47 câu Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 8 có đáp án 2023: Ôn tập lịch sử thế giới cận đại

Tải xuống 7 4.2 K 7

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 11 Bài 8: Ôn tập lịch sử thế giới cận đại chọn lọc, có đáp án. Tài liệu gồm 47 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Lịch sử 11. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 7 có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện trắc nghiệm để đạt kết quả cao trong bài thi trắc nghiệm môn Lịch sử 11.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 8 có đáp án: Ôn tập lịch sử thế giới cận đại:

Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 8có đáp án: Ôn tập lịch sử thế giới cận đại (ảnh 1)

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ LỚP 11

BÀI 8: ÔN TẬP LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI

Câu 1: Ý nào sau đâu không phải là một trong những vấn đề cơ bản của lịch sử thế giới cận đại?

A.   Sự thắng lợi của cách mạng tư sản và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản 

B.    Sự ra đời và phát triển của phong trào công nhân quốc tế 

C.    Sự xâm lược của chủ nghĩa tư bản và phong trào đấu tranh của các dân tộc chống chủ nghĩa thực dân 

D.   Cuộc đấu tranh giữa hệ thống tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa

Đáp án:

Lịch sử thế giới cận đại được tính từ cuộc cách mạng Hà Lan (thế kỉ XVI) đến trước cuộc cách mạng tháng Mười Nga. Thời kì này gồm một số vấn đề cơ bản sau:

- Sự thắng lợi của các mạng tư sản; sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản

- Sự ra đời và phát triển của phong trào công nhân quốc tế

- Sự xâm lược thuộc địa của chủ nghĩa tư bản và phong trào đấu tranh của các dân tộc chống chủ nghĩa thực dân

- Mâu thuẫn giữa các nước tư bản chủ nghĩa dẫn tới chiến tranh thế giới

Đáp án cần chọn là: D

Câu 2: Ý nào sau đây là một trong những vấn đề cơ bản của lịch sử thế giới cận đại?

A.   Sự hình thành và phát triển của chế độ phong kiến Tây Âu

B.    Sự xâm lược thuộc địa của chủ nghĩa tư bản và phong trào đấu tranh của các dân tộc chống chủ nghĩa thực dân

C.    Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917

D.   Chiến tranh thế giới thứ hai.

Đáp án:

Lịch sử thế giới cận đại được tính từ cuộc cách mạng Hà Lan (thế kỉ XVI) đến trước cuộc cách mạng tháng Mười Nga. Thời kì này gồm một số vấn đề cơ bản sau:

- Sự thắng lợi của các mạng tư sản; sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản

- Sự ra đời và phát triển của phong trào công nhân quốc tế

- Sự xâm lược thuộc địa của chủ nghĩa tư bản và phong trào đấu tranh của các dân tộc chống chủ nghĩa thực dân

- Mâu thuẫn giữa các nước tư bản chủ nghĩa dẫn tới chiến tranh thế giới

Đáp án cần chọn là: B

Câu 3: Từ cuối thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản đã có chuyển biến gì?

A.   Chủ nghĩa tư bản trở thành một hệ thống bao trùm thế giới 

B.    Chủ nghĩa tư bản đạt được sự tăng trưởng cao về kinh tế 

C.    Chủ nghĩa tư bản tiến lên giai đoạn chủ nghĩa đế quốc 

D.   Cách mạng công nghiệp bắt đầu được tiến hành ở khắp các nước tư bản

Đáp án:

Những năm cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa tư bản chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền- chủ nghĩa đế quốc. Chủ nghĩa đế quốc có những đặc trưng riêng, nhưng không thay đổi bản chất, mà làm cho các mâu thuẫn nảy sinh trầm trọng

Đáp án cần chọn là: C

Câu 4: Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với giai cấp vô sản đã dẫn đến?

