Câu hỏi:

15/10/2024 181

Đề bài: Em hãy viết một bản hướng dẫn làm một đồ chơi mà em thích (kèm theo một hình vẽ hoặc ảnh sưu tầm)

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Top 10 bài Bản hướng dẫn làm một đồ chơi mà em thích (kèm theo một hình vẽ hoặc ảnh sưu tầm) 2024 SIÊU HAY

TOP 10 mẫu Bản hướng dẫn làm một đồ chơi mà em thích (kèm theo một hình vẽ hoặc ảnh sưu tầm) (2024) SIÊU HAY (ảnh 1)

Bản hướng dẫn làm một đồ chơi mà em thích (kèm theo một hình vẽ hoặc ảnh sưu tầm) - Mẫu 1

Làm nhà từ hộp giấy cũ

Các bước thực hiện căn nhà như sau:

Bước 1: cắt thùng giấy ra thành các mảnh ghép nhỏ với kích thước phù hợp với 4 vách tường, 2 mái nhà.

Bước 2: cắt các lỗ để tạo cửa sổ và cửa nhà.

Bước 3: dùng thêm các mảnh trang trí như que tăm hay giấy thủ công để điểm tô cho căn nhà.

Bước 4: dán keo lại cố định, nếu thích, bạn có thể tạo thành nhà 2 tầng hoặc nhiều tầng, dùng que kem tạo nên các tường rào xung quanh.

Bản hướng dẫn làm một đồ chơi mà em thích (kèm theo một hình vẽ hoặc ảnh sưu tầm) - Mẫu 2

Chuẩn bị:

Giấy trắng

Đầu dùi, hồ dán, dao cắt giấy

Dây chỉ, dây dù, kim khâu.

Cách làm đồ chơi bằng giấy hình chú sứa xinh xắn:

Bước 1: Cắt giấy trắng thành những đoạn giấy nhỏ có độ dài 0,5 cm x 8cm.

Bước 2: Đục các lỗ nhỏ vào chính giữa mỗi mảnh giấy trắng vừa cắt ở bước 1

Bước 3: Dán keo cố định ở chính giữa, dán các đoạn giấy thành hình chữ thập.

Bước 4: Cố định lần lượt các đoạn trên với nhau một cách so le để được hình bông hoa

Bước 5: Mẹ cắt thêm 3 đoạn giấy có chiều dài 8cm x 0,5 cm, rồi dán thành vòng tròn cố định.

Bước 6: Quấn quanh tất cả phần tua tròn tạo từ bước 4 vào vòng tròn tại bước 5 để thành phần đầu của sứa.

Bước 7: Cắt đoạn giấy hình chữ nhật và dùng dao rọc giấy cắt phần dưới đoạn đầu khoảng 2 cm thành các đoạn tua nhỏ liền nhau

Bước 8: Dính các đoạn tua dưới với nhau, dùng kéo tạo độ xoăn và đục hai lỗ qua đầu rồi xuyên sợi dây qua đoạn tua trên.

Bước 9: Nối đoạn tua vừa thực hiện được lên thân hình chú sứa đã tạo ở bước 6, đính thêm 1 hạt cườm cố định phần trên đỉnh đầu dây. Và thế là mẹ đã tạo thành chú sứa siêu nhanh và xinh cho bé chơi.

Bản hướng dẫn làm một đồ chơi mà em thích (kèm theo một hình vẽ hoặc ảnh sưu tầm) - Mẫu 3

Chuẩn bị:

Giấy màu, giấy trắng

Kéo và bút

Cách làm đồ chơi bằng giấy hình con gà:

Bước 1: Vẽ lên giấy màu trắng các hình như phần hình 1 bên dưới. Sau đó, mẹ áp giấy màu vàng lên giấy trắng và cắt theo những hình đấy. Phần mỏ gà và phần đế dùng giấy màu cam cho đẹp hơn. Những chỗ vẽ nét đứt là hướng dẫn gấp giấy ngay tại đó.

Bước 2: Dán thành từng vòng tròn rồi dán nối với nhau

Bước 3: Dán mỏ, dán cánh như hình 2 bên dưới

Bước 4: Vẽ mắt hoặc dùng mắt thú bông dán lên là mẹ đã hoàn thành con gà cho bé rồi.

Bản hướng dẫn làm một đồ chơi mà em thích (kèm theo một hình vẽ hoặc ảnh sưu tầm) - Mẫu 4

1. Vật dụng làm mặt nạ Trung thu bằng giấy

  • Giấy bìa cứng nhiều màu
  • Kéo, bút vẽ, bút màu, băng keo hai mặt
  • Dây thun
  • Súng bắn keo

2. Cách làm mặt nạ Trung thu bằng giấy

Bước 1:

  • Hãy ước lượng kích thước gương mặt của bé để vẽ mặt nạ. Dùng bút chì vẽ mặt các con vật dễ thương lên giấy bìa màu.
  • Vẽ đường viền to, rõ để trông mặt con vật trông rõ hơn, sắc nét hơn.

Bước 2: Dùng bút chì màu để vẽ mắt, mũi, miệng,...để mặt nạ trông sinh động và đáng yêu hơn. Bạn hãy ướm thử mặt nạ lên mặt để xác định vị trí mắt, sau đó khoét rỗng làm mắt.

Bước 3: Dùng kéo cắt phần viền thừa, bạn phải cắt thật khéo léo để mặt nạ không bị cắt phải nhé!

Bước 4: Hãy đục 2 lỗ nhỏ ở hai bên mặt nạ sao cho đối xứng nhau. Sau đó bạn ướm thử lên đầu để luồn dây vào cho phù hợp.

Mẹo hay: Bạn có thể cắt thêm những chi tiết mắt, mũi, miệng để dán thêm vào mặt nạ cho sinh động hơn, đáng yêu hơn.

3. Thành phẩm: Mặt nạ bằng giấy có hình thù con vật đáng yêu, ngộ nghĩnh, nhiều màu sắc sẽ mang đến một đêm trăng rằm vui tươi, đáng nhớ.

Bản hướng dẫn làm một đồ chơi mà em thích (kèm theo một hình vẽ hoặc ảnh sưu tầm) - Mẫu 5

Hướng dẫn các bước làm chuông gió bằng cốc giấy

1. Chuẩn bị nguyên liệu

  • Nguyên liệu bao gồm: cốc giấy, ống hút, sợi dây, 4 chuông leng keng, nút kim loại, các loại hạt cỡ vừa và lớn, màu sơn, dây thép kim tuyến, kéo, dụng cụ đục lỗ.

2. Các bước thực hiện

  • Bước 1: Bạn sử dụng chiếc cốc giấy cắt thành chiều cao khoảng 5-7cm.
  • Bước 2: Được 4 hoặc nhiều lỗ đều cách nhau quanh miệng cốc giấy
  • Bước 3: Bạn sơn cốc giấy bằng những màu tùy ý thích của mình. Sau đó để đến khi khô
  • Bước 4: Có thể trang trí hoa văn và các chi tiết khác lên trên cốc giấy để tạo thêm độ bắt mắt.
  • Bước 5: Bạn cắt 4 hoặc nhiều dây dài khoảng 20 -25cm. Số lượng dây sẽ tương ứng với số lỗ trên cốc. Cắt thêm một đoạn dây khác dài hơn những đoạn trên khoảng 5cm. Sau đó buộc những chiếc chuông leng keng ở cuối mỗi đoạn dây.
  • Bước 6: Bạn cắt các đoạn ống hút dài khoản 2-3cm. Sau đó dùng sợi dây đã gắn chuông để xâu chuỗi ống hút và chuỗi hạt lạ với nhau.
  • Bước 7: Buộc mỗi đầu chuỗi hạt vào lỗ trên cốc
  • Bước 8: Bạn tiếp tục cắt một đoạn dây thép kim tuyến khoảng 15cm để tạo một vòng tròn nhỏ ở một đầu của dây. Sau đó buộc một đầu dây vào vòng trên dây kim tuyến và đầu kia và nút kim loại để tạo thành con lắc cho chuông gió.
  • Bước 9: Đục lỗi nhỏ ở giữa cốc giấy sau đó luồn dây kim tuyến qua bên trong và kéo hết cỡ. Là hoàn tất.

Bạn có thể treo chiếc chuông gió ở những nơi có thể đón gió nhẹ. Một chiếc chuông gió mới lạ mà bạn không cần phải bỏ tiền mua.

Bản hướng dẫn làm một đồ chơi mà em thích (kèm theo một hình vẽ hoặc ảnh sưu tầm) - Mẫu 6

Chuẩn bị:

  • Giấy hình vuông màu xanh 20 cm x 20 cm

Cách làm đồ chơi bằng giấy hình con ếch đơn giản nhất:

  • Bước 1: Gấp đôi tờ giấy từ trên xuống dưới và từ trái sang phải sao cho tạo thành 2 đường chéo trên giấy.

  • Bước 2: Sau đó lấy cạnh bên trái và bên phải đồng thời gấp vào giữa. Các mẹ sẽ được hình tam giác.

  • Bước 3: Gập cạnh bên phải vừa gấp lên đỉnh. Sau đó làm tương tự cho cạnh bên trái.

  • Bước 4: Gập cạnh bên trái vào mép đường chính giữa. Sau đó làm tương tự cho cạnh bên trái.

  • Bước 5: Sau đó lấy cạnh đáy gấp lên sát mép với hình tam giác ở trên. Sau khi gấp xong, vuốt cạnh ra và gập hai đỉnh xuống để tạo chân sau cho con ếch.

  • Bước 6: Lấy cạnh đáy này gấp thẳng lên đỉnh, tiếp tục gấp xuống để tạo thành hình con ếch. Cuối cùng, sau các bước gấp, mẹ vẽ thêm mắt, mũi cho ếch xanh nhé. Vậy là đã có chú ếch cho bé chơi.

Bản hướng dẫn làm một đồ chơi mà em thích (kèm theo một hình vẽ hoặc ảnh sưu tầm) - Mẫu 7

Chuẩn bị:

  • Vỏ chai nước ngọt bất kỳ
  • Dao rọc giấy
  • Kéo
  • Bút dạ đen
  • Keo dùng để dán nhựa
  • Giấy màu
  • Sơn acrylic hoặc màu nước.

Cách làm Ống heo đáng yêu bằng chai nhựa:

  • Bước 1: Vẽ hình chiếc lá lên giấy màu rồi cẩn thận cắt rời để làm tai cho chú heo.
  • Bước 2: Dùng bút dạ đen đánh dấu 2 đường kẻ trên thân chai nước ngọt, 1 đường để chia chai nước làm đôi, đường thứ 2 là chia đôi phần đáy của chai nước.
  • Bước 3: Cắt dọc 2 đường đã vẽ bằng dao rọc giấy, phần nhựa thừa lại giữa 2 đường bút thì bỏ đi.
  • Bước 4: Dán phần đầu và phần đáy chai lại với nhau và cố định bằng keo dán.
  • Bước 5: Chờ keo khô hoàn toàn thì dùng dao khoét một hình chữ nhật nhỏ trên thân của chai nước sao cho có thể nhét tiền vào trong ống heo.
  • Bước: Dùng màu nước hoặc sơn tô màu tùy thích cho ống heo. Màu khô, vẽ mắt, mũi và gắn tai cho chú heo là quá trình làm đồ chơi bằng chai nhựa cho bé đã hoàn thành.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Đề bài: Viết đoạn văn ngắn (4-5 câu) về một phát minh hoặc sáng chế mà em biết qua truyện Lửa thần hoặc bài đọc Sáng tạo vì cuộc sống.

Xem đáp án » 15/10/2024 356

Câu 2:

Đề bài: Giới thiệu một câu chuyện đã đọc ở nhà về các phát minh, sáng chế.

Xem đáp án » 15/10/2024 346

Câu 3:

Đề bài: Thuật lại một cuộc thi thể thao (hoặc một buổi biểu diễn nghệ thuật).

Xem đáp án » 15/10/2024 341

Câu 4:

Tìm đọc thêm ở nhà:

- 2 câu chuyện (hoặc 1 bài thơ, 1 câu chuyện) về các phát minh, sáng chế.

- 1 bài văn (báo cáo) miêu tả hoặc cung cấp thông tin về nội dung trên.

Xem đáp án » 20/07/2024 256

Câu 5:

Thuật lại một cuộc thi thể thao (hoặc một buổi biểu diễn nghệ thuật) mà em được xem.

Thuật lại một cuộc thi thể thao (hoặc một buổi biểu diễn nghệ thuật) mà em được xem. (ảnh 1)

Xem đáp án » 20/07/2024 255

Câu 6:

* Nội dung chính Vòng quanh trái đất: Bài đọc kể về cuộc thám hiểm vòng quanh trái đất của Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm của mình, cuộc thám hiểm này đã đem lại đã khai quật được rất nhiều phát hiện mới mẻ trên thế giới.

Vòng quanh trái đất

Đoàn thám hiểm của Ma-gien-lăng được giao nhiệm vụ gì? (ảnh 1)

Ngày 20-9-1519, từ cảng Xê-vi-la nước Tây Ban Nha, có năm chiến thuyền lớn giong buồm ra khơi. Đó là hạm đội do Ma-gien-lăng chỉ huy, với nhiệm vụ khám phá con đường trên biển dẫn đến những vùng đất mới.

Vượt Đại Tây Dương, Ma-gien-lăng cho đoàn thuyền đi dọc theo bờ biển Nam Mỹ. Tới gần mỏm cực nam thì phát hiện một eo biển dẫn tới một đại dương mênh mông. Thấy sóng yên biển lặng, Ma-gien-lăng đặt tên cho đại dương mới tìm được là Thái Bình Dương.

Thái Bình Dương bát ngát, đi mãi chẳng thấy bờ. Thức ăn cạn, nước ngọt hết sạch. Thuỷ thủ phải uống nước tiểu, ninh nhừ giày và thắt lưng da để ăn. Mỗi ngày có vài ba người chết phải ném xác xuống biển. May sao, gặp một hòn đảo nhỏ, được tiếp tế thức ăn và nước ngọt, đoàn thám hiểm ổn định được tinh thần.

Đoạn đường từ đó có nhiều đảo hơn. Không phải lo thiếu thức ăn, nước uống nhưng lại nảy sinh những khó khăn mới. Trong một trận giao tranh với dân đảo Mác-fan, Ma-gien-lăng đã bỏ mình, không kịp nhìn thấy kết quả công việc mình làm.

Những thuỷ thủ còn lại tiếp tục vượt Ấn Độ Dương tìm đường trở về châu Âu. Ngày 8-9-1522, đoàn thám hiểm chỉ còn một chiếc thuyền với mười tám thuỷ thủ trở về Tây Ban Nha.

Chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế giới của hạm đội Ma-gien-lăng kéo dài 1083 ngày, mất bốn chiếc thuyền lớn với gần hai trăm người bỏ mạng dọc đường. Nhưng đoàn thám hiểm đã hoàn thành sứ mạng, khẳng định Trái Đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và nhiều vùng đất mới.

Theo Trần Diệu Tần và Đỗ Thái

Đoàn thám hiểm của Ma-gien-lăng được giao nhiệm vụ gì?

Xem đáp án » 20/07/2024 247

Câu 7:

Đề bài: Viết một đoạn văn ngắn (4 - 5 câu) giới thiệu về gia đình em, trong đó có tên trường mà anh (hoặc chị, em) của em đang học và tên cơ quan, doanh nghiệp mà bố mẹ (hoặc người thân khác) của em đang làm việc.

Xem đáp án » 15/10/2024 247

Câu 8:

Đề bài: Dựa vào dàn ý đã lập, viết bài văn theo 1 trong 2 đề sau:

1. Thuật lại một tiết học ( hoặc một buổi tham quan) của lớp em.

2. Thuật lại một cuộc thi thể thao (hoặc buổi biểu diễn nghệ thuật) mà em được xem.

Xem đáp án » 23/07/2024 210

Câu 9:

Những chi tiết ở đoạn 2 nói lên điều gì về bác sĩ Tôn Thất Tùng?

Xem đáp án » 20/07/2024 204

Câu 10:

Viết lại những tên riêng sau cho đúng:
- Trường tiểu học Nam Thành Công
- trường Trung học cơ sở Trần Văn Ơn
- Phòng giáo dục và đào tạo quận Ba Đình
- Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Nam Định
- Hội khuyến học tỉnh Hưng yên
- hội Chữ thập đỏ Việt Nam
- Quỹ bảo vệ Môi trường Việt Nam
- quỹ nhi đồng Liên hợp quốc

Xem đáp án » 20/07/2024 202

Câu 11:

* Nội dung chính Một trí tuệ Việt Nam: Bài đọc kể về bác sĩ Tôn Thất Tùng và những công lao mà ông đã mang lại cho ngành y Việt Nam.

Một trí tuệ Việt Nam

Thời trai trẻ, bác sĩ Tôn Thất Tùng đã dành trọn tâm huyết cho con đường mình chọn như thế nào? (ảnh 1)

Tôn Thất Tùng sinh ra trong một gia đình quan lại nhưng chọn con đường làm bác sĩ. Thời trai trẻ của ông trôi qua trong bốn bức tường bệnh viện. Miệt mài suốt bốn năm trong các phòng mổ xác, Tôn Thất Tùng đã mổ và nghiên cứu hơn 200 lá gan. Kết quả lao động ấy đã giúp ông hoàn thành một công trình về gan, được Trường Đại học Pa-ri tặng Huy chương Bạc. Đến năm 1939, Tôn Thất Tùng đề xuất một phương pháp cắt gan mới. Công trình được gửi sang Viện Hàn lâm Phẫu thuật Pa-ri nhưng không được hoan nghênh vì nó quá mới.

Kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ, bác sĩ Tôn Thất Tùng rời Hà Nội lên chiến khu. Những lần bị giặc càn quét, nhà cửa, tài sản của ông bị đốt trụi nhưng bộ đồ mổ thì không suy suyển. Vừa dạy học để đào tạo cán bộ y tế, vừa cầm dao mổ, ông luôn có mặt trong các trạm phẫu thuật tiền phương của nhiều chiến dịch lớn.

Hoà bình lập lại, ông làm Giám đốc Bệnh viện Phủ Doãn. Năm 1958, ông thực hiện thành công ca mổ tim đầu tiên ở Việt Nam. Ông cũng là người đặt nền móng cho khoa mổ sọ não. Năm 1963, ông hoàn thiện và giới thiệu phương pháp cắt gan của mình. Phương pháp này được ghi vào một số từ điển y khoa quốc tế với tên gọi “phương pháp Tôn Thất Tùng”.

Với những cống hiến xuất sắc của mình, bác sĩ Tôn Thất Tùng đã được tặng danh hiệu Anh hùng Lao động và Giải thưởng Hồ Chí Minh. Ông cũng là một trong mười hai người trên thế giới và là người duy nhất ở Việt Nam được Viện Hàn lâm Phẫu thuật Pa-ri tặng Huy chương Phẫu thuật Quốc tế.

Theo Linh Quang

Thời trai trẻ, bác sĩ Tôn Thất Tùng đã dành trọn tâm huyết cho con đường mình chọn như thế nào?

Xem đáp án » 21/07/2024 201

Câu 12:

Quan sát các hình ảnh dưới đây và nêu nhận xét:

a, Nêu những điều em quan sát được ở mỗi hình ảnh.

b, Qua các hình ảnh, em nhận thấy đời sống của loài người đã thay đổi như thế nào theo thời gian?

Quan sát các hình ảnh dưới đây và nêu nhận xét:   a, Nêu những điều em quan sát được ở mỗi hình ảnh. b, Qua các hình ảnh, em nhận thấy đời sống của loài người đã thay đổi như thế nào theo thời gian? (ảnh 1)

Xem đáp án » 07/07/2024 193

Câu 13:

Câu chuyện giúp em hiểu gì về các nhà thám hiểm

Xem đáp án » 20/07/2024 184

Câu 14:

Thảo luận:

a, Qua câu chuyện trên, em hình dung người xưa lấy lửa từ đâu?

b, Theo em, khi không lấy được lửa từ thiên nhiên, người ta làm cách nào để có lửa?

c, Lửa thay đổi cuộc sống của con người như thế nào?

Xem đáp án » 16/07/2024 178

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »