Viết một đoạn của bài văn tả người theo 1 trong 2 đề sau:
a) Tả hoạt động của một cô (chú) công an mà em quý mến.
b) Tả ngoại hình của một người thân trong gia đình.
Gợi ý
a) Tìm và sắp xếp ý cho đoạn văn
– Em sẽ tập trung miêu tả những hoạt động (hoặc đặc điểm) nào?
– Em miêu tả các hoạt động (hoặc đặc điểm) đó theo trình tự nào?
b) Cách viết
– Đoạn văn cần có mở đoạn, thân đoạn và có thể có kết đoạn.
– Cần nều được những hoạt động (hoặc đặc điểm) nổi bật của người được tả và thể hiện được tình cảm của em với người đó.
– Chú ý chọn từ ngữ phù hợp và sử dụng hình ảnh so sánh khi
miêu tả.
– Viết xong, cần đọc lại, sửa các lỗi về cấu tạo và nội dung đoạn văn, lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả,...
a) Em có thể chọn các đoạn văn trong những bài văn tham khảo dưới đây:
Ngày nào đi học em cũng thấy một chú cảnh sát giao thông đứng điều khiển xe cộ qua lại ở ngã tư gần trường. Nhờ có chú cảnh sát điều khiển mà dòng xe cộ di chuyển qua lại nhanh hơn, không bị tắc đường.
Chú cảnh sát giao thông mà em thường hay gặp có vóc người cao lớn, nước da bánh mật, khuôn mặt cương nghị và nhất là đôi mắt sáng, nhanh nhẹn. Chú mặc bộ quần áo ka ki màu vàng, đầu đội mũ kết dành cho cảnh sát giao thông có huy hiệu ngôi sao trên nền đỏ. Trên vai áo của chú có quân hàm là một gạch vàng và hai ngôi sao nhỏ hai bên. Chú đi đôi giày đen bóng và khẩu súng ngắn đeo bên hông càng làm tăng thêm vẻ oai phong, đĩnh đạc của người cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự đường phố. Ngày nào chú cảnh sát cũng đứng ở ngã tư gần trường em để làm nhiệm vụ. Chú đeo một chiếc còi và tay cầm một cây gậy ngắn để điều khiển xe. Theo từng nhịp chú thổi còi, vẫy tay để ra hiệu, các làn xe cộ lần lượt dừng lại, đi qua một cách có trật tự và nề nếp. Vào những buổi sáng đầu giờ và những buổi chiều tan ca là ngã tư thường đông đúc nhất. Chú phải làm việc rất vất vả. Có hôm em thấy lưng áo chú ướt đẫm mồ hôi mà chú vẫn liên tục thổi còi, vẫy tay bên trái, rồi bên phải, xoay người ra đằng sau, lùi lại, tiến lên để cho các phương tiện di chuyển được nhanh chóng và hiệu quả hơn. Trông chú khi ấy cứ như một nhạc trưởng thực thụ vậy. Có lần, em đã bắt gặp chú tận tình dẫn một bà cụ qua đường. Có lẽ bà già yếu nên trước dòng xe tấp nập, cụ không dám băng qua. Thấy vậy, chú đã ra hiệu cho các xe máy, ô tô dừng lại rồi đến bên đưa bà cụ qua đường. Hành động ấy của chú khiến ai đi đường lúc đó cũng cảm động và ngưỡng mộ. Họ đều vui vẻ dừng xe lại, chờ chú cảnh sát đưa bà cụ qua đường rồi mới đi theo sự chỉ dẫn của chú.
Em rất kính phục chú giao thông điều khiển xe cộ qua lại trên đường. Quả thật, nếu không có chú thì mọi người sẽ di chuyển nhốn nháo, không có trật tự, thậm chí sẽ tắc đường hơn nữa. Em cũng mơ ước sau này có thể trở thành một chú cảnh sát giao thông để giữ gìn an ninh trật tự cho đường phố như vậy.
b) Em có thể chọn các đoạn văn trong những bài văn tham khảo dưới đây:
Nếu được hỏi ai là người em yêu quý nhất, thì đó chính là người mẹ của em. Mẹ cho em cuộc sống quý giá, nuôi nấng em từng thuở lọt lòng. Mẹ như vầng trăng đêm khuya, ru em vào những giấc ngủ bình yên. Với em, hình ảnh của mẹ luôn khắc sâu trong tâm trí và trái tim của mình.
Mẹ năm nay đã ngoài ba mươi nhưng trông mẹ già hơn tuổi bởi mẹ vốn xuất phát từ một vùng quê nghèo khó, lại làm những công việc đồng áng, chân lấm tay bùn. Dáng hình mẹ nhỏ bé, mảnh khảnh đứng giữa cánh đồng tựa như một chấm nhỏ. Những lúc gồng mình đạp xe trong những cơn gió mạnh, mẹ như một chiếc lá mỏng manh. Lúc ấy, tấm lưng của mẹ còng mình vượt qua giông bão, của tự nhiên, của cuộc đời. Mẹ có gương mặt khá góc cạnh với hai gò má cao và lấm tấm tàn nhang. Nước da mẹ ngăm ngăm, thấm nhuần sự dãi dầu mưa nắng.
Nổi bật nhất trên gương mặt mẹ là đôi mắt bồ câu ẩn dưới hàng lông mi dài và cong. Trong đôi mắt ấy chất chứa tình yêu thương cho các con. Ánh mắt hiền từ nhìn chúng em ngủ ngon, ăn no, vui chơi. Ánh mắt nghiêm khắc khi chúng em mắc lỗi, không vâng lời. Cũng có lúc mắt mệt mỏi, thâm quầng vì những đêm mất ngủ, làm việc. Tuy nhiên, tình yêu và sự dịu dàng không bao giờ thôi hiện hữu trong thế giới ấy. Mỗi lần mẹ cười, những vết chân chim lại hằn in trên khóe mắt, vừa tươi trẻ, vừa xót xa. Mái tóc mẹ xơ xác dài đến ngang lưng. Nhiều khi mẹ còn không có thời gian chăm chút cho nó, chỉ buộc vội vàng rồi bắt tay vào công việc. Những tối quây quần cùng mẹ, em để ý thấy đã có những sợi tóc bạc thấp thoáng. Mẹ cười xòa bảo: "Mai bạc nhiều quá thì mẹ đi nhuộm".
Giọng mẹ có phần khàn khàn nhưng ấm áp. Mẹ có giọng hát cũng rất cuốn hút nhưng chẳng mấy khi thể hiện ra và cuộc sống mưu sinh cũng cuốn theo những niềm yêu thích của mẹ. Hiếm hoi lắm em mới thấy mẹ ngân nga vài câu hát dân gian, những bài hát ru mẹ đã nuôi chúng em. Bàn tay mẹ hao gầy, các ngón tay xương xẩu và thô ráp. Nhưng chính bàn tay ấy đã xoa lưng những lúc em khó ngủ, đã nấu những món ăn ngon, đã cấy biết bao mảnh ruộng... Bàn tay ấy xứng đáng là một bức tượng đài về tình yêu thương.
Thật tuyệt vời biết bao khi em được là con của mẹ. Trong trái tim em, mẹ là tuyệt nhất. Chẳng có gì có thể làm khó được mẹ. Chỉ cần có mẹ ở cạnh bên, em như có nguồn sức mạnh mãnh liệt, có thể vượt qua mọi khó khăn. Em cầu mong mẹ mãi luôn mạnh khỏe mạnh, yêu đời và hạnh phúc. Để ở bên cạnh em thật lâu, thật lâu.
Viết đoạn văn nêu ý kiến của em về việc học sinh cần kính trọng, biết ơn người lao động.
Viết bài văn tả bác bảo vệ (hoặc cô chú lao công, cô thủ thư,…) của trường em.
Ông Nguyễn Khoa Đăng
Nguyễn Khoa Đăng là một vị quan có tài xét xử và trị an, được dân mến phục. Một lần, ở chợ nọ, có người bán dầu bị mất tiền,. Bác bán dầu nghi ngờ một người đàn ông lấy cắp, nhưng người này ra sức chối cãi. Hai bên không ai chịu ai, bèn dắt nhau lên công đường. Nguyễn Khoa Đăng hỏi người đàn ông:
– Nhà ngươi có mang theo tiền không?
Người ấy đáp:
– Có ạ, nhưng đấy là tiền của tôi.
– Cứ đưa đây. Của ai rồi sẽ rõ.
Quan sai người múc một chậu nước, bảo người ấy bỏ tiền vào chậu. Một lúc sau, trong chậu nước có văng dầu nổi lên. Người đàn ông đành nhận tội.
Bấy giờ, trong nước có truông Nhà Hồ là nơi thường xảy ra nạn cướp. Triều đình cử Nguyễn Khoa Đăng đi dẹp nạn cướp ấy. Nguyễn Khoa Đăng sai chế một loại hòm gỗ to, cô khoa bên trong. Ông kén một số võ sĩ đem theo vũ khí ngồi vào hõm, rỗi sai quân lĩnh mặc quần áo dân thường khiêng những hôm ấy qua truồng. Ông lại cho người đánh tiếng có một vị quan lớn sắp đi qua truông, mang theo nhiều của cải quý. Bọn cướp rình lúc đoàn người đi qua của trường thì cướp, rồi hi hủng khiêng những hòm nặng ấy về tận sào huyệt. Bỗng những cái hòm bật mở toang, các võ sĩ bất ngờ xông ra đánh. Cùng lúc đó, phục binh của triều đình từ ngoài ùn ùn kéo vào đông như kiến, bọn cướp đành chấp tay xin tha mạng.
Bọn cướp ấy, Nguyễn Khoa Đăng đưa đi khai khẩn đất hoang ở biên giới. Ông lại cho dân đến lập làng xóm ở dọc hai bên trường, khiến vùng núi rừng vắng vẻ trở thành những xóm làng dân cư đông đúc, bình yên.
Theo NGUYỄN ĐỔNG CHI
Trong vụ kiện của người bán dầu, vì sao ông Nguyễn Khoa Đăng cho thả tiền vào chậu nước để tìm ra sự thật? Tìm ý đúng:
a) Vì nếu là tiền của người bán dầu thì tiền dính dầu, sẽ chìm xuống nước.
b) Vì nếu là tiền của người bán dầu thì tiền dính dầu, váng dầu sẽ nổi lên.
c) Vì nếu là tiền lấy cắp thì người lấy cắp sẽ không chịu thả xuống nước.
d) Vì nếu là tiền lấy cắp thì tiền không bị dnh dầu, sẽ nổi lên mặt nước.
Mỗi sự việc được kể trong bài đọc nói lên điều gì về ông Nguyễn Khoa Đăng?
Theo em việc ông Nguyễn Khoa Đăng đưa dân về sinh sống ở truông nhà Hồ có ý nghĩa như thế nào? Tìm các ý đúng:
a) Biến những vùng đất hoang ở biên giới thành vùng đất được khai khẩn.
b) Biến vùng rừng núi vắng vẻ thành xóm làng dân cư đông đúc, bình yên.
c) Biến vùng đó trở thành nơi dân cư đông đúc để cùng nhau giữ gìn an ninh.
d) Biến vùng đó trở thành nơi dân cư đông đúc để nạn cướp không thể tái diễn.
Sự việc bắt cướp đã nói lên điều gì về ông Nguyễn Khoa Đăng? Tìm các ý đúng:
a) Ông Nguyễn Khoa Đăng là một vị quan rất mưu trí.
b) Ông Nguyễn Khoa Đăng là một vị quan rất liêm khiết.
c) Ông Nguyễn Khoa Đăng có tài xét xử những vụ án rất phức tạp.
d) Ông Nguyễn Khoa Đăng có công bảo vệ cuộc sống yên bình cho dân.
Đặt một câu nói về thời tiết hôm nay ở địa phương em, trong đó có ít nhất một kết từ. Chỉ ra kết từ đó.
Tìm kết từ trong các đoạn văn, khổ thơ sau:
a) Hoa mai trổ từng chùm thưa thớt, không đơm đặc như hoa đào. Nhưng cành mai uyển chuyển hơn cành đào.
Theo sách Mùa xuân và phong tục Việt Nam
b) Chim, mây, nước và hoa đều cho rằng tiếng hót kì diệu của hoạ mi đã làm cho tất cả bừng tỉnh giấc.
VÕ QUẢNG
c)
Nếu hoa có ở trời cao
Thì bẫy ong cũng mang vào mặt thơm.
NGUYỄN ĐỨC MẬU
d)
Chấm lên mặt lá li ti
Ô hay, mưa bụi nói gì với cây?
Mà cành nảy lộc rồi đây
Cây thay áo mới xanh đầy sắc xuân.
NGUYỄN VĂN THẮNG
Viết đoạn văn giới thiệu một nhân vật mà em thích trong những câu chuyện em đã học ở học kì I.
Gợi ý
a) Một số câu chuyện em đã học
– Có nhân vật là thiếu nhi: Tôi học chữ, Rất nhiều Mặt Trăng, Lớp trưởng lớp tôi, Làm thủ công, Tấm bìa các tông, Ai có lỗi?,....
– Có nhân vật là người lớn: Sự tích dưa hấu, Hoàng tử học nghề, Cây phượng xóm Đông, Mồ Côi xử kiện, Người chăn dê và hàng xóm,...
b) Cách giới thiệu
– Đoạn văn giới thiệu cần có mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn.
– Cần nêu được những đặc điểm nổi bật của nhân vật và thể hiện được tình cảm của em với nhân vật đó.
– Viết xong, cần đọc lại, sửa các lỗi về cấu tạo và nội dung đoạn văn, lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả,..
Tình yêu thương của nhân vật “tôi” dành cho em bé được thể hiện qua những chi tiết nào?
Đọc và làm bài tập
Em tôi
Tôi chưa thấy đứa trẻ nào nghịch như bé Dũng, em tôi. Tôi làm gì, nó cũng học theo rồi phá đám. Bé loắt choắt mà chơi trò gì, nó cũng đòi thắng. Đã thế, cái gì nó cũng đòi phần hơn. Nhưng mấy chuyện đó, tôi chỉ thấy ngộ nghĩnh và càng làm cho em đáng yêu trong mắt tôi hơn. Tôi là anh mà.
Chiều qua, mẹ tôi mua về cho hai anh em hai chú gà. Dũng xí ngay con gà thấp tẻ, đủ lông đuôi, lông cánh. Còn tôi thì được con gà cổ trụi lông cổ.
Sáng nay, tôi ra bờ ao làng bắt châu chấu cho gà ăn. Dũng cũng đòi theo. Nhưng Dũng bề thế thì làm được gì. Rốt cuộc, tối phải cho hai con gà ăn chung. Không ngờ, gà của Dũng mổ nhanh như chóp, tranh hết cả phần của con gà cổ. Thế mà Dũng còn vỗ tay, reo hò. Tôi bảo: – Chiều nay, anh đi học. Ở nhà, em phải cho cả hai con cùng ăn đấy! Ý tôi là dặn Dũng cho gà ăn ngô thôi. Thế mà ở nhà, Dũng lại trốn mẹ đi về châu chấu, bị trượt chân rơi xuống ao, may mà có người cứu được. Về nhà, tôi mới biết tin, hốt hoảng chạy đến trạm y tế. May quá, Dũng đã khoẻ, đang nằm chờ mẹ đi làm thủ tục xuất viện.
Vừa thấy tôi, Dũng đã phàn nàn:
- Em... em... chẳng bắt được con châu chấu nào cả...
Tôi bóc một quả quýt đưa cho Dũng. Em lắc đầu rồi liếc nhìn quả, bánh trên chiếc bàn nhỏ:
– Cho anh cả đấy.
Ôi, bữa nay Dũng thảo thế! Vừa thương em vừa ân hận, tôi dặn nó:
– Từ nay, em không được ra bờ ao một mình nhé! Nguy hiểm lắm... Anh sẽ xin mẹ cho em tập bơi cùng anh...
– Thật hả anh?
Dũng hỏi mà như reo. Hai mắt nó bỗng sáng lên, nhìn tôi mãi...
THÁI CHÍ THANH