Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 Bài 10: Sự xuất hiện các thành thị trung đại chọn lọc, có đáp án. Tài liệu có 10 trang gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Lịch sử lớp 10. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 10 có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện trắc nghiệm để đạt kết quả cao trong bài thi trắc nghiệm môn Lịch sử 10.
Giới thiệu về tài liệu:
- Số trang: 10 trang
- Số câu hỏi trắc nghiệm: 20 câu
- Lời giải & đáp án: có
Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 10 có đáp án: Sự xuất hiện các thành thị trung đại:
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ LỚP 10
BÀI 10: SỰ XUẤT HIỆN CÁC THÀNH THỊ TRUNG ĐẠI
Câu 1: Ở hậu kì trung đại, quá trình chuyên môn hoá diễn ra khá mạnh mẽ trong
A. lãnh địa.
B. thủ công nghiệp.
C. nông nghiệp.
D. thương nghiệp.
Đáp án : Một trong những tiền đề của nền kinh tế hàng hóa xuất hiện ở Tây Âu là trong các ngành thủ công nghiệp đã diễn ra quá trình chuyên môn hóa tương đối mạnh mẽ.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 2: Cư dân chủ yếu của thành thị trung đại Tây Âu là
A. Thợ thủ công, thương nhân
B. Thợ thủ công, nông dân
C. Lãnh chúa, quý tộc
D. Lãnh chúa, thợ thủ công
Đáp án : Trong các thành thị, cư dân chủ yếu là những thợ thủ công và thương nhân.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 3: Nông dân, thợ thủ công thời kì trung đại Tây Âu đã thoát khỏi sự lệ thuộc vào lãnh chúa bằng cách
A. bỏ trốn khỏi lãnh địa, chuộc bằng tiền.
B. khởi nghĩa lật đổ lãnh chúa.
C. không có cách nào có thể thoát được.
D. làm vừa lòng lãnh chúa.
Đáp án : Để có điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động sản xuất, trao đổi sản phẩm, một số thợ thủ công đã tìm cách thoát khỏi lãnh địa bằng cách bỏ trốn hoặc dùng tiền chuộc lại thân phận.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 4: Thành thị trung đại Tây Âu chủ yếu được hình thành tại
A. Những nơi đông dân cư
B. Những nơi có đông người qua lại
C. Những lãnh địa của lãnh chúa có tư tưởng tiến bộ
D. Thành thị cổ đại
Đáp án : Những thợ thủ công đã thoát khỏi lãnh địa đã đến những nơi có đông người qua lại như ngã ba đường, bến sông để lập các xưởng sản xuất, buôn bán hàng hóa => các thành thị ra đời.
=> Các thành thị ở Tây Âu chủ yếu được hình thành ở nhữn nơi có đông người qua lại.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 5: Thành thị trung đại Tây Âu ra đời là biểu hiện sự tiến bộ trước hết trong lĩnh vực nào?
A. Nông nghiệp.
B. Công nghiệp.
C. Thương nghiệp.
D. Thủ công nghiệp.
Đáp án : Thành thị trung đại Tây Âu ra đời là biểu hiện sự tiến bộ trước hết trong lĩnh vực thủ công nghiệp.
Từ thế kỉ XI, sản xuất thủ công nghiệp phát triển, xuất hiện những tiền đề của nền kinh tế hàng hóa. Quá trình chuyên môn hóa tương đối mạnh mẽ trong thủ công nghiệp, một số thợ giỏi chỉ làm một nghề thủ công riêng biệt: rèn, mộc, làm đồ da, đồ gốm,… sống bằng trao đổi sản phẩm thủ công của mình với các nông nô khác.
=> Dần dần, thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp, và tách khỏi lãnh địa. Hàng hóa được bán ra thị trường một cách tự do, thường tập trung ở nơi đông người, các ngã ba đường, bến sông để buôn bán trao đổi, lập ra thị trấn, sau trở thành thành thị.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 6: Vai trò quan trọng nhất của thành thị đối với sự phát triển của các nước Tây Âu thời kì trung đại là
A. Góp phần phá vỡ nền kinh tế tự nhiên của các lãnh địa
B. Thúc đẩy nền kinh tế công thương nghiệp phát triển
C. Mang không khí tự do, dân chủ, mở mang tri thức cho mọi người
D. Góp phần xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, thống nhất quốc gia dân tộc
Đáp án : Vai trò quan trọng nhất của thành thị đối với sự phát triển của các nước Tây Âu thời kì trung đại là: góp phần xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, thống nhất quốc gia dân tộc.
- Người lao động trong xã hội phong kiến trước kia chỉ có nông nô, là người phụ thuộc vào giai cấp phong kiến, nay bắt đầu có người lao động tự do là thị dân. Vì vậy, nông nô sẽ noi gương theo thị dân đấu tranh giành quyền tự do, giải phóng hoàn toàn khỏi chế độ nông nô, bằng cách bỏ trốn khỏi lãnh địa, hay chuộc thân.
- Sự ra đời của thanhg thị vào thế kỉ XI đánh dấu chế độ phong kiến ở Tây Âu bước vào thời kì phát triển, nhưng trong đó đã tiềm ẩn những nhân tố làm tan rã chế độ phong kiến.
- Thành thị đấu tranh giành quyền tự trị, có chính quyền do thị dân bầu ra để quản lí thành thị.
- Thị dân giúp đỡ nhà vua xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, thiết lập chế độ phong kiến tập quyền. Thị dân dần dược tham gia vào chính quyền phong kiến như làm quan tòa, quan tài chính, tham gia hội nghị ba đẳng cấp.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 7: Nội dung nào không phản ánh đúng vai trò của thành thị trung đại ở Tây Âu?
A. Góp phần tích cực xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền.
B. Tạo điều kiện cho kinh tế hàng hóa giản đơn phát triển.
C. Mang lại không khí tự do và mở mang tri thức cho mọi người.
D. Góp phần duy trì sự tồn tại của chế độ phong kiến phân quyền Tây Âu.
Đáp án : Sự ra đời của thành thị trung đại ở Tây Âu đóng góp nhiều vai trò quan trọng:
- Sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp trong thành thị đã phá vỡ nền kinh tế tự nhiên của các lãnh địa, tạo điều kiện cho kinh tế hàng hóa phát triển.
- Thành thị đã xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế độ phong kiến tập quyền, thống nhất quốc gia dân tộc.
- Mang không khí tự do, mở mang trí thức, các trường đại học ra đời như Bôlônha (Ý). O-xphớt (Anh), Xooc-bon (Pháp),…
Đáp án cần chọn là: D
Câu 8: Thành thị trung đại Tây Âu có điểm gì khác so với lãnh địa phong kiến về mặt kinh tế?
A. Hình thức sản xuất chủ yếu là thủ công nghiệp và thương nghiệp.
B. Hình thức sản xuất chủ yếu là nông nghiệp mang tính tự cấp, tự túc.
C. Thành phần trong thành thị chủ yếu là thương nhân và thợ thủ công.
D. Hình thành chế độ bóc lột của lãnh chúa với nông nô.
Đáp án :
Đáp án cần chọn là: A
Câu 9: Ở Tây Âu thời trung đại, hoạt động kinh tế tại các thành thị có điểm gì khác biệt so với lãnh địa phong kiến?
A. Hàng hóa được trao đổi, mua bán tự do.
B. Không có sự trao đổi, mua bán hàng hóa với bên ngoài.
C. Hoạt động kinh tế mang tính chất tự nhiên, tự cấp, tự túc.
D. Sản xuất nông nghiệp gắn bó chặt chẽ với sản xuất thủ công nghiệp.
Đáp án : Trong lãnh địa phong kiến: kinh tế tự nhiên tự cung tự cấp, chỉ mua muối và sắt. Đây là những sản phẩm nông nô không tự làm ra được, ngoài ra không trao đổi buôn bán với bên ngoài. Sản xuất nông nghiệp gắn bó chặt chẽ với sản xuất thủ công nghiệp.
Trong thành thị, sản phẩm được bán ra thị trường một cách tự do, không bị đóng kín trong lãnh địa.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 10: Nội dung nào sau đây phản ánh tác động của thành thị trung đại đối với văn hóa – giáo dục Tây Âu?
A. mang không khí tự do, mở mang tri thức cho mọi người.
B. hình thành phong trào cải cách giáo dục mạnh mẽ.
C. tạo tiền đề cho sự phát triển của chủ nghĩa tự do cá nhân.
D. thành lập được nhiều thương đoàn để trao đổi, buôn bán.
Đáp án : - Đối với văn hóa – giáo dục, thành thị trung đại còn mang một không khí tự do và phát triển tri thức, thành thị mở các trường đại học để đào tạo tấng lớp tri thức cho thị dân: Đại học O-xphớt (Anh), Xoóc – bơn (Pháp), Bô-lô-nha (I-ta-li-a), …
- Thị dân quan tâm đến các hoạt động văn hóa, tinh thần như sáng tác văn thơm, điêu khắc, kiến trúc, ...theo tình thần mới, làm sinh hoạt văn hóa ở thành thị sôi nổi hẳn lên.
- Sự ra đời và phát triển và phát triển của thành thị trung đại đã góp phần thúc đẩy sự phát triển văn minh Tây Âu trung đại, nó đã làm văn minh thời kì này trở nên phong phú, tác động một cách tích cực vào các mặt kinh tế, chính trị, xã hội, giáo dục và văn hóa Tây Âu trung đại.
=> Một trong những tác động quan trọng nhất của thành thị trung đại Tây Âu đối với văn hóa – giáo dục thời kì này là: mang không khí tự do, mở mang trí thức đến cho mọi người.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 11: Từ thế kỉ XI, ở Tây âu đã xuất hiện
A. Những tiền đề của nền kinh tế hàng hóa
B. Những công trường thủ công
C. Những đô thị luôn làm nghề buôn bán
D. Những lãnh địa lớn trên cơ sở hợp nhất nhiều lãnh thổ nhỏ
Đáp án : Do sản xuất phát triển từ thế kỉ XI, Tây Âu đã xuất hiện những tiền đề của nền kinh tế hàng hóa.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 12: Những tiền đề của nền kinh tế hàng hóa ở Tây Âu xuất hiện từ
A. thế kỉ X.
B. thế kỉ XI.
C. thế kỉ XII.
D. thế kỉ XIII.
Đáp án : Do sản xuất phát triển từ thế kỉ XI, Tây Âu đã xuất hiện những tiền đề của nền kinh tế hàng hóa.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 13: Nét nổi bật của nền sản xuất ở Tây Âu thế kỉ XI là
A. Thủ công nghiệp rất phát triển các công trường thủ công ra đời
B. Máy móc bắt đầu được sử dụng trong các công xưởng
C. Sản phẩm không bị đóng kín trong lãnh địa mà đem bán ra thị trường
D. Trong sản xuất đã hình thành quan hệ chủ - nợ
Đáp án : Một trong những tiền đề của nền kinh tế hàng hóa xuất hiện ở Tây Âu là sản phẩm được bán ra một cách tự do, không còn bị đóng kín trong các lãnh địa.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 14: Phường hội là tổ chức của
A. Thợ thủ công.
B. Thương nhân.
C. Nông dân tự do.
D. Các chủ xưởng.
Đáp án : Trong các thành thị, cư dân chủ yếu là thợ thủ công và thương nhân. Họ tập hợp trong các tổ chức gọi là phương hội (của thợ thủ công), thương hội (của thương nhân), và đặt ra những quy chế riêng (gọi là phường quy).
Đáp án cần chọn là: A
Câu 15: Quá trình chuyên môn hóa khá mạnh mẽ của nền kinh tế Tây Âu ở thế kỉ XI diễn ra trong
A. Nông nghiệp
B. Thủ công nghiệp
C. Lãnh địa
D. Thương nghiệp
Đáp án : Một trong những tiền đề của nền kinh tế hàng hóa xuất hiện ở Tây Âu là trong các ngành thủ công nghiệp đã diễn ra quá trình chuyên môn hóa tương đối mạnh mẽ.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 16: Loại hình nào sau đây không phải là thành thị ở Tây Âu thời trung đại?
A. Thành thị do thợ thủ công và thương nhân lập nên
B. Thành thị do lãnh chúa lập ra
C. Thành thị được phục hồi từ những thành thị cổ đại
D. Thành thị gắn liền với các trung tâm công thương nghiệp
Đáp án : Thành thị ở Tây Âu được thành lâp qua ba con đường:
- Do thợ thủ công hoặc thương nhân lập nên.
- Do lãnh chúa lập ra.
- Do được phục hồi từ các thành thị cổ đại.
Ở Tây Âu không có loại hình thành thị gắn liền với các trung tâm công thương nghiệp.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 17: Thành thị trung đại ở Tây Âu không được hình thành qua con đường nào dưới đây?
A. Do thợ thủ công hoặc thương nhân lập nên.
B. Do lãnh chúa lập ra.
C. Do sự hợp tác giữa lãnh chúa và nông nô lập ra.
D. Được phục hồi từ các thành thị cổ đại.
Đáp án : Thành thị ở Tây Âu được thành lập qua ba con đường:
- Do thợ thủ công hoặc thương nhân lập nên.
- Do lãnh chúa lập ra.
- Do được phục hồi từ các thành thị cổ đại.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 18: Các phường hội đặt ra phường quy nhằm nhiều mục đích, ngoại trừ việc
A. Giữ độc quyền trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm
B. Bảo vệ quyền lợi co những người cùng ngành nghề
C. Đấu tranh chống sự áp đặt, sách nhiễu của các lãnh chúa
D. Đấu tranh vì quyền lợi kinh tế, chính trị của các thành viên.
Đáp án : Các phường quy được lập ra nhằm giữ độc quyền về sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, bảo vệ quyền lợi cho những người cùng ngành nghề và đấu tranh chống lại sự áp bức, sách nhiễu của các lãnh chúa địa phương.
Phường hội đặt ra phường quy không nhằm mục đích đấu tranh vì quyền lợi kinh tế, chính trị của các thành viên.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 19: Nội dung nào không phản ánh đúng mục đích thành lập các “phường hội” của tầng lớp thợ thủ công ở Tây Âu thời trung đại?
A. Nắm giữ độc quyền về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
B. Bảo vệ quyền lợi cho những người cùng ngành nghề.
C. Đấu tranh chống sự áp bức, sách nhiễu của các lãnh chúa địa phương.
D. Thúc đẩy sự phát triển của sản xuất thủ công nghiệp và bảo vệ quyền lợi của thương nhân.
Đáp án : Trong các thành thị, cư dân chủ yếu gồm những thợ thủ công và thương nhân. Họ tập hợp trong các tổ chức gọi là phường hội, thương hội và đặt ra những quy chế riêng (gọi là phường quy) nhằm: giữ độc quyền sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, bảo vệ quyền lợi cho những người cùng ngành nghề và đấu tranh chống sự áp bức, sách nhiễu của các lãnh chúa địa phương.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 20: Thành thị Tây Âu trung đại có tác động như thế nào đến sự tồn vong của các lãnh địa phong kiến?
A. Làm cho lãnh địa thêm phát triển.
B. Thúc đẩy kinh tế lãnh địa phát triển.
C. Là tiền đề làm tiêu vong các lãnh địa.
D. Kìm hãm sự phát triển của kinh tế lãnh địa.
Đáp án : - Thành thị trung đại là trung tâm công nghiệp, thương nghiệp. Từ khi có thành thị trung đại thì các lãnh chúa phong kiến chủ yếu sản xuất nông phẩm để trao đổi lấy hàng hóa thủ công của thành thị, dẫn đến sự phân công lao động giữa nông nghiệp ở nông thôn với thủ công nghiệp ở thành thị.
- Cùng với sự ra đời của thành thị, các phường hội, thương hội cũng xuất hiện, phá vỡ nền kinh tế tự nhiên, tạo điều kiện cho nền kinh tế hàng hóa đơn giản phát triển, thống nhất thị trường quốc gia, dân tộc. Một số thành thị Ý như: Vênêxia, Phirenxê, … từ thế kỉ XIV, mầm mống của chủ nghĩa tư bản đã ra đời. Đến thế kỉ XVI, chủ nghĩa tư bản đã xuất hiện phổ biến ở Tây Âu. Cùng từ đó, chế độ phong kiến bước vào tan rã cũng có nghĩa lãnh địa phong kiến cũng bước vào tan rã.
=> Thành thị trung đại phát triển là tiền đề cho sự tiêu vong của các lãnh địa phong kiến.
Đáp án cần chọn là: C