Đáp án: A
Sinh vật tham gia vào quá trình phá huỷ đá. Chất hữu cơ trong đất phụ thuộc rất nhiều vào sự xuất hiện của sinh vật tác động vào quá trình hình thành đất. Xác của sinh vật phân huỷ sẽ cung cấp chất dinh dưỡng cho đất. Ngoài ra, sinh vật còn ngăn chặn xói mòn, rửa trôi đất -> Tác động quan trọng nhất của sinh vật đối với việc hình thành đất là cung cấp chất hữu cơ.
Lý thuyết Vi sinh vật
Vi sinh vật (tiếng Anh: microorganism, hay microbe) là một sinh vật có kích thước siêu nhỏ, có thể tồn tại ở dạng đơn bào hoặc một tập hợp tế bào.
Đặc điểm của vi sinh vật là:
+ Kích thước rất nhỏ bé, thường được đo bằng micromet;
+ Hấp thu nhiều và chuyển hóa nhanh;
+ Sinh trưởng nhanh và phát triển mạnh so với các sinh vật khác;
+ Năng lực thích ứng mạnh, dễ phát sinh biến dị;
+ Chủng loại nhiều: Số lượng và chủng loại vi sinh vật thay đổi theo thời gian. Có khoảng trên 100.000 loài vi sinh vật, bao gồm 69.000 loài nấm, 30.000 loài động vật nguyên sinh, 1.200 loài vi tảo, 2.500 loài vi khuẩn lam, 1.500 loài vi khuẩn, 1.200 loài virus và Rickettsia. Đặc biệt, do tính chất dễ phát sinh đột biến nên số lượng loài vi sinh vật được tìm thấy ngày càng tăng. Ví dụ như nấm: Trung bình mỗi năm bổ sung thêm khoảng 1.500 loài mới;
+ Phân bố rộng: Vi sinh vật phân bố ở khắp mọi nơi trên trái đất, ngay cả ở những điều kiện khắc nghiệt nhất như miệng núi lửa, Nam cực, đáy đại dương,...
- Có thể phân loại các nhóm vi sinh vật dựa trên lợi ích của chúng như sau:
+ Vi sinh vật có lợi: Vi sinh vật có lợi có trong thực phẩm, đường ruột hoặc vi sinh vật có lợi cho cây trồng;
+ Vi sinh vật có hại: Các loại vi sinh vật gây bệnh cho người, vật nuôi, cây trồng,...
Nguyên nhân chính làm cho các hoang mạc lớn trên thế giới thường phân bố ở khu vực cận chí tuyến là do
Nhận định nào sau đây đúng với hoạt động của các nhân tố hình thành đất?