31 câu Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 12 có đáp án 2023: Đức giữa hai cuộc chiến tranh (1918 - 1939)

Tải xuống 15 5.3 K 25

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 12: Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) chọn lọc, có đáp án. Tài liệu gồm 31 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Lịch sử 11. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 12 có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện trắc nghiệm để đạt kết quả cao trong bài thi trắc nghiệm môn Lịch sử 11.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 12 có đáp án: Đức giữa hai cuộc chiến tranh (1918 - 1939):

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ LỚP 11

Bài giảng Lịch sử 11 Bài 12: Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)

BÀI 12: NƯỚC ĐỨC GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 - 1939)

Câu 1: Một sự kiện diễn ra ở nước Đức ngày 30 - 1 - 1933 là

A.   Đảng Cộng sản Đức kêu gọi quần chúng thành lập Mặt trận Nhân dân chống phát xít

B.    Đảng Xã hội dân chủ Đức tuyên bố bất hợp tác, từ chối Liên minh với Đảng Cộng sản Đức

C.    Tổng thống Hin-đen-bua chỉ định Hítle làm Thủ tướng và thành lập chính phủ mới

D.   Giai cấp tư sản tuyên bố xóa bỏ chế độ cộng hòa tư sản, nhằm đưa đất nước thoát khỏi cuộc khủng hoảng.

Đáp án:

Ngày 30-1-1933, Tổng thống Hin-đen-bua chỉ định Hítle làm Thủ tướng và thành lập chính phủ mới mở ra một thời kì đen tối trong lịch sử nước Đức.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 2: Sự kiện nào là cái cớ để Chính phủ Hítle đặt Đảng Cộng sản nước Đức ra ngoài vòng pháp luật?

A.   Hítle lên nắm quyền       

B.    Tổng thống Hinđenbua mất 

C.    Nhà quốc hội Đức bị đốt cháy      

D.   Nền Cộng hòa Vaima sụp đổ

Đáp án:

Tháng 3-1933, chính quyền phát xít vu cáo những người cộng sản đốt cháy nhà quốc hội, đặt cộng sản ra ngoài vòng pháp luật và bắt 10 vạn đảng viên cộng sản.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 3: Chính phủ Hítle đặt Đảng Cộng sản Đức ra ngoài vòng pháp luật sau sự kiện nào?

A.   Nền Cộng hòa Vaima sụp đổ        

B.    Tổng thống Hinđenbua mất

C.    Nhà quốc hội Đức bị đốt cháy                 

D.   Hítle lên nắm quyền  

Đáp án:

Tháng 3 - 1933, chính quyền phát xít vu cáo những người cộng sản đốt cháy nhà quốc hội, đặt cộng sản ra ngoài vòng pháp luật và bắt 10 vạn đảng viên cộng sản.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 4: Sau khi lên nắm quyền, Chính phủ Hítle đã tổ chức lại nền kinh tế nước Đức theo hướng nào?

A.   Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp quân sự, quốc phòng 

B.    Tạo điều kiện cho các nhà tài phiệt tổ chức, phát triển sản xuất 

C.    Tập trung, mệnh lệnh, phục vụ nhu cầu quân sự 

D.   Đầu tư vào các ngành dịch vụ

Đáp án:

Sau khi lên nắm quyền, Chính phủ Hítle đã tổ chức lại nền kinh tế nước Đức theo hướng tập trung, mệnh lệnh, phục vụ nhu cầu quân sự.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 5: Trong công nghiệp, chính quyền Hít-le tập trung phát triển nhất ngành nào?

A.   Công nghiệp năng lượng.

B.    Công nghiệp quân sự.

C.    Công nghiệp chế tạo.         

D.   Công nghiệp hóa chất.  

Đáp án:

Chính quyền phát xít tiến hành tổ chức nền kinh tế theo hướng tập trung, mệnh lệnh, phục vụ nhu cầu quân sự.  Các ngành kinh tế được phục hồi, đặc biệt là công nghiệp quân sự.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 6: Cơ quan nào nắm vai trò điều hành nền kinh tế nước Đức trong những năm 1929-1939?

A.   Tổng hội đồng kinh tế 

B.    Hội đồng kinh tế 

C.    Hội đồng bộ trưởng 

D.   Hội đồng kinh tế chiến tranh

Đáp án:

Tháng 7-1933, Hít-le thành lập Tổng hội đồng kinh tế bao gồm đại diện của nhà nước và 18 tập đoàn tư bản độc quyền lớn để điều hành các ngành kinh tế nước Đức nhằm nhanh chóng khôi phục và phát triển kinh tế phục vụ cho nhu cầu chiến tranh

Đáp án cần chọn là: A

Câu 7: Tháng 10 - 1933, nước Đức tuyên bố rút khỏi Hội Quốc liên nhằm mục đích?

A.   Không muốn thực hiện các thỏa thuận được kí kết với các nước thắng trận.

B.    Để được tự do hành động, triển khai các hoạt động quân sự ở châu Âu.

C.    Để được tự do phát triển nền kinh tế, không bị ràng buộc bởi các nước tư bản khác.

D.   Để chuẩn bị cho hoạt động xâm lược thuận lợi hơn.

Đáp án:

Sau khi lên cầm quyền, chính quyền Hít-le tăng cường các hoạt động chuẩn bị chiến tranh. Tháng 10 - 1933, nước Đức tuyên bố rút khỏi Hội Quốc liên để được tự do hành động.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 8: Đảng Quốc xã Đức đã lợi dụng điều gì để kích động chủ nghĩa phục thù, chủ nghĩa chống cộng và phân biệt chủng tộc?

A.   Tâm lý bất mãn của người Đức đối với nền Cộng hòa Vai-ma.

B.    Sự bất mãn của người Đức đối với cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933.

C.    Sự căm thù của người Đức đối với việc nước Đức bị thất bại trong Chiến tranh thế giới thứ nhất.

D.   Tâm lí bất mãn của người dân Đức đối với hòa ước Véc – xai.

Đáp án:

Thất bại trong cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918), Đức đã phải kí hòa ước Véc-xai chấp nhận để mất 1/8 diện tích lãnh thổ, 1/12 dân số cùng với nhiều điều khoản nặng nề khác. Do đó người Đức luôn có thái độ thù hằn với hòa ước Véc-xai. Đảng Quốc xã Đức đã lợi dụng sự bất mãn của người Đức đối với hòa ước Véc-xai để kích động chủ nghĩa phục thù, chủ nghĩa chống cộng và phân biệt chủng tộc.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 9: Ý không phản ánh đúng chủ trương của người đứng đầu Đảng Quốc xã là

A.   Chống cộng sản, phân biệt chủng tộc

B.    Ra sức tuyên truyền kích động chủ nghĩa phục thù

C.    Phát xít hóa bộ máy nhà nước, thiết lập chế độ độc tài

D.   Liên kết với Đảng Xã hội dân chủ để giải quyết hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế

Đáp án:

Đảng Quốc xã Đức (đứng đầu là Hít-le) ra sức tuyên truyền, kích động chủ nghĩa phục thù, chống cộng sản và phân biệt chủng tộc, chủ trương phát xít hóa bộ máy nhà nước, thiết lập chế độ độc tài khủng bố công khai.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 10: Ý nào không phản ánh đúng hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 đối với nước Đức?

A.   Khủng hoảng chính trị trầm trọng 

B.    Cuộc đấu tranh của quần chúng lao động diễn ra gay gắt 

C.    Kinh tế suy sụp, các nhà máy đóng cửa, số lượng thất nghiệp tăng nhanh 

D.   Giới cầm quyền Đức lo củng cố quyền lực, chuẩn bị chiến tranh

Đáp án:

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới cuối năm 1929 đã giáng đòn nặng nề làm kinh tế - chính trị - xã hội, Đức khủng hoảng trầm trọng.

- Năm 1932, sản xuất công nghiệp giảm 47% so với những năm trước khủng hoảng.

- Hàng nghìn nhà máy xí nghiệp đóng cửa.

- Mâu thuẫn xã hội và những cuộc đấu tranh của nhân dân lao động đã dẫn tới một cuộc khủng hoảng chính trị trầm trọng.

Đáp án D: là chính sách đối ngoại của Đức sau khi chủ nghĩa phát xít hình thành.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 11: Cuộc khủng hoảng kinh thế giới cuối năm 1929 đã tác động như thế nào đến nền kinh tế Đức?

A.   Sản xuất công nghiệp năm 1932 giảm 50% so với những năm trước khủng hoảng.

B.    Số người thất nghiêp lên tới 6 triệu người.

C.    Hàng nghìn nhà máy, xí nghiệp phải đóng cửa.

D.   Khủng hoảng chính trị trầm trọng do tác động bởi cuộc đấu tranh của quần chúng lao động.

Đáp án:

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1929 đã giáng đòn nặng nề vào nền kinh tế Đức.

- Năm 1932, sản xuất công nghiệp giảm 47% so với những năm trước khủng hoảng.

- Hàng nghìn nhà máy, xí nghiệp phải đóng cửa.

- Số người thất nghiệp lên tới 5 triệu người.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 12: Sự kiện Hít-le tự xưng là Quốc trưởng suốt đời (1934) phản ánh bản chất gì của chủ nghĩa phát xít?

A.   Hiếu chiến 

B.    Tính độc tài chuyên chính 

C.    Phản động 

D.   Cực đoan

Đáp án:

Chủ nghĩa phát xít là nền chuyên chính khủng bố công khai của những phần tử phần tử phản động nhất, sô vanh nhất, đế quốc chủ nghĩa nhất của tư bản tài chính. Sự kiện Hít-le tự xưng là Quốc trưởng suốt đời (1934) phản ánh tính độc tài, chuyên chính của chủ nghĩa phát xít

Đáp án cần chọn là: B

Câu 13: Đâu là tổ chức chính trị tập trung các thế lực phản động, hiếu chiến ở nước Đức trong những năm 1918 - 1939?

A.   Đảng Dân chủ

B.    Đảng Quốc xã

C.    Đảng Xã hội dân chủ

D.   Đảng Đoàn kết dân tộc

Đáp án:

Trong bối cảnh khủng hoảng diễn ra liên tục kể từ sau chiến tranh thế giới thức nhất, các thế lực phản động, hiếu chiến, đặc biệt là Đảng Công nhân quốc gia xã hội (Đảng Quốc xã) ngày càng mở rộng ảnh hưởng trong quần chúng.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 14: Thế lực phản động hiếu chiến nhất ở Đức trong những năm 1929 - 1933 là

A.   Đảng Xã hội dân chủ.        

B.    Đảng liên minh xã hội thiên chúa giáo.

C.    Đảng Công nhân quốc gia xã hội.

D.   Đảng Cộng sản.

Đáp án:

Trong bối cảnh giai cấp tư sản không đủ sức mạnh để duy trì chế độ cộng hòa tư sản, đưa đất nước vượt qua khủng hoảng 1929 - 1933. Các thế lực phản động, hiếu chiến, đặc biệt là Đảng Cộng nhân xã hội (gọi tắt là Đảng Quốc xã) ngày càng mở rộng ảnh hưởng trong quần chúng.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 15: Các thế lực phản động, hiếu chiến tập trung trong tổ chức nào ở nước Đức?

A.   Đảng Dân chủ                                      

B.    Đảng Quốc xã

C.    Đảng Xã hội dân chủ                          

D.   Đảng Đoàn kết dân tộc

Đáp án:

Trong bối cảnh khủng hoảng đang diễn ra, các thế lực phản động, hiếu chiến, đặc biệt là Đảng Cộng nhân quốc gia xã hội (Đảng Quốc xã) ngày càng mở rộng ảnh hưởng trong quần chúng.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 16: Sự kiện nào đã mở ra một thời kì đen tối trong lịch sử nước Đức kể từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)?

A.   Hít-le được chỉ định làm thủ tướng 

B.    Hít-le tuyên bố là quốc trưởng suốt đời 

C.    Hiến pháp Vai-ma bị xóa bỏ 

D.   Hít-le tuyên bố đặt cộng sản ra ngoài vòng pháp luật

Đáp án:

Để đối phó lại khủng hoảng, giai cấp tư sản cầm quyền quyết định đưa Hít- le thủ lĩnh Đảng Quốc xã Đức lên nắm chính quyền. Ngày 30/1/1933, Hít-le lên làm Thủ tướng  Chủ nghĩa phát xít thắng thế ở Đức, mở ra thời kì đen tối của Lịch sử nước Đức.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 17: Ngành kinh tế được phục hồi và phát triển nhanh nhất ở Đức những năm 30 của thế kỉ XX là

A.   Công nghiệp dệt

B.    Công nghiệp quân sự

C.    Công nghiệp khai khoáng 

D.   Công nghiệp cơ khí, chế tạo

Đáp án:

Tháng 7-1933, Hít-le thành lập Tổng hội đồng kinh tế để điều hành các ngành kinh tế. Các ngành công nghiệp dần dần được phục hồi và hoạt động hết sức khẩn trương, đặc biệt là công nghiệp quân sự.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 18: Điểm nổi bật trong đường lối đối ngoại của Chính phủ Hítle trong những năm 1933 – 1939 là

A.   Bắt tay với các nước phát xít 

B.    Thực hiện chính sách đối ngoại nước lớn 

C.    Tăng cường các hoạt động chuẩn bị chiến tranh 

D.   Mở rộng giao lưu, hợp tác với các nước tư bản châu Âu

Đáp án:

Về chính sách đối ngoại, Hít-le tăng cường các hoạt động chuẩn bị cho chiến tranh như:

- Rút khỏi Hội Quốc liên để được tự do hành động.

- Năm 1935, ban bố lệnh tổng động viên, tuyên bố thành lập đội quân thường trực và bắt đầu triển khai các hoạt động quân sự ở châu Âu.

- Đến năm 1938, Đức đã trở thành một trại lính khổng lồ, chuẩn bị tiến hành chiến tranh xâm lược.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 19: Đến năm 1938, nước Đức đã được ví như

A.   Một trại tập trung khổng lồ

B.    Một trại lính khổng lồ

C.    Một tên sen đầm quốc tế   

D.   Một đế quốc bất khả chiến bại.

Đáp án:

Đến năm 1938, với đội quân 1.500.000 người cùng 30.000 xe tăng và khoảng 4.000 máy ba, nước Đức đã trở thành một trại lính khổng lồ, chuẩn bị tiến hành các kế hoạch chiến tranh xâm lược.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 20: Sự kiện nào khởi đầu cho quá trình tự do hành động để chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh thế giới mới của nước Đức?

A.   Tuyên bố rút khỏi Hội Quốc liên 

B.    Thành lập phe Trục 

C.    Đưa quân chiếm đóng khu phi quân sự sông Ranh 

D.   Bắt đầu triển khai các hoạt động quân sự ở châu Âu

Đáp án:

Tháng 10-1933, nước Đức tuyên bố rút khỏi Hội Quốc Liên. Đây là sự kiện khởi đầu cho quá trình tự do hành động để chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh thế giới mới của nước Đức

Đáp án cần chọn là: A

Câu 21: Để thực hiện nền chuyên chính độc tài, ở trong nước Chính phủ Hítle đã thực hiện chính sách

A.   Bài Do Thái

B.    Hạn chế các quyền tự do dân chủ tối thiểu của người dân

C.    Đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân phản đối chế độ độc tài

D.   Công khai khủng bố các đảng phái dân chủ tiến bộ (trước tiên là Đảng Cộng sản)

Đáp án:

Từ năm 1933, chính phủ Hit-le ráo riết thiếp lập nền chuyên chính độc tài, công khai khủng bố các đáng phải dân chủ tiến bộ, trước hết là Đảng Cộng sản Đức.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 22: Nguyên nhân chủ yếu nào khiến công nghiệp quân sự là ngành kinh tế được phục hồi và phát triển nhanh nhất ở Đức những năm 30 của thế kỉ XX?

A.   Do Đức đã có nền tảng công nghiệp quốc phòng từ trước      

B.    Do nhu cầu chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh đế quốc 

C.    Do sự hỗ trợ đầu tư của Mĩ cho công nghiệp quân sự Đức        

D.   Do nguồn lợi nhuận khổng lồ thu được từ công nghiệp quân sự

Đáp án:

Mục tiêu của Hítle khi lên nắm quyền đó là tiến hành các cuộc chiến tranh để giành “không gian sinh tồn” cho người Đức. Do đó tất cả các ngành sản xuất đặc biệt là công nghiệp quân sự đều hướng đến phục vụ chiến tranh  công nghiệp quân sự là ngành kinh tế được phục hồi và phát triển nhanh nhất ở Đức những năm 30 của thế kỉ XX.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 23: So với các nước châu Âu khác, nền kinh tế Đức trong những năm 1933 - 1939 có đặc điểm gì nổi bật?

A.   Kinh tế chậm phát triển, tỉ lệ lạm phát cao.

B.    Kinh tế phát triển nhanh, đặc biệt là công nghiệp.

C.    Kinh tế chậm phục hồi, đặc biệt là công nghiệp.

D.   Kinh tế phục hồi nhưng vẫn thua xa Anh và Pháp.

Đáp án:

Nhờ những chính sách kinh tế của Hít-le, các ngành công nghiệp của Đức dần dần được phục hồi và hoạt động hết sức khẩn trương. Nền kinh tế nước Đức dần thoát khỏi khủng hoảng.

Năm 1938, tổng sản lượng công nghiệp của Đức tăng 28% so với giai đoạn trước khủng hoảng và vượt qua một số nước tư bản châu Âu.

Dưới đây là bảng thống kê sản lượng một số sản phẩm công nghiệp của Anh, Pháp, Đức, Italia năm 1937:

Nước/Sản phẩm

Anh

Pháp

Italia

Đức

Than (triệu tấn)

244,3

45,5

1,6

239,9

Điện (tỉ kW/h)

33,1

20,0

15,4

49,0

Sắt (triệu tấn)

4,3

11,5

0,5

2,8

Thép (triệu tấn)

13,2

7,9

2,1

19,8

Ô tô (nghìn chiếc)

493,0

200,0

78,0

351,0

Đáp án cần chọn là: B

Câu 24: Nguyên nhân khách quan khiến quá trình phát xít hóa bộ máy nhà nước ở Đức diễn ra nhanh hơn so với Nhật Bản là

A.   Vì thế lực của Đảng Quốc xã trong quần chúng nhân dân mạnh. 

B.    Vì được sự ủng hộ của giai cấp tư sản cầm quyền. 

C.    Vì sự thiếu thống nhất trong đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít của Đảng Cộng sản và Đảng Xã hội dân chủ. 

D.   Vì con đường phát xít hóa bộ máy nhà nước phù hợp nhất với sự phát triển của nước Đức.

Đáp án:

So với quá trình phát xít hóa của Nhật thì quá trình phát xít hóa ở Đức diễn ra rất nhanh chóng. Bên cạnh những nguyên nhân chủ quan như sự ủng hộ của giai cấp tư sản cầm quyền ở Đức; thế lực của Đảng Quốc xã trong quần chúng nhân dân mạnh; còn có nguyên nhân khách quan đó là sự thiếu thống nhất trong đường lối đấu tranh chống phát xít của Đảng cộng sản và Đảng Xã hội dân chủ (Đảng Xã hội dân chủ là đảng có ảnh hưởng trong quần chúng nhân dân lao động đã từ chối hợp tác với những người cộng sản).

Đáp án cần chọn là: C

Câu 25: Tại sao Đức lại dễ dàng rút ra khỏi Hội Quốc liên và tự do hành động?

A.   Vì Đức có lực lượng quân sự hùng mạnh nhất châu Âu.

B.    Vì Đức có nền kinh tế phát triển nhất châu Âu.

C.    Vì Hội Quốc liên là một tổ chức quốc tế còn lỏng lẻo, vai trò chưa cao.

D.   Vì Đức được các nước khác tạo điều kiện.

Đáp án:

Tháng 10 - 1933, nước Đức tuyên bố rút khỏi Hội Quốc liên để được tự do hành động. Đức dễ dàng thực hiện được điều này do Hội Quốc liên là một tổ chức quốc tế còn lỏng lẻo, vai trò chưa cao.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 26: Đâu không phải là nguyên nhân khiến Đức lựa chọn đi theo con đường phát xít hóa chế độ chính trị để cứu vãn tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng của mình?

A.   Do không có thuộc địa, thiếu nguyên liệu và thị trường 

B.    Do tâm lý bất mãn và muốn phá bỏ hệ thống Vécxai- Oasinhtơn 

C.    Do ảnh hưởng truyền thống quân phiệt 

D.   Do sự dung dưỡng các thế lực phát xít của Mĩ, Anh, Pháp

Đáp án:

Bên cạnh việc không có thuộc địa, thiếu nguyên liệu và thị trường, thì tâm lý bất mãn và muốn phá bỏ sự trừng phạt nặng nề của hệ thống Vécxai- Oasinhtơn với nước Đức; truyền thống quân phiệt của Đức trong lịch sử (thống nhất đất nước bằng sắt và máu; quản lý đất nước theo kiểu quân đội) là những nguyên nhân khiến Đức lựa chọn đi theo con đường phát xít hóa chế độ chính trị để cứu vãn tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng của mình

Đáp án cần chọn là: D

Câu 27: Ý nào dưới đây không phải là nguyên nhân chủ nghĩa phát xít thắng thế ở Đức?

A.   Chính phủ Đức bất lực trước những khó khăn của cuộc khủng hoảng kinh tế.

B.    Đảng Xã hội dân chủ Đức từ chối hợp tác với Đảng Cộng sản để thành lập Mặt trận thống nhất chống chủ nghĩa phát xít.

C.    Do quần chúng nhân dân không kiên quyết đấu tranh chống lại chủ nghĩa phát xít.

D.   Do ảnh hưởng của truyền thống quân phiệt.

Đáp án:

Chủ nghĩa phát xít thắng thế ở Đức vì:

- Sự bất lực của Chính phủ Đức trước những khó khăn của cuộc khủng hoảng kinh tế.

- Ảnh hưởng cùa Đảng Quốc xã và Hít-le đối với giới đại tư bản Đức càng ngày càng tăng.

- Đảng Xã hội dân chủ Đức từ chối đề nghị hợp tác với những người cộng sản để thành lập Mặt trận thống nhất chống chủ nghĩa phát xít.

- Nước Đức có đặc trưng là quân phiệt, hiếu chiến. Trong lịch sử, nước Đức được thống nhất bằng cuộc cách mạng “sắt và máu”.

⇒ Loại trừ đáp án C.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 28: Hành động đề cao dân tộc Đức và tham vọng thống trị thế giới của Hítle phản ánh tư tưởng gì của người Đức trong những năm 1929-1939?

A.   Chủ nghĩa dân tộc cực đoan 

B.    Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc 

C.    Chủ nghĩa yêu nước 

D.   Chủ nghĩa phục thù

Đáp án:

Trong những năm 1929-1939, chủ nghĩa dân tộc cực đoan đã trỗi dậy, phát triển ở Đức với đại diện tiêu biểu là Hítle. Hítle cho rằng dân tộc Đức là một dân tộc thượng đẳng, có quyền lãnh đạo thế giới nhưng trên thực tế người Đức lại đang bị vướng vào một sợi dây xích là hòa ước Véc-xai nên cần phải phá bỏ nó. Đây chính là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến cho chủ nghĩa phát xít có thể nhanh chóng lên nắm quyền đất nước và gây ra cuộc chiến tranh thế giới thứ hai.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 29: Quá trình xác lập chủ nghĩa phát xít ở Đức mang đặc điểm nào dưới đây?

A.   Quá trình phát xít hóa diễn ra nhanh chóng.

B.    Quá trình phát xít hóa diễn ra nhanh và sớm

C.    Quá trình phát xít hóa kéo dài về thời gian.

D.   Quá trình phát xít hóa gắn liền với các cuộc chiến tranh xâm lược.

Đáp án:

Quá trình xác lập chủ nghĩa phát xít ở Đức mang những đặc điểm sau:

- Nước Đức chuyển từ chế độ dân chủ đại nghị sang chế độ chuyên chế phát xít.

- Quá trình phát xít hóa ở Đức diễn ra một cách nhanh chóng, chỉ trong vài năm diễn ra cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933. Ngày 30-1-1933, Tổng thống Hin-đen-bua chỉ định Hít-le lên làm Thủ tướng, mở ra một thời kì đen tối trong lịch sử nước Đức. ⇒ Chọn đáp án A.

- Đáp án B là đặc điểm của quá trình xác lập chủ nghĩa phát xít ở Italia.

- Đáp án C, D là đặc điểm của quá trình xác lập chủ nghĩa phát xít ở Nhật Bản.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 30: Từ quá trình đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít ở Đức, nhân loại có thể rút ra bài học kinh nghiệm gì để bảo vệ hòa bình, an ninh thế giới?

A.   Tập trung phát triển kinh tế, hợp tác cùng có lợi giữa các nước 

B.    Đoàn kết tất cả các lực lượng, kiên quyết đấu tranh chống các thế lực hiếu chiến, cực đoan 

C.    Đoàn kết các nước trong một tổ chức quốc tế vì lợi ích chung 

D.   Giải quyết hài hòa lợi ích giữa các quốc gia để tránh tạo ra mầm mống xung đột

Đáp án:

Hítle và Đảng Quốc xã có thể dễ dàng lên nắm quyền ở Đức, gây ra cuộc chiến tranh thế giới thứ hai bên cạnh trách nhiệm của giai cấp tư sản Đức, sự ảo tưởng của người dân Đức vào Hítle, thì Đảng Xã hội dân chủ và Đảng cộng sản Đức cũng không tránh được trách nhiệm. Bản thân Đảng xã hội dân chủ là đảng có ảnh hưởng trong quần chúng nhân dân lao động nhưng lại từ chối hợp tác với những người cộng sản để vạch trần bản chất thật của chế độ phát xít trước nhân dân. Do vậy, nhân loại có thể rút ra bài học kinh nghiệm để bảo vệ hòa bình, an ninh thế giới từ quá trình đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít ở Đức là phải có sự đoàn kết, thống nhất của tất cả các lực lượng xã hội để kiên quyết đấu tranh chống lại các thế lực hiếu chiến, cực đoan

Đáp án cần chọn là: B

Câu 31: Quá trình phát xít hóa ở Đức có thể ngăn chặn không? Tại sao?

A.   Không thể ngăn chặn, do thế lực của Đảng Quốc xã quá mạnh.

B.    Không thể ngăn chặn, do đây là quá trình phát triển tất yếu của nước Đức.

C.    Có thể ngăn chặn, nếu giai cấp tư sản cầm quyền nhận thức được bản chất của Đảng Quốc xã.

D.   Có thể ngăn chặn, nếu Đảng Cộng sản Đức và Đảng Xã hội dân chủ đoàn kết trong đấu tranh.

Đáp án:

Chủ nghĩa phát xít thắng thế ở Đức vì:

- Sự bất lực của Chính phủ Đức trước những khó khăn của cuộc khủng hoảng kinh tế.

- Ảnh hưởng cùa Đảng Quốc xã và Hít-le đối với giới đại tư bản Đức càng ngày càng tăng.

- Nước Đức có đặc trưng là quân phiệt, hiếu chiến. Trong lịch sử, nước Đức được thống nhất bằng cuộc cách mạng “sắt và máu”.

⇒ Những ý trên đều là nguyên nhân khó tránh khỏi của Đức.

- Đảng Xã hội dân chủ Đức từ chối đề nghị hợp tác với những người cộng sản để thành lập Mặt trận thống nhất chống chủ nghĩa phát xít. ⇒ Đây là nguyên nhân chủ quan, có thể thay đổi được. Nếu Đảng Cộng sản Đức và Đảng Xã hội dân chủ đoàn kết trong đấu tranh chống phát xít, thì quá trình phát xít hóa ở Đức có thể ngăn chặn được.

Đáp án cần chọn là: D

Tài liệu có 15 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống