Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Soạn Tiếng Việt lớp 5: Tập đọc: Một chuyên gia máy xúc mới nhất, tài liệu bao gồm 3 trang, trả lời đầy đủ các câu hỏi lý thuyết chuẩn bị bài trong sách giáo khoa Tiếng việt lớp 5, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kì thi môn Tiếng việt sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.
Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
Soạn bài: Tập đọc lớp 5: Một chuyên gia máy xúc
Một chuyên gia máy xúc
Đó là một buổi sáng đầu xuân. Trời đẹp. Gió nhẹ và hơi lạnh. Ánh nắng ban
mai nhạt loãng rải trên vùng đất đỏ công trường tạo nên một hòa sắc êm dịu.
Chiếc máy xúc của tôi hối hả “điểm tâm” những gầu chắc và đầy. Chợt lúc
quay ra, qua khung cửa kính buồng máy, tôi nhìn thấy một người ngoại quốc
cao lớn, mái tóc vàng óng ửng lên như một mảng nắng.
Tôi đã từng gặp nhiều người ngoại quốc đến tham quan công trường. Nhưng
người ngoại quốc này có một vẻ gì nổi bật lên khác hẳn các khách tham quan
khác. Bộ quần áo xanh màu công nhân, thân hình chắc và khỏe, khuôn mặt to
chất phác…, tất cả gợi lên ngay từ phút đầu những nét giản dị, thân mật.
Đoàn xe tải lần lượt ra khỏi công trường. Tôi cho máy xúc vun đất xong đâu
vào đấy, hạ tay gầu rồi nhảy ra khỏi buồng lái. Anh phiên dịch giới thiệu:
“Đồng chí A-lếch-xây, chuyên gia máy xúc!”
A-lếch-xây nhìn tôi bằng đôi mắt sâu và xanh, mỉm cười, hỏi:
– Đồng chí lái máy xúc bao nhiêu năm rồi?
– Tính đến nay là năm thứ mười một. – Tôi đáp.
Thế là A-lếch-xây đưa bàn tay vừa to vừa chắc ra nắm lấy bàn tay đầy dầu mỡ
của tôi lắc mạnh và nói:
– Chúng mình là bạn đồng nghiệp đấy, đồng chí Thủy ạ!
Cuộc tiếp xúc thân mật ấy đã mở đầu cho tình bạn thắm thiết giữa tôi và
A-lếch-xây.
Theo HỒNG THỦY
Chú thích:
– Công trường: nơi tập trung người, dụng cụ, máy móc,… để thực hiện việc
xây dựng hoặc khai thác.
– Hòa sắc: sự phối hợp màu sắc.
– Điểm tâm: ăn lót dạ.
– Chất phác: thật thà, mộc mạc.
– Phiên dịch: dịch từ ngôn ngữ dân tộc này sang ngôn ngữ dân tộc khác.
– Chuyên gia: ở đây chỉ cán bộ kĩ thuật nước ngoài sang giúp nước ta.
– Đồng nghiệp: những người cùng làm một nghề.
Nội dung chính: Chuyện kể về cuộc gặp gỡ giữa hai người, một công nhân và
một chuyên gia, cả hai người đều lái máy xúc thành thạo. Qua đó cho thấy tình
cảm chân thành giữa một công nhân Việt Nam với một chuyên gia nước bạn,
thể hiện vẻ đẹp của tình hữu nghị giữa các dân tộc dù khác quốc tịch, màu da.
Câu 1 (trang 46 sgk Tiếng Việt 5): Anh Thủy gặp anh A-lếch-xây ở đâu?
Trả lời:
Anh Thủy gặp anh A-lếch-xây trên một công trường xây dựng.
Câu 2 (trang 46 sgk Tiếng Việt 5): Dáng vẻ của A-lếch-xay có gì đặc biệt
khiến anh Thủy chú ý?
Trả lời:
- A-lếch-xây có một vóc người cao lớn, dáng đứng sừng sững. Mái tóc vàng
óng ửng lên như một mảng nắng.
- Bộ quần áo xanh màu công nhân, thân hình chắc và khỏe, khuôn mặt to chất phắc.
- Tất cả gợi lên ngay từu phút đầu những nét giản dị, thân mật.
Câu 3 (trang 46 sgk Tiếng Việt 5): Cuộc gặp gỡ giữa hai người bạn đồng
nghiệp diễn ra như thế nào?
Trả lời:
Cuộc gặp gỡ giữa hai người bạn đồng nghiệp (Việt Nam và Liên Xô) diễn ra
thật thân mật, thể hiện ở các chi tiết:
a) Qua lời thoại thân mật:
A-lếch-xây nhìn tôi bằng đôi mắt sâu và xanh, mỉm cười hỏi:
- Đồng chí lái máy xúc bao nhiêu năm rồi?
- Tính đến nay là năm thứ mười một – tôi đáp.
b) Qua cái bắt tay nồng ấm:
Thế là A-lếch-xây đưa bàn tay vừa to vừa chắc ra nắm lấy bàn tay đầy dầu mỡ
của tôi lắc mạnh và nói:
- Chúng mình là bạn đồng nghiệp đấy, đồng chí Thủy ạ!
Câu 4 (trang 46 sgk Tiếng Việt 5): Chi tiết nào trogn bài khiến em nhớ nhất?
Vì sao?
Trả lời:
Hoc sinh tự cảm nhận và nói lên chi tiết đáng nhớ nhất, giải thích nguyên nhân đầy đủ.
* Gợi ý:
- Hình ảnh bàn tay vừa to, vừa chắc của A-lếch-xây nắm lấy bàn tay đầy dầu
mỡ của anh Thủy, lắc mạnh.
- Thể hiện sự thân mật, chân thành.
- Những hình ảnh đầu tiên mà anh Thủy nhìn thấy A-lếch-xây.
- A-lếch-xây hiện ra là một người ngoại quốc thân thiện.