A.   Phong trào công nhân ngày càng mạnh, phát triển từ “tự phát” đến “tự giác”.

B.    Chiến tranh thế giới thứ nhất

C.    Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ

D.   Các cuộc cách mạng tư sản bùng nổ.

Đáp án:

Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với giai cấp vô sản dẫn đến phong trào công nhân ngày càng mạnh, phát triển từ “tự phát” đến “tự giác”, là cơ sở cho sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học do Các Mác và Ăng ghen sáng lập.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 5: Mục tiêu chung của các cuộc cách mạng tư sản là

A.   Lật đổ nền thống trị của giai cấp phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền 

B.    Thiết lập chế độ Tư bản chủ nghĩa trên toàn thế giới 

C.    Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển 

D.   Vô sản hóa một bộ phận giai cấp nông dân

Đáp án:

Mâu thuẫn giữa giữa quan hệ sản xuất phong kiến lỗi thời với lực lượng sản xuất mới - tư bản chủ nghĩa là nguyên nhân sâu xa, đồng thời là mục tiêu chung mà tất cả các cuộc cách mạng tư sản hướng tới giải quyết. Thắng lợi của cách mạng tư sản ở mức độ khác nhau sẽ mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển

Đáp án cần chọn là: C

Câu 6: Nguyên nhân sâu xa, chung nhất dẫn đến các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại là gì?

A.   Mâu thuẫn giữa tư sản, quý tộc mới với các thế lực phong kiến phản động.

B.    Những chính sách kìm hãm phát triển kinh tế của chính phủ Anh.

C.    Mâu thuẫn giữa đẳng cấp thứ ba với hai đẳng cấp Tăng lữ và Quý tộc.

D.   Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa với quan hệ phong kiến ngày càng sâu sắc.

Đáp án:

- Đáp án A. Nguyên nhân sâu xa của cách mạng tư sản Anh.

- Đáp án B. Nguyên nhân sâu xa bùng nổ cuộc chiến tranh giành độc lập của của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.

- Đáp án C. Nguyên nhân sâu xa của cách mạng Pháp.

- Đán án D. Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa với quan hệ phong kiến ngày càng sâu sắc chính là nguyên nhân sâu xa, chung nhất.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 7: Đâu là cách giải quyết mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với nhau ở đầu thế kỉ XX?

A.   Sự phát triển của phong trào công nhân 

B.    Sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc 

C.    Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) 

D.   Sự cạnh tranh giữa các tập đoàn tư bản độc quyền

Đáp án:

Khi chủ nghĩa tư bản tiến lên giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, đẩy mạnh quá trình xâm lược thuộc địa đã khiến cho mâu thuẫn giữa các nước đế quốc nảy sinh và ngày càng phát triển. Biểu hiện rõ ràng nhất của mâu thuẫn đó chính là cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) diễn ra giữa hai phe Liên minh và hiệp ước nhằm cướp đoạt, phân chia lại hệ thống thuộc địa trên thế giới

Đáp án cần chọn là: C

Câu 8: Hình thức đấu tranh đầu tiên của giai cấp công nhân chống lại giới chủ là

A.   Đập phá máy móc  

B.    Bãi công 

C.    Thành lập các tổ chức công đoàn 

D.   Khởi nghĩa vũ trang

Đáp án:

Hình thức đấu tranh đầu tiên của giai cấp công nhân chống lại giới chủ là đập phá máy móc. Do trình độ nhận thức còn hạn chế nên công nhân lầm tưởng nguyên nhân gây ra nỗi khổ cho họ là máy móc

Đáp án cần chọn là: A

Câu 9: Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX phát triển từ hình thức:

A.   đập phá máy móc đến vũ trang có tự vệ

B.    đập phá máy móc đến mít tinh, biểu tình

C.    mít tinh, biểu tình đến khởi nghĩa vũ trang

D.   mít tinh, biểu tình, đưa kiến nghị đến đấu tranh chính trị

Đáp án:

-Vào cuối thế kỉ XVIII, phong trào đập phá máy móc và đốt công xưởng nổ ra mạnh mẽ ở Anh.

- Đầu thế kỉ XIX, phong trào này lan ra các nước khác như Pháp, Bỉ, Đức. Công nhân còn đấu tranh bằng hình thức bãi công, đòi tăng lương, giảm giờ làm. Từ những năm 30 - 40 của thế kỉ XIX, giai cấp công nhân đã lớn mạnh, tiến hành đấu tranh chính trị, trực tiếp chống lại giai cấp tư sản. Hình thức đấu tranh của phong trào này là mít tinh, biểu tình đưa kiến nghị (có hàng triệu chữ kí) đến Quốc hội đòi quyền phổ thông bầu cử, tăng lương, giảm giờ làm cho người lao động.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 10: Mâu thuẫn chủ yếu trong lòng xã hội tư bản chủ nghĩa thời kì cận đại là

A.   Mâu thuẫn giữa đế quốc với đế quốc 

B.    Mâu thuẫn giữa tư sản với vô sản 

C.    Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến 

D.   Mâu thuẫn giữa các chủ tư bản với nhau

Đáp án:

Hai giai cấp cơ bản trong lòng xã hội tư bản là giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. Hai giai cấp này luôn luôn có sự đối kháng với nhau. Vì vậy mâu thuẫn chủ yếu trong lòng xã hội tư bản chủ nghĩa là mâu thuẫn giữa tư sản với vô sản

Đáp án cần chọn là: B

Câu 11: Đâu không phải là mâu thuẫn cơ bản tồn tại trong thời đại đế quốc chủ nghĩa từ cuối thế kỉ XIX- đến đầu thế kỉ XX?

A.   Mâu thuẫn giữa tư sản với vô sản

B.    Mâu thuẫn giữa đế quốc với đế quốc

C.    Mâu thuẫn giữa đế quốc với thuộc địa

D.   Mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội

Đáp án:

Trong thời đại đế quốc chủ nghĩa từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX tồn tại 3 mâu thuẫn cơ bản là

- Mâu thuẫn giữa tư sản với vô sản

- Mâu thuẫn giữa đế quốc với đế quốc

- Mâu thuẫn giữa đế quốc với thuộc địa

Còn mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội xuất hiện sau cuộc cách mạng tháng Mười Nga giành thắng lợi

Đáp án cần chọn là: D

Câu 12: Tiền đề kinh tế dẫn đến “sự thức tỉnh của châu Á” trong phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông đầu thế kỉ XX?

A.   Sự xuất hiện của giai cấp tư sản dân tộc 

B.    Sự du nhập của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa 

C.    Sự du nhập của tư tưởng dân chủ tư sản 

D.   Sự phát triển của bộ phận sĩ phu tư sản hóa

Đáp án:

Do tác động của chính sách khai thác thuộc địa của các nước thực dân, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được du nhập đã dẫn đến sự chuyển biến cơ cấu kinh tế ở các nước thuộc địa. Đây chính là tiền đề về kinh tế dẫn tới sự chuyển biến của xã hội, sự du nhập của tư tưởng dân chủ tư sản ⇒ Sự “thức tỉnh của châu Á” trong phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông đầu thế kỉ XX.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 13: Vì sao có thể khẳng định: Chủ nghĩa thực dân phương Tây xâm lược các nước phương Đông ở nửa sau thế kỉ XIX là hành động tất yếu?

A.   Do sự giàu có về tài nguyên của các nước phương Đông 

B.    Do sự khủng hoảng của chế độ phong kiến ở phương Đông 

C.    Do nhu cầu về nguồn nguyên liệu, nhân công, thuộc địa khi tiến lên chủ nghĩa đế quốc 

D.   Do phương Đông có thị trường tiêu thụ rộng lớn, nhân công giá rẻ

Đáp án:

Từ nửa sau thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, nhu cầu về nguồn nguyên liệu, thi trường, nhân công ngày càng tăng trong khi những nguồn lực trong nước không thể đáp ứng đủ ⇒ Xâm lược thuộc địa để biến thuộc địa thành nơi cung cấp nguyên liệu, nhân công rẻ mạt và thị trường tiêu thu hàng hóa cho chính quốc là hành động tất yếu.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 14: Cuộc cách mạng nào được Lê-nin ví như “cái chổi khổng lồ quét sạch mọi rác rưởi của chế độ phong kiến châu Âu”?

