Lý thuyết Toán lớp 6: Tổng hợp Chương 2 - Hình học

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Lý thuyết Toán lớp 6: Tổng hợp Chương 2 - Hình học, tài liệu bao gồm 6 trang, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài kiểm tra sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

 

Lý thuyết Toán lớp 6: Tổng hợp Chương 2 - Hình học

A. Tóm tắt lý thuyết

  1. Nửa mặt phẳng bờ a
  2. Mặt phẳng

   + Một mặt bàn, mặt bẳng, một tờ giấy trải rộng… cho ta hình ảnh của mặt phẳng

   + Mặt phẳng không bị hạn chế về mọi phía

  1. Nửa mặt phẳng

   + Hình gồm đường thẳng a vả một mặt phẳng bị chỉa ra bởi a được gọi là một nửa mặt phẳng bờ a

   + Hai nửa mặt phẳng có bờ chung gọi là hai nửa mặt phẳng đối nhau

  1. Tia nằm giữa hai tia

Cho ba tia Ox; Oy; Oz chung gốc. Lấy điểm M ∈ Ox; N ∈ Oy(M; N không trùng với O)

Nếu tia Oz cắt đoạn thẳng MN tại một điểm nằm giữa M và N thì tia Oz nằm giữa hai tia Ox và Oy

  1. Góc

Góc là hình gồm hai tia chung gốc . Gốc chung của hai tia gọi là đỉnh của góc . Hai tia là hai cạnh của góc

Kí hiệu:∠xOy; ∠AOB (viết đỉnh ở giữa ) hoặc ∠O

  1. Góc bẹt

Góc bẹt là góc có hai cạnh là hai tia đối nhau

  1. Vẽ góc

Cho tia Ox, vẽ góc xOy sao cho ∠xOy = mo (0o < mo < 180o)

   + Đặt thước đo góc sao cho tâm thước trùng với góc O của tia Ox và tia Ox đi qua vạch 0o

   + Kẻ tia Oy qua vạch mo của thước

Nhận xét: Trên mặt phẳng cho trước có bờ chứa tia Ox, bao giờ cũng vẽ được một và chỉ một tia Oy sao cho ∠xOy = mo

  1. Điểm nằm trong góc

Điểm nằm trong góc

Khi hai tia Ox và Oy không đối nhau, điểm M gọi là điểm nằm trong góc xOy nếu tia OM nằm giữa hai tia Ox và Oy. Khi đó tia OM nằm trong góc xOy

Nếu tia OM nằm trong góc xOy thì mọi điểm thuộc tia OM đều nằm trong góc xOy

  1. Đo góc

   + Mỗi góc có một số đo xác định, lớn hơn 0 và không vượt quá 180o

   + Số đo của góc bẹt là 180o

  1. So sánh hai góc

   + Góc ∠A và ∠B bằng nhau nếu số đo hai góc của chúng bằng nhau. Kí hiệu ∠A = ∠B

   + Góc A có số đo lớn hơn số đo góc B thì góc A lớn hơn góc B. Kí hiệu ∠A > ∠B

  1. Góc vuông. Góc nhọn. Góc tù

   + Góc vuông là góc có số đo bằng 90o. số đo góc vuông còn được kí hiệu là ⊥

   + Góc nhọn là góc có số đo lớn hơn 0o và nhỏ hơn 180o

   + Góc tù là góc có số đo lớn hơn 90o và nhỏ hơn 180o

Chú ý: Đơn vị đo góc là độ, phút giây: 1o = 60'; 1' = 60''

  1. Hai góc kề nhau, phụ nhau, kề bù
  2. Hai góc kề nhau

   + Hai góc kề nhau là hai góc có một cạnh chung và hai cạnh còn lại nằm trên hai nửa mặt phẳng đối nhau có bờ là đường thẳng chứa cạnh chung

   + Hai góc ∠xOy và ∠xOy là hai góc kề nhau vì có cạnh Oy chung và hai cạnh Ox; Oz nằm trên hai nửa mặt phẳng đối nhau bờ là đường thẳng chứa tia Oy

  1. Hai góc phụ nhau

Hai góc phụ nhau là hai tổng số đó bằng 90o

Ví dụ:

Nếu ∠A = 30o và ∠B = 60o thì ∠A và ∠B là hai góc phụ nhau ( vì ∠A + ∠B = 180o )

  1. Hai góc bù nhau

Hai góc bù nhau là hai góc có tổng số đo bằng 180o

  1. Hai góc bù nhau

   + Hai góc kề bù là hai góc vừa kề nhau, vừa bù nhau ( hai góc có 1 cạnh chung và 2 cạnh 2 cạnh còn lại là 2 tia đối nhau)

   + Hai góc xOy và yOz trên hình vẽ vẽ là hai góc kề bù vì có cạnh Oy chung và hai cạnh Ox và Oz là hai tia đối nhau.

  1. Tia phân giác của một góc

Tia phân giác của một góc là tia nằm giữa hai cạnh của góc và tạo với hai cạnh ấy hai góc bằng nhau

Từ định nghĩa ta suy ra

Tia Oz là tia phân giác của ∠xOy ⇔ ∠xOz = ∠zOy và tia Oz nằm giữa hai tia Ox; Oy

Hoặc tia Oz là tia phân giác cuả 

Hoặc tia Oz là tia phân giác của 

  1. Định nghĩa đường tròn

Đường tròn tâm O, bán kính R là hình gồm các điểm cách O một khoảng bằng R, kí hiệu (O;R)

  1. Tam giác ABC là gì?

Định nghĩa: Tam giác ABC là hình gồm ba đoạn thẳng AB; BC; CA khi ba điểm A; B; C không thẳng hàng

Nhận xét: Một tam giác có: 3 cạnh, 3 đỉnh, 3 góc

Ví dụ: Tam giác ABC có ba cạnh AB; BC; CA ba đỉnh A; B; C và ba góc ∠A; ∠B; ∠C.

Tham khảo các bài giải Toán lớp 6:

 

 

Xem thêm
Lý thuyết Toán lớp 6: Tổng hợp Chương 2 - Hình học (trang 1)
Trang 1
Lý thuyết Toán lớp 6: Tổng hợp Chương 2 - Hình học (trang 2)
Trang 2
Lý thuyết Toán lớp 6: Tổng hợp Chương 2 - Hình học (trang 3)
Trang 3
Lý thuyết Toán lớp 6: Tổng hợp Chương 2 - Hình học (trang 4)
Trang 4
Lý thuyết Toán lớp 6: Tổng hợp Chương 2 - Hình học (trang 5)
Trang 5
Lý thuyết Toán lớp 6: Tổng hợp Chương 2 - Hình học (trang 6)
Trang 6
Tài liệu có 6 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống