Giáo án công nghệ 11 bài 30: Hệ thống khởi động mới nhất

Tải xuống 4 6.7 K 21

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án công nghệ 11 bài 30: Hệ thống khởi động mới nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án công nghệ 11. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

Ngày soạn:

                                                          

                                         BÀI 30: HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG

 

  

  1. MỤC TIÊU:
  2. Kiến thức:

  -  Biết cấu tao và nguyên lí làm việc của hệ thống khoiử động

  1. Kỹ năng:

  - Đọc được sơ đồ khối của hệ thống.

  - Phân biệt được một số hệ thống đánh lửa.

  3.Thái độ:

  - Có thái độ đúng đắn về ngành động cơ đốt trong.

  1. PHƯƠNG PHÁP: Nêu vấn đề, đàm thoại

C  CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN, HỌC SINH:

  1. Chuẩn bị của giáo viên:

   - Đọc kĩ nội dung bài dạy trong SGK. Tranh giáo khoa hình 30.1.

  - Tìm hiểu các thông tin liên quan đến các chi tiết thuộc hệ thống khởi động.

  - Vật thật của các chi tiết thuộc hệ thống khởi động.

  1. Chuẩn bị của học sinh:

-  Đọc trước bài học ở nhà. Sưu tầm các chi tiết thuộc hệ thống:

D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

  1. ổn định: ( 1 phút)
  2. Kiểm tra BÀI cũ: ( 5 phút)

   - Trình bày nguyên lí làm việc của hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm?

    III.  BÀI mới:

  1. Đặt vấn đề: ( 1phút)

Để động cơ làm viêc được phải khởi dộng động cơ, có nhiều cách để khởi động, song hiện nay khởi động dùng động cơ khá phổ biến do hệ thống này có nhiều ưu điểm. Để hiểu rõ về hệ thống khởi động chúng ta nghiên cứu bài 30

  1. Triển khai BÀI ( 38 phút)

a.  Hoạt động 1: Tìm hiểu nhiệm vụ và phân loại của hệ thống

Cách thức hoạt động của thầy và trò

- GV: Hệ thống khởi động có nhiệm vụ gì?

- HS: Liên hệ kiến thức thực tế trả lời câu hỏi?

- GV: Tại sao phải quay trục khuỷu động cơ đến vận tốc nhất định?

- GV: Trong lúc động cơ làm việc có cần hệ thống khởi động không? Tại sao?

- GV: Căn cứ vào đâu để người ta phân loại hệ thống khởi động của động cơ?

- GV: Hãy liên hệ thực tế và cho biết động cơ có mấy phương pháp khởi động?

-HS: trả lời theo gợi ý của GV :

- Xe máy khởi động bằng cách nào?

- Ôtô khởi động bằng cách nào?

- Máy cày máy kéo khởi động bằng cách nào?

- HS: Vận dụng kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi.

- GV: Hãy mô tả cách khởi động bằng tay mà em biết?

- GV: Khởi động bằng cách này được áp dụng trong trường hợp nào? Vì sao?

-GV: Hãy kể tên vài động cơ khởi động bằng động cơ điện mà em biết?

- GV: Khởi động bằng cách này được áp dụng trong trường hợp nào? Vì sao?

 

 

Nội dung kiến thức

I/ Nhiệm vụ và phân loại:

1. Nhiệm vụ:

a.      Khi quay trục khuỷu động cơ đến vận tốc nhất định động cơ sẽ tự nổ được.

b.      Khi động cơ đã hoạt động thì không cần HTKĐ nữa vì tốc độ của động cơ và hệ thống không bằng nhau.

2. Phân loại:

- Khởi động bằng tay.

- Khởi động bằng động cơ điện.

- Khởi động bằng động cơ xăng phụ.

- Khởi động bằng khí nén.

a. Khởi động bằng tay.

- Dùng tay quay.

- Dùng bàn đạp.

- Dùng dây.

* Sử dụng cho động cơ có công suất nhỏ.

* Không an toàn cho người vận hành.

b. Khởi động bằng động cơ điện.

* Sử dụng cho động cơ nhỏ, vừa.

* Dễ khởi động, an toàn cho người sử dụng.

c. Khởi động bằng động cơ xăng phụ.

* Dùng cho động cơ điêzen có công suất trung bình và lớn.

* Dễ khởi động, an toàn cho người sử dụng.

d.Khởi động bằng khí nén.

- Dùng khí nén đưa vào xilanh để làm quay trục khuỷu.

* Dùng cho động có công suất trung bình và lớn.

b. Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo  của hệ thống khởi động bằng động cơ điện.

- GV: Động cơ điện một chiều hoạt động nhờ nguồn điện nào?

- GV: Giải thích cho HS hiểu tại sao con trượt 6 lại có thể trượt được trên trục 7.

- GV: Làm thế nào để con trượt có thể ăn khớp được với bánh đà.?

GV: Tại sao chỉ ăn khớp trong khi khởi động?

1.Cấu tạo:

1: Động cơ điện.

2: Lò xo

3: Lõi thép

4:Thanh kéo

5: Cần gạt

6: Khớp truyền động

7: Trục rôto của động cơ điện

8: Bánh đà của động cơ

         9: Trục khuỷu.

c. Hoạt động 3: Tìm hiểu NLHĐ  của hệ thống khởi động bằng động cơ điện.

 

2. Nguyên lí hoạt động của hệ thống

- Khi chưa khởi động.

- Khi khởi động động cơ.

- Khi động cơ đã làm việc

 

     
  1. Củng cố: (4 phút)

Yêu cầu đối với động cơ điện dùng khởi động động cơ  như sau:

  1. Động cơ điện một chiều có công suất lớn, tốc độ trung bình.
  2. Động cơ điện xoay chiều một pha có công suất lớn, tốc độ trung bình.
  3. Động cơ điện một chiều có công suất nhỏ, tốc độ cao.
  4. Động cơ xoay chiều có chỉnh lưu, công suất lớn, tốc độ trung bình
  5. Dặn dò, hướng dẩn học sinh học tập ở nhà

-  Đọc trước bài 31:

  1. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY: .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 

Xem thêm
Giáo án công nghệ 11 bài 30: Hệ thống khởi động mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án công nghệ 11 bài 30: Hệ thống khởi động mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án công nghệ 11 bài 30: Hệ thống khởi động mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án công nghệ 11 bài 30: Hệ thống khởi động mới nhất (trang 4)
Trang 4
Tài liệu có 4 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống