Để tính giờ địa phương, cần căn cứ vào
A. độ cao, độ to nhỏ của Mặt Trời ở nơi đó.
B. ánh nắng nhiều hay ít tại địa phương đó.
C. độ to nhỏ của Mặt Trời tại địa phương đó.
D. độ cao của Mặt Trời tại địa phương đó.
Đáp án D
Trái Đất có dạng hình khối cầu và tự quay quanh trục từ tây sang đông, nên ở cùng một thời điểm, người đứng ở các kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt Trời ở các độ cao khác nhau, vì vậy các địa điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau, đó là giờ địa phương (hay giờ Mặt Trời).
- Do Trái Đất có hình cầu và tự quay quanh trục từ tây sang đông nên cùng một thời điểm, các địa điểm nằm trên các kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt Trời ở các vị trí khác nhau.
- Mỗi kinh tuyến có một giờ riêng: Vì vậy, mỗi địa điểm trên Trái Đất sẽ có một giờ riêng, gọi là giờ địa phương.
- Giờ địa phương được xác định: Giờ địa phương của một địa điểm được xác định bằng cách tính thời gian góc giữa kinh tuyến đi qua địa điểm đó và kinh tuyến gốc (kinh tuyến 0 độ).
Ví dụ:
Nếu một địa điểm nằm trên kinh tuyến 120 độ Đông và lúc này tại kinh tuyến gốc (0 độ) là 12 giờ trưa, thì giờ địa phương của địa điểm đó sẽ là 12 giờ trưa + (120 độ / 15 độ/giờ) = 20 giờ.
Lý thuyết Giờ trên trái đất
- Do Trái Đất tự quay quanh trục, nên trong cùng 1 thời điểm, mỗi người ở kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy mặt trời ở độ cao khác nhau => Các địa điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau=> giờ địa phương (giờ mặt trời)
- Để thuận tiện, chia Trái Đất thành 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 15 kinh tuyến => giờ múi
Bản đồ giờ trên Trái Đất
- Giờ quốc tế (GMT) là giờ ở múi số 0 (múi đi qua đài thiên văn Greenwich – London)
- Ranh giới giữa các múi giờ được điều chỉnh theo biên giớ quốc gia => khu vực giờ
- Đường chuyển ngày quốc tế: Đường kinh tuyến 1800 đi qua giữa múi số 12 ở Thái Bình Dương.
- Nếu đi từ tây sang đông qua đường chuyển ngày quốc tế thì phải lùi 1 ngày lịch, và ngược lại.
Xem thêm một số kiến thức liên quan:
Lý thuyết Địa lí 10 Bài 5: Hệ quả địa lí các chuyển động của Trái Đất
Trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 5: Hệ quả địa lí các chuyển động của Trái Đất
Giờ địa phương giống nhau tại các địa điểm cùng ở trên cùng một
Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất không phải là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng
Hiện tượng nào sau đây là hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất?
Hiện tượng nào sau đây là hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất?
Khoáng vật được hình thành do kết quả của quá trình nào sau đây?
Dựa vào tiêu chí nào sau đây để phân chia vỏ Trái Đất thành vỏ lục địa và vỏ đại dương?