Giáo án Lịch sử 7 Bài 19 Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) tiết 3 mới nhất

Tải xuống 6 1.1 K 7

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Lịch sử 7 Bài 19 Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) tiết 3 mới nhất theo mẫu Giáo án môn Lịch sử  chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Lịch sử . Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

BÀI 19: CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN ( 1418-1427) (tiếp theo)

III. KHỞI NGHĨA LAM SƠN TOÀN THẮNG

(CUỐI NĂM 1426 – CUỐI NĂM 1427)

 

  1. Mục tiêu:
  2. Kiến thức: Sau khi học xong bài, học sinh

- Biết được những nét chính của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

- Biết được những khó khăn của nghĩa quân trong những năm đầu của cuộc khởi nghĩa, từ chổ bị động đối phó với quân Minh ban đầu đến thời kì chủ động tiến quân giải phóng đất nước. Nắm vững được những nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuocj khởi nghĩa.

  1. Kĩ năng:

- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng sử dụng bản đồ trong học tập, tham khảo các tài liệu lịch sử để bổ sung cho bài học.

  1. Thái độ.

- Thấy được tinh thần hi sinh, vượt qua gian khổ, anh dũng bất khuất của nghĩa quân Lam Sơn.

- Giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, tự hào và tự cường dân tộc.

- Bồi dưỡng cho học sinh tinh thần quyết tâm vượt khó và phấn đấu vươn lên trong học tập.

  1. Định hướng phát triển năng lực:

 - Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

 - Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức lịch sự, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, so sánh, nhận xét, đánh giá, thực hành bộ môn lịch sử, vận dụng liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra.

  1. Phương pháp: Trực quan, phát vấn, phân tích, kể chuyện, nhóm…..

III. Phương tiện

- Ti vi.

          -  Máy vi tính.

  1. Chuẩn bị
  2. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án word và Powerpoint.

- Tranh ảnh, sơ đồ, lược đồ chiên thắng Tôt Động – Chúc Động.

- Lực đồ trận Chi Lăng – Xương Giang.

  1. Chuẩn bị của học sinh

- Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về chiến thắng Tôt Động – Chúc Động và Chi Lăng – Xương Giang.

  1. Tiến trình dạy học
  2. Ổn định lớp
  3. Kiểm tra bài cũ:
  4. Bài mới

3.1. Hoạt động khởi động

          - Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được đó là nắm được nhuengx nét chính của quá trình giành thắng lợi của khởi nghĩa, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn.

- Thời gian: 3 phút.

          - Tổ chức hoạt động: GV đặt câu hỏi: Sau khi cuộc khởi giành được thắng lợi Nguyễn Trãi đã viết bài cáo nào được xem là bản “Tuyên ngôn Độc lập” thứ 2 của dân tộc.

- Dự kiến sản phẩm: Bài “Bình Ngô đại cáo”

             Trên cơ sở ý kiến GV dẫn dắt vào bài hoặc GV nhận xét và vào bài mới: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, sau nhiều năm chiến đấu gian lao, trãi qua nhiều thử thách đã bước vào giai đoạn toàn thắng từ cuối năm 1426 đến cuối năm 1427. Giai đoạn này đã diễn ra như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu trong bài hôm nay.

3.2. Hoạt động hình thành kiến thức

  1. Hoạt động 1: 1. Trận Tốt Động – Chúc Động (cuối năm 1426)

- Mục tiêu: - Biết được diễn biến, kết qủa của trận Tôt Động – Chúc Động

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích.

- Phương tiện

+ Ti vi.

+ Máy vi tính.

          - Thời gian: 10 phút

          - Tổ chức hoạt động

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Dự kiến sản phẩm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- Yêu cầu hs đọc mục I SGK

? Trình bày diễn biến, kết quả trận Tốt Động – Chúc Động?

Bước 2: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu.  GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở:

Gv nhắc lại bài trước -> Địch cố thủ trong thành Đông Quan.

?Với sự thất bại đó quân Minh đã làm gì?

?Sau khi đến Đông Quan, Vương thông đã làm gì?

- Phản công quân ta.

?Trước tình hình đó ta đối phó như thế nào?

Gv trình bày trên lược đồ

Gv cho hs trình bày diễn biến trận Tôt Động – Chúc Động trên lược đồ.

? Trận thắng này có ý nghĩa như thế nào?

- Thay đổi tương quan lực lượng.

- Ý đồ củ địch bị thất bại.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

- Hs tình bày kết quả.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của hs.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Địch:

+ 10 – 1426, Vương Thông cùng 5 vạn viện binh đến Đông Quan.

+ 7 – 11 – 1426, tiến đánh Cao Bộ.

-Ta: Đặt phục binh ở Tôt Động – Chúc Động.

- Diến biến – Kết quả: SGK

 

  1. Hoạt động 2: 2. Trận Chi Lăng – Xương Giang (tháng 10 – 1427)

- Mục tiêu: Biết được diến biến, kết quả trận Chi Lăng – Xương Giang.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích.

- Phương tiện

+ Ti vi.

+ Máy vi tính.

          - Thời gian: 10 phút

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Dự kiến sản phẩm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- Yêu cầu hs đọc mục II SGK

? Trình bày diễn biến, kết quả trận Chi Lăng – Xương Giang?

Bước 2: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu.  GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở:

? Sau thất bại ở Tôt Động – Chúc Động quân Minh có kế hoạch ntn?

? Trước tình hình đó, nghĩa quân đối phó như thế nào?

?Tại sao ta đánh Liếu Thăng trước?

- Vì tiêu diệt quân của Liếu Thăng (10 vạn) sẽ diệt số lượng lớn địch -> Lúc đó cánh quân của Mộc Thạnh sẽ hoang mang lo sợ.

Hs đọc phần in nghiêng SGK

Gv trình bày trên lược đồ

?Liễu Thăng chết, quân Minh đã làm gì?

Gv trình bày

Hs đọc phần in nghiêng

?Em có nhận xét gì về những thắng lợi chúng ta đã đạt được qua đoạn Bình Ngô đại cáo?

- Thời gian đồn dập.

? Với sự thất bại của Liễu Thăng và Mộc Thạnh thì Vương Thông đã làm gi?

?Kết quả?

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

- Hs tình bày kết quả.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của hs.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

 

 

 

 

 

 

 

- Địch: 10 – 1427, 15 vạn viện binh kéo vào nước ta.

- Ta: Tập trung lục lượng tiêu diệt quân Liếu Thăng trước.

* Diến biến:

- 8 – 10 – 1427, Liễu Thăng tiến vào nước ta, bị giết tại Chi Lăng.

- Lương Minh lên thay bị phục kích tại Cần Trạm, Phố Cát.

* Kết quả:

- Vương Thông mở hội thề Đông Quan và rút về nước.

 

  1. Hoạt động 3: 3. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử

- Mục tiêu: BIết được nguyên nhân thắng lợi và hiểu được ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích, nhóm.

- Phương tiện

+ Ti vi.

+ Máy vi tính.

          - Thời gian: 8 phút

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Dự kiến sản phẩm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- Gv chia lớp thành 6 nhóm và yêu cầu hs đọc mục III SGK

Nhóm chẵn: Trình bày nguyên nhân thắng lợi của khởi ngĩa Lam Sơn.

Nhóm lẻ: Nêu ý ngĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Bước 2: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu.  GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ các nhóm làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở.

Gv cho hs đọc SGK

“Đất nước ……khởi nghĩa đó”

?Nội dung của Bình Ngô đại cáo là gì?

- Tuyên ngôn độc lập lần II

?

Nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa?

?Ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa?

 Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động của nhóm

- Hs tình bày kết quả.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của hs.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

-Nguyên nhân thắng lợi:

+ Nhân dân ta có lòng yêu nước, ý chí bất khuất, quyết tâm giành lại độc lập tự do.

+ Tất cả cá tầng lớp nhân dân đều đoàn kết đánh giặc, đoàn kết, ủng hộ nghĩa quân.

+ Nhờ có chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ chỉ huy, đứng đầu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi.

- Ý nghĩa lịch sử:

+ Cuộc KN LS thắng lợi đã kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của nhà Minh.

+ Mở ra thời kỳ phát triển mới của dân tộc-thời Lê sơ.

3.3. Hoạt động luyện tập

          - Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

          - Thời gian: 8 phút

          - Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá  nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời trên bảng con (trắc nghiệm).

Câu 1: Tháng 11-1426, nghĩa quân Lam Sơn đã tiêu diệt quân Minh và giành thắng lợi vang dội ở

  1. Cao Bộ. B. Đông Quan.

C.Tốt Động - Chúc Động.                                  D. Ninh Kiều.

Câu 2. Viên tướng Minh bị quân ta phục kích và giết ở ải Chi Lăng (Lạng Sơn) là

  1. Liễu Thăng. B. Vương Thông.
  2. Mộc Thạnh. D. Lương Minh.

Câu 3: Với sự thất bại của Liễu Thăng và Mộc Thạnh thì Vương Thông đã làm gi?

  1. Tiếp tục cho quân chiến đấu với quân ta.
  2. Mở hội thề Đông Quan và rút quân về nước.
  3. Cố thủ trong thành chờ viện binh.
  4. Hòa hoãn với quân ta.

Câu 4: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi có ý nghĩa lịch sử gì?

  1. Tạo đà cho thương nghiệp trong nước phát triển mạnh.
  2. Kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh.
  3. Kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Nguyên.
  4. Thúc đẩy mối quan hệ giữa Đại Việt và Trung Quốc.

3.4.  Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng

- Mục tiêu: Biết được nguyên nhân thắng lợi và hiểu được ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

          - Phương thức tiến hành: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.

? Đâu được xem là bản Tuyên ngôn Độc lập thứ 2 của dân tộc?

- Thời gian: 5 phút.

          - Dự kiến sản phẩm

HS trả lời.

- GV giao nhiệm vụ cho HS

          + Học bài cũ, soạn mục I bài 20: Tình hình chính trị, quân sự và pháp luật và trả lời câu hỏi cuối SGK

 

Xem thêm
Giáo án Lịch sử 7 Bài 19 Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) tiết 3 mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Lịch sử 7 Bài 19 Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) tiết 3 mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Lịch sử 7 Bài 19 Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) tiết 3 mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Lịch sử 7 Bài 19 Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) tiết 3 mới nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án Lịch sử 7 Bài 19 Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) tiết 3 mới nhất (trang 5)
Trang 5
Giáo án Lịch sử 7 Bài 19 Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) tiết 3 mới nhất (trang 6)
Trang 6
Tài liệu có 6 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống