Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Lịch sử 10 Bài 39 Quốc tế thứ hai mới nhất theo mẫu Giáo án môn Lịch sử chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Lịch sử. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
BÀI 39: QUỐC TẾ THỨ HAI
- Nắm được sự phát triển của phong trào công nhân cuối thế kỷ XIX.
- Nắm và hiểu được hoàn cảnh ra đời của Quốc tế thứ 2 và những đóng góp của tổ chức này đối với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, đặc biệt dưới sự lãnh đạo của Ăng-ghen.
- Hiểu được cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội trong quốc tế thứ hai phản ánh cuộc đấu tranh giữa 2 luồng tư tưởng: Mác xít và phi Mác xít trong phong trào công nhân quốc tế.
- Giúp HS hiểu rõ công lao to lớn của Ph.Ăng-ghen và người kế tục là V.I.Lênin đối với phong trào Cộng sản và công nhân Quốc tế.
- Rèn luyện kỹ năng phân tích, nhận định các sự kiện và vai trò của cá nhân trong tiến trình lịch sử.
* Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
* Năng lực chuyên biệt:
- Năng lực tái hiện sự kiện
- Năng lực thực hành bộ môn.
- Sưu tầm chân dung những Đại biểu nổi tiếng trong phong trào công nhân cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX: Ăng-ghen, La-phác-gơ (Pháp), Be-ben, Rô-da Luc-xem-bua (Đức).
- Tài liệu về phong trào công nhân thế giới ngày nay.
Trình bày, so sánh, phân tích, nhận xét
Sự phát triển của phong trào Cách mạng thế giới trong những thập niên 70 - 80 của thế kỷ XIX với sự ra đời của Cách mạng chính Đảng công nhân có tính chất quần chúng ở nhiều nước đòi hỏi phải có một tổ chức Quốc tế mới để lãnh đạo phong trào công nhân thế giới.
Quốc tế thứ hai được thành lập. Phong trào công nhân cuối thế kỷ XIX phát triển như thế nào? Hoạt động và vai trò của tổ chức Quốc tế thứ hai này ra sao? Nội dung bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta trả lời những câu hỏi trên.
MỤC TIÊU – PHƯƠNG PHÁP |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
* Hoạt động 1: Nguyên nhân dẫn đến phong trào công nhân cuối thế kỉ XIX? Những sự kiện nào chứng tỏ phong trào công nhân thế giới vẫn tiếp tục phát triển trong những năm cuối thế kỷ XIX (sau thất bại của Công xã Paris)? - GV hướng dẫn HS đọc đoạn chữ nhỏ trong SGK nói về các phong trào đấu tranh của công nhân Anh, Pháp, Mỹ, Đức để trả lời. - GV nhận xét bổ sung và chốt ý: Phong trào công nhân đòi cải thiện đời sống, đòi quyền tự do dân chủ ngày càng lan rộng, đặc biệt ở các nước tư bản như Anh, Pháp, Đức, Mỹ. * Hoạt động 2: - GV đề nghị HS xem hình “Cuộc đấu tranh của công nhân Chicago”, chú ý nhấn mạnh về cuộc đấu tranh này: Ngày 1/5/1886, 40 vạn công nhân Chicago (Mỹ) bãi công đòi “Hãy thực hiện 8 giờ làm việc, 8 giờ nghỉ ngơi”. Chính quyền đàn áp mạnh mẽ, một số công nhân bị xử tử hình. Cuộc đấu tranh của công nhân Chicago có ảnh hưởng lớn trong phong trào công nhân thế giới, buộc giới chủ Mỹ phải nhượng bộ. Ngày 1/5 sau này được Quốc tế II chọn làm ngày Quốc tế Lao động. * Hoạt động 3: Điểm nổi bật trong phong trào công nhân thế giới thời kì này là gì? - HS dựa vào SGK trả lời, GV chốt ý: Nhiều Đảng đảng công nhân hoặc các nhóm công nhân tiến bộ thành lập: Đảng công nhân xã hội dân chủ Đức (1875), Mĩ (1876), Đảng công nhân Pháp (1879)… Từ thực tế nhiều tổ chức Đảng của giai cấp công nhân ra đời đã đặt ra yêu cầu gì? - HS suy nghĩ trả lời. Dự kiến: lập một tổ chức Quốc tế mới của công nhân nối tiếp hoạt động của Quốc tế thứ nhât. * Hoạt động 4: - GV sử dụng chân dung Engels, kể sơ nét về tiểu sử và hoạt động của ông. - Tường thuật Lễ khai mạc Đại hội thành lập Quốc tế thứ hai. * Hoạt động 5: Cuộc đấu tranh chống khuynh hướng cơ hội chủ nghĩa trong quốc tế II diễn ra như thế nào? |
I. Phong trào công nhân cuối thế kỷ XIX - Cuối thế kỷ XIX khi CNTB chuyển lên CNĐQ đã tăng cường chạy đua vũ trang, đàn áp công nhân, chuẩn bị chia lại thế giới… phong trào công nhân phát triển ở Anh, Pháp, Mỹ, Đức. - Mục tiêu đòi cải thiện đời sống, đòi quyền tự do dân sinh, dân chủ phát triển mạnh.
- Tiêu biểu là cuộc bãi công của gần 40 vạn công nhân Chicago (Mỹ) ngày 1/5/1886 đã đi vào lịch sử là ngày Quốc tế lao động.
- Nhiều đảng công nhân, Đảng Xã hội ra đời ở Anh, Pháp, Đức, Mỹ, Nga…
→ Yêu cầu phải thành lập một tổ chức Quốc tế mới để đoàn kết giai cấp vô sản các nước lại.
II. Quốc tế thứ hai.
- Ngày 14/7/1889, đại hội thành lập Quốc tế thứ hai thành lập ở Paris
- Hoạt động của Quốc tế hai chủ yếu là các Đại hội: đòi tăng lương, ngày làm 8 giờ, lấy ngày 1/05 hàng năm làm ngày Quốc tế lao động… - Sự ra đời của Quốc tế thứ hai là một bằng chứng về sự thắng lợi của chủ nghĩa Marx trong phong trào công nhân. - Tuy nhiên do chia rẽ về tư tưởng tổ chức, Quốc tế hai bị tan rã khi CTTG thứ nhất bùng nổ. |
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi nhận thức ngay từ đầu giờ học: Phong trào công nhân cuối thế kỷ XIX diễn ra như thế nào? Hoàn cảnh lịch sử hoạt động và vai trò của Quốc tế thứ 2?
- Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc trước bài mới.