Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 3 có đáp án: Các quốc gia cổ đại phương Đông

Tải xuống 25 2.8 K 8

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 Bài 3: Các quốc gia cổ đại phương Đông chọn lọc, có đáp án. Tài liệu có 25 trang gồm 58 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Lịch sử lớp 10. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 3 có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện trắc nghiệm để đạt kết quả cao trong bài thi trắc nghiệm môn Lịch sử 10.

Giới thiệu về tài liệu:

- Số trang: 25 trang

- Số câu hỏi trắc nghiệm: 58 câu

- Lời giải & đáp án: có

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 3 có đáp án: Các quốc gia cổ đại phương Đông:

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ LỚP 10

BÀI 3: CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG

Câu 1: Vào khoảng thời gian 3500 - 2000 năm TCN, cư dân phương Đông đã tập trung theo từng bộ lạc ở

A. Các thềm đất cao gần sông

B. Vùng núi cao phía Bắc.

C. Vùng ven biển rộng lớn.     

D. Vùng đồng bằng màu mỡ.

Đáp án : Do có điều kiện tự nhiên thuận lợi nên khoảng 3500 - 2000 năm TCN, cư dân đã tập trung khá đông theo từng bộ lạc trên các thềm đất cao gần sông.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 2: Thể chế chính trị của các quốc gia cổ đại Phương Đông là

A. Thể chế dân chủ cộng hòa.

B. Thể chế cộng hoà dân chủ

C. Thể chế quân chủ chuyên chế

D. Thể chế quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền

Đáp án : Thể chế chính trị của các quốc gia cổ đại phương Đông là thể quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, trong đó vua là người đứng đầu có quyền lực tối cao, dưới vua là bộ máy hành chính quan liêu gồm toàn quý tộc đứng đầu là Vidia (Ai Cập) hoặc Thừa tướng (Trung Quốc). Chế độ này còn gọi là chế độ chuyên chế cổ đại.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 3: Đứng đầu giai cấp thống trị ở các quốc gia cổ đại phương Đông là

A. Vua chuyên chế

B. Tầng lớp tăng lữ

C. Quý tộc         

D. Quan đại thần

Đáp án : Giai cấp thống trị bao gồm: vua chuyên chế, quý tộc, quan lại, chủ ruộng, tăng lữ. Đứng đầu là Vua chuyên chế.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 4: Chữ viết của các cư dân Phương Đông cổ đại ra đời xuất phát từ nhu cầu

A. Nhu cầu trao đổi        

B. Phục vụ lợi ích cho giai cấp thống trị

C. Ghi chép và lưu giữ thông tin

D. Phục vụ giới quý tộc

Đáp án : Sự phát triển của đời sống làm cho quan hệ xã hội của loài người trở nên phong phú và đa dạng; người ta cần ghi chép và lưu giữ những gì đang diễn ra. Chữ viết ra đời bắt nguồn từ đó.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 5: Chữ viết đầu tiên của người phương Đông cổ đại là chữ gì?

A. Chữ tượng hình.       

B. Chữ tượng ý.

C. Chữ tượng thanh.     

D. Chữ Phạn.

Đáp án : Người ta cần ghi chép và lưu giữ nên chữ viết ra đời. Ban đầu là chữ tượng hình, sau được cách điệu hóa thành nét để diễn tả ý nghĩa của con người gọi là chữ tượng ý.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 6: Tri thức đầu tiên của người phương Đông cổ đại về thiên văn là

A. Một năm có 365 ngày được chia thành 12 tháng.

B. Một năm chia thành 12 tháng và một ngày 24 giờ.

C. Thời gian trong năm được tính bằng tháng, ngày, giờ

D. Sự chuyển động của Mặt trời, Mặt Trăng.

Đáp án : Để cày cấy đúng thời vụ, người nông dân luôn phải “trông trời, trông đất”. Dần dần, họ biết đến sự chuyển động của Mặt trời, Mặt trăng. Đó là những trí thức đầu tiên về thiên văn.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 7: Nhà nước Ai Cập cổ đại hình thành trên cơ sở

A. Liên kết các thị tộc.

B. Liên kết các bộ lạc.

C. Liên kết các công xã.

D. Liên kết, chinh phục tất cả các nôm.

Đáp án : Khoảng 3200 năm TCN, một quý tộc có thể lực đã chinh phục được tất cả các Nôm và thành lập Nhà nước Ai Cập thống nhất.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 8: Vua ở Ai Cập được gọi là gì?

A. Thần thánh dưới trần gian.

B. En-xi.

C. Pha-ra-on.

D. Thiên tử

Đáp án : Vua là người đứng đầu giai cấp thống trị trong xã hội cổ đại phương Đông, dựa vào quý tộc và tôn giáo, bắt mọi người phải phục tùng. Vua chuyên chế - người Ai Cập gọi là Pharaôn (cái nhà lớn), người Lưỡng hà gọi là Enxi (người đứng đầu), Trung Quốc gọi là Thiên Tử (con trời).

Đáp án cần chọn là: C

Câu 9: Những hiểu biết về Toán học của cư dân phương Đông cổ đại có ý nghĩa như thế nào?

A. Để lại nhiều kinh nghiệm quý, chuẩn bị cho bước phát triển cao hơn ở thời kì sau.

B. Tác động tích cực đến các lĩnh vực văn học, chính trị, kiến trúc và nghệ thuật.

C. Là tiền đề quan trọng cho các ngành khoa học cơ bản cho đến thời kì hiện đại.

D. Thể hiện sự sáng tạo và nâng cao mức sống cho con người.

Đáp án : Những hiểu biết về toàn học của người xưa đã để lại nhiều kinh nghiệm quý, chuẩn bị cho bước phát triển cao hơn ở thời kì sau. Tiêu biểu là những thành tựu về: số pi, diện tích hình tròn, diện tích hình tam giác của người Ai Cập; số 0 của người Ấn Độ tạo nên.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 10: Cư dân nào tìm ra chữ số “không”?

A. Ai Cập

B. Ấn Độ

C. Lưỡng Hà

D. La Mã

Đáp án : Chữ số mà ta dùng hiện nay, quen gọi là chữ số A-rập, kể cả số 0 là thành tựu lớn của người Ấn Độ tạo nên.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 11: Các lực lượng chính trong xã hội cổ đại phương Đông bao gồm

A. nông dân, công nhân, địa chủ

B. Vua, quý tộc, nô lệ

C. Chủ nô, nông dân tự do, nô lệ.

D .Quý tộc, nông dân công xã, nô lệ.

Đáp án : Các lực lượng chính trong xã hội cổ đại phương Đông bao gồm:

- Quý tộc: thuộc giai cấp thống trị, sống sung túc.

- Nông dân công xã: bộ phận đông đảo, có vai trò to lớn trong sản xuất.

- Nô lệ: tầng lớp thấp nhất trong xã hội, làm việc nặng nhọc hậu hạ quý tộc.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 12: Các giai cấp chính trong xã hội cổ đại phương Đông bao gồm

A. Quý tộc, quan lại, nông dân công xã.

B. Vua, quý tộc, nô lệ.

C. Chủ nô, nông dân tự do, nô lệ.     

D. Quý tộc, nông dân công xã, nô lệ.

Đáp án : Các lực lượng chính trong xã hội cổ đại phương Đông bao gồm:

- Quý tộc: thuộc giai cấp thống trị, sống sung túc.

- Nông dân công xã: bộ phận đông đảo, có vai trò to lớn trong sản xuất.

- Nô lệ: tầng lớp thấp nhất trong xã hội, làm việc nặng nhọc hậu hạ quý tộc.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 13: Bộ phận đông đảo nhất trong là xã hội cổ đại phương Đông

A. nông dân công xã    

B. nô lệ

C. quý tộc          

D. tăng lữ

Đáp án : Bộ phân đông đảo nhất và là lao động chính trong xã hội cổ đại phương Đông là nông dân công xã.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 14: Nhà nước của các quốc gia cổ đại Phương Đông được hình thành ở

A. trên các hòn đảo

B. lưu vực các dòng sông lớn

C. trên các vùng núi cao

D. ở các thung lũng

Đáp án : Nhà nước của các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành trên lưu vực các dòng sông lớn:

- Ai Cập: sông Nin.

- Hàng chục nước lớn nhỏ của người Su-me ở Lưỡng Hà: sông Ti-gơ-rơ và Ơ-phơ-rát.

- Ấn Độ: sông Ấn và sông Hằng.

- Nhà Hạ: sông Trường Giang và sông Hoàng Hà.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 15: Các quốc gia cổ đại phương Đông đều được hình thành vào khoảng thời gian nào?

A. Khoảng thiên niên kỉ IV - III TCN

B. Khoảng thiên niên kỉ I - III TCN

C. Khoảng thiên niên kỉ IV - II TCN

D. Khoảng thiên niên kỉ III - IV TCN

Đáp án : Các quốc gia cổ đại phương Đông đều đã được hình thành từ khoảng thiên niên kỉ thứ IV - III TCN.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 16: Công cụ sản xuất ban đầu của cư dân cổ đại phương Đông là gì?

A. Đá, đồng đỏ, đồ sắt.

B. Đồng, đồ sắt, xương thú.

C. Đồng thau, đá, tre, gỗ.

D. Sắt, đồng thau, tre, gỗ

Đáp án : Công cụ sản xuất ban đầu của cư dân cổ đại phương Đông là đồng thau cùng với công cụ bằng đá, tre, gỗ.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 17: Cư dân cổ đại phương Đông sinh sống bằng nghề gì?

A. Trồng trọt, chăn nuôi và ngoại thương.

B. Thương nghiệp và thủ công nghiệp truyền thống

C. Thủ công nghiệp và trồng trọt, chăn nuôi.

D. Nông nghiệp và ngành kinh tế bổ trợ cho nghề nông.

Đáp án : Các cư dân cổ đại phương Đông lấy “nghề nông làm gốc”, kết hợp nuôi gia súc, làm đồ góm, dệt vải để đáp ứng như cầu hàng ngày của mình. Đó là những ngành kinh tế bổ trợ cho nghề nông.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 18: Xã hội có giai cấp và nhà nước phương Đông được hình thành từ

A. công xã nguyên thủy.

B. liên minh công xã.

C. liên minh bộ lạc.

D. liên minh thị tộc.

Đáp án : Xã hội có giai cấp và nhà nước phương Đông được hình thành từ liên minh bộ lạc, tức là nhiều bộ lạc có quan hệ thân thuộc với nhau, liên kết với nhau do nhu cầu trị thủy và xây dựng các công trình trị thủy. Nhà nước được lập ra để điều hành và quản lí xã hội.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 19: Nguồn gốc của những người nô lệ trong xã hội cổ đại phương Đông xuất thân từ đâu?

A .Tù binh chiến tranh, nông dân nghèo không trả được nợ.

B. Nông dân nghèo trả được nợ.

C. Người buôn bán từ các nước khác đến.

D. Những người vay nợ.

Đáp án : Nô lệ trong xã hội cổ đại phương Đông là tầng lớp thấp nhất trong xã hội. Nguồn gốc chính là những tù bình bị bắt trong chiến tranh, nông dân nghèo không trả được nợ. Họ chuyên làm những việc nặng nhọc, hầu hạ quý tộc.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 20: Lịch do người phương Đông tạo ra được gọi là

A. Dương lịch.

B. Âm lịch.

C. Nông lịch.

D. Âm dương lịch.

Đáp án : Lịch của người phương Đông tạo ra gọi là nông lịch, một năm có 365 ngày được chia thành 12 tháng.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 21: Điều kiện tự nhiên nào sau đây không phải là cơ sở hình thành của các quốc gia cổ đại phương Đông?

A. Đất phù sa ven sông màu mỡ, mềm xốp, rất dễ canh tác.

B. Lượng mưa phân bố đều đặn theo mùa.

C. Khí hậu nóng ẩm, phù hợp cho việc gieo trồng.

D. Vùng ven biển, có nhiều vũng, vịnh sâu và kín gió.

Đáp án : Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành ở lưu vực các dòng sông lớn, không phải ở vùng ven biển nên điều kiện tự nhiên vùng biên biển, có nhiều vũng, vịnh sâu và kín gió không phải là cơ sở hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 22: Tại sao nhà nước ở các quốc gia cổ đại Phương Đông thường ra đời sớm?

A. Do nhu cầu sản xuất nông nghiệp và làm thuỷ lợi

B. Do nhu cầu sinh sống và phát triển thương nghiệp. 

C. Do điều kiện tự nhiên thuận lợi, khí hậu ôn hòa.

D. Do nhu cầu phát triển kinh tế và nâng cao đời sống.

Đáp án : Bắt nguồn từ nền kinh tế chính của cư dân các nước phương Đông là kinh tế nông nghiệp làm gốc. Hơn nữa, do sống ở cạnh các con sông lớn nên cư dân nơi đây có nhu cầu trị thủy và xây dựng các công trình thủy lợi. Đây là những công việc lớn cần có sự liên kết với nhau, một vài người không thể tự hoàn thành. Vì thế, các bộ lạc có mối quan hệ thân thuộc với nhau đã liên minh với nhau thành liên minh bộ lạc => Nhà nước sau đó được lập ra để điều hành và quản lí xã hội. Đứng đầu bộ máy chuyên chế là vua nắm mọi quyền hành trong tay.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 23: Tại sao các quốc gia cổ đại phương Đông sớm hình thành và phát triển ở lưu vực các sông lớn?

A. Đây vốn là địa bàn sinh sống của người nguyên thủy.

B. Điều kiện tự nhiên ở đây thuận lợi, đất đai màu mỡ, dễ canh tác, tạo điều kiện cho sản xuất phát triển.

C. Cư dân ở đây sớm phát hiện ra công cụ bằng kim loại.

D. Cư dân ở đây có trình độ văn minh cao hơn.

Đáp án : Các quốc gia cổ đại phương Đông sớm hình thành và phát triển ở lưu vực các sông lớn bởi nơi đây có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển ngành kinh tế chủ chốt - nông nghiệp, đặc biệt là đất đai có phù sa màu mỡ, dễ canh tác, tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp dễ dàng phát triển.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 24: Tại sao các công trình kiến trúc ở các quốc gia cổ đại Phương Đông thường đồ sộ?

A. Thể hiện sức mạnh của đất nước

B. Thể hiện sức mạnh của thần thánh

C. Thể hiện sức mạnh và uy quyền của nhà vua

D. Thể hiện tình đoàn kết dân tộc

Đáp án : Trong nền văn minh cổ đại phương Đông, nghệ thuật kiến trúc phát triển rất phong phú. Nhiều công trình kiến trúc đến nay vẫn còn lưu lại như: Kim tự tháp ở Ai Cập, những khu đền tháp ở Ấn Độ, thành Ba-bi-lon ở Lường Hà,…Các công trình được xây dựng chủ yếu là ở những khu vực trung tâm của nhà nước và phục vụ cho nhu cầu của nhà vua/pharaong/…hay quý tộc. Công trình càng lớn, càng độc đáo thì càng thể hiện được sức mạnh và uy quyền của nhà vua. Cũng chính vì lẽ đó, các công trình kiến trúc ở các quốc gia cổ đại phương Đông thường rất đồ sộ.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 25: Đặc điểm chung của kiến trúc phương Đông cổ đại là

A. Phức tạp về hình khối.        

B. Có nhiều hoa văn hình rồng.

C. Đẹp về mặt mĩ thuật.           

D. Đồ sộ về quy mô.

Đáp án : Trong nền văn minh cổ đại phương Đông, nghệ thuật kiến trúc phát triển rất phong phú. Nhiều công trình kiến trúc đến nay vẫn còn lưu lại như: Kim tự tháp ở Ai Cập, những khu đền tháp ở Ấn Độ, thành Ba-bi-lon ở Lường Hà,…Các công trình được xây dựng chủ yếu là ở những khu vực trung tâm của nhà nước và phục vụ cho nhu cầu của nhà vua/pharaong/…hay quý tộc. Công trình càng lớn, càng độc đáo thì càng thể hiện được sức mạnh và uy quyền của nhà vua. Cũng chính vì lẽ đó, các công trình kiến trúc ở các quốc gia cổ đại phương Đông thường rất đồ sộ về quy mô.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 26: Mâu thuẫn cơ bản trong xã hội phương Đông cổ đại là mâu thuẫn giữa các giai cấp nào?

A. Địa chủ với nông dân         

B. Quý tộc với nông dân công xã

C. Vua với nông dân công xã.

D. Quý tộc với nô lệ

Đáp án : Ở các nước phương Đông, cư dân chủ yếu làm nghề nông, vì vậy bộ phận đông đảo nhất và có vai trò to lớn nhất là nông dân công xã. Họ canh tác trên phần ruộng được giao và nộp một phần cho quý tộc dưới dạng thuế. Tuy nhiên, giai cấp quý tộc là những người có của cải và quyền thế. Họ sống cuộc sống giàu sang, sung túc chủ yếu dựa trên sự bóc lột nông dân công xã, mà cụ thể là bằng thuế. Với đủ các thứ thuế vô lý cùng sự chèn ép của quý tộc => dẫn đến mâu thuẫn giữa quý tộc và nông dân công xã nảy sinh gay gắt. Đây là mâu thuẫn cơ bản trong xã hội phương Đông cổ đại.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 27: Tại sao gọi chế độ nhà nước ở phương Đông cổ đại là chế độ quân chủ chuyên chế cổ đại?

A. Xuất hiện sớm nhất, do nhà vua đứng đầu và bộ máy nhà nước hoàn chỉnh.

B. Đứng đầu nhà nước là vua, xây dựng bộ máy nhà nước hoàn chỉnh đến địa phương. 

C. Xuất hiện sớm nhất, do vua chuyên chế đứng đầu, có quyền lực tối cao.

D. Nhà nước đầu tiên từ thời cổ đại, bộ máy quan lại chủ yếu là nho sĩ.

Đáp án : Gọi chế độ nhà nước phương Đông là chế độ chuyên chế cổ đại vì:

- Nhiều bộ lạc có quan hệ thân thuộc với nhau, liên kết với nhau do nhu cầu trị thủy và xây dựng các công trình thủy lợi. Nhà nước được lập ra để điều hành và quản lí xã hội. Nhà nước này xuất hiện sớm nhất, từ thời kì cổ đại.

- Đứng đầu nhà nước là vua. Vua nắm mọi quyền hành và có quyền quyết định mọi vấn đề của đất nước.

- Giúp việc cho vua là một bộ máy hành chính quan liêu gồm toàn quý tộc, đứng đầu là Vidia (Ai Cập) hoặc Thừa tướng (Trung Quốc)

Đáp án cần chọn là: C

Câu 28: Nhà nước phương Đông cổ đại mang bản chất của

A. Nhà nước độc tài quân sự.

B. Nhà nước quân chủ chuyên chế cổ đại.

C. Nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền.

D Nhà nước dân chủ tập quyền.

Đáp án : Nhà nước phương Đông cổ đại mang bản chất của nhà nước quân chủ chuyên chế cổ đại. Nhà nước chuyên chế phương Đông là:

-  Nhà nước mà quyền đứng đầu và mọi quyền lực đều nằm trong tay nhà vua/Enxi, Pharaon. Vua/Enxi/Pharaon có quyền quyết định mọi việc đối với đất nước, là tối thượng, ở một số nước vua được thần thánh hóa.

- Xã hội được tổ chức theo trật tự tôn ti. Giúp việc cho vua là tầng lớp quan lại, quý tộc mà ở nhà nước phương

đông thì đứng đầu là quan tể tướng/Vidia... Ngoài ra còn có các tầng lớp khác đó là nhân dân tự do và nô lệ. Cụ thể chia làm 3 giai cấp: quý tộc, nông dân công xã, nông nô.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 29: Ý nào không phản ánh đúng đặc điểm của nhà nước chuyên chế cổ đại.

A. Xuất hiện đầu tiên trong lịch sử.

B. Do vua đứng đầu có quyền lực tối cao.

C. Giúp việc cho vua là bộ máy hành chính quan liêu.     

D .Nho giáo là hệ tư tưởng chính thống.

Đáp án : Đặc điểm Nho giáo là hệ tư tưởng chính thống là đặc điểm của nhà nước phong kiến Trung Quốc thời kì Trung đại, Việt Nam cóm chịu ảnh hưởng ở đa số các triều đại trong quá trình tồn tại từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 30: Ý nào không phản ánh đúng nhu cầu dẫn đến sự sáng tạo toán học của người phương Đông?

A. Tính toán lại diện tích ruộng đất sau mỗi mùa nước ngập.

B. Tính toán trong xây dựng.

C. Tính toán các khoản nợ nần.

D. Tính toán lỗ lãi trong buôn bán nô lệ.

Đáp án : Do nhu cầu tính toán lại diện tích ruộng đất sau khi ngập nước, tính toán trong việc xây dựng, nên Toán học xuất hiện rất sớm ở phương Đông. Ở phương Đông không phổ biến buôn bán nô lệ như phương Tây nên nhu cầu tính toán lỗ lãi trong buôn bán nô lệ không phải là nhân tố thúc đẩy người phương Đông sáng tạo Toán học.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 31: Ở Trung Quốc, vương triều nào được hình thành đầu tiên thời cổ đại?

A. Nhà Chu 

B. Nhà Tần 

C. Nhà Hán                        

D. Nhà Hạ

Đáp án : Chế độ công xã nguyên thủy ở Trung Quốc tan rã vào cuối thiên niên kỉ III TCN. Vương triều nhà Hạ được hình thành vào khoảng thế kỉ XXI TCN đã mở đầu cho xã hội có giai cấp và nhà nước ở Trung Quốc.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 32: Ở Ai Cập cổ đại, cư dân sinh sống tập trung theo từng

A. Thị tộc.                              

B. Bộ lạc.                           

C. Công xã.                     

D. Nôm.

Đáp án : Ở Ai Cập cổ đại, để huy động được nhiều nhân công làm thủy lợi, các công xã đã hợp lại thành các liên minh công xã, gọi là các “Nôm”.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 33: Bộ máy hành chính giúp việc cho vua ở các quốc gia cổ đại phương Đông gồm

A. nông dân công xã và quý tộc.

B. các tầng lớp trong xã hội.

C. toàn quý tộc.

D. toàn tăng lữ.

Đáp án : Bộ máy hành chính giúp việc cho vua ở các quốc gia cổ đại phương Đông gồm toàn quý tộc, đứng đầu là Vidia (Ai Cập) và Thừa tướng (Trung Quốc).

Đáp án cần chọn là: C

Câu 34: Bộ máy quan liêu của các nhà nước cổ đại phương Đông gồm toàn quý tộc làm nhiệm vụ

A. thu thuế, xây dựng công trình công cộng và chỉ huy quân đội.

B. quản lí luật pháp và có vai trò điều hành tất cả lĩnh vực.

C. quyết định mọi mặt của đất nước và chỉ huy quân đội.

D. soạn thảo các bộ luật và chủ huy tất cả các lĩnh vực.

Đáp án : Giúp việc cho nhà vua trong bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế cổ đại là bộ máy hành chính quan liêu gồm toàn quý tộc: Bộ máy này các công việc như: thu thuế, xây dựng các công trình công cộng như đền, tháp, cung điện, đường sá và chủ huy quân đội.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 35: Khu vực nào sau đây không gắn liền với sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông đầu tiên?

A. Lưu vực sông Nin

B. Lưu vực sông Hằng

C. Lưu vực sông Ti-gơ-rơ

D. Lưu vực sông Mê Kông

Đáp án : Từ thiên niên kỉ IV đến thiên niên kỉ III TCN, xã hội có giai cấp và nhà nước đều được hình thành ở lưu vực sông Nin, sông Ti-gơ-rơ và Ơ-phơ-rát, sông Ấn, sông Hằng, sông Hoàng Hà.

Đáp án D: Lưu vực sông Mê Kông không gắn liền với sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông đầu tiên.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 36: Tại sao lại gọi lịch của các cư dân ở các quốc gia cổ đại Phương Đông là “nông lịch”?

A. Do nông dân sáng tạo ra        

B. Đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp

C. Dựa vào sự chuyển động của mặt trăng

D. Dựa vào kinh nghiệm canh tác lúa nước.

Đáp án : Ngành kinh tế chính của cư dân các quốc gia cổ đại phương Đông là nông nghiệp => Lịch được tạo nên do kinh nghiệm từ đời sống sản xuất nông nghiệp và cũng nhằm để phục vụ nông nghiệp => Lịch sử các quốc gia cổ đại phương Đông được gọi là “nông lịch”.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 37: Vì sao nông nghiệp phát triển sớm nhất và có hiệu quả nhất ở các quốc gia cổ đại phương Đông?

A. Nhờ làm thủy lợi tốt.

B. Nhờ sử dụng công cụ bằng sắt sớm.

C. Nhờ nhân dân cần cù lao động.

D. Nhờ các dòng sông mang phù sa bồi đắp.

Đáp án : Tại các quốc gia cổ đại phương Đông, nông nghiệp phát triển sớm và có hiệu quả nhất. Vì:

- Họ sống tập trung theo từng bộ lạc, trên các thềm đất cao gần sông, dễ trồng vườn, trồng lúa và chăn nuôi.

- Đồng bằng ven sông đã bù đắp rất nhiều cho con người. Vào mùa mưa hàng năm, nước sông dâng cao, phủ lên các chân ruộng thấp một lớp phù sa màu mỡ và làm cho đất rất mềm, dễ dàng canh tác với những chiếc cày bằng gỗ.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 38: Ý nào sau đây không phải là đặc điểm của nô lệ ở phương Đông cổ đại?

A. Là tù binh chiến tranh hay những nông dân công xã không trả được nợ hoặc bị phạm tội.

B. Chuyên làm việc nặng nhọc và hầu hạ tầng lớp quý tộc.

C. Được coi là “công cụ biết nói”.

D. Không phải là lực lượng sản xuất chính trong xã hội.

Đáp án : Nô lệ ở phương Đông là tầng lớp thấp nhất trong xã hội. Họ có nguồn gốc là những tù binh bị bắt trong chiến tranh hay những nông dân nghèo không trả được nợ. Họ chuyên làm các việc nặng nhọc và hầu hạ tầng lớp quý tộc. Nô lệ ở phương Đông không chiếm số lượng lớn như phương Tây. Ở phương Tây, nô lệ chiếm số lượng đông đảo, là lực lượng sản xuất chính và được coi là “công cụ biết nói”, thậm chí còn là thứ hàng hóa để trao đổi, buôn bán.

=> Đáp án C: không phải là đặc điểm của nô lệ ở phương Đông cổ đại.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 39: Đối tượng nào sau đây không thuộc giai cấp thống trị ở các quốc gia cổ đại phương Đông?

A. Quý tộc, quan lại.            

B. Tăng lữ.                            

C. Chủ ruộng đất.               

D .Thương nhân

Đáp án : Trong quá trình phân hóa xã hội, đứng đầu giai cấp thống trị là những ông vua chuyên chế và đội ngũ đông đảo quý tộc, quan lại, chủ ruộng đất và tầng lớp quý tộc tăng lữ. => Thương nhân không thuộc tầng lớp thống trị ở các quốc gia cổ đại phương Đông.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 40: Bộ máy giúp việc cho vua trong nhà nước chuyên chế cổ đại phụ trách rất nhiều công việc, ngoại trừ việc

A. Thu thuế.

B. Chỉ đạo xây dựng các công trình công cộng.

C.  Chỉ huy quân đội

D. Cai quản đền thờ thần

Đáp án : Bộ máy giúp việc cho nhà vua thời kì cổ đại có rất nhiều công việc, bao gồm: làm các công việc thu thuế, xây dựng các công trình công cộng như đền tháp, cung điện và chỉ huy quân đội nhưng không có vai trò cải quản đền thờ thần.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 41: Nhận xét nào không đúng về nền văn hóa cổ đại phương Đông?

A. Là cái nôi của nền văn minh nhân loại.

B. Có nhiều đóng góp cho nhân loại về chữ viết và toán học.

C. Những thành tựu về khoa học của người phương Đông đặt nền tảng cho sự ra đời của các ngành khoa học sau này.

D. Thể hiện rõ tính tập quyền, chuyên chế của nhà nước cổ đại phương Đông.

Đáp án : - Đáp án A: các thành tựu văn hóa cổ đại phương Đông là những thành tựu văn hóa sớm nhất của nhân loại, được vận dụng hoặc sử dụng đến ngày nay. Ví dụ:

+ Số 0 mà người Ấn Độ sáng tạo còn được sử dụng cho đến ngày nay.

+ Lịch pháp học hay thiên văn học được áp dụng cho tất cả các nước, có sự điều chỉnh đôi chút,…

- Đáp án B: thành tựu văn hóa phương Đông đã sáng tạo ra chữ viết - phát minh quan trọng của nhân loại và toán học.

- Đáp án C: các ngành khoa học sau này do điều kiện chính trị, đời sống nhân dân ở mỗi miền có sự khác nhau rõ nét nên những thành tựu khoa học của người phương Đông chưa phải đóng vai trò nền tảng. Hơn nữa, thành tựu về khoa học thời kì này cũng chưa thực sự phong phú, chủ yếu là trên lĩnh vực Toán học.

- Đáp án D: tính chuyên chế của xã hội cổ đại phương Đông thể hiện qua quy mô lớn của các công trình kiến trúc được dựng lên.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 42: Hãy sắp xếp các quốc gia sau theo trình tự thời gian xuất hiện:

1. Trung Quốc. 2. Ai Cập 3. Ấn Độ. 4. Lưỡng Hà.

A.. 1,2,4,3.                     

B. 2,4,3,1.                      

C. 2,4,1,3.                               

D. 2,3,4,1.

Đáp án : 2) Ai Cập (3200 năm TCN)

4) Lưỡng Hà (thiên niên kỉ IV TCN)

3) Ấn Độ (thiên niên kỉ III TCN)

1) Trung Quốc (thếp kỉ XXI TCN)

Đáp án cần chọn là: B

Câu 43: Thành tựu văn hóa nào có ý nghĩa quan trọng nhất đối với cư dân cổ đại phương Đông?

A. kiến trúc.                   

B. lịch và thiên văn học.                 

C. toán học.                 

D. chữ viết.

Đáp án : Sự ra đời của chữ viết là thành tựu văn hóa có ý nghĩa quan trọng nhất đối với các cơ dân cổ đại phương Đông do:

- Khắc phục những hạn chế của hình thức âm thanh. Chữ viết ra đời do nhu cầu thông tin liên lạc xét về mặt không gian và như cầu truyền đạt những kinh nghiệm sản xuất và đấu tranh xét về mặt thời gian. Chữ viết là một hệ thống kí hiệu đồ hoạ được sử dụng để cố định hoá ngôn ngữ âm thanh. Chức năng của chữ viết là đại diện cho lời nói.

- Chữ viết ra đời đánh dấu một bươc tiến trong sự phát triển của nhân loại, là một trong những tiêu chí quan trọng đánh dấu con người bước vào thời đại văn minh.

- Việc cho ra đời chữ viết là thành tựu có ý nghĩa lớn nhất của văn minh phương Đông để lại cho lịch sử nhân loại, nhờ đó việc ghi chép lại lịch sử được tiến hành dễ dàng hơn, từ đó thế hệ sau có thể hiểu hơn về lịch sử thế giới cố đại.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 44: Điểm hạn chế trong chữ viết của người phương Đông là

A. Chữ có quá nhiều hình, nét, kí hiệu nên khả năng phổ biến bị hạn chế.

B. Chất liệu để viết chữ rất khó tìm.

C. Các kí hiệu, hình nét không ổn định mà luôn thay đổi.

D .Chỉ để biên soạn các bộ kinh, không có khả năng ứng dụng trong thực tế.

Đáp án : Chữ viết là một thành tựu lớn, tiêu biểu của các quốc gia cổ đại phương Đông. Tuy nhiên, chữ viết của người phương Đông còn quá nhiều hình, nét phức tạp, mang trong nó cả kí hiệu nên khả năng phổ biến bị hạn chế.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 45: Trong lĩnh vực toán học, cư dân nước nào ở phương Đông cổ đại thành thạo về số học? Vì sao?

A. Trung Quốc - vì phải tính toán xây dựng các công trình kiến trúc.

B. Ai Cập - vì phải đo đạc lại ruộng đất hằng năm do phù sa bồi đắp

C.Lưỡng Hà - vì phải đi buôn bán

D. Ấn Độ - vì phải tính thuế ruộng đất hàng năm

Đáp án : Trong lĩnh vực toán học thời cổ đại ở phương Đông, cư dân Lưỡng Hà thành thạo về số học.       

- Nguyên nhân ra đời: Do nhu cầu tính lại ruộng đất, nhu cầu xây dựng, tính toán mà toán học ra đời.

- Người Lưỡng Hà giỏi về số học vì: Người Lưỡng Hà hay đi buôn xa giỏi về số học, họ có thể làm các phép tính nhân, chia cho tới hàng triệu.

- Thành tựu: Các bài toán đơn giản về số học,… phát minh ra số 0 của cư dân Ấn Độ.

- Tác dụng: Phục vụ cuộc sống lúc bấy giờ và để lại kinh nghiệm quý báu cho giai đoạn sau.

Đáp án cần chọn là: C

 

 

Xem thêm
Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 3 có đáp án: Các quốc gia cổ đại phương Đông (trang 1)
Trang 1
Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 3 có đáp án: Các quốc gia cổ đại phương Đông (trang 2)
Trang 2
Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 3 có đáp án: Các quốc gia cổ đại phương Đông (trang 3)
Trang 3
Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 3 có đáp án: Các quốc gia cổ đại phương Đông (trang 4)
Trang 4
Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 3 có đáp án: Các quốc gia cổ đại phương Đông (trang 5)
Trang 5
Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 3 có đáp án: Các quốc gia cổ đại phương Đông (trang 6)
Trang 6
Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 3 có đáp án: Các quốc gia cổ đại phương Đông (trang 7)
Trang 7
Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 3 có đáp án: Các quốc gia cổ đại phương Đông (trang 8)
Trang 8
Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 3 có đáp án: Các quốc gia cổ đại phương Đông (trang 9)
Trang 9
Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 3 có đáp án: Các quốc gia cổ đại phương Đông (trang 10)
Trang 10
Tài liệu có 25 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống