Trên Trái Đất có ngày và đêm là nhờ vào
A. Trái Đất hình khối cầu tự quay quanh trục và được Mặt Trời chiếu sáng.
B. Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng và luôn tự quay xung quanh Mặt Trời.
C. Trái Đất được chiếu sáng toàn bộ và có hình khối cầu tự quay quanh trục.
D. Trái Đất hình khối cầu quay quanh Mặt Trời và được Mặt Trời chiếu sáng.
Đáp án đúng là: A
Trái đất trong hệ mặt trời
- Là hành tinh thứ ba tính từ Mặt Trời.
- Khoảng cách: Trung bình từ Trái Đất đến Mặt Trời là:149,6 triệu km.
- Chuyển động: Quay quanh Mặt Trời và tự quay quanh trục.
- Các hệ quả địa lí trên Trái Đất.
Do có hình khối cầu, nên Trái Đất luôn được Mặt Trời chiếu sáng một nửa còn một nửa chưa được chiếu sáng, sinh ra ngày và đêm. Trái Đất không đứng yên mà luôn tự quay quanh một trục tưởng tượng đi qua hai cực Bắc và Nam, dẫn đến tất cả mọi nơi trên bề mặt Trái Đất đều lần lượt được Mặt Trời chiếu sáng rồi lại lần lượt chìm trong bóng tối, gây nên hiện tượng ngày đêm luân phiên.
Xem thêm kiến thức liên quan:
Giờ địa phương giống nhau tại các địa điểm cùng ở trên cùng một
Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất không phải là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng
Hiện tượng nào sau đây là hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất?
Hiện tượng nào sau đây là hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất?
Khoáng vật được hình thành do kết quả của quá trình nào sau đây?
Dựa vào tiêu chí nào sau đây để phân chia vỏ Trái Đất thành vỏ lục địa và vỏ đại dương?