Giáo án công nghệ 10 bài 18. Thực hành pha chế dung dịch thuốc bóoc đô phòng trừ nấm hại mới nhất

Tải xuống 7 1.8 K 7

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án công nghệ 10 bài 18. Thực hành pha chế dung dịch thuốc bóoc đô phòng trừ nấm hại mới nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án CÔNG NGHỆ 10. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

BÀI 18. THỰC HÀNH PHA CHẾ DUNG DỊCH THUỐC BÓOC ĐÔ PHÒNG TRỪ NẤM HẠI

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Mục tiêu kiến thức, kĩ năng và thái độ

- Biết cách pha chế thuốc hóa học đơn giản ( Boóc đô) để phòng trừ bệnh cây.

- Hình thành kĩ năng quan sát, so sánh, tổng hợp.
- Thực hiện đúng quy trình, đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường.

  1. Định hướng phát triển năng lực

  2.1. Các năng lực chung

   2.1.1. Năng lực tự học : Pha chế được dung dịch Boóc đô phòng, trừ nấm hại.

   2.1.2. Năng lực sử dụng ngôn ngữ : Trình bày cách tiến hành làm thí nghiệm

   2.1.4. Năng lực hợp tác : Làm việc cùng nhau, trao đổi và rút ra kết quả.

   2.1.5. Năng lực tư duy sáng tạo : Giải thích ở bước 4 vì sao phải làm đúng qui trình, không được làm ngược lại?

2.2 . Năng lực chuyên biệt : Sưu tầm các loại dung dịch nông dân có thể làm để phòng, trừ sâu, bệnh.

II.. Mô tả mức độ nhận thức:

Nội dung

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

 Pha chế dung dịch thuốc boocđô phòng trừ nấm hại

Biết được vai trò của dung dịch Boocđô trong phòng trừ dịch bệnh hại.

Nắm vững các bước trong qui trình.

Biết cách pha chế thuốc hóa học đơn giản để phòng trừ bệnh cây.

 

 

 

III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

  1. Chuẩn bị của GV :

- Đồng sunphat CuSO4.5H2O.

- Que tre hoặc que gỗ để khuấy dung dịch.

- Cốc chia độ hoặc ống hình trụ dung tích 1000ml.

- Chậu men hoặc chậu nhựa.

- Cân kĩ thuật.

- Nước sạch.

- Giấy quỳ, thanh sắt (chiếc đinh) được mài sạch.

- Mẫu đánh giá kết quả thực hành:

  1. Chuẩn bị của HS :

- HS chuẩn bị  vôi tôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

* Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, tác phong.

 * Kiểm tra bài cũ :

Vì sao phải phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng?

Làm rõ khái niệm, ưu điểm, nhược điểm của biện pháp hóa học?

Hoạt động 1. Khởi động

     1) Mục đích

 Giúp học sinh tìm hiểu những loại thuốc hóa học  để phòng trừ bệnh cây.phổ biến ở nước ta., nắm vững mục tiêu bài học để hướng tới các hoạt động của bản thân hay nhóm. 

     2) Nội dung

Biết cách pha chế dung dịch Boóc đô để phòng trừ bệnh cây.

 3) Kĩ thuật tổ chức hoạt động

   * Chuyển giao nhiệm vụ        

 GV chia lớp thành 4 nhóm.

    + Kiểm tra vôi tôi  HS được giao chuẩn bị.

    + Giao dụng cụ thực hành cho các nhóm thực hành.

* Thực hiện nhiệm vụ

          - Học sinh dựa vào sách giáo khoa và được sự hướng dẫn của giáo viên làm việc theo nhóm để hoàn thành báo cáo nhiệm vụ được chuyển giao.

          - Trao đổi trong nhóm kết quả thực hiện nhiệm vụ. Đề xuất ý kiến thắc mắc

* Báo cáo, trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Giáo viên gọi 1-2 đại diện học sinh trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Nhận xét và chỉ ra những kiến thức học sinh cần tiếp tục tìm hiểu để hiểu rõ hơn về qui trình pha chế dung dịch  Boóc đô để phòng trừ nấm hại  cây.

   4) Sản phẩm học tập

- Báo cáo của nhóm về kết quả quan sát, thảo luận.

Hoạt động 2. Tiếp nhận kiến thức mới

  • Mục đích

- Tiếp thu kiến thức mới về bài pha chế dung dịch  Boóc đô để phòng trừ bệnh cây, để:

- Xác định những nội dung kiến thức cơ bản về bài pha chế dung dịch Boóc đô để phòng trừ bệnh cây.

 ở nước ta.

-Vận dụng kiến thức về pha chế dung dịch Boóc đô để phòng trừ nấm hại  trong SGK để giải quyết vấn đề được đặt ra khi kết thúc hoạt động trải nghiệm và chỉnh sửa, hoàn thiện báo cáo đã viết ở hoạt động 1.

2) Nội dung

- Quy trình thực hành

- Kết quả thí nghiệm

- Đánh giá kết quả

* Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu và hướng dẫn học sinh thực hiện quy trình pha chế dung dịch Boóc đô để phòng trừ bệnh cây

*Thực hiện nhiệm vụ

    + Tiến hành theo các bước trong SGK để làm

* Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ

          Làm việc cả lớp

          - Đại diện 1-2 nhóm trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ.                               

          - Học sinh các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, phản biện và bổ sung ý kiến.

          - “Chốt” kiến thức mới:

 

 I. Quy trình kỹ thuật pha chế dung dịch Booc đô

1. Cân 10g CuSO4.5H2O và 15g vôi tôi (7 – 10g vôi bột)

2. Hòa tan vôi đã cân với 200ml nước sạch, loại bỏ cặn sau đó đổ vào chậu men

3. Hòa tan 10g CuSO4.5H2O vào 800ml nước sạch

4. Đổ từ từ dung dịch CuSO4 vào dung dịch nước vôi , vừa đổ vừa khuấy đều

5. Kiểm tra chất lượng dung dịch: Dùng que sắt và dùng giấy quỳ (máy đo pH)

- GV lưu ý:

+ Khi hòa hai dung dịch CuSO4 với nước vôi thì phải làm đúng quy trình mà không được làm ngược lại

+ Khi kiểm tra chất lượng dung dịch, dung dịch có pH > 7 là được và đinh sắt khi bị nhúng vào dung dịch khi nhấc lên không có đồng bám trên que sắt

II. Đánh giá kết quả:

Chỉ tiêu đánh giá

Kết quả đánh giá

Người đánh giá

Tốt

Đạt

Không đạt

Thực hiện quy trình

 

 

 

 

Kết quả thực hành

 

 

 

 

 

 

* Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động 2

          Học sinh đối chiếu kết quả thực hiện nhiệm vụ hoạt động 2 của cá nhân với nhận xét, góp ý của giáo viên, các bạn và nội dung chốt để tự đánh giá .

          Ghi kết quả đánh giá vào vở.

 4) Sản phẩm học tập

          - Kết quả trả lời các câu hỏi trong nhiệm vụ 1 được ghi vào vở, có ghi ý kiến bổ sung sau khi thảo luận nhóm và làm việc cả lớp.

          - Báo cáo của hoạt động 1 đã được bổ sung, hoàn thiện.

 Hoạt động 3.  Luyện tập

1) Mục đích

          Học sinh vận dụng tổng hợp các kiến thức mới được hình thành vào hoạt động luyện tập. Qua đó, củng cố, kiểm nghiệm các kiến thức mới lĩnh hội được.

2) Nội dung

Giải thích ở bước 4 vì sao phải làm đúng qui trình, không được làm ngược lại?

 3) Kĩ thuật tổ chức hoạt động

    * Chuyển giao nhiệm vụ

          GV yêu cầu học sinh làm các bài tập sau:

*Thực hiện nhiệm vụ

          - Làm việc cá nhân: Học sinh vận dụng kiến thức mới tiếp nhận được để giải quyết các bài tập tình huống được giao. Ghi vào vở kết quả thực hiện nhiệm vụ.

          - Làm việc nhóm: Từng thành viên trong nhóm trình bày, sau đó trao đổi và thống nhất trong nhóm kết quả hoàn thành bài tập tính huống.

* Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ

          Làm việc cả lớp

          - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ.

          - Học sinh các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, phản biện và bổ sung ý kiến.

*Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động 3

          Học sinh đối chiếu kết quả làm bài tập của cá nhân với đáp án chung để tự đánh giá         

Ghi kết quả đánh giá vào vở.

 4) Sản phẩm học tập

          Ghi chép kết quả làm bài tập, có bổ sung, chỉnh sửa sau khi thảo luận nhóm và làm việc cả lớp.

Hoạt động 4.  Vận dụng

          Hoạt động này được thực hiện ngoài giờ học trên lớp.

1) Mục đích

          Học sinh vận dụng các kiến thức mới đã học về bài pha chế dung dịch Boóc đô để phòng trừ nấm hại.

Qua đó, củng cố, kiểm nghiệm các kiến thức đã lĩnh hội được.

2) Nội dung

          - Tìm hiểu phương pháp pha chế dung dịch Boóc đô để phòng trừ nấm hại.

3) Kĩ thuật tổ chức hoạt động

         Giáo viên hướng dẫn HS về nhà tìm hiểu pha chế dung dịch Boóc đô hoặc dung dịch khác để phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng.

phổ biến ở địa phương.

4) Sản phẩm học tập

          Ghi chép kết quả thực hiện hoạt động vận dụng.

Hoạt động 5. Tìm tòi, mở rộng

          Không bắt buộc tất cả học sinh thực hiện và cũng không bắt buộc tất cả học sinh thực hiện giống nhau.

1) Mục đích

          Học sinh mở rộng hiểu biết về pha chế dung dịch Boóc đô hoặc dung dịch khác để phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng phổ biến ở địa phương.

2) Nội dung và kĩ thuật thực hiện

          Học sinh tra cứu trên mạng internet, tìm đọc sách liên quan đến nội dung bài học để tìm hiểu thêm về  pha chế dung dịch Boóc đô hoặc dung dịch khác để phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng ở nước ta.

3) Sản phẩm học tập

          Ghi chép và lưu lại hình ảnh thu thập được về phương pháp pha chế dung dịch Boóc đô hoặc dung dịch khác để phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng.

 

Xem thêm
Giáo án công nghệ 10 bài 18. Thực hành pha chế dung dịch thuốc bóoc đô phòng trừ nấm hại mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án công nghệ 10 bài 18. Thực hành pha chế dung dịch thuốc bóoc đô phòng trừ nấm hại mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án công nghệ 10 bài 18. Thực hành pha chế dung dịch thuốc bóoc đô phòng trừ nấm hại mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án công nghệ 10 bài 18. Thực hành pha chế dung dịch thuốc bóoc đô phòng trừ nấm hại mới nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án công nghệ 10 bài 18. Thực hành pha chế dung dịch thuốc bóoc đô phòng trừ nấm hại mới nhất (trang 5)
Trang 5
Giáo án công nghệ 10 bài 18. Thực hành pha chế dung dịch thuốc bóoc đô phòng trừ nấm hại mới nhất (trang 6)
Trang 6
Giáo án công nghệ 10 bài 18. Thực hành pha chế dung dịch thuốc bóoc đô phòng trừ nấm hại mới nhất (trang 7)
Trang 7
Tài liệu có 7 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống