Giáo án Lịch sử 10 Bài 13 Việt Nam thời kì nguyên thủy mới nhất

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Lịch sử 10 Bài 13 Việt Nam thời kì nguyên thủy mới nhất theo mẫu Giáo án môn lịch sử chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Lịch sử lớp 10. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

. CHƯƠNG I. VIỆT NAM TỪ THỜI NGUYÊN THỦY ĐẾN THẾ KỶ X

BÀI 13: VIỆT NAM THỜI NGUYÊN THỦY

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
    1. Về kiến thức:
  • HS trình bày được cách ngày nay 30 - 40 vạn năm, trên đất nước ta đã có con người sinh sống (Người tối cổ). Trải qua hàng chục vạn năm, Người tối cổ đã chuyển biến dần thành Người tinh khôn (Người hiện đại).
  • Nắm và trình bày được các giai đoạn phát triển của xã hội nguyên thủy về: công cụ lao động, hoạt động kinh tế, tổ chức xã hội, đời sống vật chất và tinh thần.
    1. Tư tưởng: Giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, tự hào về lịch sử lâu đời của dân tộc ta, ý thức được vị trí của lao động và trách nhiệm lao động xây dựng quê hương đất nước.

3.   Về kĩ năng

  • Biết so sánh giữa các giai đoạn lịch sử để rút ra những biểu hiện của sự chuyển biến về: kinh tế, xã hội... Biết quan sát hình ảnh các hiện vật ở bài học để rút ra nhận xét.
4. Định hướng các năng lực hình thành:
  • Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
  • Năng lực chuyên biệt:
  • Năng lực tái hiện sự kiện
  • Năng lực thực hành bộ môn: khai thác, sử dụng tranh ảnh, tư liệu, biểu đồ liên quan đến bài học.

II.     CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH :

  1. Giáo viên: Giáo án, tranh ảnh và tư liệu liên quan đến bài học....
  2. Học sinh: Chuẩn bị bài trước ở nhà
  • PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC: trình bày, khái quát, phân tích, so sánh, rút ra nhận xét, phân tích lược đồ...

IV.  TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:

1.     Tạo tình huống:
  1. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học
  2. Phương pháp: GV cho HS quan sát lược đồ phân bố các di chỉ khảo cổ thời nguyên thủy ở nước Đặt câu hỏi: Sự phân bố các di chỉ khảo cổ cho chúng ta biết điều gì? HS quan sát và trả lời.
  3. Dự kiến sản phẩm: Khi học phần lịch sử thế giới nguyên thủy chúng ta đã khẳng định: Thời kỳ nguyên thủy là thời kỳ đầu tiên, kéo dài nhất mà dân tộc nào, đất nước nào cũng phải trải người Trung Quốc, nguyên nhân Inđônêxia thường tự hào vì đất nước họ là nơi phát tích của loài người, là cái nôi sinh ra con người. Còn Việt Nam của chúng ta cũng hoàn toàn có thể tự hào vì đất nước Việt Nam đã chứng kiến những bước đi chập chững đầu tiên của loài người, từng trải qua thời kỳ nguyên thủy.

2.   Hình thành kiến thức mới.

MỤC TIÊU, PHƯƠNG THỨC

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

HOẠT Đ ỘNG I: Tìm hiểu dấu tích của người tối cổ ở Việt Nam. (Cá nhân)

GV: Vậy có bằng chứng gì để chứng minh Việt Nam đã từng trải qua thời kỳ nguyên thủy?

 

HS theo dõi SGK phần 1 để trả lời câu hỏi. GV nhận xét,bổ sung và kết luận.

HS theo dõi SGK phần 1 để trả lời câu hỏi. GV nhận xét,bổ sung và kết luận.

 HOẠT Đ ỘNG I I: Tìm hiểu về chủ nhân văn hóa Sơn Vi và văn hóa Hòa Bình - Bắc Sơn

Bước 1: (cá nhân- nhóm)

GV giải thích khái niệm văn hóa Ngườm-Sơn Vi và văn hóa Hòa Bình- Bắc Sơn.

GV chia HS làm 2 nhóm để thảo luận 2 vấn đề

Nhóm 1: Chủ nhân văn hóa Ngườm- Sơn Vi cư trú ở những địa bàn nào? Họ sinh sống ra sao (QHXH, CCLĐ, FTSX)?

 

 

 

 

 

Nhóm 2: Chủ nhân văn hóa Hòa Bình- Bắc Sơn cư trú ở những địa bàn nào? Họ sinh sống ra sao (QHXH, CCLĐ, FTSX)?

HS thảo luận trong 4 phút. Đại diện các nhóm trình bày. HS khác bổ sung.

GV bổ sung, kết luận.

GV? Nhận xét về đời sống vật chất của cư dân HB- BS ?

HS suy nghĩ trả lời

GV nhận xét, kết luận: Như vậy đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Hòa Bình, Bắc Sơn được nâng cao.

Bước 2: cá nhân- cặp đôi

-    GV thông báo kiến thức: Cách ngày nay 6000 - 5000 năm (TCN), kỹ thuật chế tạo công cụ có bước phát triển mang tính đột phá, lịch sử thường gọi là cuộc "Cách mạng đá mới".

-   GV? Những tiến bộ trong việc chế tạo công cụ và trong đời sống của cư dân?

-   HS theo dõi SGK, thảo luận cặp đôi để trả lời

-   GV bổ sung, kết luận những biểu hiện tiến bộ.

 

 

 HOẠT Đ ỘNG I II

GV yêu cầu HS nắm các mốc thời gian và điểm chính của 3 nền văn hóa: Phùng Nguyên, Sa Huỳnh. Đồng Nai.


1. Dấu tích của Người tối cổ ở Việt Nam

-   Thời gian: cách đây 30 - 40 vạn năm

-   Công cụ: đá ghè đẽo thô

-     Địa bàn: ở Thanh Hóa, Đồng Nai, Bình Phước...

-   QHXH: bầy đàn

-   PTSX:  săn bắt thú rừng và hái lượm hoa quả.

 

 

 

 

2.    Sự hình thành và phát triển của Công xã thị tộc

a.   Văn hóa Ngườm- Sơn Vi:

 

 

 

 

 

 

-   Thời gian: Cách đây 2 vạn năm.

-   Chủ nhân văn hóa Sơn Vi sống trong mái đá, hang động, ven bờ sông, suối

-   Địa bàn: rộng từ Sơn La đến Quảng Trị.

-   QHXH: thị tộc

-   CCLĐ: công cụ ghè đẽo,

-   FTSX: săn bắt, hái lượm.

b.   Văn hóa Hòa Bình- Bắc Sơn

-    Thời gian: Cách đây khoảng 12.000 năm đến 6000 năm

-   QHXS: thị tộc, bộ lạc.

-     FTSX:  săn  bắt,  hái  lượm  còn  biết trồng trọt: rau, củ, cây ăn quả.

-    CCLĐ: Bước đầu biết mài lưỡi rìu, làm một số công cụ khác bằng xương, tre, gỗ, bắt đầu biết nặn đồ gốm.

Đời sống vật chất, tinh thần được nâng cao.

 

c.   Cách mạng đá mới

-     Thời gian: Cách ngày nay 6000 - 5000 nămTCN, kỹ thuật chế tạo công cụ có bước phát triển mới gọi là cuộc "Cách mạng đá mới".

 

-   Biểu hiện tiến bộ, phát triển:

+ Sử dụng kỹ thuật của khoan đá, làm gốm bằng bàn xoay.

+ Biết trồng lúa, dùng cuốc đá. Biết trao đổi sản phẩm giữa các thị tộc, bộ lạc.

Đời sống cư dân ổn định và được cải thiện hơn, địa bàn cư trú càng mở rộng.

4.    Sự ra đời của thuật luyện kim và nghề nông trồng lúa nước

Thời  gian:  Cách  ngày  nay  khoảng 4000 - 3000 năm .

-     Các bộ lạc Phùng Nguyên:

    + Địa bàn: ở lưu vực S.Mã, S.Cả;

      + Làm nông nghiệp lúa nước, biết làm đồ gốm, xe chỉ, dệt vải…

      + Công cụ lao động chủ yếu là đá,

-    Chủ nhân văn hóa Sa huỳnh

      + Địa bàn cư trú ở Nam Trung Bộ

      + Biết đến kĩ thuật luyện kim, làm nông nghiệp lúa nước,làm gốm, dệt vải…

-     Cư dân văn hóa Đồng Nai

 +Địa bàn: ở TP. HCM, Đồng Nai, Bình Phước, Long An

     + Làm nông nghiệp lúa nước, khai thác sản vật rừng, săn bắn.

 

  1. Hoạt động luyện tập: GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
    • Các giai đoạn phát triển của thời kỳ nguyên thủy ở Việt Nam?
    • Sự ra đời của thuật luyện kim và ý nghĩa của nó?
  2. Hoạt động vận dụng và mở rộng: GV cho HS làm các bài tập trắc nghiệm để củng cố và mở rộng kiến thức cho

V.   HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC.

  • HS học thuộc bài, trả lời các câu hỏi và bài tập trong SGK, đọc trước bài mới.
  • Chuẩn bị Bài Nắm:

+ Tìm hiểu quốc gia Văn Lang – Âu lạc về kinh tế vật chất, chính trị xã hội, đời sống văn hóa tinh thần

+ Tìm hiểu quốc gia Chăm pa về kinh tế vật chất, chính trị xã hội, đời sống văn hóa tinh thần

+ Tìm hiểu quốc gia Phù nam về kinh tế vật chất, chính trị xã hội, đời sống văn hóa tinh thần

+Tìm hiểu các sự tích về quốc gia Văn Lang- Âu Lạc

 

Xem thêm
Giáo án Lịch sử 10 Bài 13 Việt Nam thời kì nguyên thủy mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Lịch sử 10 Bài 13 Việt Nam thời kì nguyên thủy mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Lịch sử 10 Bài 13 Việt Nam thời kì nguyên thủy mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Lịch sử 10 Bài 13 Việt Nam thời kì nguyên thủy mới nhất (trang 4)
Trang 4
Tài liệu có 4 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống