Giáo án công nghệ 12 chủ đề: Mạch khuếch đại) mới nhất

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án công nghệ 12 chủ đề: Mạch khuếch đại) mới nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án công nghệ 12. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

Tiết 20,21

CHỦ ĐỀ: MẠCH KHUẾCH ĐẠI)

 

I, LÝ DO CHỌN CHỦ ĐỀ:

  Để đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình SGK, đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng giáo dục phát triển năng lực, phẩm chất người học.

  Khắc phục sự rời rạc về nội dung lý thuyết và thực hành bài 18 và bài 21 SGK

  Tăng cường sự vận dụng kiến thức vào thực tế.

  Tạo hứng thú cho học sinh trong quá trình luyện tập.

II,CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ CỦA CHỦ ĐỀ:

 -Kiến thức: Hiểu được sơ đồ khối và nguyên lí làm việc của máy tăng âm.

                     Biết được chức năng các khối trong sơ đồ khối và nguyên lý hoạt động

- Kĩ năng:  Nhận biết được các linh kiện trên mạch KĐ âm tần.

           Vẽ được sơ đồ khối của máy tăng âm.

- Thái độ:Thực hiện đúng quy trình và các quy định về toàn lao động khi thực hành.

III,NỘI DUNG CHỦ ĐỀ

 - Khái niệm về máy tăng âm.

 - Sơ đồ khối và nguyên lí làm việc của máy tăng âm.

 - Nhận biết được các linh kiện , mô tả được nguyên lí làm việc của mạch khuếch đại âm tần.

IV, BẢNG MÔ TẢ CÁC CẤP ĐỘ TƯ DUY

Nội dung

Loại câu hỏi/bài tập

Nhận biết

(Mô tả yêu cầu cần đạt)

Thông hiểu

(Mô tả yêu cầu cần đạt)

Vận dụng thấp

(Mô tả yêu cầu cần đạt)

Vận dụng cao

(Mô tả yêu cầu cần đạt)

 Mạch khuếch đại

Câu hỏi/bài tập

- Biết được chức năng và phân loại máy tăng âm.

- Kể tên và nêu cộng hoà xã hội cnvnức năng các khối trong máy tăng âm

(Câu 1.1; 1.2 ;1.3)

- Hiểu được sơ đồ và nguyên lý làm việc của mạch KĐ âm tần

(Câu 2.1; 2.2; 2.3)

- Nhận biết 1 cách chính xác các linh kiện trên mạch điện

(Câu 3.1; 3.2)

 

- Biết được 1 số hư hỏng  và cách khắc phục của mạch KĐ công suất.

(Câu 4.1; 4.2)

V, BIÊN SOẠN CÂU HỎI:

1 Câu hỏi mức độ nhận biết:   

Câu1.1. Em hãy cho biết chức năng của máy tăng âm là gì ?

  1. Biến đổi tần số
  2. Khuếch đại tín hiệu âm thanh
  3. Khuếch đại tín hiệu Công suất.
  4. Khuếch đại tín hiệu dòng điện và điện áp.

Câu1.2: Chọn đáp án sai trong chức năng các khối trong máy tăng âm:

  1. Khối mạch vào: tiếp nhận tín hiệu cao tần
  2. Khối mạch tiền khuyếch đại: Tín hiệu âm tần qua mạch vào có biên độ rất nhỏ nên cần khuếch đại tới 1 trị số nhất định.
  3. Khối mạch âm sắc: dùng để điều chỉnh độ trầm, bổng của âm thanh.
  4. Khối mạch khuyếch đại công suất: khuyếch đại công suất âm tần đủ lớn để đưa ra loa.

Câu 1.3: Các khối cơ bản của máy tăng âm gồm:

  1. 6 khối B. 5 khối C. 4 khối               D. 7 khối

2  Câu hỏi mức độ thông hiểu:

Câu 2.1 : Tín hiệu vào và ra ở mạch khuếch đại công suất trong máy tăng âm là:

  1. Tín hiệu âm tần B. Tín hiệu cao tần C. Tín hiệu trung tần                                     D. Tín hiệu ngoại sai

Câu 2.2: Cường độ âm thanh trong máy tăng âm do khối nào quyết định ?

  1. Mạch khuyếch đại công suất B. Mạch trung gian kích
  2. Mạch âm sắc D. Mạch tiền khuyếch đại

Câu 2.3: Mức độ trầm bổng của âm thanh trong máy tăng âm do khối nào quyết định ?

  1. Mạch âm sắc B. Mạch khuyếch đại trung gian
  2. Mạch khuyếch đại công suất D. Mạch tiền khuếch đại

3 Câu hỏi/ bài tập mức độ vận dụng thấp:

Câu3.1: Đặc điểm của tín hiệu vào và ra ở mạch khuếch đại công suất:

  1. Cùng tần số B. Cùng biên độ C. Cùng pha                                    D. Cùng tần số, biên độ

Câu 3.2:Khối nào của máy tăng âm thực hiện nhiệm vụ khuếch đại công suất âm tần đủ lớn để phát ra loa?

  1. Khối mạch khuếch đại công suất. B. Khối mạch tiền khuếch đại.
  2. Khối mạch âm sắc. D. Khối mạch khuếch đại trung gian

Câu 3.3: Vẽ sơ đồ và nêu nguyên lý hoạt động của khối khuyếch đại công suất:

Trả lời:

* Sơ đồ:

 

 

 

 

 

 

* Nguyên lý hoạt động:

- Khi chưa có tín hiệu vào T1,T2 Khóa, tín hiệu ra bằng 0.

- Khi có tín hiệu vào:

+ Nữa chu kí đầu điện thế ở điểm B+ làm T1 dẫn,T2 khóa: có tín hiệu ra trên BA2.

+ Nữa chu kí sau điện thế ở điểm C+ thì T2 dẫn T1 khóa: có tín hiệu ra trên BA2.

Vậy cả hai nữa chu kì đều có tín hiệu kĐ ra loa.

 

4 Câu hỏi/ bài tập mức độ vận dụng cao:

Câu 4.1: Ở mạch khuếch đại công suất (đẩy kéo )nếu một tranzito bị hỏng

  1. Mạch hoạt động trong nửa chu kỳ B. Mạch vẫn hoạt động bình thường
  2. Mạch ngừng hoạt động D. Tín hiệu không được khuyếch đại

Câu 4.2: Tín hiệu vào và ra ở mạch khuếch đại công suất ở máy tăng âm là:

  1. Tín hiệu âm tần. B. Tín hiệu cao tần. C. Tín hiệu trung tần.                                    D. Tín hiệu ngoại sai.

V, TỔ CHỨC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ:

1, Mục  tiêu:

-Kiến thức: Hiểu được sơ đồ khối và nguyên lí làm việc của máy tăng âm.

                     Biết được chức năng các khối trong sơ đồ khối và nguyên lý hoạt động

- Kĩ năng:  Nhận biết được các linh kiện trên mạch KĐ âm tần.

           Vẽ được sơ đồ khối của máy tăng âm.

- Thái độ:Thực hiện đúng quy trình và các quy định về toàn lao động khi thực hành.

2, Hình thức, phương pháp, năng lực hình thành:

*Phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động dạy học.

          - Dạy học theo nhóm

          - Dạy học thực hành

*Định hướng các năng lực hình thành

- Năng lực giải quyết vấn đề.

- Năng lực hợp tác trong việc giải quyết vấn đề

- Biết cách khai thác, tìm hiểu thông tin trên mạng để bổ xung, mở rộng các kiến thức về các thiết bị điện tử.

     3,Chuẩn bị:

GV:Nghiên cứu kỹ bài 18: Máy tăng âm (SGK), các tài liệu liên quan.

  Tranh vẽ H.18-1; H.18-2; H.18-3 và vật thật (nếu có).

HS: Nghiên cứu kỹ bài 18: Máy tăng âm (SGK), các tài liệu liên quan.

  Sưu tầm các mạch của máy tăng âm.

 

 

 

 

 

 

  4,Tiến trình bài dạy:

  1. Tổ chức lớp:

Lớp

Tiết theo CĐ

Ngày dạy

Sĩ số

Ghi chú

12A1

20

 

 

 

21

 

 

 

12A2

20

 

 

 

21

 

 

 

12A3

20

 

 

 

21

 

 

 

12A4

20

 

 

 

21

 

 

 

12A5

20

 

 

 

21

 

 

 

12A6

20

 

 

 

21

 

 

 

 

  1. Kiểm tra bài cũ:
  • Nêu khái niệm về hệ thống thông tin và viễn thông?
  • Vẽ sơ đồ khối và trình bày nguyên lý làm việc của phần phát thông tin?
  • Vẽ sơ đồ khối và trình bày nguyên lý làm việc của phần thu thông tin?
  1. Bài mới:

Hoạt động 1: Khởi động

 Cho HS xem tranh ảnh liên quan đến chủ đè.     

 Trên thực tế khi chúng ta muốn truyền tải những thông tin trước đám đông thì không thể hát âm từ miệng để tất cả đều nghe được, mà chúng ta cần có thiết bị hỗ trợ, thiết bị điện tử dân dụng làm được công việc ấy chính là máy tăng âm.

Hoạt động 2: Hinh thành kiến thức:

Bước

Hoạt động

Kiến thức cần đạt

Nội dung 1: Tìm hiểu khái niệm máy tăng âm.

(1) Chuyển giao nhiệm vụ học tập

VD: Một người thuyết trình trong một hội nghị có 2000 người tham dự, người đó có đủ sức nói lớn để cho tất cả mọi người nghe được hay không?

GV: Để giải quyết được vấn đề trên ta cần một thiết bị khuếch đại âm thanh, đó là máy tăng âm. Vậy máy tăng âm là gì?

GV: nêu vấn đề cho HS thấy sự khác nhau giữa các loại máy tăng âm.

VD: Về độ trung thực của âm thanh, công suất của máy, linh kiện.

.Khái niệm về máy tăng âm:

1. Khái niệm:  là thiết bị khuếch đại tín hiệu âm thanh.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Phân loại:

- Dựa vào chất lượng MTA:

- Dựa vào công suất MTA:

- Dựa vào linh kiện MTA:

 

(2)Thực hiện nhiệm vụ học tập

Học sinh liên hệ với thực tế và kết hợp nghiên cứu tài liệu.

Học sinh thảo luận nhóm

(3)Báo cáo kết quả và thảo luận

Học sinh trình bày kết quả, trao đổi giữa các nhóm, đánh giá, phản biện.

(4)Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

GV tổng hợp kết quả.

 

Nội dung 2: Tìm hiểu Sơ đồ khối và nguyên lí làm việc của máy tăng âm:

(1) Chuyển giao nhiệm vụ học tập

-         GV: Yêu cầu HS vẽ sơ đồ khối của máy tăng âm nói chung và nói rõ chức năng của từng

-         khối trong sơ đồ.

-         Ví dụ:

+ Mạch vào (tín hiệu vào).

+ Tín hiệu khuyếch đại.

+ Âm sắc.

+ Khuyếch đại trung gian.

+ Khuyếch đại công suất.

+  Loa.

II. Sơ đồ khối và nguyên lí làm việc của máy tăng âm:

1. Sơ đồ khối và nguyên lí làm việc của máy tăng âm:   

 H.18-2 (Sgk)

 

2. Chức năng các khối của máy tăng âm:

-  Khối mạch vào:

- Khối mạch tiền khuếch đại:

- Khối mạch âm sắc:

- Khối mạch KĐ trung gian:

- Khối mạch KĐ công suất:

- Khối nguồn nuôi:

 

(2)Thực hiện nhiệm vụ học tập

Học sinh liên hệ với thực tế

Học sinh thảo luận nhóm

(3)Báo cáo kết quả và thảo luận

Học sinh trình bày kết quả, trao đổi giữa các nhóm.

(4)Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

GV KL:Để hoạt động được thì cần có một nguồn nuôi.Qua sơ đồ khối, học sinh cần phải giải thích được tín hiệu âm thanh à điện à tín hiệu âm thanh.

Nội dung 3: Thực hành

(1) Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV đưa ra bản vẽ để HS quan sát và nêu nguyên lý hoạt động rồi báo cáo.

GV cấp nguồn cho mạch, HS kiểm trá sự làm việc của mạch.

Bước 1: Tìm hiểu nguyên lý của mạch qua bản vẽ.

Bước 2: Nhận biết các linh kiện của mạch theo bản vẽ.

Căn cứ vào nguyên lý của mạch và bảng mạch chỉ ra ngững linh kiện tương ứng giữa chúng.

Bước 3: cấp nguồn và kiểm tra sự lsàm việc của mạch.

(2)Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS nhận biết các linh kiện của mạch theo bản vẽ.

Ghi tên các linh kiện và thông số của chúng vào báo cáo thực hành theo mẫu.

(3)Báo cáo kết quả và thảo luận

MẠCH KHUẾCH ĐẠI ÂM TẦN

Họ và tên:.........Lớp:..........

1.Sơ đồ nguyên lý của mạch khuếch đại âm tần?

2.Bảng ký hiệu và thông số các linh kiện trong so đồ?

Kí hiệu trên sơ đồ

Tên và ký hiệu trên thực tế

Thông số

 

 

 

 

 

 

 

 

(4)Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

GV tổng kết

Hoạt động 3: Luyện tập

Câu1.1. Em hãy cho biết chức năng của máy tăng âm là gì ?

  1. Biến đổi tần số
  2. Khuếch đại tín hiệu âm thanh
  3. Khuếch đại tín hiệu Công suất.
  4. Khuếch đại tín hiệu dòng điện và điện áp.

Câu1.2: Chọn đáp án sai trong chức năng các khối trong máy tăng âm:

  1. Khối mạch vào: tiếp nhận tín hiệu cao tần
  2. Khối mạch tiền khuyếch đại: Tín hiệu âm tần qua mạch vào có biên độ rất nhỏ nên cần khuếch đại tới 1 trị số nhất định.
  3. Khối mạch âm sắc: dùng để điều chỉnh độ trầm, bổng của âm thanh.
  4. Khối mạch khuyếch đại công suất: khuyếch đại công suất âm tần đủ lớn để đưa ra loa.

Câu 1.3: Các khối cơ bản của máy tăng âm gồm:

  1. 6 khối B. 5 khối C. 4 khối                D. 7 khối

Hoạt động 4: Vận dụng

Câu3.1: Đặc điểm của tín hiệu vào và ra ở mạch khuếch đại công suất:

  1. Cùng tần số B. Cùng biên độ
  2. Cùng pha D. Cùng tần số, biên độ

Câu 3.2:Khối nào của máy tăng âm thực hiện nhiệm vụ khuếch đại công suất âm tần đủ lớn để phát ra loa?

  1. Khối mạch khuếch đại công suất. B. Khối mạch tiền khuếch đại.
  2. Khối mạch âm sắc. D. Khối mạch khuếch đại trung gian

Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng

Học sinh tìm hiểu thêm về máy tăng tâm ở thực tế.

  1. Củng cố :

GV tổng kết đánh giá bài học nhấn mạnh trọng tâm của bài.

5.Hướng dẫn về nhà:

       Học sinh về nhà học bài cũ và đọc bài “Máy thu thanh”

 

Xem thêm
Giáo án công nghệ 12 chủ đề: Mạch khuếch đại) mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án công nghệ 12 chủ đề: Mạch khuếch đại) mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án công nghệ 12 chủ đề: Mạch khuếch đại) mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án công nghệ 12 chủ đề: Mạch khuếch đại) mới nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án công nghệ 12 chủ đề: Mạch khuếch đại) mới nhất (trang 5)
Trang 5
Giáo án công nghệ 12 chủ đề: Mạch khuếch đại) mới nhất (trang 6)
Trang 6
Giáo án công nghệ 12 chủ đề: Mạch khuếch đại) mới nhất (trang 7)
Trang 7
Giáo án công nghệ 12 chủ đề: Mạch khuếch đại) mới nhất (trang 8)
Trang 8
Giáo án công nghệ 12 chủ đề: Mạch khuếch đại) mới nhất (trang 9)
Trang 9
Giáo án công nghệ 12 chủ đề: Mạch khuếch đại) mới nhất (trang 10)
Trang 10
Tài liệu có 11 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống