Trong bản vẽ biểu diễn hình trụ của Hình 5.
a) Khoảng cách giữa hai đường gióng nào cho ta biết chiều cao của hình trụ?
b) Khoảng cách giữa hai đường gióng nào cho ta biết độ dài đường kính đáy của hình trụ?
c) Nêu cách xác định điểm M3 biểu diễn tâm M của đáy trên hình chiếu bằng khi biết các điểm M1 và M2 biểu diễn M trong hình chiếu đứng và hình chiếu cạnh.
Gọi d1, d2, d3, d4, d5 là các đường gióng của bản vẽ (như hình vẽ).
a) Khoảng cách giữa hai đường gióng d1 và d2 cho ta biết chiều cao của hình trụ.
b) Khoảng cách giữa hai đường gióng d3 và d4 cho ta biết độ dài đường kính đáy của hình trụ.
c) Gọi OT là đường phân giác của bản vẽ (như hình vẽ).
– Phác họa đường gióng d5 qua M1 và song song với d3.
– Phác họa đường gióng qua M2 và song song với d3, đường gióng này cắt OT tại M0.
– Phác họa đường gióng d6 qua M0 và song song với M1M2.
Giao điểm của d5 và d6 là điểm M3 cần tìm.
Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng đối với phép chiếu vuông góc?
A. Bảo toàn tính song song của các cạnh của vật chiếu.
B. Bảo toàn diện tích các mặt của vật chiếu.
C. Bảo toàn góc giữa các cạnh của vật chiếu.
D. Bảo toàn kích thước các cạnh của vật song song với mặt phẳng chiếu.
Vẽ hình chiếu vuông góc của vật thể có hình biểu diễn như Hình 4.
Tính thể tích của cái nêm có hình chiếu trục đo vuông góc đều trong Hình 2, cho biết khoảng cách giữa hai chấm biểu diễn độ dài thật 1 dm.
A. 36 dm3.
B. 24 dm3.
C. 18 dm3.
D. 9 dm3.
Vẽ hình chiếu vuông góc của vật thể có hình chiếu trục đo được cho trong Hình 6.
Lập bản vẽ kĩ thuật trên khổ giấy A4 gồm ba hình chiếu và các kích thước của chi tiết cơ khí “Giá chữ L” có hình chiếu trục đo như Hình 8. Cho biết hình thoi biểu diễn một hình vuông có cạnh 10 mm.
Đọc bản vẽ kĩ thuật trong Hình 9.
– Cho biết tên gọi của bản vẽ và tỉ lệ.
– Liệt kê các loại hình chiếu đã sử dụng.
– Liệt kê kích thước ba chiều của vật và kích thước khối hình học tạo thành.
Mô tả nào sau đây đúng với hình, khối có hai hình chiếu vuông góc ở Hình 1?
A. Hình chóp cụt.
B. Hình lăng trụ.
C. Hình nón.
D. Hình nón cụt.
Đọc bản vẽ kĩ thuật trong Hình 7.
– Cho biết tên gọi của bản vẽ và tỉ lệ.
– Liệt kê các loại hình chiếu đã sử dụng.
– Liệt kê kích thước ba chiều của vật và kích thước khối hình học tạo thành.
Hình, khối nào không được sử dụng để thiết kế chi tiết “đế đứng” có hình biểu diễn trong Hình 3.
A. Lăng trụ.
B. Hình hộp.
C. Hình chóp.
D. Hình trụ.
Số đo ba góc trục đo của hình chiếu trục đo vuông góc đều bằng nhau và bằng
A. 60°.
B. 90°.
C. 120°.
D. 135°.
Khẳng định nào sau đây là đúng với ba hệ số biến dạng p, q, r của hình chiếu trục đo vuông góc đều?
A. p = q ≠ r.
B. p = q ≠ r.
C. q = r ≠ p.
D. p = q = r.