Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Lịch sử 10 Bài 15 Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc mới nhất theo mẫu Giáo án môn lịch sử chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Lịch sử lớp. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
BÀI 15. THỜI BẮC THUỘC VÀ CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP DÂN TỘC
(TỪ THẾ KỶ I ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ X)
HS nắm và trình bày được những nội dung cơ bản chính sách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc ở nước ta và những chuyển biến kinh tế, văn hóa, xã hội nước ta trong thời Bắc thuộc. Nhận xét được các chính sách của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta thời kỳ này.
Sự tích Mị Châu – Trọng Thủy cho chúng ta biết về nhà nước Âu Lạc. Kế đê hèn của Triệu Đà để hoàn thành xâm chiến nhà nước của An Dương Vương. Từ sau khi nước Âu Lạc bị Triệu Đà xâm chiếm 179 TCN cho đến đầu thế kỷ X nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ. Lịch sử thường gọi đó là thời kỳ Bắc thuộc. Để thấy được chế độ cai trị tàn bạo, âm mưu thâm độc của phong kiến phương Bắc đối với dân tộc ta và những chuyển biến về kinh tế, văn hóa xã hội ở nước ta thời Bắc thuộc, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài 15.
MỤC TIÊU, PHƯƠNG THỨC |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Hoạt động 1: Tìm hiểu về chế độ cai trị của các triều đại phương Bắc ở nước ta.Bước 1: Cá nhân GV : Năm 179 TCN Triệu Đà xâm lược Âu Lạc, từ đó nước ta lần lượt bị các triều đại phong kiến Trung Quốc đô hộ. GV? Các triều đại phong kiến phương Bắc chia Âu Lạc cũ thành quận, huyện nhằm mục đích gì? HS suy nghĩ trả lời. GV bổ sung, kết luận về âm mưu thâm độc của chính quyền phương Bắc. Bước 2: nhóm nhỏ GV chia HS làm thành các nhóm nhỏ(2 HS ngồi cạnh nhau = 1 nhóm). GV? Trình bày chính sách bóc lột về kinh tế và đồng hóa về văn hóa của các triều đại phong kiến Phương Bắc? Nhận xét? HS theo dõi SGK, thảo luận theo nhóm nhỏ trả lời câu hỏi. GV có thể minh họa bằng tư liệu GV có thể gợi cho HS nhớ lại những kiến thức đã học về Nho giáo. Giáo lý Nho giáo thành công cụ để thống trị nhân dân.Chính quyền đô hộ phương Bắc truyền bá Nho giáo vào nước ta cũng không nằm ngoài mục đích đó. Hoạt động 2 : Theo nhómGV chia cả lớp làm thành 2 nhóm để thảo luận và đặt yêu cầu cho các nhóm - Nhóm 1: Em có nhận xét gì về tình hình kinh tế nước ta thời Bắc thuộc? - Nhóm 2: Tình hình văn hóa- xã hội nươc ta thời Bắc thuộc? HS suy nghĩ, thảo luận trong 4 phút, so sánh và trả lời. HS nhóm khác nghe,bổ sung. GV nhận xét, chốt ý.
|
I. CHẾ ĐỘ CAI TRỊ CỦA CÁC TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN PHƯƠNG BẮC VÀ NHỮNG CHUYỂN BIẾN TRONG XÃ HỘI VIỆT NAM 1. Chế độ cai trị a. Tổ chức bộ máy cai trị Nhà Triệu, Hán, Tùy, Đường đều chia nước ta thành các quận, huyện cử quan lại cai trị đến cấp huyện. Mục đích của phong kiến phương Bắc là sáp nhập đất nước Âu Lạc cũ vào bản đồ Trung Quốc.
b. Chính sách bóc lột về kinh tế và đồng hóa về văn hóa* Kinh tế:+ Thực hiện chính sách bóc lột, cống nạp nặng nề. + Nắm độc quyền muối và sắt. + Quan lại đô hộ bạo ngược tham ô ra sức bóc lột dân chúng để làm giàu. * Chính sách đồng hóa về văn hóa.+ Truyền bá Nho giáo, mở lớp dạy chữ nho. + Bắt nhân dân ta phải thay đổi phong tục, tập quán theo người Hán. + Đưa người Hán vào sinh sống cùng người Việt. - Chính quyền đô hộ còn áp dụng luật pháp hà khắc và thẳng tay đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân ta. II. Những chuyển biến xã hội1. Về kinh tế - Trong nông nghiệp: + Công cụ sắt được sử dụng phổ biến. + Công cuộc khai hoang được đẩy mạnh. + Thủy lợi được mở mang. + Năng suất lúa tăng hơn trước - Thủ công nghiệp, thương mại có sự chuyển biến đáng kể. + Nghề cũ phát triển hơn: Rèn sắt, khai thác vàng bạc làm đồ trang sức. + Một số nghề mới xuất hiện như làm giấy, làm thủy tinh. + Đường giao thông thủy bộ giữa các quận, vùng hình thành. 2. Về văn hóa - xã hội+ Về văn hóa - Một mặt ta tiếp thu những yếu tố tích cực của văn hóa Trung Hoa thời Hán - Đường như ngôn ngữ, văn tự. - Bên cạnh đó nhân dân ta vẫn giữ được phong tục,tập quán: nhuộm răng, ăn trầu, làm bánh chưng, bánh dày, tôn trọng phụ nữ. - Nhân dân ta không bị đồng hóa. +Về xã hội : có chuyển biến - Quan hệ xã hội là quan hệ giữa nhân dân với chính quyền đô hộ (thường xuyên căng thẳng). - Đấu tranh chống đô hộ. - Ở một số nơi nông dân tự do bị nông nô hóa, bị bóc lột theo kiểu địa tô phong kiến.
|
+ Tìm hiểu nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của các cuộc đấu tranh giành độc lập tiêu biểu
+ Tìm hiểu nghệ thuật quân sự của Ngô Quyền
+ Tìm hiểu về Hai Bà Trưng, Lí Bí, Khúc Thừa Dụ, Ngô Quyền.