Đề bài: Viết một đoạn văn ngắn (4 – 5 câu) kể chuyện em đến đọc sách (hoặc mượn sách, trả sách) ở thư viện.
Đoạn văn ngắn kể chuyện em đến đọc sách ở thư viện
Đoạn văn ngắn kể chuyện em đến đọc sách ở thư viện (mẫu 1)
Ngày hôm qua là hạn cuối để trả sách trên thư viện, nhưng vì em có ca học đột suất nên đã không thể tới kịp. Vậy nên chiều nay sau khi tan học em đã chạy ngay tới thư viện để gửi trả lại bác giữ sách. Ban đầu bác ấy rất tức giận vì em đã không trả sách đúng hạn, nhưng sau khi nghe em kể rõ câu chuyện, bác rất thông cảm và dặn dò em lần sau nhớ phải trả lại sách đúng hẹn. Em đã rất vui mừng, và cảm ơn bác rối rít.
Đoạn văn ngắn kể chuyện em đến đọc sách ở thư viện (mẫu 2)
Thư viện là một địa điểm mà được rất nhiều bạn học sinh, sinh viên yêu thích và thường lui đến, vì ở đây có vô vàn những cuốn sách, cuốn truyện hay hay và thú vị. Nơi này được bầy trí rất gọn gàng và ngăn nắp, các quyển sách, quyển truyện được phân ra theo từng chủ đề và thể loại khác nhau.
Đoạn văn ngắn kể chuyện em đến đọc sách ở thư viện (mẫu 3)
Vào chủ nhật tuần trước, em đã được chị gái đưa đến tham quan và làm thẻ thành viên ở thư viện tỉnh. Nơi đây được bầy trí rất gọn gàng và ngăn nắp, những cuốn sách, truyện được phân ra theo từng chủ đề và thể loại khác nhau. Sau khi đã chọn được sách và truyện mình cần, em và chị gái đã mang ra chỗ cô thủ thư để đăng kí mượn. Vậy là từ bây giờ, em sẽ tha hồ được đọc những cuốn truyện mà mình yêu thích.
Đoạn văn ngắn kể chuyện em đến đọc sách ở thư viện (mẫu 4)
Thư viện là một địa điểm mà em rất yêu thích, vì nơi đây có vô vàn những cuốn truyện hay hay và thú vị. Mỗi cuối tuần bố lại đèo em đến thư viện của tỉnh để mượn những quyển truyện. Hôm nay em chọn mượn cuốn “Thần thoại Hy Lạp”, sau khi đã chọn xong, em mang ra chỗ cô thủ thư và đăng kí mượn. Cô thủ thư cũng rất hiền, cô bảo em chờ một lát để cô nhập thông tin vào máy tính. Một lát sau cô đưa lại truyện cho em và nhắc em nhớ mang trả đúng hạn, em cảm ơn cô và cùng bố ra về
Chiều hôm nay, em được chị dẫn đến thư viện của thành phố. Ở đây có cả một tầng rộng với rất nhiều sách, nên em mượn sách thông qua chiếc máy tính ở cạnh cửa ra vào. Sau khi hoàn thành đơn, chờ một lát sau sẽ có cô thủ thư mang sách ra để ở bàn cho em, cùng phiếu mượn sách đã được in. Sự hiện đại của thư viện khiến em vừa bất ngờ lại vừa thích thú. Trải nghiệm thú vị này giúp em tiết kiệm được nhiều thời gian mượn và tìm sách ở thư viện hơn.
Đoạn văn ngắn kể chuyện em đến đọc sách ở thư viện (mẫu 6)
Chiều hôm nay trời có mưa phùn và khá lạnh, nhưng vì đã đến hẹn trả sách cho thư viện, nên em vẫn ra ngoài. Để đảm bảo sách được khô ráo, em đã dùng túi nilong để bọc balo lại, rồi mới đạp xe ra thư viện. Lúc trả sách, cô thủ thư đã khen ngợi em vì lúc nào cũng trả sách đúng hạn và giữ gìn sách rất tốt. Điều đó khiến em rất vui và hãnh diện. Động lực giúp em duy trì thói quen tốt đó, một phần chính vì tình yêu dành cho các cuốn sách của em.
Chỉ trong vòng ba ngày, em đã đọc xong cuốn tiểu thuyết mượn ở thư viện. Do đó, sáng nay em đã mang theo sách và thẻ thư viện để đến trả sách. Sau khi cô thử thư kiểm tra cuốn sách, thì em được kí vào sổ xác nhận. Xong xuôi, em hào hứng chạy vào trong, tìm tập tiếp theo của cuốn sách vừa trả. Cô thủ thư tháy vậy thì rất vui, bởi cô ấy cũng giống như em, vô cùng yêu thích việc đọc sách.
Vào chủ nhật tuần trước, em đã được chị gái đưa đến tham quan và làm thẻ thành viên ở thư viện tỉnh. Nơi đây được bày trí rất gọn gàng và ngăn nắp, những cuốn sách, truyện được phân ra theo từng chủ đề và thể loại khác nhau. Sau khi đã chọn được sách và truyện mình cần, em và chị gái đã mang ra chỗ cô thủ thư để đăng kí mượn. Vậy là từ bây giờ, em sẽ tha hồ được đọc những cuốn truyện mà mình yêu thích.
Thư viện là một địa điểm mà được rất nhiều bạn học sinh yêu thích và thường lui đến, vì ở đây có vô vàn những cuốn sách, cuốn truyện hay hay và thú vị. Nơi này được bày trí rất gọn gàng và ngăn nắp, các quyển sách, quyển truyện được phân ra theo từng chủ đề và thể loại khác nhau.
Hôm nay là thứ sáu, em đến thư viện trường để mượn sách về đọc trong hai ngày cuối tuần. Em bước vào cửa và chào cô thủ thư. Vì rất hay đến mượn sách nên em và cô quen thân lắm. Cô mỉm cười rồi giới thiệu với em hôm nay có nhiều đầu sách mới về như cuốn Những cuộc phiêu lưu của Mít Đặc và các bạn, Cuộc phiêu lưu của Văn Ngan tướng công,... rất thú vị và hấp dẫn. Em ra giá sách đầu tiên lựa hai quyển truyện mới mà cô chỉ và mang về bàn để đăng kí. Em rất vui vì mượn được hai quyển sách thú vị.
Thư viện trường là một địa điểm mà em rất yêu thích và thường lui đến, vì ở đây có rất nhiều cuốn sách, cuốn truyện hay và thú vị. Hôm nay trong tiết đọc thư viện, cả lớp chúng em cùng được lên thư viện mượn và đọc sách. Những giá sách được bầy trí rất gọn gàng và ngăn nắp, các quyển sách, quyển truyện được phân ra theo từng chủ đề và thể loại khác nhau. Em chọn cuốncó tên là "Mười vạn câu hỏi vì sao" trên giá sách thứ hai để đọc. Hết giờ học, em xin phép cô cho đăng ký mượn sách về nhà. Sau khi đăng ký xong, cô dặn em nhớ trả sách theo đúng lịch hẹn. Em rất vui vì mượn được quyển sách ưng ý.
Kể tên một vài câu chuyện về kho báu mà em đã được đọc hoặc được nghe.
Mẫu: Cây khế, A-li Ba-ba và bốn mươi tên cướp,...
Đề bài: Viết lại đoạn kết bài tả cây cối mà em đã viết ở tuần trước cho hay hơn.
Đề bài: Viết kết bài cho bài văn tả cây cối mà em đã lập dàn ý:
a) Một đoạn kết bài mở rộng.
b) Một đoạn kết bài không mở rộng.
Viết vào phiếu đọc sách:
– Tên bài đọc và một số nội dung chính của bài đọc (sự việc, nhân vật, hình ảnh, câu văn em thích).
– Cảm nghĩ của em về một trong những nội dung trên.
Trao đổi về câu chuyện
a) Những chi tiết nào cho thấy Ma-ri Quy-ri từ nhỏ rất ham đọc sách?
b) Theo em, sự ham mê đọc sách đã góp phần vào thành công của nhà bác học Ma ri Quy-ri như thế nào?
Theo em, vì sao sách cũng là kho báu? Kho báu ấy quý giá như thế nào?
Gợi ý
a) Của cải ở kho báu ấy là gì?
b) Vì sao có thể nói của cải ở kho báu ấy là vô tận?
c) Của cải thu được từ kho báu ấy giúp con người những gì?
Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 4 – 5 câu) nói về một câu chuyện hoặc bài văn, bài thơ mà em đã đọc trong tháng này
Dựa vào kết quả quan sát ở Bài 3, tìm ý và lập dàn ý cho bài văn tả một cây hoa (hoặc cây ăn quả, cây bóng mát, cây lương thực, cây cảnh) mà em yêu thích.
Gợi ý:
1) Viết về gì?: Tả một cây hoa (hoặc cây ăn quả, cây bóng mát, cây lương thực, cây cảnh).
2) Sử dụng sơ đồ tư duy:
– Viết ra giấy bất kì từ nào thể hiện suy nghĩ hoặc kết quả quan sát của em (từ khoá).
– Sắp xếp ý:
+ Nối các từ khoá có quan hệ gần nhất với nhau.
+ Bỏ bớt những từ không phù hợp hoặc không cần thiết.
+ Sắp xếp các từ khoá theo thứ bậc từ ý lớn đến ý nhỏ.
3) Lập dàn ý dựa theo cấu tạo của bài văn tả cây cối đã học ở Bài 3.
Đề bài: Viết một đoạn văn giới thiệu một câu chuyện (hoặc bài thơ, bài văn, bài báo) đã đọc ở nhà về việc đọc sách và ích lợi của sách.
Kể tên một số quyển sách em đã đọc:
a) Truyện b) Thơ c) Sách giáo khoa d) Sách phổ biến kiến thức
Tim đọc thêm ở nhà:
– 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về sách và thư viện, về những người ham đọc sách, biết vận dụng những điều bổ ích học được trong sách vào cuộc sống.
– 1 bài văn (hoặc bài báo) miêu tả hoặc cung cấp thông tin về cây cối.
* Nội dung chính Người thu gió
Người thu gió là câu chuyện kể về hành trình của một thiếu niên sinh ra ở một vùng đất nghèo khó tại châu Phi, đã dám mày mò chế tạo ra cối xay gió từ phế liệu để tạo ra điện, thay đổi cuộc sống cho toàn bộ cộng đồng cũng như bản thân mình.
Người thu gió
Cậu bé Uy-li-am sống ở một làng quê nghèo của châu Phi. Năm mười bốn tuổi, cậu phải bỏ học vì không có tiền đóng học phí. Rồi hạn hán xảy ra khiến gia đình cậu và dân làng rơi vào cảnh đói kém. Nhiều người, trong đó có cả bạn bè của cậu, phải bỏ mạng vì không còn thực phẩm để sống. Những cơn mưa ở mùa vụ tiếp theo giúp các cánh đồng dần xanh tươi trở lại, nhưng Uy-li-am vẫn phải nghỉ học.
Không được tới trường, Uy-li-am tìm đến thư viện làng. Ở đó, với vốn tiếng Anh bập bõm và sự giúp sức của từ điển, cậu đọc được hai cuốn sách hướng dẫn cách làm ra điện. Hình ảnh chiếc máy điện gió gây ấn tượng đặc biệt cho cậu. Cậu quyết định làm một chiếc máy từ ống nhựa và các bộ phận của ô tô, máy kéo, xe đạp cũ.
Mày mò mãi, cuối cùng, Uy-li-am cũng tạo ra được một máy điện gió thô sơ cung cấp đủ điện cho bốn chiếc đèn. Chiếc máy điện gió thứ hai giúp cậu dùng máy bơm nước để cung cấp nước tuổi cho cánh đồng ngô, thuốc lá của gia đình. Rồi cậu chế ra ba chiếc máy điện gió, đủ để bom nước cho các cánh đồng trong làng và phục vụ sinh hoạt hằng ngày của các hộ dân.
Câu chuyện chế tạo máy điện gió của Uy-li-am nhanh chóng vượt ra khỏi phạm vi của ngôi làng. Năm 2013, Uy-li-am được một tạp chí quốc tế có uy tín đưa vào danh sách những người dưới ba mươi tuổi thay đổi thế giới. Cuốn sách “Người thu gió” viết về cậu được nhiều trường đại học của Mỹ đưa vào danh mục sách cần đọc cho tất cả sinh viên mới vào trường. Cuốn sách nổi tiếng này đã được dịch sang tiếng Việt năm 2020.
Theo TÍNH LỄ và NGUYỄN CƯỜNG
Hoàn cảnh gia đình và làng quê của Uy-li-am khó khăn như thế nào?
Trong sách in, người ta có thể đánh dấu tên tác phẩm bằng cách in nghiêng. Hãy chép lại một câu có chữ in nghiêng dưới đây, dùng dấu ngoặc kép để đánh dấu tên các bức tranh: