Lý thuyết Toán lớp 3: Xem đồng hồ

Tải xuống 3 1.2 K 7

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Lý thuyết Toán lớp 3: Xem đồng hồ, tài liệu bao gồm 3 trang, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài kiểm tra sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

 

Lý thuyết Toán lớp 3: Xem đồng hồ

  1. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

Kim ngắn: chỉ giờ

Kim dài: chỉ phút

Kim dài, mảnh, chạy nhanh: kim giây

- Cách đọc giờ đúng, giờ lẻ, giờ buổi chiều.

  1. CÁC DẠNG TOÁN

Dạng 1: Xem giờ theo đồng hồ đã cho

- Đồng hồ kim:

+  Giờ đúng: Kim phút chỉ vào số 12, kim giờ chỉ vào số nào thì đồng hồ chỉ giờ đó.

Ví dụ: Đồng hồ chỉ 4 giờ thì các kim đồng hồ có vị trí như sau: Kim dài chỉ vào số 12, kim ngắn chỉ vào số 4.

+ Giờ lẻ:

Một giờ có 60 phút, kim phút quay một vòng sẽ được 1 giờ.

Muốn nhẩm số phút khi kim dài chỉ vào một số khác 12 trên mặt đồng hồ thì em đếm cách 5 đơn vị cho mỗi số, bắt đầu từ số 12

Đồng hồ chỉ 30 phút còn có cách đọc khác là “giờ rưỡi”.

+ Khi đồng hồ có số phút vượt quá 30 phút thì còn có cách đọc theo “giờ kém”

Ví dụ: Đồng hồ chỉ 2 giờ 45 phút; còn được đọc 3 giờ kém 15 (tức là cần 15 phút nữa sẽ đến 3 giờ đúng)

- Đồng hồ điện tử:

Có hiển thị số giờ và số phút, ta có thể đọc được nhanh chóng. Thường dùng dấu '':'' để ngăn cách giờ và phút.

Ví dụ: Khi đồng hồ hiển thị 09:06 ta hiểu là 9 giờ 6 phút.

Dạng 2: Quay kim đồng hồ để được giờ tùy ý.

Điều chỉnh kim phút và kim giờ để được vị trí tương ứng với giờ cho trước.

Dạng 3: Đọc giờ của buổi chiều.

- Giờ buổi chiều: Một ngày có 24 giờ, ta phân chia như sau:

+ Từ 12 giờ đêm (hay 0 giờ) đến 11 giờ 59 phút trưa: giờ buổi sáng hoặc còn gọi là AM.

+ Từ 12 giờ trưa đến 11 giờ 59 phút đêm: giờ buổi chiều hoặc còn gọi là PM.

Giờ chiều ta còn có cách đọc khác theo 24 giờ

Ví dụ: 1 giờ chiều = 13 giờ.

Dạng 4: Đọc giờ theo 2 cách.

Ta có 2 cách đọc cho các giờ 30 phút, hơn 30 phút và giờ buổi chiều.

Phương pháp giải:

Cách 1: Đọc giờ theo quy tắc thông thường.

Cách 2: Đọc giờ theo cách đọc khác:

+ 30 phút đọc là “giờ rưỡi”

+ Hơn 30 phút đọc theo “giờ kém”

+ Giờ buổi chiều: quy về giờ theo thang 24 giờ.

Dạng 5: Tính khoảng thời gian trôi qua.

Tính số phút và số giờ đã thay đổi giữa hai khoảng thời gian, từ đó tính được khoảng thời gian trôi qua ở giữa.

Ví dụ: Từ 2 giờ chiều đến 5 giờ chiều thì có bao nhiêu giờ đã trôi qua?

Giải:

Vì 5 - 2 = 3 nên từ 2 giờ chiều đến 5 giờ chiều thì đã trôi qua 3 giờ.

Xem thêm
Lý thuyết Toán lớp 3: Xem đồng hồ (trang 1)
Trang 1
Lý thuyết Toán lớp 3: Xem đồng hồ (trang 2)
Trang 2
Lý thuyết Toán lớp 3: Xem đồng hồ (trang 3)
Trang 3
Tài liệu có 3 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống