Có ý kiến cho rằng ăn mặc, sinh hoạt hằng ngày giản dị là biểu hiện của lối sống lạc hậu, quê mùa. Em có tán thành suy nghĩ này không? Hãy nêu ý kiến của mình và đưa ra các lí lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ ý kiến ấy.
Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 7 bài văn mẫu Có ý kiến cho rằng ăn mặc, sinh hoạt hằng ngày giản dị là biểu hiện của lối sống lạc hậu, quê mùa, chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.
Có ý kiến cho rằng ăn mặc, sinh hoạt hằng ngày giản dị là biểu hiện của lối sống lạc hậu, quê mùa
Đề bài: Có ý kiến cho rằng ăn mặc, sinh hoạt hằng ngày giản dị là biểu hiện của lối sống lạc hậu, quê mùa. Em có tán thành suy nghĩ này không? Hãy nêu ý kiến của mình và đưa ra các lí lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ ý kiến ấy.
Dàn ý chi tiết:
1. Mở bài: Giới thiệu về nhận định: Có ý kiến cho rằng ăn mặc, sinh hoạt hàng ngày giản dị là biểu hiện của lối sống lạc hậu, quê mùa, đưa ra quan điểm đồng tình/ không đồng tình với ý kiến
2. Thân bài
a) Giải thích ý kiến
+ Giản dị là sống một cách đơn giản, tự nhiên, không cầu kì phô trương trong lối sống.
b) Biểu hiện của lối sống giản dị
- Lối sống giản dị bộc lộ ở nhiều phương diện: trang phục, ăn uống, thói quen, giao tiếp, nói năng, phong cách làm việc...
+ Trang phục phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện, gọn gàng và tiện dụng, tránh cầu kì, loè loẹt.
+ Cách ứng xử lịch sự, đúng mực; cách suy nghĩ và sử dụng ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu, không hoa mĩ, cầu kì rắc rối...
+ Cách sinh hoạt: hòa đồng với mọi người, tự nhiên và gần gũi trong cách cư xử; không tự coi mình là người đặc biệt, khác người mà cần thấy mình bình thường như những người khác.
- Cốt lõi của lối sống giản dị là sự ý thức sâu sắc về mục đích và cách sống sao cho hoà đồng và thoải mái, tự nhiên để tạo thành một phong cách sống. Sống giản dị cũng là biểu hiện của sự sâu sắc trong nhận thức về cuộc sống.
c) Tác dụng của lối sống giản dị
- Giản dị khiến người ta dễ hòa nhập với mọi người, làm cho con người trở nên thân thiện với nhau và giúp ta có thêm bạn bè... góp phần làm sáng lên nhân cách của mỗi con người.
- Giản dị tạo nên sự thanh thản, bình yên trong tâm hồn và sự nhàn nhã, thư thái trong nhịp sống. Khiến con người hòa đồng với tự nhiên, gắn bó sâu sắc với các cá nhân khác.
- Sống giản dị là một trong những cách để mỗi người sống thật, sống có hứng thú, có ý nghĩa.
- Sống giản dị giúp chúng ta hoàn thiện bản thân và tạo cho xã hội sự hòa đồng, bình đẳng, nhân ái.
d) Mở rộng, phản đề
- Lối sống giản dị hoàn toàn khác với lối sống cẩu thả, lạc hậu, gò bó, khuôn mẫu; giản dị cũng không đồng nghĩa với tiết kiệm, hà tiện... giản dị phù hợp với điều kiện, với hoàn cảnh vẫn thể hiện được sự tao nhã, thanh lịch, văn hóa.
- Phê phán lối sống xa hoa, đua đòi hay giản dị một cách giả tạo.
- Để sống giản dị, con người phải trải qua sự rèn luyện, cần một năng lực sống, quyết tâm cao, cũng cần hoà mình vào cuộc sống đế sống và cảm nhận, cần loại bỏ lòng tham và bù đắp tình yêu cuộc sống. Đó là cách để tránh mọi cám dỗ, giảm áp lực tinh thần và nâng cao bản lĩnh văn hoá.
e) Bài học nhận thức và hành động
Nhận thức được giản dị là một lối sống đẹp.
Là học sinh, mỗi chúng ta cần học tập phong cách sống giản dị, chân thành. Ở tuổi học đường, nên chú ý đến việc học tập và tu dưỡng, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với mọi người và sống cởi mở, chân thành, đơn giản.
