Lý thuyết Toán lớp 6: Thứ tự trong tập hợp các số nguyên

Tải xuống 2 0.9 K 5

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Lý thuyết Toán lớp 6: Thứ tự trong tập hợp các số nguyên, tài liệu bao gồm 2 trang, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài kiểm tra sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

 

Lý thuyết Toán lớp 6: Thứ tự trong tập hợp các số nguyên

  1. So sánh hai số nguyên

Khi biểu diễn trên trục số (nằm ngang), điểm a nằm bên trái điểm b thì số nguyên a nhỏ hơn số nguyên b.

Chú ý: Số nguyên b gọi là số liền sau của số nguyên a nếu a < b và không có số nguyên nào nằm giữa a và b (lớn hơn a và nhỏ hơn b). Khi đó ta cũng nói a là số liền trước của b.

Ví dụ:

   + -5 là số liền trước của -4.

   + -1 là số liền trước của số 0.

Nhận xét:

  • Mọi số nguyên dương đều lớn hơn số 0.
  • Mọi số nguyên âm đều nhỏ hơn số 0.
  • Mọi số nguyên âm đều nhỏ hơn bất kỳ số nguyên dương nào.
  1. Giá trị tuyệt đối của một số nguyên

Khoảng cách từ điểm a đến điểm 0 trên trục số là giá trị tuyệt đối của số nguyên a.

Giá trị tuyệt đối của số nguyên a kí hiệu là |a| (đọc là “giá trị tuyệt đối của a”).

Ví dụ: |13| = 13, |-20| = 20, |0| = 0

Nhận xét:

  • Giá trị tuyệt đối của số 0 là số 0.
  • Giá trị tuyệt dối của một số nguyên dương là chính nó.
  • Giá trị tuyệt đối của một số nguyên âm là số đối của nó (và là một số nguyên dương).
  • Trong hai số nguyên âm, số nào có giá trị tuyệt đối nhỏ hơn thì lớn hơn.
  • Hai số đối nhau có giá trị tuyệt đối bằng nhau
Xem thêm
Lý thuyết Toán lớp 6: Thứ tự trong tập hợp các số nguyên (trang 1)
Trang 1
Lý thuyết Toán lớp 6: Thứ tự trong tập hợp các số nguyên (trang 2)
Trang 2
Tài liệu có 2 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống