Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử giống và khác nhau như thế nào? Dựa vào kiến thức đã học, hãy nêu ví dụ và giải thích.
* So sánh và đưa ra ví dụ về hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử
|
Hiện thực lịch sử |
Nhận thức lịch sử |
Giống nhau |
- Đều cho biết về những gì đã diễn ra trong quá khứ |
|
Khác nhau |
- Hiện thực lịch sử chỉ có một |
- Nhận thức lịch sử rất đa dạng, phong phú (cùng một hiện thực lịch sử nhưng có thể có nhiều nhận thức khác nhau). |
- Không thể thay đổi theo thời gian |
- Có thể thay đổi theo thời gian |
|
- Tồn tại khách quan, độc lập, ngoài ý muốn của con người |
- Mang tính chủ quan và phụ thuộc vào hiện thực lịch sử. |
|
- Hiện thực lịch sử có trước nhận thức lịch sử. |
- Nhận thức lịch sử xuất hiện sau hiện thực lịch sử. |
|
Ví dụ |
- 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc “Tuyên ngôn độc lập” khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa |
- Về thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam, đa số quan điểm cho rằng đây là kết quả của sự kết hợp những điều kiện chủ quan và khách quan thuận lợi. - Tuy nhiên, cũng có những quan điểm, nhận thức khác về sự kiện này, như một số sử gia phương Tây cho rằng Cách mạng tháng Tám là một cuộc “cách mạng ăn may”… |
Lịch sử là quá khứ, vậy hiện thực lịch sử có phải là quá khứ không? Dựa vào kiến thức đã học, hãy giải thích.
Trên cơ sở sưu tập các sử liệu và giới thiệu một di tích lịch sử ở địa phương em, hãy phân loại, đánh giá để xác định độ tin cậy và giá trị thông tin của các nguồn sử liệu ấy.
Sách thẻ tre giúp em nhận thức được điều gì về lịch sử (ghi chép, giấy viết,…)?
Lịch sử được con người nhận thức như thế nào (lấy ví dụ từ câu chuyện Con ngựa gỗ thành Tơ-roa)?
Qua câu danh ngôn “Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống” của Xi-xê-rô, em hiểu thế nào về chức năng, nhiệm vụ của Sử học?
Hình 1.1 và Hình 1.2 khác nhau như thế nào? Chúng giúp em biết gì về hiện thực lịch sử?
Hai phương pháp cơ bản của Sử học (phương pháp lịch sử và phương pháp logic) giống và khác nhau như thế nào?