3. Kết bài: Có thể kể ngắn gọn một câu chuyện nhỏ, một sự việc có thật trong đời sống làm cơ sở để rút ra bài học và những suy nghĩ, cảm xúc chân thành, thấm thìa.
Có ý kiến cho rằng ăn mặc, sinh hoạt hằng ngày giản dị là biểu hiện của lối sống lạc hậu, quê mùa - mẫu 1
Dân tộc ta từ xưa đến nay luôn đề cao đức tính giản dị của con người. Nó không những là một phẩm chất cao quý mà còn là lối sống, lối ứng xử in đậm trong văn hóa của người Việt. Có ý kiến cho rằng: ăn mặc sinh hoạt hằng ngày giản dị là biểu hiện của lối sống quê mùa lạc hậu.
Giản dị là một lối sống không trọng vật chất của con người. Giản dị biểu hiện ở lối sống đơn giản, không cầu kì, xa hoa, không phô trương hay lãng phí của cải vật chất. Giản dị còn thể hiện ở tinh thần yêu chuộng cuộc sống bình dị, gần gũi với thiên nhiên. Giản dị còn biểu hiện ở lời ăn tiếng nói hiền hòa, điềm đạm, có tình, có nghĩa của con người. Lạc hậu là bị tụt lùi lại phía sau, không theo kịp đà phát triển chung của xã hội. Sống quê mùa lạc hậu sẽ khiến cho con người không phát triển bản thân, không nắm bắt được những xu thế của xã hội hiện đại.
Sống giản dị không đồng nghĩa với việc sống lạc hậu, quê mùa nên ý kiến trên hoàn toàn không chính xác. Người giản dị không những giản dị trong cách xây dựng không gian sống. Họ còn giản dị cả trong lời nói, ăn mặc, công việc và ứng xử. Người giản dị thường ăn nói điềm đạm, ứng xử lịch sự, nhã nhặn. Họ ít khi có lời gắt gỏng hay xung đột với ai. Họ lấy nghĩa tình làm nguyên tắc ứng xử của mình. Những bất đồng ít khi trở thành xung đột, dĩ hòa vi quý. Một người giản dị thường không khoa trương, không dùng lời lẽ xa hoa, bóng bẩy. Lời nới của họ đơn giản, ngắn gọn, dễ hiểu, truyền đạt đúng và đầy đủ thông tin mà họ muốn nói. Trong ăn mặc, họ ít khi cầu kì. Cuộc sống giản đơn như đồng quê cây cỏ. Ăn uống đối với họ cũng hết sức đạm bạc. Họ cũng không thích những bộ trang phục lòe loạt, kiểu cách. Trang phục của họ thường rất bình dị, hòa hợp với hoàn cảnh xung quanh. Trong công việc, họ cầu tiến nhưng không quá tham vọng. Họ sẵn sàng đối đầu với khó khăn thử thách để hoàn thành tốt công việc. Ít khi nào ta thấy họ bỏ cuộc hay chấp nhận thất bại một cách dễ dàng.
Vì thế em không tán thành với ý kiến trêm. Một người, có thể xem là ví dụ tiêu biểu nhất của lối sống giản dị. Đó là chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng ta. Người giản dị từ lời ăn, tiếng nói tới hành động cử chỉ của mình. Kể cả khi đã làm chủ tịch của một nước, Người vẫn không hề sống một cuộc sống xa hoa. Người vẫn luôn giữ cho mình một đức tính giản dị. Người được rất nhiều người nể phục, tin tưởng, yêu thương. Sự giản dị của Người như là một chuẩn mực cho các thế hệ tiếp theo noi gương. Những đức tính giản dị của Người là một trong những di sản mà người để lại cho thế hệ sau này, một đức tính tuyệt vời từ một nhà lãnh đạo tối cao của dân tộc.
Có ý kiến cho rằng ăn mặc, sinh hoạt hằng ngày giản dị là biểu hiện của lối sống lạc hậu, quê mùa - mẫu 2
Trong cuộc sống mỗi người sẽ lựa chọn cho mình một lối sống. Bản thân em sẽ lựa chọn cho mình lối sống giản dị. Em phản đối ý kiến cho rằng ăn mặc sinh hoạt hằng ngày giản dị là biểu hiện của lối sống lạc hậu, quê mùa.
