Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Lý thuyết Lịch sử 10: Bài 37: Mác và Ăng-ghen - Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học mới nhất, tài liệu bao gồm 5 trang, tóm tắt toàn bộ kiến thức lý thuyết cần nhớ trong sách giáo khoa Lịch sử lớp 10, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kì thi môn Lịch sử sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.
Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
LỊCH SỬ 10 - BÀI 37. MÁC - ĂNG GHEN SỰ RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
1. Buổi đầu hoạt động cách mạng của C.Mác và Ăng-ghen
Cơ sở tình bạn Mác và Ăng-ghen:
o C.Mác và Ăng-ghen đều ở Đức, nơi chủ nghĩa tư bản và giai cấp tư
sản phản động nhất, chúng thực hiện chính sách đối nội, đối ngoại
phản động.
o C.Mác và Ăng-ghen đều có học vấn uyên bác và thấu hiểu, đồng cảm
với đời sống những người lao động khổ cực. Mác là tiến sĩ luật học,
Ăng-ghen không có bằng như Mác nhưng học thức vẫn uyên bác.
Hoạt động của Mác:
o Mác sinh ngày 5 - 5 1818 tại Tơ-ri-ơ ở Đức, năm 1842 làm tổng biên
tập báo Sông Ranh.
o Năm 1843 sang Pa-ri rồi Bỉ xuất bản tạp chí biên niên Pháp - Đức.
Mác nhận thấy vai trò sứ mệnh của giai cấp vô sản giải phóng loài
người khỏi áp bức bóc lột.
Hoạt động của Ăng ghen:
o Sinh ngày 28 - 11 - 1820 ở thành phố Bác-men (Đức).
o Năm 1842 ông sang Anh làm thư ký hãng buôn và viết cuốn Tình
cảnh giai cấp công nhân Anh, phê phán bóc lột của giai cấp tư sản,
thấy được vai trò của giai cấp công nhân.
o Năm 1844 - 1847 C.Mác và Ăng ghen cho ra đời những tác phẩm về
triết học, kinh tế - chính trị học và chủ nghĩa xã hội khoa học đặt cơ sở
hình thành chủ nghĩa Mác.
Ph. Angghen (Friedrich Engels, 1820 – 1895)
2. Tổ chức đồng minh những người cộng sản và Tuyên ngôn của Đảng cộng sản
a. Tổ chức đồng minh những người cộng sản
C.Mác và Ăng-ghen liên hệ với một tổ chức bí mật là đồng minh những
người chính nghĩa. Đây là tổ chức của những người Đức lánh nạn chủ yếu là
thợ may, về sau có thêm thợ thủ công phát triển từ Pháp, sang Anh, Đức...
Tháng 6 - 1847 tại đại hội “Đồng minh những người chính nghĩa”, theo đề
nghị của Ăng-ghen, đổi tên thành tổ chức “Đồng minh những người cộng
sản”. Đồng minh những người chính nghĩa là một tổ chức bí mật của cộng
sản Tây Âu, ủng hộ khuynh hướng hoạt động có tính chất âm mưu, còn
Đồng minh những người cộng sản đề ra mục đích đấu tranh rõ ràng là lật đổ
giai cấp tư sản.
Ngoài việc nghiên cứu lý luận C.Mác và Ăng-ghen đặc biệt quan tâm xây dựng
một chính đảng độc lập cho giai cấp vô sản.
Mục đích: Lật đổ giai cấp tư sản, xác định sự thống trị của giai cấp vô sản, thủ tiêu
xã hội tư sản cũ.
b. Tuyên ngôn của Đảng cộng sản
* Hoàn cảnh
Đại hội lần thứ hai của Đồng minh những người cộng sản họp ở Luân Đôn
(11- 12 -1874) với sự tham gia của C.Mác và Ăng-ghen đã thông qua điều lệ
Tháng 2 - 1848 Tuyên ngôn Đảng cộng sản ra đời, do C.Mác và Ang-ghen
soạn thảo.
* Nội dung
Khẳng định sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản là lãnh đạo cuộc đấu tranh
chống giai cấp tư sản, xây dựng chế độ cộng sản chủ nghĩa.
Cần thành lập chính Đảng và thiết lập chuyên chính vô sản, đoàn kết các lực
lượng công nhân thế giới.
Dùng bạo lực để lật đổ chế độ tư bản chủ nghĩa, kêu gọi quần chúng đứng
lên làm cách mạng. "Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại".
* Nhận xét
Khẳng định sứ mệnh lịch sử và vai trò của giai cấp vô sản là lãnh đạo cách
mạng. Muốn cách mạng thắng lợi cần phải có chính đảng tiên phong của mình.
Trình bày một cách hệ thống những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa cộng
sản, chứng minh quy luật tất yếu diệt vong của chế độ tư bản và thắng lợi
của chủ nghĩa cộng sản.
* Ý nghĩa
Là văn kiện có tính chất cương lĩnh đầu tiên của chủ nghĩa xã hội khoa học,
đấu tranh bước đầu kết hợp chủ nghĩa xã hội với phong trào công nhân.
Từ đây giai cấp công nhân đã có lý luận cách mạng soi đường.
* Công lao to lớn của C.Mác và Ăng-ghen với phong trào cộng sản và công nhân
quốc tế. Chủ nghĩa xã hội khoa học do hai ông sáng lập là đỉnh cao của tư duy lý
luận của nhân loại lúc bấy giờ và là di sản văn hóa mãi về sau.
Trang bìa của Tuyên Ngôn của Đảng Cộng sản (2-1848)