Đề bài: Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về Anh hùng Đinh Thị Vân.
Top 10 bài Đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về Anh hùng Đinh Thị Vân 2024 SIÊU HAY
Đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về Anh hùng Đinh Thị Vân - Mẫu 1
Tinh thần bất khuất, dũng cảm của bà Đinh Thị Vân đã truyền cảm hứng cho biết bao thế hệ thanh niên Việt Nam, tiếp tục viết nên lịch sử đấu tranh hào hùng của dân tộc. Cảm phục trước tấm gương người nữ anh hùng, chúng em tự hứa sẽ cố gắng học tập thật tốt hơn nữa để xây dựng đất nước ngày càng vững mạnh và tươi đẹp hơn, xứng đáng với sự hi sinh anh dũng của các thế hệ đi trước.
Đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về Anh hùng Đinh Thị Vân - Mẫu 2
Nữ anh hùng Đinh Thị Vân hay còn được biết đến với biệt danh là Bông hồng thép. Bà sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống yêu nước vì vậy không có gì lạ khi bà được hướng dẫn tham gia hoạt động cách mạng từ khi còn nhỏ. Suốt những năm tháng tuổi trẻ, bà Vân đã tham gia nhiều hoạt động và dành được nhiều chiến công đáng khen ngợi. Bà đã tham gia hoạt động bí mật tại miền Nam và xây dựng được một mạng lưới tình báo trong vùng địch. Từ đó hệ thống ngày càng phát triển, thu thập được nhiều hông tin quan trọng, góp phần vào chiến thắng trước đế quốc Mĩ của nước ta. Quá trình làm cách mạng của bà Vân luôn luôn trong tình huống nguy hiểm, thậm chí bà còn từng bị địch bắt và tra tấn dã man. Nhưng không điều gì có thể khuất phục được tinh thần yêu nước trong bà. Là một người phụ nữ Việt Nam anh hùng, bà Đinh Thị Vân đã thể hiện được tinh thần dũng cảm bất khuất không hề thua kém một người anh hùng nào trong lịch sử nước ta.
Đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về Anh hùng Đinh Thị Vân - Mẫu 3
Đinh Thị Vân là một Đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam. Bà là một tình báo viên nổi tiếng trong Chiến tranh Việt Nam, được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Với tính cách thông minh, nhanh nhẹn, kiên trung, xây dựng được mạng lưới tình báo vững chắc, bà đã cung cấp kịp thời cho Trung ương Đảng nhiều tin tức về các cuộc càn quét của Mỹ ngụy vào đầu não kháng chiến của ta ở miền Đông Nam bộ. Hệ thống tình báo của bà phục vụ đắc lực cho các kế hoạch tấn công của quân đội ta từ Tết Mậu Thân 1968 đến khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng năm 1975.
Bà Đinh Thị Vân là một trong những nữ anh hùng được nhiều người ngưỡng mộ của nước ta. Bà sinh ra và lớn lên trong một gia đình giàu tình yêu nước, nên đã tham gia hoạt động cách mạng từ rất nhỏ cùng người thân. Sau nhiều năm hoạt động tích cực, dũng cảm, bà Đinh Thị Vân đã có những chiến công nổi bật. Đặc biệt, bà đã vô cùng gan dạ khi chủ động Nam tiến để tiến hành hoạt động bí mật và xây dựng mạng lưới tình báo ngay trong lòng địch. Theo thời gian, hệ thống tình báo đó ngày càng vươn xa, vươn sâu, đóng góp to lớn cho công cuộc giải phóng miền Nam của đất nước. Để có được thành công như vậy, bà Vân nhiều lần rơi vào tình thế nguy hiểm, thậm chí bà còn từng bị bắt và phải chịu tra tấn dã man. Ấy thế mà người phụ nữ có vẻ ngoài nhỏ hé ấy lại không hề sợ hãi, đầu hàng. Bà vẫn luôn kiên định với lý tưởng cách mạng, với tinh thần quyết tử cho tổ quốc quyết sinh. Chính vì vậy, mà bà Đinh Thị Vân còn được biết đến với danh hiệu Bông hồng thép.
Nữ anh hùng Đinh Thị Vân là một biểu tượng về tinh thần dũng cảm và bất khuất, kiên trung của người phụ nữ Việt Nam trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Ngay từ khi còn rất nhỏ, bà đã được hai anh trai của mình hướng dẫn tham gia hoạt động cách mạng. Nhờ vậy, khi nhận được lệnh Nam tiến để hoạt động bí mật, bà đã nhanh chóng tiếp nhận và hoàn thành xuất sắc. Tại miền Nam, bà Đinh Thị Vân đã thành lập và điều hành một mạng lưới tình báo ngay trong vùng địch. Sau này, tổ chức tình báo của bà còn mở rộng sang tận Cam-pu-chia và ngày càng phát triển mạnh mẽ. Thu thập được nhiều thông tin quan trọng có tầm chiến lược, giúp góp phần vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Trong quá trình đó, bà Vân đã từng bị giặc bắt được và tiến hành tra tấn dã man, tàn bạo. Nhưng chúng chẳng thể khuất phục được tinh thần yêu nước của bà. Sau khi bị giặc thả, bà lại tiếp tục hoạt động tình báo, thậm chí là mạnh mẽ hơn trước. Chính tinh thần dũng cảm hơn người đó đã giúp bà Đinh Thị Vân trở thành một bông hồng Thép xuất sắc của nước ta.
Tuần trước trong tiết học Tiếng Việt, em đã được học bài "Bông hồng thép" - Câu chuyện kể về nữ tình báo Đinh Thị Vân, một người phụ nữ vô cùng dũng cảm và can trường. Bà đã để lại trong em những ấn tượng sâu sắc và khiến em cảm phục, ngưỡng mộ. Bà Đinh Thị Vân hoạt động tình báo trong Chiến tranh Việt Nam, được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tính cách thông minh, nhanh nhẹn và kiên trung của bà đã giúp xây dựng một mạng lưới tình báo vững chắc, cung cấp thông tin quan trọng cho Trung ương Đảng về các đợt càn quét của Mỹ tại miền Đông Nam bộ. Hệ thống tình báo của bà Đinh Thị Vân đã đóng một vai trò quan trọng trong các kế hoạch tấn công của quân đội Việt Nam từ Tết Mậu Thân 1968 cho đến khi miền Nam hoàn toàn giải phóng vào năm 1975. Tinh thần bất khuất và dũng cảm của bà Vân đã truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ thanh niên Việt Nam, khích lệ chúng em tiếp tục viết nên những trang sử vang dội về cuộc chiến tranh đầy hào hùng của dân tộc. Cảm phục trước tấm gương nữ anh hùng dũng cảm, kiên trung, học sinh chúng em tự hứa sẽ cố gắng học tập chăm chỉ để trở thành những người công dân tốt, góp sức xây dựng đất nước ngày càng vững mạnh và tươi đẹp hơn.
Nhà em ở gần số 8, Cửa Đông, Hoàn Kiếm, Hà Nội, nơi có căn hộ của nữ anh hùng tình báo Đinh Thị Vân. Bà đã thanh thản ra đi mãi mãi, để lại những câu chuyện như huyền thoại về một nữ điệp viên cộng sản cả đời hy sinh vì sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc. Những mẩu chuyện như việc bà “lấy vợ cho chồng”, gạt bỏ mọi nỗi niềm riêng để hoạt động trong lòng địch, hay trước mọi đòn roi tra tấn của quân thù, bà đã nêu cao khí tiết “uy vũ bất năng khuất” của người cách mạng… giờ đây vẫn được người đời kể lại với lòng kính nể, sự tiếc thương vô hạn. Cho đến nay, khi bà đã trở thành người thiên cổ thì những câu chuyện về bà vẫn gây xúc động mạnh mẽ trong em. Bà Đinh Thị Vân xứng đáng là tấm gương sáng rạng người soi chiếu cho thế hệ trẻ Việt Nam học tập, noi theo.
Trong lịch sử tình báo quân sự Việt Nam, có một nữ điệp viên chiến lược đã hy sinh hạnh phúc riêng – lấy vợ cho chồng để rồi suốt mấy chục năm chục năm âm thầm làm nhiệm vụ cực kỳ nguy hiểm trong lòng địch, đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quan trọng với vai một người lao động bình thường, răng đen, ăn trầu, quanh năm mặc áo bà ba… Vì những cống hiến xuất sắc cho tổ quốc, Bà đã được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang. Và khi đất nước ca khúc khải hoàn, người phụ nữ ấy vẫn sống thanh đạm, giản dị và lặng lẽ cho đến ngày cuối đời, tránh xa mọi vinh hoa, phú quý. Đó là Đại tá tình báo Đinh Thị Vân. Em ngưỡng mộ, biết ơn những hy sinh cao cả của nữ anh hùng huyền thoại, thầm hứa sẽ cố gắng học tập để xứng đáng với những hy sinh ấy.
Anh hùng Đinh Thị Vân một người phụ nữ dũng cảm và kiên định, nữ tình báo nức tiếng của Việt Nam thời kỳ chống Pháp và Mỹ. Trong một thời kỳ lịch sử khó khăn đó, Đinh Thị Vân đã nổi lên như một biểu tượng của sự hy sinh và sự quyết tâm. Bà đã hy sinh hạnh phúc của bản thân, cưới vợ cho chồng để bản thân vững lòng cống hiến hết 100% sức lực cho tổ quốc. Trong suốt 5 năm bị bắt giữ và tra tấn dã man nhưng bà vẫn không hé răng nửa lời,bà đã nêu cao khí tiết “uy vũ bất năng khuất” của người cách mạng. Bà đã góp công rất lớn trong sự chiến thắng của các cuộc chiến. Đặc biệt, trong kế hoạch Mậu Thân 1968, lưới tình báo của bà đã đóng góp nhiều thông tin cho Bộ chỉ huy chiến dịch về sự bố phòng của Sài Gòn và sự hiểu biết của địch về kế hoạch của ta. Hành động can đảm và cống hiến hết mình của Đinh Thị Vân khi bà tham gia vào cuộc kháng chiến chống lại kẻ thù, không chỉ là một minh chứng cho sức mạnh tinh thần của con người mà còn là một lời nhắc nhở về trách nhiệm của mỗi người đối với quê hương. Sự hy sinh không tiếc nuối của bà, từ việc gác lại gia đình và con cái để tham gia vào cuộc chiến, đến việc đối mặt với nguy hiểm và tử thần, đều làm em kính phục và cảm phục. Bà là bông hồng thép - đại diện cho những người phụ nữ Việt Nam dũng cảm thời chiến. Câu chuyện về Đinh Thị Vân không chỉ là một câu chuyện lịch sử, mà còn là một nguồn cảm hứng lớn lao cho em trau dồi học tập, cống hiến tri thức, xây dựng đất nước phát triển để không phụ công lao hy sinh quên mình bảo vệ tổ quốc của bà cũng như các chiến sĩ dũng cảm khác.
Gạch dưới bộ phận vị ngữ trong câu sau:
Lương Định Của là một nhà nông học xuất sắc và là cha đẻ của nhiều giống cây trồng mới... Ông là người đầu tiên ứng dụng một cách sáng tạo các kĩ thuật canh tác của nước ngoài vào việc trồng lúa ở Việt Nam.
Gạch dưới bộ phận vị ngữ trong câu sau:
Mặt hồ lăn tăn gợn nước, óng ánh màu nắng. Những cơn gió lạnh nhẹ nhàng đưa sóng đánh vào bờ. Đàn vịt vẫn nhởn nhơ trôi... Cô bé cất tiếng cười giòn tan. Chuỗi cười lan lan theo sóng nước, vang đi thật xa.
Xếp các vị ngữ mà em tìm được ở bài tập 1 vào nhóm thích hợp:
a) Vị ngữ giới thiệu, nhận xét về sự vật được nêu ở chủ ngữ.
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
b) Vị ngữ kể hoạt động của sự vật được nêu ở chủ ngữ.
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
c) Vị ngữ miêu tả đặc điểm, trạng thái của sự vật được nêu ơ chủ ngữ.
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Quan sát hai bức ảnh đoàn tàu Thống Nhất và viết ba câu:
a) Một câu giới thiệu đoàn tàu.
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
b) Một câu kể hoạt động của người soát vé hoặc hành khách đi tàu.
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
c) Một câu miêu tả đặc điểm của đoàn tàu hoặc cảnh đẹp bên đường tàu.
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Nêu biểu hiện của lòng dũng cảm ở học sinh:
a) Khi thấy bản thân mình mắc lỗi:…………………………………………………...
b) Khi thấy bạn làm điều sai trái: :…………………………………………………..
c) Khi thấy cần bảo vệ lẽ phải: :…………………………………………………...
Xếp các từ dưới đây vào nhóm thích hợp:
gan dạ, anh hùng, anh dũng, hèn, hèn nhát, can đảm, nhát gan, can trường, nhút nhát, gan góc, bạo gan, quả cảm |
a) Từ có nghĩa giống với dũng cảm:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
b) Từ có nghĩa trái ngược với dũng cảm:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Vì sao “viên tướng” không đồng ý chui qua lỗ hổng dưới chân hàng rào? Đánh dấu ü vào ô trống trước ý đúng:
|
Vì “viên tướng” như vậy là hèn. |
|
Vì “viên tướng” cho rằng lỗ hổng dưới chân hàng rào quá nhỏ |
|
Vì “viên tướng” cho rằng chui qua lỗ hồng thì hàng rào sẽ đổ. |
|
Vì “viên tướng” là chỉ huy, không muốn nghe ý kiến của ai |
Ông Thức đã chấp nhận hi sinh để cứu đoàn tàu như thế nào? Gạch dưới những từ ngữ phù hợp:
Bất chấp nguy hiểm cho bản thân, ông Thức vội ghì chặt chiếc cần hãm khẩn cấp. Đoàn tàu trườn thêm một đoạn, đâm vào chiếc xe ben. Cú va đập khiến đầu tàu bẹp rúm, lật nghiêng. Người ta phải cắt khoang đầu máy mới kéo được ông Thức ra. Nhờ ông Thức liều mình ghì chặt cần hãm mà hơn 300 hành khách được bình an.
Tìm trong bài đọc Xả thân cứu đoàn tàu các phần sau: mở đầu, nội dung chính, kết thúc. Viết tiếp:
a) Phần mở đầu: từ đầu đến……………………
b) Phần nội dung chính: từ ………………. đến………………..
c) Phần kết thúc:………………………………………..
Nhờ đâu mà ông đã đạt được kết quả nghiên cứu sau lần thất bại đầu tiên? Khoanh tròn chữ cái trước các ý đúng:
a) Nhờ ông làm thí nghiệm ở tháp nghiêng Pi-sa nổi tiếng.
b) Nhờ ông phát hiện ra định luật về sức cản của không khí.
c) Nhờ ông không nản chí mà kiên trì làm đi làm lại thí nghiệm nhiều lần.
d) Nhờ ông nghĩ ra cách thả rơi hai hòn đá trong ống đã rút hết không khí.
Vì sao tác giả gọi “chú lính nhỏ" là “người chỉ huy dũng cảm"? Đánh dấu ü vào ô trống trước ý đúng:
|
Vì “chú lính nhỏ” dũng cảm nhận ra khuyết điểm của mình quyết tâm khắc phục hậu quả. |
|
Vì “chú lính nhỏ” tuy không phải chỉ huy nhưng đã dũng cảm như một người chỉ huy. |
|
Vì “chú lính nhỏ" tuy không làm giập hoa và đỗ hàng rào nhưng quyết khắc phục hậu quả do các bạn gây ra. |
|
Vì “chú lính nhỏ" quả quyết ra vườn trường sửa lại hàng rào và luống hoa, khiến cả đội đi theo như theo chỉ huy. |
Thí nghiệm của Ga-li-lê về tốc độ rơi của các vật cho thấy ông là người như thế nào? Khoanh tròn chữ cái trước các ý đúng:
a) Ông là người dũng cảm, biết nghi ngờ cả kết luận của một nhà bác học vĩ đại và kiên trì làm đi làm lại thí nghiệm cho đến khi hiểu rõ vấn đề.
b) Ông là người không tin tưởng vào kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học khác.
c) Ông là người không dễ bỏ cuộc, mà kiên trì làm đi làm lại thí nghiệm cho đến khi hiểu rõ vấn đề.
d) Ông là người chuyên nghiên cứu về tốc độ rơi của vật nặng so với vật nhẹ.
Bà Đinh Thị Vân làm nhiệm vụ gì? Khoanh tròn chữ cái trước các ý đúng:
a) Hoạt động bí mật trong vùng địch.
b) Hoạt động tình báo trong vùng địch.
c) Làm người bán hàng thêu ở Huế.
d) Làm người bán hàng rong ở Sài Gòn.
Các chiến sĩ trong bài thơ làm nhiệm vụ gì? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:
a) Lái xe đưa hàng hoá ra mặt trận cho bộ đội.
b) Lái xe đưa hàng hoá đến vùng bị thiên tai giúp dân.
c) Lái xe đưa hàng hoá đến vùng bị bệnh dịch giúp dân chống dịch.
d) Lái xe đưa hàng hoá lên vùng núi để cung cấp cho dân.