Lịch Sử 10 Bài 36 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Sự hình thành và phát triển của phong trào công nhân

Tải xuống 14 2.5 K 4

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 10 tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Lịch Sử 10 Bài 36: Sự hình thành và phát triển của phong trào công nhân đầy đủ, chi tiết. Tài liệu có 13 trang tóm tắt những nội dung chính về lý thuyết Bài 36: Sự hình thành và phát triển của phong trào công nhân và 18 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án. Bài học Bài 36: Sự hình thành và phát triển của phong trào công nhân môn Lịch sử lớp 10 có những nội dung sau:

Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức, ôn luyện trắc nghiệm từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung  Bài 36: Sự hình thành và phát triển của phong trào công nhân Lịch sử lớp 10.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 36: Sự hình thành và phát triển của phong trào công nhân:

LỊCH SỬ 10 BÀI 36: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHONG TRÀO CÔNG NHÂN

Phần 1: Lý thuyết Lịch sử 10 Bài 36: Sự hình thành và phát triển của phong trào công nhân

Lý thuyết Lịch Sử 10 Bài 36: Sự hình thành và phát triển của phong trào công nhân | Lý thuyết Lịch Sử lớp 10 đầy đủ nhất

Lao động ở mỏ than.

Lý thuyết Lịch Sử 10 Bài 36: Sự hình thành và phát triển của phong trào công nhân | Lý thuyết Lịch Sử lớp 10 đầy đủ nhất

Thợ mỏ than

1. Sự ra đời và tình cảnh giai cấp vô sản công nghiệp. Những cuộc đấu tranh đầu tiên

- Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản dẫn đến sự ra đời của giai cấp tư sản và vô sản.

- Nguồn gốc giai cấp vô sản: Nông dân mất ruộng đất đi làm thuê, thợ thủ công phá sản trở thành công nhân. Giai cấp vô sản ra đời cuối thế kỷ XVIII trước tiên ở Anh

- Đời sống của giai cấp công nhân:

+ Không có đủ tư liệu sản xuất, làm thuê bán sức lao động của mình.

+ Lao động vất vả nhưng lương chết đói luôn bị đe dọa sa thải.

- Mâu thuẫn giữa công nhân với tư sản ngày càng gay gắt, dẫn đến các cuộc đấu tranh.

- Hình thức đấu tranh: Đập phá máy móc, đốt công xưởng, hình thành đấu tranh tự phát đầu tiên của giai cấp công nhân.Phong trào đấu tranh diễn ra từ cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX. Đầu tiên ở Anh rồi lan sang các nước khác.

Kết quả: Phong trào đập phá máy móc không đem lại kết quả gì; mặt khác giai cấp tư sản lại càng tăng cường đàn áp.

Hạn chế: Nhầm tưởng máy móc là kẻ thù.

Tác dụng

+ Phá hoại cơ sở vật chất của tư sản.

+ Công nhân tích lũy thêm được kinh nghiệm đấu tranh.

+ Thành lập được tổ chức công đoàn.

Lý thuyết Lịch Sử 10 Bài 36: Sự hình thành và phát triển của phong trào công nhân | Lý thuyết Lịch Sử lớp 10 đầy đủ nhất

Lao động của trẻ em ở Anh

2. Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân hồi nửa đầu thế kỷ XIX

- Ở Pháp năm 1831 công nhân dệt Liông khởi nghĩa đòi tăng lương giảm giờ làm. Quân khởi nghĩa đã làm chủ được thành phố trong 10 ngày. Họ chiến đấu với khẩu hiệu "Sống trong lao động hoặc chết trong chiến đấu".

- Năm 1834 thợ tơ ở Liông khởi nghĩa đòi thiết lập nền Cộng hòa. Cuộc chiến đấu ác liệt đã diễn ra suốt 4 ngày cuối cùng bị dập tắt.

- Ở Anh từ năm 1836 - 1848 diễn ra phong trào "Hiến chương đòi phổ thông đầu phiếu, tăng lương, giảm giờ làm".

Lý thuyết Lịch Sử 10 Bài 36: Sự hình thành và phát triển của phong trào công nhân | Lý thuyết Lịch Sử lớp 10 đầy đủ nhất

Công nhân Anh đưa hiến chương đến Quốc hội.

Kết quả: Tất cả các phong trào đấu tranh của công nhân đều thất bại.

Nguyên nhân: Thiếu sự lãnh đạo đúng đắn, chưa có đường lối chính sách rõ ràng.

Ý nghĩa: Đánh dấu sự trưởng thành của công nhân, là tiền đề dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học.

Lý thuyết Lịch Sử 10 Bài 36: Sự hình thành và phát triển của phong trào công nhân | Lý thuyết Lịch Sử lớp 10 đầy đủ nhất

Trong xã hội tư bản chủ nghĩa, quần chúng lao động

chịu nhiều tầng áp bức và bóc lột

3. Chủ nghĩa xã hội không tưởng.

- Hoàn cảnh ra đời: Chủ nghĩa tư bản ra đời với những mặt trái của nó.

+ Bóc lột tàn nhẫn người lao động.

+ Những người tư sản tiến bộ thông cảm với nỗi khổ của những người lao động mong muốn xây dựng một chế độ tốt đẹp hơn không có tư hữu bóc lột.

- Chủ nghĩa xã hội không tưởng ra đời mà đại diện là Xanh-xi-mông, Phu-ri-ê và Ô-oen.

Tích cực

- Nhận thức được mặt trái của chế độ tư sản là bóc lột người lao động.

- Phê phán sâu sắc xã hội tư bản, dự đoán tương lai.

Hạn chế:

- Không vạch ra được lối thoát, không giải thích được bản chất của chế độ đó.

- Không thấy được vai trò và sức mạnh của giai cấp công nhân.

Ý nghĩa: Là tư tưởng tiến bộ trong xã hội lúc đó. Cổ vũ nguồn lao động đấu tranh, là tiền đề ra đời chủ nghĩa Mác.

Lý thuyết Lịch Sử 10 Bài 36: Sự hình thành và phát triển của phong trào công nhân | Lý thuyết Lịch Sử lớp 10 đầy đủ nhất

Giai cấp tư sản trong xã hội tư bản bóc lột xương máu của nhân dân lao động.

Lý thuyết Lịch Sử 10 Bài 36: Sự hình thành và phát triển của phong trào công nhân | Lý thuyết Lịch Sử lớp 10 đầy đủ nhất

Giai cấp tư sản dùng mọi quyền thống trị để đàn áp quần chúng lao động

Phần 2: 18 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 36: Sự hình thành và phát triển của phong trào công nhân

Câu1: Ba nhà tư tưởng tiến bộ nhất của chủ nghĩa xã hội không tưởng là những ai?  

A. Xanh xi-mông, Phu-ri-ê và Cromoen.

B. Phu-ri-ê, Mông-te-xki-ơ và Ô-oen.

C. Xanh xi-mông, Phu-ri-ê và Ru-xô.

D. Xanh xi-mông, Phu-ri-ê và Ô-oen.

Đáp án : Ba nhà tư tưởng tiến bộ nhất của chủ nghĩa xã hội không tưởng là D. Xanh xi-mông, Phu-ri-ê và Ô-oen.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 2: Ý nào sau đây không phải nguyên nhân phong trào công nhân bùng nổ sớm nhất ở Anh, Pháp và Đức?  

A. Do có nền kinh tế phát triển với nhiều nhà máy xí nghiệp tập trung số lượng lớn công nhân.

B. Do đời sống công nhân ở đây khó khăn, khổ cực.

C. Do công nhân mâu thuẫn gay gắt với giai cấp tư sản.

D. Do công nhân mới chỉ đấu tranh ở mức độ tự phát.

Đáp án : Phong trào công nhân bùng nổ sớm nhất ở Anh, Pháp, Đức là do đây là những nước đế quốc có nền kinh tế phát triển, nhiều nhà máy xí nghiệp tập trung số lượng lớn công nhân. Công nhân Anh, Pháp, Đức bị giai cấp tư sản bóc lột, đời sống khó khăn, khổ cực dẫn đến mâu thuẫn gay gắt và làm bùng nổ các phong trào đấu tranh.

=> Đáp án D: là đặc điểm phong trào đấu tranh của công nhân ở giai đoạn đầu, không phải nguyên nhân dẫn đến phong trào công nhân bùng nổ sớm nhất ở Anh, Pháp và Đức.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 3: Tại sao các cuộc đấu tranh của công nhân trong nửa đầu thế kỉ XIX đều thất bại?  

A. Do thiếu sự lãnh đạo đúng đắn và chưa có đường lối chính trị rõ ràng.

B. Do tinh thần đấu tranh chưa kiên định, dễ thỏa hiệp, mua chuộc.

C. Do chưa có sự chuẩn bị chu đáo.

D. Do giai cấp tư sản đàn áp quyết liệt.

Đáp án : Các cuộc đấu tranh của công nhân trong giai đoạn này đều thất bại là do thiếu sự lãnh đạo đúng đắn và chưa có đường lối chính trị rõ ràng.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 4: Nguyên nhân sâu xa nào làm xuất hiện chủ nghĩa xã hội không tưởng?  

A. Do giai cấp tư sản lúc này đã thống trị trên phạm vi toàn thế giới.

B. Do giai cấp công nhân đã bước lên vũ đài chính trị như một lực lượng chính trị độc lập.

C. Do mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản ngày càng gay gắt.

D. Do chủ nghĩa tư bản đã bộc lộ những hạn chế của nó.

Đáp án : Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa xã hội không tưởng là do chủ nghĩa tư bản đã bộc lộ những hạn chế của nó.

- Bóc lột tàn nhẫn người lao động của tư sản: cuộc sống người lao động được tình bắng đồng lương chết đói, điều kiện làm việc tồi tệ, tình trạng thất nghiệp và tệ nạn xã hội phổ biến.

- Những người tư sản tiến bộ thông cảm với nỗi khổ của những người lao động mong muốn xây dựng một chế độ tốt đẹp hơn, không có tư hữu bóc lột.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 5: Hạn chế lớn nhất của chủ nghĩa xã hội không tưởng là gì?  

A. Chưa thấy rõ được bản chất của chủ nghĩa tư bản.

B. Chưa thấy được quy luật phát triển của chủ nghĩa tư bản.

C. Chưa đánh giá được vai trò của giai cấp công nhân.

D. Chưa đáp ứng được nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân dân.

Đáp án : Hạn chế lớn nhất của chủ nghĩa xã hội không tưởng đó là chưa đánh giá được vai trò, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong việc xây dựng chế độ xã hội mới.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 6: Ý không phản ánh đúng quan điểm của các nhà tư tưởng tiến bộ nửa đầu thế kỉ XIX để xây dựng xã hội mới là  

A. Không có chế độ tư hữu.

B. Không có bóc lột.

C. Nhân dân làm chủ phương tiện sản xuất.

D. Người lãnh đạo làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu.

Đáp án : - Các đáp án A, B, C: đều là nội dung quan điểm của các nhà tưởng tiến bộ nửa đầu thế kỉ XIX

- Đáp án D: không phản ánh đúng quan điểm của các nhà tư tưởng tiến bộ nửa đầu thế kỉ XIX để xây dựng xã hội mới.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 7: Phong trào đấu tranh đầu tiên của công nhân diễn ra dưới hình thức nào?  

A. Bỏ trốn tập thể để khỏi bị hành hạ.

B. Đánh bọn chủ xưởng, bọn cai kí.

C. Đập phá máy móc, đốt công xưởng.

D. Đập phá máy móc, đánh chủ xưởng.

Đáp án : Phong trào đấu tranh đầu tiên của công nhân diễn ra dưới hình thức đập phá máy móc, đốt công xưởng.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 8: Trong những năm 20 -30 của thế kỉ XIX, công nhân Anh đấu tranh đòi quyền lợi gì? .

A. Đòi tăng lương, giảm giờ làm.

B. Đòi nghỉ chủ nhật có lương.

C. Đòi quyền tuyển cử.

D. Đòi Quốc hội Anh thông qua đạo luật cải cách tuyển cử

Đáp án : Trong những năm 20 -30 của thế kỉ XIX, công nhân Anh đấu tranh đòi tăng lương, giảm giờ làm.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 9: “Sống trong lao động hoặc chết trong chiến đấu!” đó là khẩu hiệu đấu tranh của công nhân nước nào?  

A. Nước Anh.

B. Nước Pháp.

C. Nước Đức.

D. Nước Mĩ.

Đáp án : Năm 1831, Công nhân dệt Liông khởi nghĩa đòi tăng lương, giảm giờ làm. Quân khởi nghĩa đã làm chủ được thành phố trong 10 ngày. Họ chiến đấu với khẩu hiệu "Sống trong lao động hoặc chết trong chiến đấu".

Đáp án cần chọn là: B

Câu 10: Cuộc khởi nghĩa của công nhân thợ tơ Li-ông Pháp đòi thiết lập nền Cộng hòa diễn ra vào thời gian nào?  

A. Năm 1832.

B. Năm 1834.

C. Năm 1843.

D. Năm 1835.

Đáp án : Năm 1834 công nhân dệt Li-ông khởi nghĩa đòi thiết lập nền cộng hòa. Cuộc chiến đấu ác liệt đã diễn ra suốt 4 ngày cuối cùng bị dập tắt.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 11: Trong các cuộc đấu tranh dưới đây của công nhân, cuộc đấu tranh nào tồn tại lâu nhất?  

A. Khởi nghĩa Li-ông ở Pháp.

B. Phong trào Hiến chương ở Anh.

C. Khởi nghĩa Sơ-lê-din ở Đức.

D. Phong trào đòi tăng lương ở Đức.

Đáp án : Cuộc đấu tranh của công nhân trong phong trào Hiến chương ở Anh kéo dài từ năm 1836 đến 1848 và là cuộc đấu tranh tồn tại lâu nhất.

Đáp án cần chọn là: B

Xem thêm
Lịch Sử 10 Bài 36 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Sự hình thành và phát triển của phong trào công nhân (trang 1)
Trang 1
Lịch Sử 10 Bài 36 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Sự hình thành và phát triển của phong trào công nhân (trang 2)
Trang 2
Lịch Sử 10 Bài 36 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Sự hình thành và phát triển của phong trào công nhân (trang 3)
Trang 3
Lịch Sử 10 Bài 36 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Sự hình thành và phát triển của phong trào công nhân (trang 4)
Trang 4
Lịch Sử 10 Bài 36 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Sự hình thành và phát triển của phong trào công nhân (trang 5)
Trang 5
Lịch Sử 10 Bài 36 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Sự hình thành và phát triển của phong trào công nhân (trang 6)
Trang 6
Lịch Sử 10 Bài 36 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Sự hình thành và phát triển của phong trào công nhân (trang 7)
Trang 7
Lịch Sử 10 Bài 36 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Sự hình thành và phát triển của phong trào công nhân (trang 8)
Trang 8
Lịch Sử 10 Bài 36 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Sự hình thành và phát triển của phong trào công nhân (trang 9)
Trang 9
Lịch Sử 10 Bài 36 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Sự hình thành và phát triển của phong trào công nhân (trang 10)
Trang 10
Tài liệu có 14 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống