình yêu thương ấy. Tác phẩm đã toát ra một mong muốn sâu sắc: con người ngày một sống tốt đẹp hơn. Đó là vấn đề mà những nghệ sĩ chân chính quan tâm nhất. Rõ ràng văn học đã đưa chúng ta đến cái thiện, cái đẹp, nó giúp ta bỏ đi cái xấu, cái hèn luôn ẩn chứa trong ta. “Văn học là nhân học” đúng như lời của nhà văn M.Gooc-ki.

Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng – mẫu 5

Đọc các tác phẩm tự sự – như đoạn trích hồi kí Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng, truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao, truyện ngắn Cô bé bán diêm của An-đéc-xen, chúng ta vô cùng xúc động trước những tình cảm gia đình (mẹ con, cha con, bà cháu) sâu nặng. Đó là những tình cảm ruột thịt, thể hiện bản chất cao quý của con người mà văn học đã ngợi ca. Nhưng bài ca tình người trong văn chương không chỉ dừng lại ở tình máu mủ, ruột thịt như thế, mà bao la vô tận. Bởi vì tình thương yêu giữa con người, tấm lòng vị tha cũng là một nét nhân bản cao quý từng xuất hiện ở mọi nơi, mọi lúc trên trái đất này. Đọc và suy ngẫm về truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của O Hen-ri, nhà văn Mĩ sống và sáng tác cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, chúng ta biết thêm một câu chuyện về tình người cao quý ấy.

Chuyện kể về ba người hoạ sĩ, hai cô gái trẻ và một hoạ sĩ già, sống nghèo khổ trong một nhà chung cư gần công viên Oa-sinh-tơn giữa mùa đông lạnh giá. Họ không phải là người ruột thịt, nhưng đã yêu thương nhau như người ruột thịt, hi sinh cả cuộc sống của mình để giúp nhau vượt qua cái chết. Đọc truyện ngắn ấy, người đọc không chỉ xúc động bởi nội dung câu chuyện mà còn bị lôi cuốn bởi nghệ thuật xây dựng tình huống và chi tiết truyện hết sức độc đáo của nhà văn. Đoạn cuối của tác phẩm (trích trong sách Ngữ văn 8) đã để lại cho chúng ta những ấn tượng không thể phai mờ là hình ảnh chiếc lá và tấm lòng của cụ Bơ-men. Đó là chiếc lá dũng cảm, là tình người bao la. Tình người ấy biểu hiện trước hết ở nhân vật cụ Bơ-men, rồi đến nhân vật Xiu, nhân vật Giôn-xi.

Cụ Bơ-men không phải nhân vật chính, cũng không xuất hiện nhiều trong văn bản. Nhưng chỉ qua vài nét chấm phá của nhà văn, người đọc đã hình dung khá rõ về người hoạ sĩ này. Đó là một cụ già ngoài sáu mươi, thân hình nhỏ nhắn, râu tóc loà xoà dữ tợn. Suốt đời cầm bút, ông cụ luôn mơ ước vẽ được một kiệt tác, nhưng chưa bao giờ bắt đầu và tự cho mình là “một người thất bại trong nghệ thuật”. Vậy mà lần này cụ đã làm được một việc kì diệu, đã sáng tạo được một tác phẩm hội hoạ đích thực, một kiệt tác.

Khi lên gác, cảm nhận rõ giấc ngủ yếu đuối của Giôn-xi, rồi nhìn qua cửa sổ, thấy những chiếc lá trên cây thường xuân rụng gần hết, cụ Bơ-men đã nhìn Xiu – cô chị kết nghĩa của Giôn-xi, lặng lẽ chẳng nói năng gì. Tuy không nói, nhưng trong tâm trạng ông cụ hẳn đang nung nấu một ý nghĩ, một quyết định nào đó vô cùng quan trọng. Đối với Bơ- men, hai cồ hoạ sĩ nghèo hàng xóm là những người thân yêu gần gũi như ruột thịt. Cụ thường ngồi làm mẫu cho cô chị vẽ. Cụ hiểu rất rõ tình trạng bệnh tật và tâm hồn yếu đuối của Giôn-xi. Cụ đã từng “tự coi mình là con chó xồm lớn chuyên gác cửa bảo vệ hai hoạ sĩ trẻ ở phòng vẽ tầng trên” kia mà ! Do đó, ông cụ đã…

Nhà văn không kể tiếp cụ Bơ-men đã nghĩ gì, làm gì ngay trong đêm mưa gió ấy, mà dùng thủ pháp buông thả nhân vật, giấu kín sự việc, ngắt đoạn, đảo ngược thời gian để kể câu chuyện về hai chị em Xiu và Giôn-xi. Cho đến giây phút quan trọng nhất của cuộc đời Giôn-xi – giây phút chiến thắng cái chết, dần dần trở về với sự sống – Giôn-xi và người đọc chúng ta mới biết rõ công việc của cụ Bơ-men. Thì ra, giữa cái đêm lạnh giá, gió bấc ào ào, mưa đập mạnh vào cửa sổ, người hoạ sĩ già ấy đã vẽ chiếc lá thường xuân thay cho chiếc lá cuối cùng vừa lìa cành trên bức tường đối diện ở phòng của Giôn-xi. Một mình ông cụ đã bắc thang trèo lên tường, cầm đèn bão, mang đầy đủ bút lông và bảng pha màu,… để sáng tác tác phẩm của mình.

Tuổi cao, sức yếu mà dám đương đầu với thiên nhiên khắc nghiệt, làm việc âm thầm như thế, thật là một con người dũng cảm. Nhưng không chỉ là một hành động dũng cảm, vẽ chiếc lá thường xuân trên tường giữa đêm mưa gió như thế thực sự là một quá trình sáng tạo gian khổ mà hào hứng của cụ Bơ-men. Ngỡ như người hoạ sĩ đã dồn hết tâm hồn, khát vọng và sức lực của đời mình cho tác phẩm. Do đó, đúng như lời nhận xét của Xiu, hình ảnh chiếc lá thường xuân trên bức tường kia “chính là kiệt tác của cụ Bơ-men”. Gọi đó là kiệt tác vì chiếc lá ấy giống in như chiếc lá thật, thậm chí còn hơn cả một chiếc lá thật. Nó đã dũng cảm bám vào cuống lá, bám chắc trên tường, mặc cho mưa tuôn, bão thổi, mặc cho khí lạnh hoành hành.

Chính sức sống kiên cường ấy của chiếc lá đã thổi vào tâm hồn cô hoạ sĩ Giôn-xi hơi ấm của niềm tin và nghị lực, kéo cô từ vực thẳm của bệnh tật vươn lên chiến thắng bệnh tật, vượt qua cái chết, trở về sự sống. Trong lí luận hội hoạ, kiệt tác không phải là bức tranh giống thật kiểu “sao chép”, “chụp ảnh” đơn thuần mà phải là những đường nét, những sắc màu, những bố cục, chất liệu tác phẩm chứa đựng sự sống, toát ra sức sống, tác động tích cực đối với cuộc sống, lay động tâm hồn, tình cảm của người xem rồi thức tỉnh họ,… Bức tranh “Chiếc lá thường xuân” ấy của hoạ sĩ Bơ-men đã mang đầy đủ các yếu tố của một kiệt tác hội hoạ. Trong một phút xuất thần, bằng tình thương yêu mạnh mẽ đối với Giôn-xi, bằng quyết tâm cứu sống cô gái, một nữ hoạ sĩ còn trẻ, đang hứa hẹn nhiều sáng tạo nay mai, cụ Bơ-men đã vẽ thành công tác phẩm, thoả nguyện những ước mơ ám ảnh của cả cuộc đời. Sau đó, cụ đã lặng lẽ ra đi. Người hoạ sĩ già ấy đã hiến dâng sự sống của mình để giành lại sự sống và tuổi trẻ cho Giôn-xi.

Cái nghĩa cử ấy của cụ Bơ-men cũng là một kiệt tác. Kiệt tác này không có đường nét, sắc màu, bố cục cụ thể và cũng không hiện lên trước mắt mọi người đến mức độ kì diệu. Có thể nói, với hình ảnh chiếc lá được vẽ ở trên tường và cách “sáng tác” âm thầm, lặng lẽ của nhân vật cụ Bơ-men, nhà văn O Hen-ri đã ngợi ca tình thương, tấm lòng vị tha cao cả của những con người nghèo khổ trên đất Mĩ đầu thế kỉ XX nói riêng, trên mọi đất nước của trái đất này nói chung, ngày xưa cũng như ngày nay. Điều đặc sắc hơn nữa của ngòi bút O Hen-ri là ông không trực tiếp kể chuyện và cũng không,kể vào cái đêm chiếc lá được vẽ mà để cho Xiu thuật lại với Giôn-xi, sau khi Giôn-xi khoẻ lại nhằm khích lệ cô gái, tạo sự hấp dẫn, bất ngờ cho người đọc và làm nổi bật đức hi sinh, tấm lòng vị tha như thánh thần của người hoạ sĩ già.

Cùng với nhân vật cụ Bơ-men, nhân vật Xiu, cô hoạ sĩ nghèo, cũng được nhà văn khắc hoạ và ngợi ca bằng những sự việc, chi tiết truyện thật cảm động. Tuy chỉ là chị em kết nghĩa, nhưng đối với Giôn-xi, Xiu đã thương yêu chăm sóc như đối với đứa em ruột thịt. Cảnh ngộ của Xiu cũng đói nghèo, thiếu thốn giống Giôn-xi. May mắn hơn em, Xiu không bị đau ốm. Song cô luôn lo lắng thấp thỏm trước tình trạng sức khoẻ và tâm trạng bi quan của em. Ngày ngày, thấy Giôn-xi đếm từng chiếc lá rụng, Xiu tưởng như thần chết đang từng bước đến gần căn phòng của hai chị em. Cho đến ngày cuối cùng, ngó ra ngoài cửa sổ nhìn cây tầm xuân – chắc rằng trên cành chỉ lơ thơ một hai chiếc lá – Xiu thực sự đã sợ sệt, nhìn cụ Bơ-men một lát mà “chẳng biết nói năng gì”.

Giống như sự im lặng của cụ Bơ-men mà chúng ta đã đoán định ở trên, hẳn tâm trạng Xiu lúc này đang trĩu nặng tình thương và nỗi lo âu trước giờ phút sức lực của Giôn-xi đang tàn dần. Do đó, sáng hôm sau, khi nghe Giôn-xi thều thào ra lệnh kéo tấm mành lên để nhìn xem còn chiếc lá nào trên tường, Xiu đã làm theo một cách chán nản, gần như tuyệt vọng. Nhưng, ô kìa, sau trận mưa vùi dập và những cơn gió phũ phàng kéo dài suốt đêm vẫn còn một chiếc lá bám trên tường gạch. Một chiếc lá đơn độc, mỏng manh đã hiện lên và những dự cảm như tuyệt vọng của Giôn-xi (“Hôm nay nó sẽ rụng thôi và cùng lúc đó thì em sẽ chết”) như những giọt tuyết giá lạnh gieo vào lòng Xiu. Cô cúi khuôn mặt hốc hác xuống thì thào với em : “Em hãy nghĩ đến chị, nếu em… Chị sẽ làm gì đây ?”. Đối với Xiu, mất Giôn-xi là mất nửa cuộc đời, mất Giôn-xi, mọi việc làm sẽ chẳng còn ý nghĩa nữa. Vì thế, mặc dù rất xót thương và lo lắng, Xiu vẫn cố hết sức chăm sóc em. Cô nấu cháo, pha sữa để bồi dưỡng sức lực cho Giôn-xi.

Cô mời bác sĩ và luôn thường trực bên cạnh Giôn-xi, tận tình cứu chữa và chiều chuộng Giôn-xi. Ngỡ như mỗi nhịp đập của trái tim Giôn-xi cũng là nhịp đập trong trái tim Xiu. Tinh bè bạn, tấm lòng nhân ái, vị tha của Xiu bao la, sâu nặng vô bờ. Tinh cảm cao đẹp ấy đã được đền đáp. Suốt cả ngày hôm đó, cho đến sáng hôm sau, trải qua một đêm mưa gió ào ào, mưa đập mạnh vào cửa sổ và rơi lộp độp xuống đất,… chiếc lá dũng cảm, chiếc lá cuối cùng kia vẫn không rụng. Khi Xiu kéo tấm mành lên, cô thấy “chiếc lá thường xuân vẫn còn đó” và cô đã. sung sướng vô ngần khi nghe Giôn-xi gọi lại đòi ăn cháo, uống sữa, pha rượu vang, hẹn sẽ “vẽ vịnh Na-plơ”. Sung sướng hơn nữa là lúc Xiu nghe người bác sĩ báo : “Chăm sóc chu đáo thì sẽ chiến thắng… Cô ấy đã khỏi nguy hiểm rồi, chị đã thắng”. Lời nói của người thầy thuốc ấy thật có ý nghĩa.

Phải chăng, cùng với sự khích lệ của “Chiếc lá dũng cảm” – kiệt tác của cụ Bơ-men, tình thương và sự chăm sóc tận tuỵ, hết mình của Xiu đã giúp cho Giôn-xi chiến thắng bệnh tật, chiến thắng những yếu mềm trong tâm hồn. Trong thắng lợi này của cô em yếu đuối, có phần quan trọng của chị Xiu nên cũng có thể coi Xiu chính là người chiến thắng. Tinh thương và tấm lòng vị tha đã chiến thắng. Khắc hoạ nhân vật Xiu, nhà văn sử dụng một giọng kể thủ thỉ, tâm tình như quạt một làn hơi ấm dịu dàng giữa những đêm đông giá buốt. Nhìn thấy chiếc lá cuối cùng bám mãi trên tường trong đêm mưa gió, Xiu đã rất ngạc nhiên. Cô reo thầm trong lòng : “Nhưng, ô kìa”… Thế thôi, nhà văn không kể tiếp về thái độ này của Xiu mà lái sang những việc khác. Cho đến hai ba ngày, sau khi chắc chắn Giôn-xi khỏi bệnh, Xiu mới khoan thai, nhỏ nhẻ kể hết mọi sự việc về chiếc lá dũng cảm kia cho em nghe. Cách ngắt đoạn, đảo ngược thời gian như thế khiến cho nhân vật Xiu trở nên tinh tế, vai trò người chị của Xiu đối với Giôn-xi càng thêm nổi bật. Và đối với người đọc, hình tượng Xiu thêm hấp dẫn. Rõ ràng, cùng với nhân vật cụ Bơ-men, nhân vật Xiu góp những sắc màu nhỏ nhẹ, trong sáng làm đẹp thêm bức tranh tình người bao la, kì diệu của câu chuyện Chiếc lá cuối cùng độc đáo.

Còn nhân vật Giôn-xi, hình tượng trung tâm của bức tranh đẹp ấy, thì góp đường nét màu sắc gì ? Cảnh ngộ của cô bé thật đáng thương. Cô bị bệnh nặng, lại nghèo nên thuốc tháng chắc cũng thiếu thốn. Do đó, cô mang tâm trạng yếu đuối gần như bất lực trước bệnh tật. Trong cô chỉ có một niềm trông đợi là chiếc lá cuối cùng trên cây thường xuân trước mặt kia lìa cành thì cô cũng đi xa. Nhưng khi nghe chị Xiu thì thẩm vừa như trách mắng, vừa như thở than “Em hãy nghĩ đến chị, nếu không có em… chị sẽ làm gì đây”, thì Giôn-xi như cũng cảm thấy tâm trạng cô đơn và thấm thía nỗi buồn thương khi nghĩ tới sợi dây ràng buộc mình với bạn và thế gian cứ lơi lỏng dần. Vào chính cái giây phút cô đơn, buồn thương nhất ấy, cô gái đã nhìn thấy chiếc lá thường xuân dũng cảm sau một đêm mưa bão vẫn bám riết vào cuống lá, vẫn kiên gan đậu trên tường…

Và dường như trong cô gái bỗng trỗi dậy một sức sống mới, một nghị lực mới. Cô nằm nhìn chiếc lá hồi lâu. Cái nhìn ấy dần dần hâm nóng trái tim yếu đuối giá lạnh của cô. Rồi cô gọi Xiu, cô tâm sự, hay cũng là một cách sám hối : “Có một cái gì đấy đã làm cho chiếc lá cuối cùng vẫn còn đó để cho em thấy rằng mình đã tệ như thế nào. Muốn chết là một tội”. Thế là Giôn-xi hồi lại dần dần. Cô thèm ăn cháo, muốn uống sữa, uống rượu và ao ước một ngày nào đó sẽ tiếp tục sáng tác, sẽ “được vẽ vịnh Na-plơ”. Cuối cùng, Giôn-xi đã khỏi bệnh, chiến thắng thần chết và chiến thắng những phút giây bi quan mềm yếu của tâm hồn. Nếu trong chiến công này, cụ Bơ-men và Xiu là người trao tặng, người dẫn dắt thì Giôn-xi là người được nhận, người chiến sĩ trực tiếp chiến đấu chống lại kẻ thù, chống lại cái chết. Từ tình thương của hai người bạn Bơ-men và Xiu, sức mạnh ngoại lực, nếu Giôn xi không có một nội lực cần thiết làm sao cô gái có thể giành chiến thắng ? Do đó, quá trình diễn biến tâm trạng, cũng có thể nói là quá trình đấu tranh bản thân của nhân vật Giôn-xi đã góp phần hoàn thiện bức tranh tình thương giữa con người với con người, tô đậm vẻ đẹp kì diệu của nhân vật cụ Bơ-men, làm sáng lên nét giản dị trong sáng của nhân vật Xiu. Nhà văn kết thúc câu chuyện bằng lời kể của Xiu mà không cần kể thêm Giôn-xi đã nghĩ gì, nói gì. Áng văn dừng lại, nhưng dư âm còn vương vấn…

Cùng với nghệ thuật khắc hoạ ba nhân vật với những đặc điểm tâm lí và hành động khác nhau đầy ấn tượng như chúng ta đã tìm hiểu và suy ngẫm ở trên, nhà văn O Hen-ri đã xây dựng được hai tình huống đảo ngược bất ngờ, rất thú vị. Thứ nhất : Từ đầu câu chuyện, Giôn-xi, cô hoạ sĩ trẻ, cứ như đang dần dần tiến đến cái chết. Nhưng cuối cùng, cô gái khoẻ lại, yêu đời, vươn dậy, chiến thắng bệnh tật, chiến thắng cái chết. Tinh huống thứ hai : Cụ Bơ-men đang khoẻ mạnh bình thường, ai ngờ đến cuối truyện ông cụ lại qua đời. Hai tình huống đảo ngược trái chiều nhau – một cụ già đi từ sự sống đến cái chết để dẫn dắt một cô gái từ cái chết trở lại với sự sống – đã được nhà văn kể lại thật tự nhiên, lô gích như sự tuần hoàn tự nhiên, lô gích của cuộc đời. Cả hai tình huống ấy đều liên quan tới bệnh sưng phổi và chiếc lá cuối cùng, đểu gắn kết với những vẻ đẹp của ba nhân vật. Tất cả những điều đó đem lại cho thiên truyện một dư vị khó quên.

Tóm lại, chỉ đọc mấy trang cuối truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của nhà văn Mĩ O Hen-ri, chúng ta thấy rõ : truyện được xây dựng bằng nhiều tình tiết hấp dẫn, sắp xếp chặt chẽ, khéo léo, khắc hoạ nhân vật rõ nét, kết cấu đảo ngược tình huống hai lần thật độc đáo và hấp dẫn. Nổi bật hơn tất cả là hình ảnh chiếc lá dũng cảm và chân dung những con người tuy nghèo khổ nhưng tình thương thì bao la, vô tận. Truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng là bài ca cảm động, giàu chất nhân văn ngợi ca tình người, rất đáng đọc, đáng suy ngẫm.

Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng – mẫu 6

Yêu thương, gắn bó thân thiết nhưng cũng rất nóng bỏng kịch tính là tất cả những gì ta có thể cảm nhận được ở đoạn trích Chiếc lá cuối cùng trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn O Hen-ri. Câu chuyện như một nét phác thảo chân thực, đẹp đẽ về “Tinh đời trong chiếc lá”, phải chăng đây chính là điều nhà văn muốn gửi gắm qua tác phẩm của mình.

Không phải ngẫu nhiên mà hình ảnh chiếc lá thường xuân lại trở thành nhan đề cho truyện ngắn xuất sắc của nhà văn Mĩ nổi tiếng này. Xuyên suốt mỗi câu, mỗi chữ là một màu xanh rời rợi, là sự sống kiên cường, thiết tha của chiếc lá, là tình cảm bạn bè đầy yêu thương, chăm lo tận tình và cả sự hi sinh cao cả của những nghệ sĩ nghèo nước Mĩ. Phải chăng đó là chi tiết vừa cảm động nhưng cũng vừa bất ngờ, độc đáo của một ý nghĩa nhân văn vô cùng sâu sắc ?


Chiếc lá trong mỗi hoàn cảnh, mỗi con người lại ẩn chứa một ý nghĩa, một tâm tình khác nhau. Giôn-xi ngây thơ đến lạ lùng khi cô cho rằng sẽ buông xuôi tất cả và lìa cõi đời này vào lúc chiếc lá cuối cùng rụng xuống. Bệnh tật hành hạ và sự nghèo khó đã dập tắt niềm tin và ý chí muốn sống trong lòng cô gái trẻ. Tuyệt vọng đã khiến cô đặt cược cả cuộc đời và số phận cho một chiếc lá nhỏ nhoi. Nhưng rồi chiếc lá vô tri đó đã trở thành niềm hi vọng của Giôn-xi khi mà cô còn giữ được “lửa” trong trái tim mình, khiến cô tìm lại được tình yêu cuộc sống với những mơ ước, khát khao. Khi ấy, Giôn-xi tin vào cuộc đời bằng một tình yêu cuộc sống mãnh liệt đã giúp cô vượt qua lưỡi hái tử thần. Cô tin rằng chiếc lá sẽ mãi còn đó, mãi xanh tươi như sự sống bất diệt, cô tin rằng trái tim mình cũng sẽ đập mãi, tâm hồn mình cũng sẽ trẻ mãi và tràn đầy ước mơ về bức kiệt tác “vịnh Na-plơ”. Đó là lúc cô khỏi bệnh, sống một cuộc đời đẹp nhất, có ý nghĩa nhất. Niềm tin yêu đó thật đáng quý biết bao. Như vậy, sự sống của chiếc lá đã thăng hoa tình cảm thiết tha yêu cuộc sống trong trái tim cô gái yếu đuối này.


Nỗi tuyệt vọng của Giôn-xi như nhát dao đâm vào trái tim thổn thức của người bạn thân thiết, gần gũi nhất – Xiu để rồi chiếc lá lại thực hiện tốt vai trò của mình, gợi nên sự quan tâm, lo lắng, yêu thương của Xiu dành cho bạn mình. Giôn-xi quả là một người tàn nhẫn với Xiu và với chính mình khi cô mỗi khi thức dậy đều muốn mở cửa sổ để chờ đợi chiếc lá cuối cùng lìa cành. Xiu làm sao có thể không buồn bã, không lo lắng khi thấy người bạn gái mỗi lúc một tuyệt vọng, héo mòn, tiều tuỵ và đang chờ chết. Bệnh tật, sự tuyệt vọng của Giôn-xi hành hạ Xiu về cả vật chất lẫn tinh thần. Cuộc sống vốn trước đây đã rất khó khăn giờ chỉ còn mình cô gánh vác, lại cần có tiền thuốc thang chữa bệnh cho bạn. Xiu không muốn kéo mành lên để bạn nhìn thấy sự sống níu kéo từng giây từng phút trên chiếc lá còn sót lại nhưng cô khó có đủ ánh sáng mà vẽ tranh, lấy tiền chữa trị cho Giôn-xi khi cửa so là nguồn sáng không phải trả tiền duy nhất đối với những người nghèo khổ như cô. Xiu day dứt, băn khoăn giữa hai sự lựa chọn vô cùng khó khăn. Chính trong những lúc thế này ta mới thấy hết được cái tình, cái nghĩa mà Xiu dành cho Giôn-xi, chiếc lá một lần nữa lại chứa nặng nỗi lo lắng khôn nguôi của cô gái trẻ, nó nhân lên trong cô sức mạnh của nghị lực, thăng hoa trong trái tim cô một tình yêu vô bờ bến với người bạn trẻ.


Lo lắng khiến Xiu không thể chịu đựng nỗi đau buồn một mình, cô đã tìm đến và chia sẻ nỗi niềm với cụ Bơ-men, người hoạ sĩ già sống ở dưới tầng trệt. Ông cụ đã tìm thấy lí tưởng sống, khát vọng tuổi trẻ, hoài bão lớn lao mà đên giờ cụ vẫn đang theo đuổi ở hai cô hoạ sĩ này. Nên chẳng biết tự bao giờ và tự lúc nào cụ đã coi hai cô bé như con ruột của mình. Điều đó càng khiến cụ đau xót biết ngần nào khi hiểu rằng Giôn-xi đang tuyệt vọng buông xuôi cuộc sống. Người hoạ sĩ già đã bối rối, vụng về đến nỗi trở nên bực tức, gắt gỏng, cảm xúc thương xót vô bờ bến nghẹn ngào trong trái tim ông. Bất lực và xa xót, cụ chỉ còn biết thắp lên “ngọn lửa” trong trái tim Giôn-xi, lấy lại niềm tin trong sáng của cô từ tay tử thần. Chiếc lá là mấu chốt của vấn đề sống còn lúc này. Định đoạt được vận mệnh của chiếc lá là giành lại sự sống cho Giôn-xi khỏi lựỡi hái tử ihần. ở đây, chiếc lá lại một lần nữa thể hiện thành công tình yêu thương thiêt tha cao cả đến kì diệu của cụ Bơ-men.

Người đọc thực sự cảm động trước hình ảnh một cụ già 60 tuổi run rẩy trong đêm mưa to gió lớn, tuyết ngập khắp đường, một tay bám vào chiếc thang đã mục, tay kia vừa cầm đèn bão vừa cầm bảng màu với hai sắc xanh vàng và bút vẽ để leo lên tường nơi cửa sổ phòng Giôn-xi nhìn ra. Bàn tay già nua miệt mài vẽ. Bằng nét vẽ tài hoa và chân thực hoà vào cùng với tình thương yêu cháy bỏng của “người cha”, cụ đã đem đến cho chiếc lá thường xuân bình thường một sức sống bất tử. Để đáp lại đức hi sinh cao cả của người hoạ sĩ già, chiếc lá đã trở thành kiệt tác của cuộc đời cụ Bơ-men, thể hiện hoàn hảo và sinh động nhất tình yêu thương lớn lao, cao cả. Điều mà hơn 40 năm theo đuổi nghệ thuật không lúc nào trái tim cụ không ngừng hướng tới với một mong ước ráo riết, nồng nàn.


Bằng một chi tiết độc đáo, cây bút văn xuôi đương đại nổi tiếng nước Mĩ – O Hen-ri đã để ba nhân vật trong truyện nhắn nhủ với chúng ta những điều đáng quý về tình yêu cuộc sống và trân trọng những tình cảm đã làm nên cuộc sống tươi đẹp.

Chiếc lá đã cứu sống Giôn-xi, tạo nên kiệt tác bất tử cho cụ Bơ-men. Hay nghệ thuật chân chính đã mang lại niềm tin mãnh liệt vào sự sống ngàn lần yêu quý. Một lần nữa, cái chân lí : nghệ thuật vì cuộc sống con người mới là nghệ thuật đích thực lại toả sáng trong cụ Bơ-men. Thế mới biết, nghệ thuật đích thực chính là sự kết tinh, lắng đọng của tình yêu thương sâu sắc ; là sự quên mình tuyệt đối vì mọi người.

Thực ra, chiếc lá cuối cùng đã rụng, nhưng còn mãi mãi trên tường và trong trái tim độc giả là chiếc lá của tình yêu thương, của sự hi sinh cao cả. O Hen-ri đã rời xa chúng ta nhưng câu chuyện của ông luôn sống mãi trong lòng người đọc bởi ẩn chứa trong chiếc lá là tình đời sâu nặng và nồng thắm mà ở bất cứ hoàn cảnh nào, thời đại nào đều đáng được trân trọng và ngợi ca…

Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng – mẫu 7

O Hen-ri là một nhà văn Mĩ rất thành công với thể loại truyện ngắn. Các câu chuyện của ông thường đề cập đến cuộc sống hằng ngày của những con người thuộc tầng lớp bình dân trên đất Mĩ. Tuy nhẹ nhàng, nhưng chúng luôn gây cho người đọc sự xúc động sâu sắc với những ý nghĩa nhân đạo cao cả. Từ truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng – một tác phẩm đặc sắc, ta có thể thấy được phần nào tài năng của nhà văn. Một chiếc lá vô cùng nhỏ bé và rất đỗi mộc mạc bước vào truyện của O Hen-ri, đã trở thành nơi đúc kết cảm xúc, hoài bão, khát vọng,… của mỗi người trong cuộc sống.

Chiếc lá cuối cùng là bức tranh phác hoạ một cách chân thực và sống động cuộc đời của những người hoạ sĩ nghèo nước Mĩ. Xiu và Giôn-xi – hai cô gái còn rất trẻ đă rời bỏ quê hương, người thì ở miền Nam nước Mĩ xa xôi, quanh năm nắng gắt, người lại ở vùng Bắc lạnh giá vô cùng để đến Oa-sinh-tơn với hi vọng về cuộc sống mới xán lạn hơn ! Nhưng không phải trời lúc nào cũng chiều lòng người. Vớì hai bàn tay trắng, cùng với cái giá vẽ cũ kĩ, vài tờ giấy, hộp bút màu, các cô vẫn hằng ngày lao động cật lực trong các công viên, ở các quảng trường, nhà ga, bến xe hỏa,… Nghèo vẫn hoàn nghèo ! Chỉ có tình cảm giữa họ thì ngày một giàu thêm !


Bỗng một ngày, số phận như muốn đùa giỡn với hai cô gái trẻ. Giôn-xi đột ngột đổ bệnh sưng phổi. Là một cô gái yếu đuối, lại được sinh ra ở vùng đất có khí hậu nhiệt đới, Giôn-xi khó lòng đủ sức chống lại bệnh tật. Hơn nữa, sự nghèo túng càng khiến cô không muốn sống ! Suốt ngày nằm bẹp trên giường, trong căn phòng tối tăm, chật hẹp, chỉ duy nhất nguồn ánh sáng của mặt trời chiếu rọi, Giôn-xi chỉ biết hằng ngày ngắm nhìn cây thường xuân bám vào bức tường gạch đối diện cửa sổ. Cuối thu đầu đông, lá bắt đầu rụng dần, cành cây trở nên thưa thớt, trơ trọi, cây như bị tước mất sức sống mãnh liệt tiềm tàng. Cô gái bé nhỏ ngắm nhìn cây, lá và thời tiết bất thường rồi lại suy nghĩ về số phận của mình. Chúng cũng như cô đang ngày một chết dần, chết mòn, héo hắt ! Mong ước ngày nào đã nguội lạnh, thay vào đó là tư thế sẵn sàng đón nhận một sự ra đi tự nguyện. Cô tự phó mặc cuộc đời mình cho những chiếc lá. Lá càng rụng nhiều thì quãng thời gian còn lại của cô trên cõi đời này càng ngắn dần. Cô chỉ chờ đến khi nào chiếc lá thường xuân cuối cùng chạm đất thì cô cũng xuôi tay về với Chúa. Giôn-Xi tuyệt vọng đến nỗi ngay cả khi chiếc lá cuối cùng vẫn dũng cảm treo mình trên cành cây thì cô vẫn tin chắc rằng nó sẽ rụng và cô sẽ chết. Chiếc lá vừa là nỗi tuyệt vọng, vừa là niềm hi vọng nhổ nhoi cuối cùng níu giữ Giôn-xi với cuộc sống.

Tình cảnh của cô khiến những người bạn của cô đau đớn vô cùng. Người đầu tiên là Xiu, cô đã khóc “đến ướt đẫm cả một chiếc khăn giấy Nhật Bản”. Tuy không phải là máu mủ ruột rà, nhưng Xiu vẫn miệt mài ngày đêm kiếm từng đồng từng hào mua thuốc, chạy chữa cho bạn… Biết được tâm trạng của người bạn gái, cô đã nói như van nài :

– “Em thân yêu !” Xiu nói, cúi gương mặt hốc hác gần xuống gối, “Em hãy nghĩ đến chị, chị sẽ làm gì đây ?”.
Lời nói đầy nước mắt là biểu hiện của một tình cảm bạn bè cao quý khôn cùng.

Giôn-xi vẫn đòi kéo mành lên mà Xiu không ngăn cản nổi. Mặc dù không mở cửa thì không có ánh sáng để chăm sóc bạn, để vẽ minh hoạ lấy tiền mua thuốc và thức ăn cho người bệnh thoát khỏi lưỡi hái tử thần… mà mở cửa thì hình ảnh của cái chết ám ảnh bạn mình. Xiu hi vọng chiếc lá đừng rụng vì nó còn ngày nào trên cành là ngày đó bạn cô còn mong manh chút hi vọng nhỏ nhoi.

Ngày qua ngày, Xiu vẫn tận tình chăm sóc cho Giôn-xi, vẫn kiên nhẫn khơi dậy trong người bạn gái niềm tin yêu cuộc sống, sự đấu tranh để chiến thắng bệnh tật. Đối với cô, chiếc lá đã thể hiện rõ tĩnh yêu thương, sự quan tâm, chăm sóc, lo lắng tận tình dành cho người bạn thân !

Nỗi khổ tâm của Xiu còn tác động tới cụ hoạ sĩ già Bơ-men, người yêu quý và luôn bảo vệ hai cô gái trẻ Xiu và Giôn-xi. Sự nghèo khổ và cuộc mưa sinh đã chiếm trọn thời gian và tâm sức của cụ. Cả ba con người không thân thích này đã gắn bó và yêu quý nhau vì cùng từ xa tới Oa-sinh-tơn, sống vất vả, thiếu thốn để theo đuổi những ước mơ đẹp đẽ về nghệ thuật nên họ coi nhau như người thân trong nhà. Giôn-xi đang ngày càng tuyệt vọng, gần kề với cái chết, thôi thúc cụ Bơ-men phải làm một điều gì đó để cứu vãn. Cụ muốn làm cho cái kết của câu chuyện phải ngược lại với sự chờ đợi của cô gái. Cụ biết rằng muốn Giôn-xi được sống thì chiếc lá cuối cùng phải còn lại trên cây, ít ra cho đến khi Giôn-xi qua khỏi. Và cụ đã biết mình phải làm gì…

Sau một đêm kéo dài với những cơn gió phũ phàng và trận mưa không ngớt, chiếc lá vẫn nằm đó, dũng cảm treo mình trên cây. Giôn-xi dường như không tin vào mắt mình và “ngắm nhìn chiếc lá hồi lâu”, từ giây phút đó, có điều gì hình thành trong đáy sâu tâm hồn làm thay đổi hẳn suy nghĩ và hành động của cô. Chúng ta nghe cô nói : “Em thật là một con bé hư, chị Xiu thân yêu ơi”, “chiếc lá cuối cùng vẫn còn đó để cho em thấy rằng mình đã tệ như thế nào. Muốn chết là một tội. Giờ thì chị có thể cho em xin tí cháo và chút sữa pha với rượu vang đỏ và khoan – đưa cho em chiếc gương tay trước đã, rồi xếp mấy chiếc gối lại quanh em, để em ngồi đầy xem chị nấu nướng”. Một tiếng đồng hồ sau, cô nói : “Chị Xiu thân yêu ơi, một ngày nào đó em hi vọng sẽ được vẽ vịnh Na-plơ”. Sức mạnh vô hình của chiếc lá đã kéo Giôn-xi vể với hiện thực, trở về với niềm lạc quan yêu đời, yêu cuộc sống. Thật là kì diệu ! Ở đây, ta có thể thấy rõ vai trò chiếc lá thể hiện niềm tin yêu cuộc sống, khát vọng và ước mơ ở cuộc sống của Giôn-xi.

Chiếc lá thường xuân là món quà tặng vô giá mà cụ Bơ-men trao cho Xiu và Giôn-xi với mong ước, mai sau, hai cô sẽ hoàn thành ước mơ để trở thành những hoạ sĩ nổi tiếng !… Như vậy, trong cái đêm định mệnh đó, trong hoàn cảnh khắc nghiệt đến tột cùng, ông hoạ sĩ già sáu mươi tuổi vật lộn với mọi khó khăn về cả khách quan lẫn chủ quan để thổi hồn mình cùng tình yêu thương vô bờ bến của mình qua những đường nét trên bức tường đầy mưa bão. Bức tranh chiếc lá đã chứa đựng một sửc sống mãnh liệt, sự ấm nóng của sự hi sinh cao cả ! Sự hiện diện của chiếc lá ông cụ vế trong đêm dông bão đó đã cứu sống cô gái trẻ đang tuyệt vọng. Chính với ý nghĩa lớn lao đó mà tác phẩm cuối đời của người hoạ sĩ già đã trở thành một kiệt tác, điều mà cụ Bơ-men không hề ngờ tới. Chắc hẳn, cụ sẽ mỉm cười mãn nguyện khi thấy hai cô gái đã cảm nhận được tình thương yêu đầy hi sinh của cụ, và hành động cao cả ấy sẽ là nguồn động lực giúp họ vươn lên trong cuộc sống. Chúng ta xúc động thật sự khi nghe Xiu thổn thức nói với bạn, “Ôi em thân yêu, đó chính là kiệt tác của cụ Bơ-men – cụ vẽ nó ở đấy vào cái đêm mà chiếc lá cuối cùng đã rụng”. Cụ Bơ-men đã ra đi, nhưng chiếc lá vẫn còn đó như một bản thánh ca tuyệt vời của tình yêu thương và đức hi sinh cao cả.

“Tình đời trong chiếc lá”, đó chính là bức thông điệp mà O Hen-ri muốn gửi gắm qua truyện ngắn của mình. Qua đó, nhà văn đã ngợi ca những tình cảm cao đẹp, ngợi ca tình bạn cao quý, thiêng liêng của những người nghệ sĩ nghèo nước Mĩ.

Đôi nét về tác giả, tác phẩm

1. Tác giả

- Ô Hen-ri sinh năm 1862, mất năm 1910, tên thật của ông là William Sydney Porter

- Quê quán: là nhà văn người Mĩ

- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác:

   + Ông sinh ra trong một gia đình có cha là thầy thuốc, mẹ ông qua đời khi ông mới lên ba tuổi

   + Ông bỏ dở việc học tập năm 15 tuổi do gia cảnh nghèo khó. Ông đi nhiều nơi và làm nhiều nghề khác nhau: nhân viên, kế toán, thủ quỹ ngân hàng…

   + Sau này, khi bắt đầu với sự nghiệp văn chương, ông trở thành một nhà văn chuyên viết truyện ngắn

   + Nhiều truyện của ông đã để lại dư âm trong lòng bạn đọc như: Căn gác xép, Tên cảnh sát và gã lang thang, Qùa tặng của các đạo sĩ…

- Phong cách sáng tác:

   + Những sáng tác của ông nhẹ nhàng nhưng toát lên tinh thần nhân đạo cao cả

2. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh sáng tác

- Chiếc lá cuối cùng là một trong số 600 truyện ngắn của nhà văn Ô Hen-ri. Đoạn trích này nằm ở phần cuối truyện

2. Bố cục

- Đoạn 1: (từ đầu đến “mái hiên thấp kiểu Hà Lan”): Tâm trạng tuyệt vọng của Xiu

- Đoạn 2: (tiếp đến “bồi dưỡng và chăm nom”): Sự hồi sinh của Giôn-xi

- Đoạn 3: còn lại: Sự hi sinh cao cả của cụ Bơ-men để cứu Giôn-xi

3. Giá trị nội dung

- Truyện ngắn chứa đựng giá trị nhân văn sâu sắc, câu chuyện nói về tình bạn, tình yêu thương giữa những con người với nhau. Qua đó nhà văn mang tới một bức thông điệp: Hãy luôn thắp sáng ngọn lửa của khát khao hi vọng hãy luôn yeu thương, mang nghệ thuật phjc vụ con người, nghệ thuật chan chính lâu bền nhất là nghệ thuật hướng tới con người và vì con người.

4. Giá trị nghệ thuật

- Truyện với nhiều tình huống hấp dẫn, cách sắp xếp chặt chẽ, đặc biệt là đảo ngược tình huống lần lần tạo sự hứng thú cho người đọc.

 

 

Tài liệu có 11 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống