200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập học kỳ 1 môn Vật lý lớp 11 có đáp án

Tải xuống 24 715 12

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu 200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập học kỳ 1 môn Vật lý lớp 11 có đáp án, tài liệu bao gồm 24 trang giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kỳ thi môn Vật lý sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VẬT LÍ 11 ÔN TẬP HỌC KÌ I
Câu 1. Hai chất điểm mang điện tích q1, q2 khi đặt gần nhau chúng đẩy nhau. Kết luận nào sau đây không đúng?
A. q1 và q2 đều là điện tích dương.
B. q1 và q2 đều là điện tích âm.
C. q1 và q2 trái dấu nhau.
D. q1 và q2 cùng dấu nhau.
Câu 2. Có hai điện tích điểm q1 và q2, chúng hút nhau. Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. q1> 0 và q2 > 0. B. q1< 0 và q2 < 0. C. q1.q2 > 0. D. q1.q2 < 0.
Câu 3. Khẳng định nào sau đây không đúng khi nói về lực tương tác giữa hai điện tích điểm trong chân không?
A. có phương là đường thẳng nối hai điện tích
B. có độ lớn tỉ lệ với tích độ lớn hai điện tích
C. có độ lớn tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa hai điện tích
D. là lực hút khi hai điện tích trái dấu
Câu 4. Công thức của định luật Culông là 

Câu 5. Hạt tải điện trong kim loại là
A. ion dương và ion âm. B. electron và ion dương.
C. electron. D. electron, ion dương và ion âm.
Câu 6. Hạt mang tải điện trong chất điện phân là
A. ion dương và ion âm. B. electron và ion dương.
C. electron. D. electron, ion dương và ion âm.
Câu 7. Khi nhiệt độ tăng điện trở của kim loại tăng là do
 A. số electron tự do trong kim loại tăng.
 B. số ion dương và ion âm trong kim loại tăng.
 C. các ion dương và các electron chuyển động hỗn độn hơn.
 D. sợi dây kim loại nở dài ra.

Câu 8. Khi nhiệt độ tăng điện trở của chất điện phân giảm là do
A. số electron tự do trong bình điện phân tăng.
B. số ion dương và ion âm trong bình điện phân tăng.
C. các ion và các electron chuyển động hỗn độn hơn.

D. bình điện phân nóng lên nên nở rộng ra.
Câu 9. Bản chất của dòng điện trong chất khí là dòng chuyển dời chủ yếu của
A. các electron tự do. B. các ion dương và ion âm.
C. các ion dương, ion âm và electron tự do. D. các electron tự do và các lỗ trống.
Câu 10. Khi nhiệt độ tăng thì điện trở của chất điện phân
A. tăng. B. giảm. C. không đổi. D. có khi tăng có khi giảm.
Câu 11. Nguyên nhân làm xuất hiện các hạt tải điện trong chất khí ở điều kiện thường là
A. các electron bứt khỏi các phân tử khí.
 B. sự ion hóa do va chạm.
C. sự ion hoá do các tác nhân đưa vào trong chất khí.
D. không cần nguyên nhân nào cả vì đã có sẵn rồi.
Câu 12. Chọn câu sai trong các câu sau
A. Trong bán dẫn tinh khiết các hạt tải điện cơ bản là các electron và các lỗ trống.
B. Trong bán dẫn loại p hạt tải điện cơ bản là lổ trống.
C. Trong bán dẫn loại n hạt tải điện cơ bản là electron.
D. Trong bán dẫn loại p hạt tải điện cơ bản là electron.
Câu 13. Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển động có hướng của
A. các ion dương cùng chiều điện trường. B. các ion âm ngược chiều điện trường.
C. các electron tự do ngược chiều điện trường. D. các prôtôn cùng chiều điện trường.
Câu 14. Trong dung dịch điện phân, các hạt tải điện được tạo thành do
A. các electron bứt ra khỏi nguyên tử trung hòa. B. sự phân li các phân tử thành ion.
C. các nguyên tử nhận thêm electron. D. sự tái hợp các ion thành phân tử.
Câu 15. Hai điện tích điểm đều bằng +q đặt cách xa nhau 5cm. Nếu một điện tích được thay bằng –q, để lực tương tác giữa chúng có độ lớn không đổi thì khoảng cách giữa chúng bằng
A. 2,5cm B. 5cm
C. 10cm D. 20cm
Câu 16. Nếu độ lớn điện tích của một trong hai vật mang điện giảm đi một nửa, đồng thời khoảng cách giữa chúng tăng lên gấp đôi thì lực tương tác điện giữa hai vật sẽ
A. giảm 2 lần. B. giảm 4 lần. C. giảm 8 lần. D. không đổi.
Câu 17. Hai điện tích bằng nhau đặt trong không khí cách nhau 4cm thì lực hút giữa chúng là 10-5N. Đểlực hút giữa chúng là 2,5.10-6 N thì chúng phải đặt cách nhau
A. 1cm B. 8cm
C. 16cm D. 2cm

Câu 18. Hai điện tích điểm q1= 2.10-9C; q2= 4.10-9C đặt cách nhau 3cm trong không khí, lực tương tác giữa chúng có độ lớn
A. 8.10-5N B. 9.10-5NC. 8.10-9N D. 9.10-6N

Câu 19. Hai điện tích điểm q1 = 10-9C và q2 = -2.10-9C hút nhau bằng lực có độ lớn 10-5N khi đặt trong không khí. Khoảng cách giữa chúng là
A. 3cm B. 4cm C.32cm D.42cm
Câu 21. Hai điện tích bằng nhau, nhưng khác dấu, chúng hút nhau bằng một lực 10-5N. Khi chúng rời xa nhau thêm một khoảng 4mm, lực tương tác giữa chúng bằng 2,5.10-6N. Khoảng cách ban đầu của các điện tích bằng
A. 1mm. B. 2mm. C. 4mm. D. 8mm.
Câu 22. Hai điện tích điểm có độ lớn điện tích tổng cộng là 3.10-5C khi đặt chúng cách nhau 1m trong không khí thì chúng đẩy nhau bằng lực 1,8N. Điện tích của chúng là
A. 2,5.10-5C và 0,5.10-5C              B.1,5.10-5C và 1,5.105C
C. 2.10-5C và 10-5C                       D.1,75.10-5C và 1,25.10-5C
Câu 23. Hai điện tích điểm q1, q2 khi đặt trong không khí chúng hút nhau bằng lực F, khi đưa chúng vào trong dầu có hằng số điện môi  =2 thì lực tương tác giữa chúng là F’ với 
A. F' = F              B. F' = 2F    C. F' = 0,5F         D. F' = 0,25F
Câu 24. Hai điện tích điểm q1 = 10-8C, q2 = -2.10-8C đặt cách nhau 3cm trong dầu có hằng số điện môi bằng 2. Lực hút giữa chúng có độ lớn 
A. 10-4N                  B. 10-3N                  C. 2.10-3N              D. 0,5.10-4N
Câu 25. Hai quả cầu nhỏ mang điện tích q1 = 10-9C và q2 = 4.10-9C đặt cách nhau 6cm trong điện môi thì lực tương tác giữa chúng là 0,5.10-5N. Hằng số điện môi bằng
A. 3 B. 2 C. 0,5 D. 2,5
Câu 26. Hai điện tích q1, q2 đặt cách nhau 6cm trong không khí thì lực tương tác giữa chúng là 2.10-5N. Khi đặt chúng cách nhau 3cm trong dầu có hằng số điện môi  = 2 thì lực tương tác giữa chúng là.
A. 4.10-5N B. 10-5N C. 0,5.10-5 D. 6.10-5N
Câu 27. Hai điện tích điểm q1, q2 khi đặt cách nhau khoảng r trong không khí thì chúng hút nhau bằng lực F, khi đưa chúng vào trong dầu có hằng số điện môi là  = 4 và đặt chúng cách nhau khoảng r' = 0,5r thì lực hút giữa chúng làA. F' = F B. F' = 0,5F C. F' = 2F D. F' = 0,25F
Câu 28. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về hiện tượng hồ quang điện?
A. Hồ quang điện là sự phóng điện tự lực. 
 B. Hồ quang điện là sự phóng điện xảy ra trong chất khí ở áp suất cao. 
 C. Hồ quang điện là hiện tượng phóng điện xảy ra trong chất khí ở điều kiện nhiệt độ và áp suất bình thường. 
 D. Hồ quang điện là sự phóng điện trong chất khí thường kèm theo sự toả nhiệt và toả sáng rất mạnh.
Câu 29 Khi vật dẫn ở trạng thái siêu dẫn, điện trở của nó
A. vô cùng lớn. B. có giá trị âm.
C. bằng không. D. có giá trị dương xác định.
Câu 30. Chọn câu sai
A. Ở điều kiện bình thường, không khí là điện môi.
B. Khi bị đốt nóng chất khí trở nên dẫn điện.
C. Nhờ tác nhân ion hóa, trong chất khí xuất hiện các hạt tải điện.
D. Khi nhiệt độ hạ đến dưới 0 0C các chất khí dẫn điện tốt.
Câu 31. Khi chất khí bị đốt nóng, các hạt tải điện trong chất khí
A. chỉ là ion dương. B. chỉ là electron.
C. chỉ là ion âm. D. là electron, ion dương và ion âm.
Câu 32. Khi nhiệt độ thay đổi thì điện trở của kim loại
A. Tăng khi nhiệt độ giảm. 
B. Tăng khi nhiệt độ tăng.
C. Không đổi khi nhiệt độ thay đổi.
D. Tăng hay giảm khi nhiệt độ tăng tuỳ thuộc bản chất kim loại.
Câu 33. Dòng điện trong chất khí
A. Có cường độ dòng điện luôn luôn tăng khi hiệu điện thế tăng.
B. Luôn tồn tại khi trong chất khí có điện trường.
C. Là dòng chuyển dời có hướng của các phân tử, nguyên tử.
D. Là dòng chuyển dời có hướng của các ion dương, ion âm và các electron.
Câu 34. Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào có sự phát xạ nhiệt electron?
A. Tia lửa điện. B. Hồ quang điện.
C. Sự dẫn điện một chiều của điôt. D. Hiện tượng cực dương tan.
Câu 35. Ở điều kiện bình thường chất khí không dẫn điện vì
A. có nhiều electron tự do. B. có nhiều ion dương và ion âm.
C. có nhiều electron tự do và lỗ trống. D. có rất ít các hạt tải điện.
Câu 36. Trong các bán dẫn loại nào thì mật độ lỗ trống lớn hơn mật độ electron tự do?
A. Bán dẫn tinh khiết. B. Bán dẫn loại p.
C. Bán dẫn loại n. D. Bán dẫn có pha tạp chất.
Câu 37. Hiện tượng cực dương tan xảy ra khi điện phân
A. dung dịch muối của kim loại có anốt làm bằng kim loại khác.
B. dung dịch axit có anốt làm làm bằng kim loại.
C. dung dịch muối của kim loại có anốt làm bằng kim loại đó.
D. dung dịch muối, axit, bazơ có anốt làm bằng kim loại.
Câu 38. Hai điện tích q1 và q2 khi đặt cách nhau khoảng r trong không khí thì lực tương tác giữa chúng là F. Để độ lớn lực tương tác giữa hai điện tích vẫn là F khi đặt trong nước nguyên chất (hằng số điện môi của nước nguyên chất bằng 81) thì khoảng cách giữa chúng phải
A. tăng lên 9 lần B. giảm đi 9 lần. C. tăng lên 81 lần D. giảm đi 81 lần

Câu 39. Hai điện tích điểm q1 và q2 đặt cách nhau 30cm trong không khí, lực tác dụng giữa chúng là F0. Nếu đặt chúng trong dầu thì lực tương tác bị giảm đi 2,25 lần. Để lực tương tác vẫn bằng F0thì cần dịch chúng lại một khoảng
A. 10cm B. 15cm C. 5cm D.20cm
Câu 40. Hai điện tích điểm đặt trong không khí, cách nhau một khoảng 20cm lực tương tác tĩnh điện giữa chúng có một giá trị nào đó. Khi đặt trong dầu, ở cùng khoảng cách, lực tương tác tĩnh điện giữa chúng giảm 4 lần. Để lực tương tác giữa chúng bằng lực tương tác ban dầu trong không khí, phải đặt chúng trong dầu cách nhau
A. 5cm B. 10cm C. 15cm D. 20cm

Câu 41. Hai điện tích q1= 4.10-8C và q2= - 4.10-8C đặt tại hai điểm A và B cách nhau một khoảng 4cm trong không khí. Lực tác dụng lên điện tích q = 2.10-7C đặt tại trung điểm O của AB là
A. 0N B. 0,36N C. 36N D. 0,09N

Tài liệu có 24 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống