10 câu Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 16 có đáp án 2023: Chống thực dân Pháp ở Lào và Campuchia

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 11 Bài 16: Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ở Lào và Campuchia chọn lọc, có đáp án. Tài liệu có 5 trang gồm 10 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Lịch sử 11. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 16 có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện trắc nghiệm để đạt kết quả cao trong bài thi trắc nghiệm môn Lịch sử 11.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 16 có đáp án: Chống thực dân Pháp ở Lào và Campuchia:

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ LỚP 12

Bài giảng Lịch sử 11 Bài 16: Tình hình các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh (1919 - 1938)

BÀI 16: PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CHỐNG THỰC DÂN PHÁP Ở LÀO VÀ CAMPUCHIA

Câu 1: Vì sao sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào đấu tranh của nhân dân
các nước Đông Dương lại bùng lên mạnh mẽ?
A. Để phản đối chính sách bắt lính của thực dân Pháp
B. Do chính sách thống trị tàn bạo và bóc lột nặng nề của thực dân Pháp
C. Để phản đối chính sách chia để trị của thực dân Pháp
D. Để phản đối chính sách thuế và độc quyền của Pháp
Đáp án:
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp tăng cường chính sách khai thác
thuộc địa ở các nước Đông Dương. Chính sách khai thác tàn bạo và chế độ thuế
khóa, lao dịch nặng nề đã làm cho mâu thuẫn giữa các dân tộc Đông Dương với
thực dân Pháp và tay sai phát triển gay gắt
=> Chính sách thống trị tàn bạo và sự bóc lột nặng nề của thực dân Pháp đã làm
bùng lên mạnh mẽ phong trào đấu tranh chống Pháp ở các nước Đông Dương.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 2: Cuộc đấu tranh nào dưới đây không nằm trong phong trào giải phóng dân
tộc của nhân dân Lào và Cam-pu-chia trong những năm 1918 – 1939?
A. Khởi nghĩa Ong Kẹo và Com-ma-đam
B. Phong trào chống thuế và đấu tranh vũ trang ở Công-pông Chơ –năng
C. Phong trào bất hợp tác, không đóng thuế và tẩy chay hàng hóa
D. Khởi nghĩa Chậu Pa-chay
Đáp án:
Các phong trào đấu tranh tiêu biểu của nhân dân Lào và Cam-pu-chia bao gồm:
- Lào: Khởi nghĩa Ong Kẹo và Com-ma-đam, Khởi nghĩa Châu Pa-chay ở Bắc Lào
và Tây Bắc Việt Nam.
- Campuchia: Phong trào chống thuế và đấu tranh vũ trang ở Công-pông Chơ –
năng.

Đáp án C: Phong trào bất hợp tác, không đóng thuế và tẩy chay hàng hóa thuộc
phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ từ năm 1918 đến 1929.
Đáp án cần chọn là: C

Câu 3: Nhân tố nào quy định phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân Lào
và Campuchia sau Chiến tranh thế giới thứ nhất chưa giành được thắng lợi?
A. Phong trào còn mang tính tự phát
B. Không lôi kéo được đông đảo nhân dân lao động tham gia
C. Nội bộ những người lãnh đạo có sự chia rẽ, mất đoàn kết
D. Sự xung đột gay gắt giữa hai dân tộc Campuchia và Lào
Đáp án:
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, mặc dù diễn ra sôi nổi, quyết liệt nhưng phong
trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân Lào và Campuchia chưa giành được thắng
lợi là do phong trào còn mang tính tự phát nên thực dân Pháp dễ dàng tập trung lực
lượng để đàn áp
Đáp án cần chọn là: A
Câu 4: Cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939 ở Việt Nam có tác dụng như thế nào
đối với cuộc đấu tranh của nhân dân Lào và Campuchia?
A. Thúc đẩy phong trào công nhân ở Lào, Campuchia phát triển
B. Đã đòi được các quyền tự do, dân chủ cho nhân dân hai nước
C. Kích thích sự phát triển của phong trào đấu tranh dân chủ
D. Giải phóng được nhân dân hai nước khỏi ách thống trị thực dân
Đáp án:
Trong những năm 1936 – 1939, phong trào Mặt trận dân chủ Đông Dương đã tập
hợp đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia vào cuộc đấu tranh chống bọn phản
động thuộc địa, chống phát xít và chống chiến tranh. Cuộc vận động dân chủ đã
kích thích sự phát triển của phong trào đấu tranh dân chủ ở Lào và Cam-pu-chia
cho đến khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.
Đáp án cần chọn là: C 

Câu 5: Tại sao sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp tăng cường chính
sách khai thác thuộc địa, nhất là ở các nước Đông Dương?
A. Để làm giàu cho chính quốc.
B. Để hàn gắn vết thương sau chiến tranh và làm giàu cho chính quốc.
C. Để củng cố địa vị trong giới tư bản chủ nghĩa.
D. Để làm các nước thuộc địa phụ thuộc vào chính quốc.
Đáp án:
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, tuy là nước thắng trận những nước Pháp bị thiệt
hại nặng nề, với hơn 1.4 triệu người chết, thiệt hại vật chất lên tới 200 tỉ phrăng,
những khoản đầu tư ở Nga bị mất trắng…=> sau khi thế chiến thứ nhất, thực dân
Pháp đã đẩy mạnh khai thác, bóc lột các nước thuộc địa trong đó có Đông Dương
để bù đắp thiệt hại chiến tranh và làm giàu cho chính quốc
Đáp án cần chọn là: B
Câu 6: Vì sao sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (từ tháng 10-1930 là Đảng
Cộng sản Đông Dương) đã mở ra thời kì mới trong phong trào cách mạng ở Đông
Dương?
A. Cách mạng Đông Dương được đặt dưới sự lãnh đạo của một tổ chức thống
nhất với đường lối đấu tranh đúng đắn
B. Mở ra một con đường cứu nước mới- con đường cách mạng vô sản
C. Xác lập quyền lãnh đạo tuyệt đối của giai cấp vô sản đối với các lực lượng
xã hội khác
D. Đánh dấu bước mở đường trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng về đường
lối
Đáp án:
Sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam (từ tháng 10-1930 là Đảng Cộng sản Đông
Dương đã mở ra thời kì mới trong phong trào cách mạng ở Đông Dương vì nó
chấm dứt cuộc khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo. Từ đây, cách mạng
Đông Dương được đặt dưới sự lãnh đạo của một tổ chức thống nhất với đường lối
đấu tranh đúng đắn. Cách mạng Đông Dương thực sự trở thành một bộ phận khăng
khít của cách mạng thế giới
Đáp án cần chọn là: A 

Câu 7: Cuộc khởi nghĩa chống Pháp nào ở Lào, kéo dài suốt hơn 30 năm đầu thế
kỉ XX?
A. Khởi nghĩa Ong Kẹo
B. Khởi nghĩa Commađam
C. Khởi nghĩa Ong Kẹo và Commađam
D. Khởi nghĩa Chậu Pachay
Đáp án:
Ở Lào, cuộc khởi nghĩa Ong Kẹo và Commađam nổ ra từ năm 1901, tiếp diễn
trong hơn 30 năm đầu thế kỉ XX.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 8: Lực lượng chính trị nào đã lãnh đạo cuộc đấu tranh chống Pháp của nhân
dân 3 nước Đông Dương từ năm 1930?
A. Đảng Cộng sản Lào
B. Đảng Cộng sản Việt Nam
C. Đảng Cộng sản Campuchia
D. Đảng Cộng sản Đông Dương
Đáp án:
Từ tháng 10-1930, Đảng Cộng sản Việt Nam đã được cải tổ thành Đảng Cộng sản
Đông Dương để trực tiếp lãnh đạo cuộc đấu tranh chống Pháp của nhân dân 3 nước
Đông Dương. Sự kiện này đã mở ra thời kì mới trong phong trào cách mạng ở
Đông Dương.
Đáp án cần chọn là: D 

Câu 9: Để cùng nhau chống chủ nghĩa phát xít, trong các năm 1936 – 1939, ở ba
nước Đông Dương đã thành lập tổ chức chính trị gì?
A. Mặt trận dân chủ Đông Dương
B. Mặt trận Dân tộc Đông Dương
C. Mặt trận Giải phóng Đông Dương
D. Mặt trận Đoàn kết Đông Dương
Đáp án:
Trong những năm 1936 – 1939, phong trào Mặt trận Dân chủ Đông Dương đã tập
hợp đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia vào các cuộc đấu tranh chống bọn
phản động thuộc địa, chống phát xít và chống chiến tranh.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 10: Cuộc nổi dậy của nông dân thuộc huyện Rô-lê-phan ở Công-pông Chơ-
năng chuyển từ đấu tranh chống thuế, chống bắt phu sang hình thức đấu tranh gì?
A. Đấu tranh chính trị chống Pháp
B. Đấu tranh hòa bình chống Pháp
C. Đấu tranh vũ trang chống Pháp
D. Đấu tranh ôn hòa chống Pháp
Đáp án:
Trong những năm 1925-1926, phong trào chống thuế và chống bắt phu bùng lên
mạnh mẽ ở Campuchia. Tiêu biểu là cuộc nổi dậy của nông dân thuộc huyện Rô-
lê-phan ở Công – pông Chơ – năng chuyển từ đấu tranh chống thuế, chống bắt phu
sang đấu tranh vũ trang chống thực dân Pháp.
Đáp án cần chọn là: C 

Tài liệu có 5 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống