Giải bài tập SGK Lịch sử 11: Bài 16: Các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939) mới nhất

Tải xuống 4 2.1 K 1

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Giải bài tập SGK Lịch sử 11: Bài 16: Các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939) mới nhất, tài liệu bao gồm 4 trang, trả lời đầy đủ chi tiết các câu hỏi trong sách giáo khoa Lịch sử lớp 11, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kì thi môn Lịch sử sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

 Giải bài tập SGK Lịch sử 11: bài 16: Các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)

Câu 1: Tình hình các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất có
những chuyển biến quan trọng nào về mặt kinh tế, chính trị, xã hội?
Trả lời:
Vào cuối thế kỉ XIX Đông Nam Á (trừ Xiêm) đều trở thành thuộc địa của các
nước thực dân phương Tây.
- Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân phương Tây đã làm cho nền kinh
tế, chính trị - xã hội có những biến đổi quan trọng
a. Về kinh tế bị lôi cuốn vào hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa:
- Thị trường tiêu thụ.
- Cung cấp nguyên liệu thô.
b. Về chính trị: thực dân khống chế và thâu tóm mọi quyền lực.
c. Về xã hội:
- Sự phân hóa giai cấp diễn ra sâu sắc.
- Giai cấp tư sản dân tộc lớn mạnh, giai cấp vô sản tăng nhanh về số lượng và ý
thức cách mạng.
d. Những tác động và ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười và cao trào cách
mạng thế giới đã làm cho phong trào cách mạng ở Đông Nam Á và các nước
thuộc địa phát triển mạnh mẽ hơn và mang màu sắc mới.

Câu 2: Nét mới trong phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á giữa hai cuộc
chiến tranh thế giới(1918 – 1939) là gì?
Trả lời:
-So với những năm đầu thế kỉ XX, phong trào đã có những bước tiến mới:
* Một là: Bước phát triển của phong trào dân tộc tư sản cùng với sự lớn mạnh
của giai cấp tư sản dân tộc.
- Giai cấp tư sản đề ra mục tiêu đấu tranh rõ ràng, bên cạnh mục tiêu kinh tế,
mục tiêu độc lập tự chủ như đòi quyền tự chủ về chính trị, đòi dùng tiếng mẹ đẻ
trong nhà trường.

- Đảng Tư sản được thành lập và ảnh hưởng rộng rãi trong xã hội. (Đảng Dân
tộc ở Inđônêxia, phong trào Tha Kin ở Miến Điện, Đại hội toàn Mã Lai...)
* Hai là: Sự xuất hiện xu hướng vô sản:
- Công nhân tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lê-nin nên chuyển biến mạnh về nhận
thức. Vì vậy, Đảng Cộng sản đã được thành lập ở nhiều nước (tháng 5/1920:
Đảng Cộng sản Inđônêxia (5- 1920); năm 1930: Đảng Cộng sản Đông Dương,
Mã Lai, Xiêm, Philippin...).
- Đảng lãnh đạo cách mạng, đưa phong trào trở nên sôi nổi, quyết liệt như khởi
nghĩa vũ trang ở Inđônêxia (1926-1927); phong trào 1930 - 1931 mà đỉnh cao
là Xô viết Nghệ Tĩnh ở Việt Nam).

Câu 3: Nêu những diễn biến chính của phong trào độc lập dân tộc ở
In-đô-nê-xi-a trong thập niên 20 của thế kỉ XX?
Trả lời
Phong trào độc lập dân tộc trong thập niên 20 của thế kỉ XX trải qua 2 giai
đoạn chính:
Giai đoạn 1:
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, cùng với sự phát triển của phong trào độc lập
dân tộc, giai cấp công nhân,chủ nghĩa Mác-Lê-nin được truyền bá rộng rãi ở
Inđônêxia. Điều kiện đó đã đưa đến sự thành lập Đảng cộng sản Inđônêxia
(tháng 5/1920).
Vai trò Đảng cộng sản Inđônêxia (tháng 5/1920):
+ Lãnh đạo cách mạng, tập hợp quần chúng.
+ Đưa cách mạng phát triển, lan rộng ra khắp cả nước.
+ Tiêu biểu: Khởi nghĩa vũ trang Giava và Xumatơra (1926 - 1927)
Mặc dù thất bại song làm rung chuyển nền thống trị của thực dân Hà Lan.
* Giai đoạn 2:
- Năm 1927: Quyền lãnh đạo phong trào cách mạng chuyển sang Đảng dân tộc
Inđônêxia (của giai cấp tư sản)đứng đầu là Acmét Xucácnô.
- Chủ trương, đường lối đấu tranh:
+ Đoàn kết với các lực lượng dân tộc, chống đế quốc

+ Đấu tranh bằng phương pháp hòa bình, không bạo lực, bất hợp tác với chính
quyền thực dân.
+ Đường lối này giống với đường lối của Đảng Quốc đại
+ Đòi độc lập.

Câu 4: Nêu một số nét khái quát về phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á
giữa hai cuộc chiến tranh thế giới?
Lời giải:
* Lực lượng lãnh đạo:
+ Tầng lớp trí thức mới đấu tranh theo hướng dân chủ tư sản.
+ Giai cấp vô sản trưởng thành và lãnh đạo phong trào cách mạng.
+ Các Đảng Cộng sản thành lập như In đô nê xia (1920); Việt Nam, Mã Lai,
Xiêm, Philíppin 1930… đã lãnh đạo giai cấp công nhân và nhân dân lao động
chống đế quốc… (Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930-1931)
+ Phong trào dân chủ tư sản đã xuất hiện chính đảng hay phong trào có tổ chức
và có ảnh hưởng rộng lớn.
* Phong trào độc lập dân tộc ở một số nước Đông Nam Á: diễn ra sôi nổi và
liên tục dưới nhiều hình thức: đấu tranh chính trị, khởi nghĩa vũ trang, cải cách
dân chủ,…
*Kết quả: chưa giành thắng lợi nhưng có ý nghĩa quyết định.

Câu 5: Phong trào chống Pháp của nhân dân Lào và Cam-pu-chia giữa hai
cuộc chiến tranh thế giới diễn ra như thế nào?
Lời giải:
Nét chính của phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Lào và
Cam-pu-chia ở Đông Dương:

Tên cuộc khởi
nghĩa
Thời gian Nhận xét chung  
Lào Ong Kẹo và
Comanđam
Kéo dài 30 năm phát, lẻ tẻ.
- Chủ yếu ở địa
bàn Bắc Lào
phong trào cách
mạng liên hệ chặt
chẽ với Việt Nam.

 

 
Chậu Pachay 1918 – 1922 - Phát triển mạnh
mẽ.
- Mang tính tự
phát, lẻ tẻ.
- Chủ yếu ở địa
bàn Bắc Lào
phong trào cách
mạng liên hệ chặt
chẽ với Việt Nam
Campuchia Phong trào chống
thuế. Tiêu biểu là
cuộc khởi nghĩa
vũ trang của nhân
dân Rôlêphan.
1925 - 1926 - Có sự liên minh
chiến đấu của cả
3 nước.
- Phát triển thành
đấu tranh vũ
trang. Cũng mang
tính tự phát, phân
tán.
- Sự ra đời của
ĐCS Đông
Dương đã tạo nên
sự phát triển mới
của cách mạng
Đông Dương



Xem thêm
Giải bài tập SGK Lịch sử 11: Bài 16: Các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939) mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giải bài tập SGK Lịch sử 11: Bài 16: Các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939) mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giải bài tập SGK Lịch sử 11: Bài 16: Các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939) mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giải bài tập SGK Lịch sử 11: Bài 16: Các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939) mới nhất (trang 4)
Trang 4
Tài liệu có 4 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống