Vai trò chính của quá trình bài tiết?
A. Làm cho môi trường trong cơ thể ổn định
B. Thanh lọc cơ thê, loại bỏ chất dinh dưỡng dư thừa
C. Đảm bảo các chất dinh dưỡng trong cơ thể luôn được đổi mới
D. Giúp giảm cân.
Đáp án A
Giải thích:
Bài tiết làm cho môi trường trong cơ thể được ổn định, không bị nhiễm độc.
Lý thuyết Hệ bài tiết
1. Chức năng của hệ bài tiết
- Chức năng của hệ bài tiết: Hệ bài tiết có chức năng lọc và thải ra môi trường ngoài các chất cặn bã do tế bào tạo ra trong quá trình trao đổi chất và các chất có thể gây độc cho cơ thể.
- Các cơ quan bài tiết chủ yếu: phổi (thải khí carbon dioxide, hơi nước), da (thải mồ hôi) và thận (lọc máu thải nước tiểu). Trong đó, thận thải tới 90% sản phẩm bài tiết nên có vai trò rất quan trọng.
2. Cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu
- Cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu: Hệ bài tiết nước tiểu của người gồm hai quả thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái. Trong đó, cơ quan quan trọng nhất là thận.
Cơ quan trong hệ bài tiết |
Chức năng |
Hai quả thận |
Có chức năng lọc máu và hình thành nước tiểu. |
Ống dẫn nước tiểu |
Có vai trò dẫn nước tiểu từ thận đến bóng đái. |
Bóng đái |
Có vai trò tích trữ nước tiểu. |
Ống đái |
Có vai trò đưa nước tiểu từ bóng đái ra ngoài cơ thể. |
- Cấu tạo của thận:
+ Các bộ phận chủ yếu của thận gồm: bể thận, phần vỏ, phần tủy, cầu thận, ống góp, động mạch đến, động mạch đi.
+ Mỗi quả thận có khoảng 1 triệu đơn vị chức năng. Mỗi đơn vị chức năng được cấu tạo từ ống thận và cầu thận. Cầu thận là một búi mao mạch dày đặc, bám sát vào mao mạch là màng lọc có các lỗ nhỏ đường kính từ 30 Å đến 40 Å. Bao ngoài cầu thận là một túi gọi là nang cầu thận.
Xem thêm một số kiến thức liên quan:
Người ta dựa vào hiện tượng co nguyên sinh và phản co nguyên sinh của tế bào thực vật để: