Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Soạn Tiếng Việt lớp 5: Tập đọc: Người gác rừng tí hon mới nhất, tài liệu bao gồm 3 trang, trả lời đầy đủ các câu hỏi lý thuyết chuẩn bị bài trong sách giáo khoa Tiếng việt lớp 5, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kì thi môn Tiếng việt sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.
Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
Tập đọc lớp 5: Người gác rừng tí hon
Ba em làm nghề gác rừng. Tình yêu rừng của ba đã sớm truyền sang em.
Sáng hôm ấy, ba về thăm bà nội ốm. Chiều đến, em đi loanh quanh theo lối ba
vẫn đi tuần rừng. Phát hiện những dấu chân người lớn hằn trên đất, em thắc
mắc: "Hai ngày nay đâu có đoàn khách tham quan nào?" Thấy lạ, em lần theo
dấu chân. Khoảng hơn chục cây to cộ đã bị chặt thành từng khúc dài. Gần đó
có tiếng bàn bạc:
- Mày đã dặn lão Sáu Bơ tối đánh xe ra bìa rừng chưa?
Qua khe lá, em thấy hai gã trộm. Lừa khi hai gã mải cột các khúc gỗ, em lén
chạy. Em chạy theo đường tắt về quán bà Hai, xin bà cho gọi điện thoại. Một
giọng nói rắn rỏi vang lên ở đầu dây bên kia:
- A lô! Công an huyện đây!
Sau khi nghe em báo tin có bọn trộm gỗ, các chú công an dặn dò em cách phối
hợp với các chú để bắt bọn trộm, thu lại gỗ.
Đêm ấy, lòng em như lửa đốt. Nghe thấy tiếng bành bạch của xe chở trộm gỗ,
em lao ra. Chiếc xe tới gần... tới gần, mắc vào sợi dây chão chăng ngang đường,
gỗ văng ra. Bọn trộm đang loay hoay lượm lại gỗ thì xe công an lao tới.
Ba gã trộm đứng khựng lại như rô bốt hết pin. Tiếng còng tay đã vang lên lách
cách. Một chú công an vỗ vai em:
- Cháu quả là chàng gác rừng dũng cảm!
Theo NGUYỄN THỊ CẨM CHÂU
- Rô bốt: người máy.
- Còng tay: vòng sắt dùng để khóa tay kẻ phạm tội.
Nội dung bài Tập đọc Người gác rừng tí hon
Câu chuyện về tình yêu rừng và sự can đảm của bạn nhỏ. Ba bạn làm nghề gác
rừng, bạn có ý thức bảo vệ rừng cao. Khi thấy có lâm tặc, bạn đã báo ngay cho
công an. Bọn lâm tặc bị bắt, bạn nhỏ là người gác rừng dũng cảm.
Soạn bài Người gác rừng tí hon
Câu 1 (trang 125 sgk Tiếng Việt 5 tập 1)
Theo lối cha vẫn đi vào rừng, bạn nhỏ phát hiện ra điều gì?
Gợi ý
Em hãy đọc đoạn: Từ đầu... đến đánh xe ra bìa rừng chưa?
Trả lời:
Bạn nhỏ phát hiện có những dấu chân người lớn in hằn trên mặt đất. Tiếp đến,
bạn còn tìm ra hơn chục cây đước to bị chặt ra từng khúc dài. Và qua khe lá,
bạn nhỏ thấy hai tên trộm đang bàn bạc cách đưa số gỗ đó ra đến bìa rừng.
Câu 2 (trang 125 sgk Tiếng Việt 5 tập 1)
Kể những việc làm của bạn nhỏ cho thấy:
a. Bạn là người thông minh.
b. Bạn là người dũng cảm.
Gợi ý
Em đọc đoạn sau: Phát hiện những dấu chân... bắt bọn trộm, thu lại gỗ, sau đó
chỉ ra sự thông minh, dũng cảm của bạn nhỏ.
Trả lời:
a. "Lừa khi hai gã trộm mải cột các khúc gỗ, em lén chạy". bạn nhỏ chạy đường
tắt về quán của bà Hai, xin gọi điện thoại cho các chú công an huyện. Và em
phối hợp với các chú công an để tìm cách thu lại số gỗ ấy từ tay bọn trộm rừng.
b. Khi nghe tiếng xe trở gỗ của bon trộm, bạn lao ra, dùng cuộn dây thừng buộc
hai chạc cây để chặn xe. Xe mắc phải dây thừng, nó hộc lên và dừng đột ngột.
Xe công an lao tới. Khi một tên trộm lao ra khỏi buồng lái, em dồn hết sức xô
hắn ngã. Chú công an ập tới và tra còng bắt tên trộm gỗ rừng.
Câu 3 (trang 125 sgk Tiếng Việt 5 tập 1)
Trao đổi với bạn cùng lớp để làm rõ những ý sau:
a) Vì sao bạn nhỏ tự nguyện tham gia việc bắt trộm gỗ?
b) Em đã học tập được ở bạn nhỏ điều gì?
Trả lời:
a. Bạn đã có ý thức bảo vệ tài sản chung của nhân dân. Quan trọng hơn, bạn
hiểu được giá trị của rừng đối với môi trường sinh thái tốt đẹp cho con người.
Thiên nhiên sẽ đe dọa đời sống con người nếu rừng bị tàn phá, đó là lũ lụt hay
lở đất, sụp đồi, gây nguy hiểm cho tính mạng con người.
b. Em học tập được ở bạn nhỏ nhiều đức tính tốt đẹp: Có tinh thần giữ gìn tài
sản quốc gia (đi tuần rừng). Bạn rất thông minh (báo công an). Bạn rất dũng
cảm (phối hợp cùng các chú công an bắt được bọn trộm gỗ và thu giữ của cải
trả lại cho rừng xanh).