Đề bài: Viết về một kỉ niệm mùa hè mà em nhớ nhất.
Top 10 bài Viết về một kỉ niệm mùa hè mà em nhớ nhất 2024 SIÊU HAY
Viết về một kỉ niệm mùa hè mà em nhớ nhất - Mẫu 1
Mùa hè vừa rồi, em được theo bố mẹ về thăm quê ngoại. Trong thời gian ấy, em được tham gia nhiều hoạt động mới lạ như câu cá, bắt chim, hái quả, thả diều… Nhưng em nhớ nhất, vẫn là những tối cùng ông bà nằm trên chiếc chõng kê trước sân và nghe kể chuyện cổ tích. Đây là mùa hè đáng nhớ và tuyệt vời nhất với em. Mùa hè của những năm sau, em cũng sẽ xin bố mẹ cho em về quê chơi.
Dịp nghỉ hè vừa qua, em được đi thăm quan thành phố Huế mộng mơ, món quà bất ngờ đầy thú vị mà nhà trường thưởng cho em vì đã đạt danh hiệu Học sinh giỏi. Sáng sớm thứ hai, từ 5 giờ, mọi người đã có mặt tại trường. Sau khi điểm danh, tất cả lên xe rời thành phố. Xe cứ vun vút lao trên mặt đường quốc lộ, chẳng mấy chốc em đã cảm thấy vị mặn của muối. Xe dừng lại độ một tiếng ở bãi biển Cà Ná để mọi người ăn trưa. Trong lúc nghỉ, em và các bạn đã tranh thủ chụp vài bức hình làm kỉ niệm. Nói đến Huế, không thể nào quên sông Hương, núi Ngự, chùa Thiên Mụ, cầu Tràng Tiền. Hôm ấy cả đoàn được đi thuyền trên sông Hương. Buổi tối, cả đoàn đi đò dọc sông Hương và nghe hát dân ca: Lý chim kêu, Giận mà thương… Khuya về, mọi người vẫn không quên thưởng thức món chè sen đậm đà, thanh cao của Huế. Từ giã Huế, ai nấy đều mang những kỉ niệm khó quên. Cảnh vật đã xa rồi, nhưng sao em vẫn thấy còn nguyên ấn tượng.
Không phải ai trong tất cả chúng ta đều thích mùa hè. Nhưng em lại nghĩ trời đất có bốn mùa luân phiên xuân, hạ, thu, đông để chúng ta có thể cảm nhận được sự diệu kì của thiên nhiên. Mùa hè không mát mẻ như mùa xuân, mùa thu. Nhưng chúng em vẫn rất vui mỗi khi hè về. Từng dấu hiệu chuyển mùa từ xuân sang hạ em đều có thể cảm nhận được. Hè đến là tiếng ve xuất hiện, những tia nắng chói chang, không khí oi bức. Nhưng mùa hè lại là mùa em và các bạn được nghỉ sau một năm học tập và có thời gian để tham gia các hoạt động như tập nhảy, tập bơi, học kì quân đội, đi thiện nguyện. Đặc biệt em thích mùa hè vì gia đình em có nhiều thời gian cùng nhau. Cả nhà em, tất cả các thành viên được đi du lịch, vừa được vui chơi, em vừa học hỏi thêm nhiều điều, biết thêm nhiều thứ mà trước đây em mới chỉ được nghe. Hè năm nay cũng vậy, bố mẹ em tổ chức cho gia đình em đi du lịch Sapa. Chuyến đi kéo dài ba ngày hai đêm. Điều đầu tiên em cảm nhận được khi đặt chân tới thị trấn Sapa là không khí mát mẻ, người dân ở đây nhiệt tình, mến khách. Đồ ăn cũng rất ngon, nhiều món nghe tên rất là như: Thắng cố, mèn mén..., ai lên đây cũng thích ăn lẩu cá tầm và nướng ngói nghe xèo xèo. Tham gia một số hoạt động của người Tây Bắc, tham quan và bản Cát Cát, bản Tả Phìn, Sín Chải...Cảm giác được lên đỉnh Fansipan mới tuyệt làm sao, từ trên cao mà phóng tầm mắt có thể nhìn thấy mây trời Tây Bắc rất hùng vĩ và nên thơ.
Khi bác phượng già khoác trên mình chiếc áo choàng đỏ rực, cô bằng lăng vận chiếc váy tím ngát và dàn đồng ca ve sầu không ngớt kêu vang là lúc một mùa hè bắt đầu. Đó cũng là lúc các bạn học sinh bước vào kì nghỉ bổ ích và lí thú. Cho tới bây giờ, tôi vẫn nhớ như in kì nghỉ hè năm lớp 2 ở quê ngoại tại Thái Bình.
Đó không phải là lần đầu tiên tôi về quê, nhưng chuyến đi lần này để lại cho tôi nhiều hiểu biết, nhiều kỉ niệm và nhiều cảm xúc hơn cả . Chị em tôi được báo trước sẽ được về quê, chúng tôi ai nấy đều háo hức, mừng vui, tất bật chuẩn bị bao nhiêu đồ đạc. Sáng sớm, chiếc xe bắt đầu chuyển bánh, để lại hàng cây, mái nhà trên con phố thân thuộc. Chẳng mấy chốc, đồng ruộng bao la hiện ra xanh mướt. Con đường làng thẳng, dài tít tắp. Hai bên đường là cánh đồng lúa đang độ chín vàng. Từng đợt gió thổi qua, đồng lúa nghiêng từng đợt theo gió như những con sóng trải dài vô tận.
Về chiều, vùng quê yên ả này đẹp như một bức tranh đa sắc màu và rộn như một bản hòa tấu. Sau lũy tre làng, mặt trời đỏ rực hắt ngang những tia nắng cuối ngày xuống vòm cây tán lá. Cánh đồng thay chiếc áo vàng tươi hồi sáng bằng chiếc áo vàng vươm. Những ngôi nhà mái ngói đỏ xanh xem kẽ giữa vườn cây. Tiếng gà chip chíp, tiếng lợn eng éc, tiếng vịt quác quác đòi ăn. Tiếng mõ trâu, bò gọi sau ngày dài đi ăn. Tiếng của những bác nông dân đang bàn tán xôn xao. Tôi gặp An vào buổi chiều đó. Nhà cô bạn gần nhà bà nội. Sáng hôm sau, tôi thấy An cầm một chiếc diều rất đẹp. Lúc đó, tôi thấy thích quá nên chạy sang hỏi mượn nhưng vừa mượn vừa với tay giật lấy luôn. An hỏi lớn với khuôn mặt đầy bất ngờ và giành lại: "Đây là diều của tớ mà?". Tôi òa khóc nức nở. Bà tôi chạy ra hỏi chuyện, tôi được đà càng khóc lớn. An kể lại câu chuyện rồi nhường tôi chiếc diều. Tôi cầm và chạy vào sân. Nhưng tôi lại không biết chơi. Nghĩ hồi lâu, tôi lại ngó nghiêng sang nhà An. An thấy tôi và gọi tôi vào. Tôi ấp úng xin lỗi rồi bảo An chỉ cho tôi cách chơi. Cô bạn mỉm cười rồi kéo tôi ra một bãi cỏ rộng. Ở đó, từng đợt gió thổi rất lớn.
Trong kì nghỉ hè năm ngoái, em có một kỉ niệm vô cùng đáng nhớ. Đó là lần cùng lũ bạn đi chăn trâu, bốn năm đứa tụi em cùng nhau ngêu ngao dắt trâu ra đồng gặm cỏ, vì quá mải chơi nên để trâu gặm mất lúa nhà bác Ba.
Mỗi lần nghỉ hè, em đều được về thăm ông bà ở quê. Lần này em về đúng ngày ông bà vừa nhận một chú chó nhỏ. Ông bà giao cho em nhiệm vụ đặt tên và chăm sóc chú chó ấy. Em đã nghĩ cả một ngày rồi đặt tên cho nó là Nắng. Bởi vì, lần đầu tiên em nhìn thấy nó, nó đã chạy ra vồ lấy em ngay trước sân nhà đầy nắng. Nắng có vẻ rất thích chơi với em. Nó thường quanh quẩn bên cạnh mỗi khi em giúp ông bà làm việc nhà. Chiều nào, em cũng dắt chú ta đi loanh quanh trong vườn. Một hôm, định dắt Nắng đi dạo thì không thấy nó đâu. Chỉ thấy cửa chuồng mở toang từ bao giờ. Chắc là lúc trưa cho Nắng ăn, em quên không đóng cửa lại. Em cùng mọi người đi tìm đến tận tối mịt cũng không thấy. Buổi tối đó, em đã khóc hết nước mắt vì lo và thương chú chó nhỏ. Vậy mà sáng hôm sau, con Nắng từ đâu về, mặt mũi chân tay đen nhẻm, cứ như chú ta vừa xông pha vào một cuộc chiến nào đó. Thấy nó, em mừng quá, chạy ngay đến ôm chầm lấy chú chó nhỏ. Nắng cũng cọ cọ vào má em rồi sủa vang. Em vội lấy thức ăn và nước cho nó ăn. Một đêm lang thang ngoài kia, chắc chú ta cũng đói lắm rồi. Em cảm thấy thật may mắn vì Nắng vẫn toàn. Khi chia tay ông bà để quay trở về nhà, ông bà đã tặng Nắng lại cho em. Em rất vui vì đã có thêm một người bạn thân thiết như này.
Em đã có một mùa hè rất vui với các bạn ở tổ dân phố. Khu em ở tổ chức sinh hoạt hè mỗi thứ 3 và thứ 7 hàng tuần. Tuy bọn em vẫn gặp nhau hằng ngày nhưng đứa nào cũng háo hức đi sinh hoạt vì các anh chị sẽ tổ chức rất nhiều trò chơi, những buổi học kĩ năng đầy bổ ích. Bọn em đã được học về phòng chống đuối nước, kĩ năng thoát hiểm trong đám cháy, kĩ năng thuyết trình, phản biện. Chúng em còn tham gia rất nhiều trò chơi dân gian như kéo co, nhảy bao bố,... Đặc biệt, em và một vài bạn khác đã được chọn để tham gia vào đội văn nghệ của phường. Chúng em tập những bài hát thiếu nhi, múa hát vui chơi rất thoải mái. Vào ngày tổng kết kì sinh hoạt, em cùng các bạn đã lên sân khấu biểu diễn những tiết mục bọn em đã tập luyện. Em cảm thấy, những buổi sinh hoạt hè đích thực là nơi vừa học vừa chơi.
Trong kì nghỉ, em cũng được về quê, đi thăm quan nhiều nơi giống như các bạn. Thế nhưng, kỉ niệm về mùa hè mà em nhớ nhất lại chính là lần em ở nhà trông em gái cho bố mẹ đi làm.
Em gái em tên là Ngọc, hiện tại mới bốn tuổi. Vì Ngọc đang bị ốm, không thể đi học mầm non được. Bố mẹ lại bận công việc nên em nhận nhiệm vụ chăm sóc Ngọc ngày hôm đó. Buổi sáng, mẹ cho Ngọc ăn và uống thuốc rồi mới đi làm. Ở nhà, em và Ngọc bắt đầu chơi với nhau. Chúng em đã chơi xếp hình, xây được cả một khu vườn lego đầy cây trong buổi sáng đó. Đến khoảng hơn mười giờ trưa, Ngọc kêu mệt. Em cặp nhiệt độ cho Ngọc thì thấy con bé đang sốt. Lúc đấy em lo lắm, vì em chưa chăm sóc người ốm bao giờ. Em vội chạy sang mượn điện thoại bác hàng xóm để gọi điện cho mẹ. Mẹ bảo em phải giữ bình tĩnh, lấy thuốc hạ sốt trong ngăn kéo tủ ra. Em làm y như lời mẹ dặn nhưng Ngọc sợ đắng, mãi vẫn không chịu uống. Em đành phải lấy cây kẹo mút của mình ra để dỗ dành. Đến lúc đó, Ngọc mới chịu uống thuốc. Sau đó, Ngọc đỡ mệt hơn. Em ngồi đọc truyện cho con bé nằm nghe. Đến gần mười hai giờ, mẹ đã về nấu ăn cho hai anh em.
Tuy chỉ giúp đỡ bố mẹ trông Ngọc một buổi sáng nhưng em đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Em thấy rất tự hào vì những gì mình làm được. Hơn thế nữa, trong một buổi sáng ở nhà với Ngọc, hai anh em cũng có nhiều thời gian để giao tiếp với nhau hơn.
Qua lần chăm Ngọc ốm, em đã thấy mình lớn hơn một chút. Giống như khi bố mẹ hay người thân quen khen "Qua hè lại lớn hơn một chút đấy nhỉ". Em cảm thấy mình không chỉ cao to hơn về mặt thể chất mà cũng có thể làm được nhiều việc hơn để giúp đỡ bố mẹ, xứng đáng là người anh cả của cả nhà.
Trong lần về Hà Nội thăm ông bà vào dịp hè, em đã có dịp được đến thăm quan Văn Miếu Quốc Tử Giám, một trong những công trình kiến trúc thể hiện sự phát triển của nền giáo dục Việt Nam ta từ những thế kỷ XXI.
Sau hơn 20 phút đi xe, cả nhà em ai nấy cũng vô cùng hào hứng và vui vẻ, xuống xe và đi bộ dần vào bên trong, vừa đi vừa nói chuyện rộn ràng. Thứ đầu tiên khiến em ấn tượng về khu Văn Miếu chính là phần tường gạch vồ bao quanh toàn bộ diện tích rộng lớn. Khu Văn Miếu bao gồm có 4 cửa, ngăn cách khu vực ra làm 5 tầng không gian khác nhau. Cổng Văn Miếu, với với cửa hình vòm rộng lớn, phía trước có 4 trụ lớn và hai tấm bia Hạ mã. Tiến vào bên trong chính là vườn Giám rộng lớn cây cối rợp bóng, xanh tươi và khu Văn Miếu mang đậm vẻ thâm nghiêm tĩnh mịch. Xuyên qua hết khu này là đến cổng thứ hai mang tên Đại Trung Môn, dẫn thẳng đến Khuê Văn Các, một công trình kiến trúc khá độc đáo. Vượt qua Khuê Văn Các ta chính thức tiến vào nơi có dựng bia tiến sĩ, trong đó em khá ấn tượng với một chiếc giếng lớn hình vuông nằm ở giữa, được gọi là giếng Thiên Quang hay còn gọi là Ao Văn. Hai bên giếng là các bia Tiến sĩ lớn bằng đá xanh, mỗi tấm bia như vậy được dựng trên lưng một con rùa bằng đá, quay mặt vào giếng. Nghe nói rằng đến Văn Miếu sờ đầu rùa, học hành sẽ tinh thông hơn, thế nên em đã đi một vòng sờ em hơn 10 cái đầu rùa, mong năm em học hành tiến bộ hơn. Kết thúc chuyến thăm, cả gia đình em còn tham quan nhiều địa điểm khác nữa, nhưng có lẽ Văn Miếu - Quốc Tử Giám, với hình ảnh Khuê Văn Các, bia Tiến Sĩ, đầu rùa là để lại trong em nhiều ấn tượng sâu sắc hơn cả. em mơ tưởng về một thời xa xưa nơi đây đã đến và đi biết bao nhiêu sĩ tử, đã vinh danh biết bao nhiêu tiến sĩ mà lòng bồi hồi không thôi.
Dựa vào bài văn kể lại câu chuyện “Người ăn xin” (SGK tr14), xác định các sự việc chính và kết quả của mỗi sự việc ở phần diễn biến của câu chuyện.
Sự việc 1: ……………………………………………………………………………….. Kết quả: …………………………………………………………………………………. |
Sự việc 2: ……………………………………………………………………………….. Kết quả: …………………………………………………………………………………. |
Sự việc 3: ……………………………………………………………………………….. Kết quả: …………………………………………………………………………………. |
Sự việc 4: ……………………………………………………………………………….. Kết quả: …………………………………………………………………………………. |
Dựa vào bài văn kể lại câu chuyện “Tích Chu” (SGK tr.12, tr13), xác định các sự việc ở phần diễn biến của câu chuyện và kết quả của các sự việc ấy.
Sự việc 1: Bà bị ốm nhưng không có ai chăm sóc. Kết quả: Bà biến thành chim |
Sự việc 2: ……………………………………………………………………………….. Kết quả: Chim vẫn vỗ cánh bay đi |
Sự việc 3: Tích Chu gặp bà tiên. Kết quả: …………………………………………………………………………………. |
Sự việc 4: ……………………………………………………………………………….. Kết quả: …………………………………………………………………………………. |
Gạch dưới 5-7 danh từ có trong đoạn văn sau:
Cánh đồng thênh thang gió nắng. Cái cóm nhỏ ngó ra con kênh. Không gian sống động đến nỗi có thể cảm nhận được mùi hương của bông súng nở trong đìa, tiếng con chim tu hú gọi bầy tao tác, cá quẫy dưới váng bèo. Trên bờ vườn, dưới ao, mấy bầy gà, bầy vịt ta thong dong bới tìm mồi trong rào sậy.
Theo Nguyễn Ngọc Tư
Tìm từ chỉ sự vật có trong hai khổ thơ dưới đây rồi viết vào nhóm thích hợp:
a. Đôi bàn tay be bé Nhanh nhẹn ai biết không? Chiều tưới cây cho ông Tối chép thơ tặng bố. Nguyễn Lãm Thắng |
b. Tàu chú cưỡi sóng đi Gió mặn đùa chân tóc Bãi cát trắng, dừa xanh Biển vàng đem trăng biếc. Cao Xuân Sơn |
Từ chỉ người |
Từ chỉ vật |
Từ chỉ thời gian |
Từ chỉ hiện tượng tự nhiên |
M: ông ……………………. ……………………. |
M: cây ……………………. ……………………. |
M: chiều ……………………. ……………………. |
M: sóng ……………………. ……………………. |
Viết 2-3 câu có các danh từ sau:
Buổi sáng |
Ánh nắng |
Con đường |
Học sinh |