A.   Cách mạng tư sản Hà Lan 

B.    Cách mạng tư sản Pháp 

C.    Cách mạng tư sản Anh 

D.   Cuộc đấu tranh thống nhất nước Đức

Đáp án:

Cách mạng tư sản Pháp là cách mạng tư sản triệt để nhất thời cận đại, nó giống như “cái chổi khổng lồ quét sạch mọi rác rưởi của chế độ phong kiến châu Âu” vì đã xóa bỏ hoàn toàn chế độ phong kiến Pháp thành lập nền cộng hòa, nền chuyên chính. Đánh bại Liên minh phong kiến châu Âu, bảo vệ nước Pháp cách mạng. Bước đầu giải quyết vấn đề ruộng đất theo hướng dân chủ. Đặc biệt, với việc ban hành hiến pháp 1793 - Hiến pháp dân chủ nhất thời cận đạị, các quyền công dân với mọi người được thừa nhận…

Đáp án cần chọn là: B

Câu 15. Cuộc cách mạng tư sản diễn ra dưới hình thức chiến tranh giành độc lập là

A. Cách mạng Anh thế kỉ XVII

B. Cải cách nông nô ở Nga (1860 – 1861)

C. Cách mạng Mĩ cuối thế kỉ XVIII

D. Cách mạng Pháp cuối thế kỉ XVIII

Đáp án: C

Giải thích: Mục 3 bài 33 Trang 167 SGK Lịch sử 10 cơ bản

Câu 16. Cuộc cách mạng tư sản dưới sự lãnh đạo của liên minh giữa tư sản với quý tộc mới là

A. Cách mạng Anh thế kỉ XVII

B. Cải cách nông nô ở Nga (1860 – 1861)

C. Cách mạng Mĩ cuối thế kỉ XVIII

D. Cách mạng Pháp cuối thế kỉ XVIII

Đáp án: A

Giải thích: Mục 2 bài 29 Trang 144 SGK Lịch sử 10 cơ bản

Câu 17. Cuộc cách mạng tư sản diễn ra dưới hình thức cuộc vận động thống nhất đất nước là

A. Cách mạng Nga 1905 – 1907

B. Cách mạng Mĩ cuối thế kỉ XVIII

C. Cách mạng Pháp cuối thế kỉ XVIII

D. Cách mạng Đức, Italia cuối thế kỉ XIX

Đáp án: D

Giải thích: Mục II bài 31 Trang 153 SGK Lịch sử 10 cơ bản

Câu 18. Cuộc cách mạng tư sản nào được coi là “Đại cách mạng”?

A. Cách mạng Nga 1905- 1907

B. Cách mạng Mĩ cuối thế kỉ XVII

C. Cách mạng Pháp cuối thế kỉ XVIII

D. Cách mạng Đức, Italia cuối thế kỉ XIX

Đáp án: C

Giải thích: Mục bài 33 Trang 163 SGK Lịch sử 10 cơ bản

Câu 19. Chủ nghĩa tư bản chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền vào thời gian nào?

A. Giữa thế kỉ XIX

B. Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX

C. Những năm cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX

D. Đầu thế kỉ XX

Đáp án: C

Giải thích: Mục 2 bài 34 Trang 172 SGK Lịch sử 10 cơ bản

Câu 20. Một điểm nổi bật trong chính sách đối ngoại của các nước tư bản khi chuyển sang giai đoạn độc quyền là

A. Xuất khẩu tư bản ra nước ngoài

B. Thành lập nhiều tổ chức độc quyền xuyên quốc gia

C. Hợp tác với các nước, các khu vực trên thế giới

D. Đẩy mạnh các cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa

Đáp án: D

Giải thích: Mục bài 35 Trang 174 SGK Lịch sử 10 cơ bản

Câu 21. Mâu thuẫn sâu sắc giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản đã dẫn đến cuộc đấu tranh của

A. Công nhân chống ách áp bức bóc lột, đòi cải thiện đời sống

B. Vô sản chống tư sản

C. Công nhân và nông dân chống tư sản

D. Các tầng lớp nhân dân chống tư sản

Đáp án: B

Giải thích: Mục bài 36 Trang 183 SGK Lịch sử 10 cơ bản

Câu 22. Cơ sở dẫn tới sự ra đời của học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học là

A. Lí luận của chủ nghĩa Mác

B. Vai trò to lớn của Mác và Ăngghen

C. Thực tiễn phong trào đấu tranh của công nhân

D. Sự phát triển phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản

Đáp án: D

Giải thích: Mục bài 37 Trang 188 SGK Lịch sử 10 cơ bản

Câu 23. Người sáng lập học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học là

A. Mác và Lênin

B. Mác và Ăngghen

C. Ăngghen và Lênin

D. Ăngghen và Đimitơrốp

Đáp án: B

Giải thích: Mục 1 bài 37 Trang 188 SGK Lịch sử 10 cơ bản

Câu 24. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản ra đời vào năm

A. 1846 B. 1848 C. 1887 D. 1889

Đáp án: B

Giải thích: Mục 2 bài 37 Trang 190 SGK Lịch sử 10 cơ bản

Câu 25. Để giải quyết những mâu thuẫn xung quanh vấn đề thuộc địa, các nước đế quốc đã

A. Tấn công nước Nga

B. Tiến hành cải cách kinh tế, chính trị

C. Đàn áp các phong trào đấu tranh của nhân dân trong nước

D. Gây ra cuộc chiến tranh thế giới để chia lại thị trường, thuộc địa

Đáp án: D

Giải thích: Mục I Trang 31 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 26. Chủ nghĩa Mác - Lê nin là cương lĩnh cách mạng cho

A. Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa.

B. Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, xây dựng chủ nghĩa cộng sản.

C. Cuộc đấu tranh giải phóng giai cấp công nhân.

D. Cuộc đấu tranh vì hoà bình và tiến bộ xã hội.

Đáp án: B

Câu 27. "Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại", đó là chủ trương của

A. Quốc tế thứ nhất.

B. Quốc tế thứ hai.

C. Mác và Ăng-ghen trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản.

D. Quốc tế thứ ba.

Đáp án: C

Câu 28. Một cuộc tấn công "chọc trời" của giai cấp vô sản diễn ra vào ngày 18-3-1871, đó là sự kiện nào?

A. Phong trào Hiến chương ở Anh.

B. Phong trào Sơ-lê-din ở Đức.

C. Phong trào Li-ông ở Pháp.

D. Công xã Pa-ri (Pháp).

Đáp án: D

Câu 29. Số phận chung của Ấn Độ và Trung Quốc giữa thế kỉ XIX là

A. Bị thực dân Pháp xâm lược.

B. Bị thực dân Anh xâm lược.

C. Bị thực dân Tây Ban Nha can thiệp sâu vào nội bộ.

D. Bị thực dân Bồ Đào Nha thôn tính.

Đáp án: B

Câu 30. Người là linh hồn của Quốc tế thứ nhất, đó là

A. Các Mác. B. Ăng-ghen. C. Lê nin. D. Hồ Chí Minh.

Đáp án: A

Câu 31. Sự kiện có tác dụng thúc đẩy việc tiến hành cải cách Nhật Bản theo con đường tư bản chủ nghĩa là

A. Nhật Bản được các nước phương Tây viện trợ.

B. giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng.

C. Nhật Bản không muốn duy trì chế độ phong kiến.

D. Nhật Bản đã có cuộc Cải cách Minh Trị.

Đáp án: B

Câu 32. Kết quả lớn nhất của Chiến tranh giành độc lập của các thuộc Anh ở Bắc Mĩ năm 1775 - 1783 là gì?

A. Buộc thực dân Anh phải rút quân khỏi Bắc Mĩ.

B. Nước Mĩ tuyên bố độc lập và đi lên tư bản chủ nghĩa.

C. Bắc Mĩ giành độc lập, Hợp chủng quốc Hoa Kì ra đời.

D. Bắc Mĩ thông qua Tuyên ngôn Độc lập.

Đáp án: C

Câu 33. Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, Nhật Bản dựa vào sức mạnh trên các lĩnh vực nào để thi hành chính sách xâm lược và bành trướng sang các nước?

A. Sức mạnh về kinh tế, chính trị và văn hoá.

B. Sức mạnh về quân sự và chính trị.

C. Sức mạnh về khoa học - kĩ thuật và quân sự.

D. Sức mạnh về kinh tế, chính trị và quân sự.

Đáp án: D

Câu 34. Vào thế kỉ XV - XVI, hai nước ở Đông Nam Á bị thực dân Tây Ban Nha xâm lược là:

A. Mã Lai và In-đô-nê-xi-a.

B. In-đô-nê-xi-a và Phi-líp-pin.

C. Phi-líp-pin và Xin-ga-po.

D. In-đô-nê-xi-a và Xin-ga-po.

Đáp án: B

Câu 35. Hồng Tú Toàn và Tôn Trung Sơn là hai vị lãnh đạo của

A. Chiến tranh thuốc phiện và Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc.

B. Cuộc vận động Duy tân và Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc.

C. Cuộc khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc và Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc.

D. Cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ ở Trung Quốc.

Đáp án: C

Câu 36. Để giải quyết những mâu thuẫn xung quanh vấn đề thị trường và thuộc địa, các nước đế quốc đã

A. Mở các cuộc chiến tranh xâm lược các nước.

B. Ra sức chạy đua vũ trang, chuẩn bị gây chiến tranh.

C. Gây Chiến tranh thế giới thứ nhất.

D. Thành lập các khối liên minh quân sự.

Đáp án: C

Câu 37. Năm 1889, tổ chức nào ra đời ở Mĩ La tinh?

A. “Châu Mĩ của người châu Mĩ.

B. “Châu Mĩ là sân sau êm đềm của Mĩ.

C. “Liên minh tôn giáo của các nước cộng hoà châu Mĩ.

D. “Liên minh dân tộc các nước cộng hoà châu Mĩ.

Đáp án: D

Câu 38. Từ năm 1885 đến 1905, Đảng Quốc đại ở Ấn Độ phản đối phương pháp đấu tranh nào trong sự nghiệp chống thực dân Anh?

A. Phương pháp đấu tranh ôn hoà.

B. Phương pháp đấu tranh chính trị.

C. Phương pháp đấu tranh chính trị kết hợp với vũ trang.

D. Phương pháp đấu tranh bạo lực.

Đáp án: D

Câu 39. Ý nghĩa nào dưới đây không phải của Cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc?

A. Cách mạng đã lật đổ triều Mãn Thanh ở Trung Quốc.

B. Cách mạng đã chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế ở Trung Quốc.

C. Cách mạng đã thủ tiêu chế độ phong kiến, đánh bại hoàn toàn các nước đế quốc xâm lược giải phóng nhân dân Trung Quốc.

D. Cách mạng đã có ảnh hưởng nhất định đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á.

Đáp án: C

Câu 40. Mâu thuẫn cơ bản trong xã hội tư bản chủ nghĩa là

A. Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp phong kiến.

B. Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp nông dân.

C. Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp công nhân.

D. Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với giai cấp công nhân và nông dân.

Đáp án: D

Quảng cáo

Câu 41. Tác dụng to lớn nhất của cuộc Cải cách Minh Trị là

A. Chấn hưng được nền kinh tế Nhật Bản.

B. Chấn hưng được nền giáo dục Nhật Bản.

C. Đưa nước Nhật thoát khỏi số phận bị các nước phương Tây xâm lược và trở thành nước tư bản chủ nghĩa.

D. Ổn định được đời sống cho nhân dân Nhật Bản.

Đáp án: C

Câu 42. Một trong những điểm tích cực của cách mạng tư sản thời cận đại là

A. Xoá bỏ chế độ phong kiến, xác lập chế độ tư bản chủ nghĩa.

B. Tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế, chính trị.

C. Đưa loài người bước vào nền văn minh mới: văn minh công nghiệp.

D. Đưa giai cấp tư sản lên vũ đài chính trị.

Đáp án: C

Câu 43. Sự kiện nào làm cho Trung Quốc từ một nước phong kiến độc lập trở thành một nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến?

A. Chính quyền Mãn Thanh kí Hiệp ước Nam Kinh, chấp nhận các điều khoản theo yêu cầu của thực dân Anh.

B. Thực dân Anh đã dùng vũ lực buộc Trung Quốc phải chấp nhận chính sách cai trị của mình.

C. Chính quyền Mãn Thanh chấp nhận kí Hiệp ước Bắc Kinh theo các điều khoản của thực dân Anh.

D. Tất cả các sự kiện trên.

Đáp án: A

Câu 44. Cuộc cách mạng được đánh giá là cuộc cách mạng mang tính chất tư sản, chống đế quốc đầu tiên ở Đông Nam Á là

A. Cách mạng ở In-đô-nê-xi-a.

B. Cách mạng ở Xin-ga-po.

C. Cách mạng ở Phi-líp-pin.

D. Cách mạng ở Miến Điện.

Đáp án: C

Câu 44. Nét chung giống nhau giữa ba nước nước Đông Dương trong sự nghiệp đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân Pháp cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là

A. Biểu lộ tinh thần đoàn kết của nhân dân ba nước Đông Dương.

B. Mang tính chất tự phát, do sĩ phu phong kiến hay nông dân lãnh đạo.

C. Sử dụng bạo lực cách mạng còn hạn chế.

D. Mang tính tự giác, do giai cấp vô sản lãnh đạo.

Đáp án: B

Câu 45. Nguyên nhân sâu xa làm bùng nổ các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại là

A. Trong lòng xã hội phong kiến đã hình thành và phát triển lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa.

B. Trong lòng xã hội phong kiến đã chất chứa nhiều mâu thuẫn không thể giải quyết được.

C. Xã hội phong kiến đã mất hết vai trò lịch sử.

D. Trong lòng xã hội phong kiến đã có chế độ tư bản chủ nghĩa.

Đáp án: A

Câu 46. "Sống trong lao động hoặc chết trong chiến đấu!", đó là khẩu hiệu đấu tranh của công nhân nước nào ở nửa đầu thế kỉ XIX?

A. Nước Anh. B. Nước Pháp. C. Nước Đức. D. Nước Mĩ.

Đáp án: B

Câu 47. Vì sao cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, nhiều sĩ phu yêu nước của Việt Nam và các nước lại đến Nhật Bản để tìm con đường cứu nước cho dân tộc mình?

A. Nhật Bản có Cải cách Minh Trị và đánh thắng Nga trong Chiến tranh Nga -Nhật (1904- 1905).

B. Nhật Bản là nước đồng văn, đồng chủng.

C. Nhật Bản là nước đi tiên phong trong phong trào chống thực dân phương Tây.

D. Nhật Bản có quan hệ lâu đời với Việt Nam.

Đáp án: A

 

 

Tài liệu có 7 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống