SBT Lịch sử 11 Bài 20: Chiến sự lan rộng ra cả nước. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884 . Nhà Nguyễn đầu hàng | Giải SBT Lịch sử lớp 11

2.1 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải sách bài tập Lịch sử lớp 11 Bài 20: Chiến sự lan rộng ra cả nước. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng trang 102, 104, 105, 106 chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Lịch sử 11. Mời các bạn đón xem:

SBT Lịch sử 11 Bài 20: Chiến sự lan rộng ra cả nước. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884 . Nhà Nguyễn đầu hàng

Bài 1 trang 102 SBT Lịch sử 11: Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước ý trả lời đúng

Câu 1: Sau khi chiếm được 6 tỉnh Nam Kì, thực dân Pháp đã làm gì?

A. Tìm cách xoa dịu nhân dân

B. Đối phó với sự phản ứng của triều đình nhà Nguyễn

C. Bắt tay thiết lập bộ máy cai trị, chuẩn bị kế hoạch đánh ra Bắc Kì

D. Ngừng kế hoạch mở rộng cuộc chiến để củng cố lực lượng

Trả lời:

Sau khi chiếm được các tỉnh Nam Kì, thực dân Pháp từng bước thiết lập bộ máy cai trị, biến nơi đây thành bàn đạp chuẩn bị mở rộng cuộc chiến tranh ra cả nước.

Chọn C

Câu 2: Đứng trước vận nước nguy nan, ai là người đã mạnh dạn, dâng lên triều đình bản điều trần, bày tỏ ý kiến duy tân đất nước

A. Nguyễn Tri Phương

B. Nguyễn Trường Tộ

C. Tôn Thất Thuyết

D. Hoàng Diệu

Trả lời:

Nguyễn Trường Tộ, đã mạnh dạn dâng lên triều đình những bản điều trần, bày tỏ ý kiến cải cách duy tân. Nhưng phần lớn các đề nghị cải cách đã không được thực hiện.

Chọn B

Câu 3: Thực dân Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội (lần thứ nhất) vào năm nào?

A. Năm 1858

B. Năm 1873

C. Năm 1862

D. Năm 1874

Trả lời: 

Mờ sáng 20-11-1873, quân Pháp nổ súng chiếm thành Hà Nội

Chọn B

Câu 4: Thực dân Pháp đã viện cớ nào để tấn công ra Bắc Kì lần thứ nhất?

A. Nhà Nguyễn vẫn tiếp tục chính sách "bế quan tỏa cảng"

B. Nhà Nguyễn đàn áp đẫm máu các cuộc khởi nghĩa nông dân

C. Nhà Nguyễn nhờ giải quyết vụ "Đuy Puy"

D. Nhà Nguyễn phản đối những chính sách ngang ngược của Pháp

Trả lời:

Chớp cơ hội triều Nguyễn nhờ giải quyết “vụ Đuy-puy” đang gây rối ở Hà Nội, thực dân Pháp ở Sài Gòn phái Đại úy Gác-ni-ê đưa quân ra Bắc.

Chọn C

Câu 5: Vì sao quân đội triều đình nhanh chóng thất thủ tại thành Hà Nội năm 1873?

A. Triều đình đã đầu hàng

B. Quân triều đình chống cự yếu ớt

C. Triều đình đã thực hiện chiến thuật phòng thủ, dựa vào thành đợi giặc, chưa kết hợp với nhân dân để giải quyết

D. Triều đình lo đối phó với phong trào đấu tranh của nhân dân

Trả lời:

Quân đội triều đình nhanh chóng thất thủ tại thành Hà Nội năm 1873 vì triều đình đã thực hiện chiến thuật phòng thủ, dựa vào thành đợi giặc, chưa kết hợp với nhân dân để giải quyết

Chọn C

Câu 6: Nguyên nhân thắng lợi của nhân dân ta trong trận Cầu Giấy cuối năm 1873 là:

A. Có sự chi viện rất lớn của quân đội nhà Thanh

B. Có sự chỉ đạo đúng đắn của triều đình nhà Nguyễn

C. Sự mưu trí, dũng cảm của quân đội triều đình do Hoàng Tá Viêm và Lưu Vĩnh Phúc chỉ huy, phối hợp với cuộc chiến đấu của quân dân ta ở các địa phương

D. Quân Pháp không thông thuộc địa hình

Trả lời:

Thừa lúc Gác-ni-ê đem quân xuống đánh Nam Định, việc canh phòng Hà Nội sơ hở, quân ta do Hoàng Tá Viêm chỉ huy (có sự phối hợp với đội quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc) từ Sơn Tây kéo về Hà Nội, hình thành trận tuyến bao vây quân địch. Nghe tin đó, Gác-ni-ê đem quân đuổi theo. Rơi vào ổ phục kích của quân ta tại khu vực Cầu Giấy, toán quân Pháp, trong đó có cả Gác-ni-ê đã bị tiêu diệt.
Chọn C

Câu 7: Triều đình Huế đã làm gì sau chiến thắng của quân dân ta tại trận Cầu Giấy lần thứ nhất (1873)

A. Kí hiệp ước Giáp Tuất (1874)

B. Tổ chức lãnh đạo nhân dân kháng chiến

C. Cử Tổng đốc Hoàng Diệu tiếp tục chỉ huy cuộc kháng chiến

D. Tiến hành canh tân đất nước

Trả lời:

Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất khiến cho nhân dân ta vô cùng phấn khởi; ngược lại, làm cho thực dân Pháp hoang mang, lo sợ và tìm cách thương lượng. Triều đình Huế lại kí kết Hiệp ước năm 1874 (Hiệp ước Giáp Tuất), theo đó quân Pháp rút khỏi Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì, nhưng vẫn có điều kiện tiếp tục xây dựng cơ sở để thực hiện các bước xâm lược về sau.

Chọn A

Câu 8: Nguyên nhân thực dân Pháp đem quân tấn công Hà Nội lần thứ hai (1882) là:

A. Triều đình Nguyễn tiếp tục liên lạc với nhà Thanh (Trung Quốc), vi phạm hiệp ước 1874.

B. Vì nhu cầu thị trường, nguyên liệu, nhân công và lợi nhuận trong giai đoạn phát triển lên chủ nghĩa đế quốc của nước Pháp.

C. Để trả thù cho việc Gác-ni-ê bị giết

D. Triều đình Nguyễn không trả đủ chiến phí cho Pháp

Trả lời:

Từ những năm 70 của thế kỉ XIX, nước Pháp chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Yêu cầu về thị trường, nguyên liệu, nhân công và lợi nhuận được đặt ra ngày càng cấp thiết. Thực dân Pháp ráo riết xúc tiến âm mưu xâm lược toàn bộ Việt Nam.

Chọn B

Câu 9: Viên sĩ quan Pháp chỉ huy cuộc tấn công Hà Nội lần thứ hai (1882) là: 

A. Gác-ni-ê

B. Bô-na

C. Giơ-nuy-i

D. Ri-vi-e

Trả lời:

Ngày 3-4-1882, quân Pháp do Đại tá hải quân Ri-vi-e chỉ huy bất ngờ đổ bộ lên Hà Nội. Ngày 25-4, sau khi được tăng thêm viện binh, chúng gửi tối hậu thư cho Tổng đốc Hoàng Diệu, yêu cầu quân đội triều đình hạ vũ khí, giao thành trong vòng 3 giờ đồng hồ.

Chọn D

Câu 10: Sự kiện nào đánh dấu sự đầu hàng hoàn toàn của triều đình nhà Nguyễn trước cuộc xâm lược của Pháp:

A. Quân Pháp tấn công và chiếm Thuận An

B. Triều đình kí hiệp ước Hác - măng (1883) 

C. Thành Hà Nội thất thủ lần thứ nhất (1873)

D. Thành Hà Nội thất thủ lần thứ 2 (1882)

Trả lời:

Sự kiện đánh dấu sự đầu hàng hoàn toàn của triều đình nhà Nguyễn trước cuộc xâm lược của Pháp là triều đình kí hiệp ước Hác - măng (1883).

Chọn B 

Câu 11: Hiệp ước nào đánh dấu thực dân Pháp đã hoàn thành công cuộc xâm lược Việt Nam?

A. Hiệp ước Nhâm Tuất

B. Hiệp ước Giáp Tuất

C. Hiệp ước Hác - măng

D. Hiệp ước Patơnốt

Trả lời:

Hiệp ước đánh dấu thực dân Pháp đã hoàn thành công cuộc xâm lược Việt Nam là hiệp ước Patơnốt.

Chọn D

Bài 2 trang 104 SBT Lịch sử 11: Hãy nối thông tin ở cột A với cột B sao cho phù hợp

Trả lời:

Bài 3 trang 104 SBT Lịch sử 11: Hãy nối thông tin ở cột A với cột B sao cho phù hợp

Trả lời:

Bài 4 trang 104 SBT Lịch sử 11: So sánh hệ quả của hai bản hiệp ước 1862 và 1874.

Hiệp ước 1862

Hiệp ước 1874

- Về lãnh thổ, chủ quyền:

- Về tài chính, thương mại:

- Về lãnh thổ, chủ quyền:

- Về tài chính, thương mại:

Trả lời:

Hiệp ước 1862

Hiệp ước 1874

- Về lãnh thổ, chủ quyền:

+ Nhường 3 tỉnh miền Đông Nam Kì cho

Pháp.

+ Mở cửa biển tạo điều kiện cho Pháp dễ

dàng đưa quân sang tấn công ta nhanh

hơn.

+ Triều Nguyễn mất đi 1/2 vựa lúa lớn

nhất cả nước.

- Về tài chính, thương mại:

+ Cho phép các thương thuyền và chiến

thuyền của Pháp hoạt động trên sông Cửu Long tới

Campuchia.

+ Bồi thường chiến phí làm cho lực lượng

trong nước càng yếu hơn, nghèo hơn.

=> Triều Nguyễn vì quyền lợi giai cấp đã quên đi nền độc lập dân tộc. Là cơ sở cho

thực dân Pháp xâm lược lâu dài nước ta.

- Về lãnh thổ, chủ quyền:

+ Đây là văn bản bán nước thứ 2 của triều Nguyễn.

+ Triều đình mất đi vựa lúa lớn nhất của cả nước, làm cho thực

lực trong nước càng yếu đi, ngược lại pháp mạnh lên, tạo điều

kiện đẩy mạnh Pháp xâm lược nước ta.

- Về tài chính, thương mại:

+ Người Pháp được tự do buôn bán ở các tỉnh Nam Kì.

+ Triều đình mất 1 phần quan trọng về lãnh thổ ngoại giao,

thương mại.

Bài 5 trang 105 SBT Lịch sử 11

Trả lời:

Bài 6 trang 106 SBT Lịch sử 11: Hãy hoàn thiện hệ thống kiến thức về phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1858 đến năm 1884

Trả lời:

Đánh giá

0

0 đánh giá