* Nội dung chính Người thu gió
Người thu gió là câu chuyện kể về hành trình của một thiếu niên sinh ra ở một vùng đất nghèo khó tại châu Phi, đã dám mày mò chế tạo ra cối xay gió từ phế liệu để tạo ra điện, thay đổi cuộc sống cho toàn bộ cộng đồng cũng như bản thân mình.
Người thu gió
Cậu bé Uy-li-am sống ở một làng quê nghèo của châu Phi. Năm mười bốn tuổi, cậu phải bỏ học vì không có tiền đóng học phí. Rồi hạn hán xảy ra khiến gia đình cậu và dân làng rơi vào cảnh đói kém. Nhiều người, trong đó có cả bạn bè của cậu, phải bỏ mạng vì không còn thực phẩm để sống. Những cơn mưa ở mùa vụ tiếp theo giúp các cánh đồng dần xanh tươi trở lại, nhưng Uy-li-am vẫn phải nghỉ học.
Không được tới trường, Uy-li-am tìm đến thư viện làng. Ở đó, với vốn tiếng Anh bập bõm và sự giúp sức của từ điển, cậu đọc được hai cuốn sách hướng dẫn cách làm ra điện. Hình ảnh chiếc máy điện gió gây ấn tượng đặc biệt cho cậu. Cậu quyết định làm một chiếc máy từ ống nhựa và các bộ phận của ô tô, máy kéo, xe đạp cũ.
Mày mò mãi, cuối cùng, Uy-li-am cũng tạo ra được một máy điện gió thô sơ cung cấp đủ điện cho bốn chiếc đèn. Chiếc máy điện gió thứ hai giúp cậu dùng máy bơm nước để cung cấp nước tuổi cho cánh đồng ngô, thuốc lá của gia đình. Rồi cậu chế ra ba chiếc máy điện gió, đủ để bom nước cho các cánh đồng trong làng và phục vụ sinh hoạt hằng ngày của các hộ dân.
Câu chuyện chế tạo máy điện gió của Uy-li-am nhanh chóng vượt ra khỏi phạm vi của ngôi làng. Năm 2013, Uy-li-am được một tạp chí quốc tế có uy tín đưa vào danh sách những người dưới ba mươi tuổi thay đổi thế giới. Cuốn sách “Người thu gió” viết về cậu được nhiều trường đại học của Mỹ đưa vào danh mục sách cần đọc cho tất cả sinh viên mới vào trường. Cuốn sách nổi tiếng này đã được dịch sang tiếng Việt năm 2020.
Theo TÍNH LỄ và NGUYỄN CƯỜNG
Hoàn cảnh gia đình và làng quê của Uy-li-am khó khăn như thế nào?
Uy-li-am sống trong gia đình có hoàn cảnh khó khăn, đói kém. Làng quê của Uy-li-am cũng nghèo và nằm ở châu Phi.
Kể tên một vài câu chuyện về kho báu mà em đã được đọc hoặc được nghe.
Mẫu: Cây khế, A-li Ba-ba và bốn mươi tên cướp,...
Đề bài: Viết một đoạn văn ngắn (4 – 5 câu) kể chuyện em đến đọc sách (hoặc mượn sách, trả sách) ở thư viện.
Đề bài: Viết lại đoạn kết bài tả cây cối mà em đã viết ở tuần trước cho hay hơn.
Đề bài: Viết kết bài cho bài văn tả cây cối mà em đã lập dàn ý:
a) Một đoạn kết bài mở rộng.
b) Một đoạn kết bài không mở rộng.
Viết vào phiếu đọc sách:
– Tên bài đọc và một số nội dung chính của bài đọc (sự việc, nhân vật, hình ảnh, câu văn em thích).
– Cảm nghĩ của em về một trong những nội dung trên.
Trao đổi về câu chuyện
a) Những chi tiết nào cho thấy Ma-ri Quy-ri từ nhỏ rất ham đọc sách?
b) Theo em, sự ham mê đọc sách đã góp phần vào thành công của nhà bác học Ma ri Quy-ri như thế nào?
Theo em, vì sao sách cũng là kho báu? Kho báu ấy quý giá như thế nào?
Gợi ý
a) Của cải ở kho báu ấy là gì?
b) Vì sao có thể nói của cải ở kho báu ấy là vô tận?
c) Của cải thu được từ kho báu ấy giúp con người những gì?
Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 4 – 5 câu) nói về một câu chuyện hoặc bài văn, bài thơ mà em đã đọc trong tháng này
Dựa vào kết quả quan sát ở Bài 3, tìm ý và lập dàn ý cho bài văn tả một cây hoa (hoặc cây ăn quả, cây bóng mát, cây lương thực, cây cảnh) mà em yêu thích.
Gợi ý:
1) Viết về gì?: Tả một cây hoa (hoặc cây ăn quả, cây bóng mát, cây lương thực, cây cảnh).
2) Sử dụng sơ đồ tư duy:
– Viết ra giấy bất kì từ nào thể hiện suy nghĩ hoặc kết quả quan sát của em (từ khoá).
– Sắp xếp ý:
+ Nối các từ khoá có quan hệ gần nhất với nhau.
+ Bỏ bớt những từ không phù hợp hoặc không cần thiết.
+ Sắp xếp các từ khoá theo thứ bậc từ ý lớn đến ý nhỏ.
3) Lập dàn ý dựa theo cấu tạo của bài văn tả cây cối đã học ở Bài 3.
Đề bài: Viết một đoạn văn giới thiệu một câu chuyện (hoặc bài thơ, bài văn, bài báo) đã đọc ở nhà về việc đọc sách và ích lợi của sách.
Kể tên một số quyển sách em đã đọc:
a) Truyện b) Thơ c) Sách giáo khoa d) Sách phổ biến kiến thức
Tim đọc thêm ở nhà:
– 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về sách và thư viện, về những người ham đọc sách, biết vận dụng những điều bổ ích học được trong sách vào cuộc sống.
– 1 bài văn (hoặc bài báo) miêu tả hoặc cung cấp thông tin về cây cối.
Trong sách in, người ta có thể đánh dấu tên tác phẩm bằng cách in nghiêng. Hãy chép lại một câu có chữ in nghiêng dưới đây, dùng dấu ngoặc kép để đánh dấu tên các bức tranh: