Văn hoá truyền thống Ấn Độ ảnh hưởng rõ nét nhất ở khu vực nào?
Đáp án C
Lý thuyết Văn minh Ấn Độ
1. Điều kiện tự nhiên và dân cư
a. Điều kiện tự nhiên
- Ấn Độ là một bán đảo rộng lớn nằm ở Nam Á, ba một giáp biển, thuận lợi cho giao thương và giao lưu văn hoá.
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiều vùng khô nóng nhưng cũng có vùng ẩm mát.
- Phía bắc là khu vực đồi núi, có dãy Hi-ma-lay-a, nơi khởi nguồn của những con sông lớn.
- Đồng bằng hạ lưu có thung lũng sông Ấn và lưu vực sông Hằng - nơi phát tích của những trung tâm văn minh.
- Khu vực phía nam có cao nguyên Đề-can, được xem là vùng đất cổ xưa nhất, tạo dựng nên những giá trị văn minh riêng biệt của các dân tộc Đra-vi-đa.
b. Dân cư
- Cư dân bản địa sinh sống trên lưu vực sông Ấn.
- Khoảng từ thiên niên kỉ III đến thiên niên kỉ II TCN, họ đã xây dựng nền văn minh đầu tiên với dấu tích được khai quật ở Mô-hen-giô Đa-rô và Ha-ráp-pa. Vì thế, họ cũng được gọi là người Ha-ráp-pan.
- Khoảng giữa thiên niên kỉ II TCN, người A-ri-a gốc từ I-ran xâm nhập, chinh phục và làm chủ vùng Bắc Ấn. Phía nam chủ yếu là tộc người Đra-vi-đi-an.
- Trong các thời kì sau, người Hy Lạp, Hung Nô, A-rập,... cũng đến Ấn Độ cư trú, tạo nên quá trình hỗn chủng và sự đa dạng về tộc người.
Dấu tích thành Mô-hen-giô Đa-rô
2. Điều kiện kinh tế
- Nông nghiệp:
+ Từ thời cổ đại, ở Ấn Độ đã phát triển ngành nông nghiệp dựa trên kĩ thuật canh tác (sử dụng cày, sức kéo) và hệ thống thuỷ lợi (đào mương, đáp đập).
+ Cư dân biết trồng nhiều loại cây (lúa mì, lúa mạch, đậu, kê, bông,...) và chăn nuôi gia súc, gia cầm.
- Thủ công nghiệp: sớm xuất hiện với các nghề như luyện kim, gốm, dệt, chế biến hương liệu,…
Một số loại hương liệu của Ấn Độ
- Thương nghiệp:
+ Giao thương trong và ngoài nước phát triển, thống nhất về đơn vị đo lường.
+ Thương nhân Ấn Độ ngay từ thời cổ - trung đại đã nổi tiếng giỏi buôn bán ở các thị trường châu Á và phương Tây.
+ Các mặt hàng nổi tiếng của Ấn Độ là nông sản, hương liệu, sản phẩm thủ công,…
3. Tình hình chính trị - xã hội
- Thiên niên kỉ III TCN, Ấn Độ đã hình thành nhà nước, có trung tâm đô thị và thành luỹ kiên cố (Mô-hen-giô Đa-rô và Ha-ráp-pa).
- Từ giữa thiên niên kỉ II đến giữa thiên niên kỉ I TCN: thời kì văn minh sông Hằng của người A-ri-a, còn gọi là thời kì Vê-đa.
- Khoảng thế kỉ VI TCN đến thế kỉ IV: các quốc gia cổ đại và các vương triều được thành lập.
- Từ thế kỉ IV: chế độ phong kiến xác lập và phát triển thịnh đạt ở giai đoạn vương triều Hồi giáo Mô-gôn.
Vua A-cơ-ba là vị vua vĩ đại của Vương triều Mô-gôn
- Thời kì trung đại ở Ấn Độ kết thúc với sự xâm lược và cai trị của thực dân Anh (giữa thế kỉ XIX).
Xem thêm một số kiến thức liên quan:
Lý thuyết Lịch sử 10 Bài 8: Văn minh Ân Độ cổ - trung đại
Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 8: Văn minh Ân Độ cổ - trung đại
Loại hình kiến trúc tiêu biểu cho kiến trúc Hin-đu (Hindu) giáo ở Ấn Độ là
Tư tưởng tôn giáo nào là cơ sở cho sự phân biệt đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ cổ đại?
Phát minh chữ số tự nhiên và số 0 là thành tựu của quốc gia nào sau đây?
Khoảng thế kỉ VI TCN, tôn giáo nào ra đời ở Ấn Độ có ảnh hưởng đến Đông Nam Á?
Cái gì không có ở ..................................... thì không thể có ở Ấn Độ.
Em hãy giải ô chữ hàng ngang dựa theo những gợi ý dưới 1 đây và tìm ô chữ chủ.
- Câu 1 (có 5 chữ cái): Đất nước được xem là "tặng phẩm của sông Nin”.
- Câu 2 (có 8 chữ cái): Con sông linh thiêng của người Ấn Độ.
- Câu 3 (có 7 chữ cái): Dãy núi chia đội Ấn Độ thành hai miền Nam - Bắc.
- Câu 4 (có 9 chữ cái): Di sản văn hoá thế giới cổ đại duy nhất còn nguyên vẹn đến ngày nay.
- Câu 5 (có 7 chữ cái): Chế độ xã hội cổ truyền khắc nghiệt của Ấn Độ gắn với Bà La Môn giáo.
- Câu 6 (có 4 chữ cái): Dòng sông là trái tim của Ai Cập.
- Câu 7 (có 7 chữ cái): Tôn giáo Cổ xưa nhất của Ấn Độ, ra đời từ thiên niên kỉ I TCN.
- Câu 8 (có 7 chữ cái): Chữ số đặc biệt nhất trong dãy số tự nhiên của Ấn Độ.
Ô CHỮ CHỦ: Tôn giáo của Ấn Độ, có ảnh hưởng sâu sắc đến khu vực Đông Á là ..............................................................................................................................................
Công trình nào dưới đây tiêu biểu cho kiến trúc Phật giáo của Ấn Độ?
Chữ Phạn được hoàn thiện và phổ biến dưới thời Gúp-ta (Gupta) đã ảnh hưởng sâu sắc thế nào đối với sự lan toả của nền văn minh Ấn Độ?
Giá trị ưu việt và tính nhân văn của văn minh Ấn Độ thể hiện qua việc lan toả giá trị văn minh bằng con đường
Phân tích mối quan hệ giữa tôn giáo với các thành tựu văn minh trong lịch sử Ấn Độ cổ - trung đại.
Những lĩnh vực nào dưới đây của văn hoá truyền thống Ấn Độ được truyền bá ra bên ngoài?