Giản dị là một cách sống tự nhiên thể hiện qua lối ăn mặc, phong cách làm việc, cách ứng xử với mọi người…
Trong ăn mặc ta lựa chọn cho mình những bộ trang phục phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện. Đừng cố tỏ ra mình là người sành điệu, hợp thời trang mà đánh mất bản thân. Đối với học sinh thì ăn mặc giản dị là điều vô cùng cần thiết. Chúng ta mặc đồng phục, tóc tai gọn gàng đúng quy định của nhà trường là thể hiện giản dị. Khi mặc những trang phục cầu kì, kiểu cách sẽ làm chúng ta khác biệt với mọi người một cách vô nghĩa. Nếu quần áo bạn quá sành điệu mà khôngphù hợp với hoàn cảnh chẳng hóa là chúng ta dang thiếu tôn trọng mọi người, chúng ta trở thành những kẻ lố bịch hay sao?
Giản dị còn được thể hiện ở việc chúng ta biết cách cư xử đúng mực. Sống hòa đồng với mọi người, luôn quan tâm giúp đỡ những người xung quanh. Sống giản dị sẽ giúp chúng ta tiết kiệm được tiền bạc, thời gian công sức đầu tư vào những thứ phù phiếm xa hoa. Sống giản dị cũng giúp chúng ta sẽ dễ dang hòa nhập với mọi người xung quanh, giúp chúng ta có thêm bạn. Hơn nữa, sống giản dị cũng giúp ta thư thái tâm hồn, gắn bó sâu sắc với cộng đồng.
Vậy thì chẳng có lí do gì để nói sống giản dị là lạc hâu, quê mùa. Chúng ta chỉ quê mùa lạc hậu khi chúng ta có những hành động lố bịch, thiếu hiểu biết. Giống như một nhà văn đã từng nói “ Quần áo giản dị là y phục đúng kiểu của kẻ thô tục; chúng được may cho họ và phù hợp hoàn toàn với tiêu chuẩn cuả họ, nhưng đối với nhữngngười đã đổ đầy cuộc đời mình với những hành động lớn lao thì chúng lại được trang trí lộng lẫy”.
Giản dị chính là một trong những điều làm nên chuẩn mực và sự thanh lịch cho tâm hồn. Chính vì vậy chúng ta hãy luôn giữ cho mình một lối sống giản dị.
Có ý kiến cho rằng ăn mặc, sinh hoạt hằng ngày giản dị là biểu hiện của lối sống lạc hậu, quê mùa - mẫu 3
Dân tộc ta từ xưa đến nay luôn đề cao đức tính giản dị của con người. Nó không những là một phẩm chất cao quý mà còn là lối sống, lối ứng xử in đậm trong văn hóa của người Việt. Tuy nhiên, giản dị khác với quê mùa, lạc hậu, người biết giản dị là người có sự giản đơn, dễ chịu trong cách ăn mặc, lối sống thường ngày.
Giản dị là một lối sống không trọng vật chất của con người. Giản dị biểu hiện ở lối sống đơn giản, không cầu kì, xa hoa, không phô trương hay lãng phí của cải vật chất. Giản dị còn thể hiện ở tinh thần yêu chuộng cuộc sống bình dị, gần gũi với thiên nhiên. Giản dị còn biểu hiện ở lời ăn tiếng nói hiền hòa, điềm đạm, có tình, có nghĩa của con người.
Người giản dị thường xây dựng một cuộc sống kín đáo, hiền hòa. Họ thích ở làng quê hơn ở phố. Người giản dị cũng yêu thích những cái gì nhỏ nhắn, mộc mạc, đơn sơ. Họ không thích cầu kì một cách hình thức hay lãng phí một cách không cần thiết.
Người giản dị không những giản dị trong cách xây dựng không gian sống. Họ còn giản dị cả trong lời nói, ăn mặc, công việc và ứng xử. Người giản dị thường ăn nói điềm đạm, ứng xử lịch sự, nhã nhặn. Họ ít khi có lời gắt gỏng hay xung đột với ai. Họ lấy nghĩa tình làm nguyên tắc ứng xử của mình. Những bất đồng ít khi trở thành xung đột, dĩ hòa vi quý. Một người giản dị thường không khoa trương, không dùng lời lẽ xa hoa, bóng bẩy. Lời nói của họ đơn giản, ngắn gọn, dễ hiểu, truyền đạt đúng và đầy đủ thông tin mà họ muốn nói. Trong ăn mặc, họ ít khi cầu kì. Cuộc sống giản đơn như đồng quê cây cỏ. Ăn uống đối với họ cũng hết sức đạm bạc. Họ cũng không thích những bộ trang phục lòe loẹt, kiểu cách. Trang phục của họ thường rất bình dị, hòa hợp với hoàn cảnh xung quanh. Trong công việc, họ cầu tiến nhưng không quá tham vọng. Họ sẵn sàng đối đầu với khó khăn thử thách để hoàn thành tốt công việc. Ít khi nào ta thấy họ bỏ cuộc hay chấp nhận thất bại một cách dễ dàng.
Người giản dị có cách giải quyết sự việc nhanh chóng, không dây dưa. Họ quyết liệt trong công việc nhưng không yêu cầu điều gì thái quá. Một người giản dị là một người không bao giờ yêu cầu người khác phải tạo điều gì đó đặc biệt cho mình. Họ luôn bằng lòng với tất cả những gì họ sẵn có. Họ không đòi hỏi thứ vật chất lớn lao hay sự ưu tiên khác dành cho mình.
Sự giản dị không chỉ thể hiện trong sinh hoạt hàng ngày, từ cách ăn mặc, lời nói, cử chỉ, hành động, trong công việc, trong giao tiếp mà còn cả ngay từ trong suy nghĩ. Nhiều khi sự giản dị thể hiện ngay trong việc con người sống với những gì vốn có của mình, không hoa mĩ, lòe loẹt, chạy theo phong trào, chạy theo mốt, Giản dị ở đây có thể hiểu như là lối sống chân phương vậy.
Đối với mọi người xung quanh, họ hết sức niềm nở, thân ái. Bởi người sống giản dị rất quý trọng tình nghĩa. Một người biết suy nghĩ những điều giản dị sẽ biết phải làm gì để có được điều đó, biết cách sống gần gũi với những người xung quanh. Đối với họ, sự hòa hợp của bản thân với xung quanh quan trọng hơn là nổi bậc.
Người có tính giản dị thường sống tiết kiệm, sử dụng đồng tiền có mục đích đúng đắn. Họ nhìn nhận sự việc đúng mức, không quan trọng hóa vấn đề. Đó là tất cả những đặc điểm nổi bật mà bạn có thể tìm thấy ở một con người giản dị thật sự. Bởi thế mà từ xưa, giản dị luôn là lối sống của các bậc hiền nhân.
Nhưng sự giản dị không thể gò ép, giả dối. Giản dị phải bắt nguồn từ một sự chân thành và những biểu hiện cũng hết sức chân thành, không thể sống giản dị một cách gượng ép, khiên cưỡng. Trước sau gì những người xung quanh cũng sẽ nhận ra điều đó. Giản dị có thể thuộc về bản tính sẵn có. Nhưng phần nhiều là do quá trình rèn luyện trong cuộc sống để có được.
Giản dị không chỉ là một cách sống, nó còn là một quan niệm sống. Từ xưa, lối sống “thanh bần lạc đạo” vốn được thực hành như một triết lí sống của con người. Nguyễn Bỉnh Khiêm xa rời vinh hoa quan trường về mở trường dạy học bên dòng sông Tuyết Giang (sông Hàn), sống an bần đến cuối đời. Nguyễn Khuyến cũng rời chốn phồn hoa về ẩn cư tại quê nhà, vui thú điền viên. Lãnh tụ Hồ Chí Minh cũng là một tấm gương sáng ngời về lối sống giản dị, đáng để chúng ta kính trọng, học tập và làm theo.
Sống giản dị là một lối sống hết sức lành mạnh và tích. Một lối sống không trọng vật chất, thích những điều đơn giản sẽ mang lại cho con người sự trong sạch trong tinh thần. Lối sống giản dị mang lại cho con người một cuộc sống thanh bình, êm ả. Con người không bị ràng buộc bởi những tiện nghi. Tinh thần lúc nào cũng an nhàn, thoải mái. Tính giản dị rất cần thiết trong cuộc sống. Tính giản dị khiến ta tiết kiệm thời gian, không mất thời gian vào các việc vô bổ mà cầu kì. Tính giản dị khiến mọi người xung quanh tôn trọng ta. Sống giản dị giúp biết cách biết cách ứng xử hiền hòa trước cuộc sống. Ta trở nên gần gũi, chan hòa với cuộc sống, với mọi người xung quanh mình. Người có lối sống giản dị luôn được người khác yêu mến và kính trọng.
Mục đích cuối cùng của quá trình học tập và lao động là tạo ra của cải và có được hạnh phúc. trong đó, được sống hạnh phúc là cái con người luôn khao khát có được. Muốn xây dựng và rèn luyện lối sống giản dị, trước hết phải hướng đến những giá trị chân thực ấy trong cuộc sống.
Biết quý trọng tình nghĩa, quý trọng những người xung quanh mình. Vật chất làm đẹp không gian sống nhưng chính tình cảm thân thiện, mến yêu mới làm đẹp con người.
Phải có nghị lực lớn mới dám sống cuộc sống giản dị, đơn sơ. Bởi con người luôn bị lôi cuốn bởi vật chất. Tâm lí xã hội cũng lấy vật chất làm thước đo giá trị cuộc sống con người. Vượt lên trên tâm lí ấy ta mới có đủ dũng khí để sống cuộc sống đúng nghĩa. Phải có một tình yêu lớn đối với thiên nhiên. Yêu hoa mến cảnh là động lực thôi thúc con người tìm về với lối sống hòa hợp với đất trời, lấy vẻ đẹp cỏ cây, sông núi làm đẹp cho cuộc sống và tâm hồn mình.
Quan trọng hơn tất cả, muốn hình thành và xây dựng lối sống giản dị trong cuộc sống này, con người phải có một tâm hồn cao đẹp, một trí tuệ uyên bác, một nghị lực mạnh mẽ để vượt lên trên mọi cám dỗ của cuộc đời, không tham cao sang, quyền quý, trọng tình cảm, thiết tha với các giá trị truyền thống của dân tộc mới có thể có được một lối sống giản dị đích thực. Các bậc hiền nhân luôn sống giản dị, hòa hợp với thiên nhiên là cuộc sống nhằm để di dưỡng và thanh lọc tinh thần.
Trong cuộc sống tiện nghi, nhiều người chỉ biết quý trọng vật chất xa hoa mà quên tình bạc nghĩa. Họ coi giá trị vật chất là trên hết, bất chấp đạo lí, sẵn sàng chà đạp lên tình người để có được nó. Có nhiều người khác lại phô trương, khoe mẽ quá mức hoặc xa hoa lãng phí của cải một cách không cần thiết. Những người như thế thật đáng chê trách.
Sống giản dị mang lại cho con người thư thái trong tinh thần. Đủ nghị lực để vượt lên trên vật chất, đạt đến lối sống thanh cao, giản dị thể hiện vẻ đẹp cao quý của con người. Tuy nhiên, không nên khắt khe, hay xem thường giá trị của vật chất.
Sống giản dị là sống như cha ông ta đã từng sống. Đó không phải là cách ứng xử của con người khi nghèo khổ mà đó là cách sống cao cả, nhằm hướng đến xây dựng một lối sống thắm đượm nghĩa tình, thể hiện sự quý trọng của con người đối với vật chất và sức lao động con người.
Xã hội là tiền đề phát triển suy nghĩ nhận thức của mỗi người, rèn cho ta những kỹ năng cơ bản trong cuộc sống. Một trong số đó con người ta đã và đang rèn luyện đức tính sống giản dị bởi sống giản dị là một lối sống đẹp của con người. Tuy nhiên, cần phân biệt rõ sự giản dị trong ăn mặc, lối sống với định kiến sự lạc hậu, quê mùa.
Vậy sống giản dị là gì? Là sống phù hợp với điều kiện với hoàn cảnh của bản thân gia đình và xã hội, không sống xa hoa lãng phí, không cầu kỳ kiểu cách, không chạy theo những nhu cầu về vật chất và hình thức bên ngoài.
Lối sống giản dị được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau. Đó không chỉ thể hiện ở cách ăn mặc trong việc sinh hoạt hàng ngày mà còn thể hiện ở cả lời ăn tiếng nói, ở cả quan điểm sống, cách cư xử của con người trong mọi hoàn cảnh trước mọi vấn đề. Một người giản dị là một người ăn nói cẩn thận, không khoa trương, ăn nói ngắn gọn dễ hiểu. Hay là người luôn giải quyết mọi công việc một cách nhanh nhất nhưng vẫn phải đảm bảo tính hiệu quả của nó. Đó cũng là những người sống hòa đồng với tất cả mọi người không quá cầu kỳ trong cách cư xử. Hơn thế nữa những người sống giản dị là những người không lãng phí, sử dụng tiền đúng mục đích, không sử dụng vào những công việc vô bổ, biết nhìn nhận mọi vấn đề đúng với chuẩn mực và không làm quan trọng hóa vấn đề. Trong cách ăn mặc, họ không cần mặc những trang phục hàng hiệu mà chỉ cần những bộ quần áo giản đơn thôi nhưng họ cũng làm cho mình trở nên đẹp hơn lịch sự hơn. Tất cả những đặc điểm trên là biểu hiện của những người sống giản dị.
Quả thật sống giản dị là một lối sống đẹp vì nó không phải là lối sống đơn giản thô sơ mà là một phong cách sống cao đẹp. Không những thế mà lối sống giản dị còn giúp cho con người ta không bị lệ thuộc vào những ham muốn về mặt vật chất và tinh thần. Nó giúp ta biết tự điều hòa kiềm chế bản thân vượt qua những cám dỗ trong cuộc sống. Sống giản dị giúp ta tiết kiệm thời gian, không bị chi phối bởi những việc vô bổ, cũng giúp con người có khả năng hòa đồng với thiên nhiên, quan tâm tới mọi người xung quanh nhiều hơn. Nhờ có vậy mà con người được sống một cuộc sống vui vẻ bình yên hạnh phúc và thanh thản.
Có ý kiến cho rằng ăn mặc, sinh hoạt hằng ngày giản dị là biểu hiện của lối sống lạc hậu, quê mùa - mẫu 4
Từ xưa tới nay có rất nhiều tấm gương về đức tính giản dị mà chúng ta cần phải học tập. Đầu tiên là phải nhắc đến Chủ tịch Hồ Chí Minh người được cả thế giới khâm phục và ngưỡng mộ. Mặc dù là chủ tịch nước nhưng Người lại sống một cuộc sống hết sức giản dị chứ không như những vị chủ tịch khác. Trang phục thường ngày của Bác chỉ là bộ bà ba nâu đã phai màu, bộ kaki đã cũ và đôi dép lốp cao su. Nơi làm việc của Bác cũng chỉ là một ngôi nhà sàn nhỏ bé đơn sơ chỉ vỏn vẹn có hai phòng. Ngay cả trong cách ăn nói người cũng rất giản dị ngắn gọn và dễ hiểu như "ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành, ốm đau được chữa bệnh". Hai chúng ta có thể kể đến Nguyễn Trãi cũng có lối sống giản dị bởi ông đã từng nói:
"Bữa ăn giàu có dưa muối
Áo mặc này chi gấm là"
Bên cạnh những tấm gương cho lối sống giản dị cũng không ít những người sống phung phí xa hoa. Trong thời hiện đại ngày nay có rất nhiều bạn học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường nhưng lại nhuộm tóc rồi ăn mặc phá cách không đúng với tư cách của một người học sinh. Hay là những người hoàn cảnh gia đình khá giả lại ăn mặc một cách khoa trương mặc toàn hàng hiệu.
Chính vì thế nên để sống giản dị thì cần phải có bản lĩnh và trí tuệ để biết đủ biết dừng chứ không phải sống khổ hạnh hay ép mình. Là một học sinh em cần phải tu dưỡng đạo đức rèn luyện bản thân. Khi tới trường chỉ cần phải ăn mặc đúng đồng phục không cầu kỳ kiểu cách. Hơn thế nữa em sẽ tuyên truyền để bạn bè cùng hiểu rõ sự cần thiết và tác dụng của lối sống giản dị.
Quả thật sống giản dị giúp con người thanh thoát hơn không tiêu tốn tiền bạc của cải tạo cho xã hội sự hòa đồng bình đẳng thân ái. Chính vì vậy mà mỗi người chúng ta cần tạo cho mình một lối sống giản dị và lan tỏa lối sống giản dị đến những người xung quanh để cuộc sống luôn tươi đẹp và hài hòa.
Có ý kiến cho rằng ăn mặc, sinh hoạt hằng ngày giản dị là biểu hiện của lối sống lạc hậu, quê mùa - mẫu 5
Giản dị luôn là một lối sống tốt đẹp, thể hiện lối sống thanh cao của con người. Thế nhưng, có nhiều người dường như vẫn chưa hiểu rõ nó, họ cho rằng ăn mặc, sinh hoạt hằng ngày giản dị là biểu hiện của lối sống lạc hậu, quê mùa. Ý kiến đó là không đúng.
Lối sống giản dị là một lối sống đơn giản, tự nhiên, không cầu ký, kiểu cách, không xa hoa, phô trương thanh thế. Nhưng ta tránh hiểu nhầm đó là lối sống quá cổ hủ bởi sự giản dị cần đi đôi với hoàn cảnh. Không ai có quyền được phán xét người khác trên bất kì phương diện nào.
Cô ấy, anh ấy không thích ăn mặc đẹp, mặc cầu kì khi đi dự tiệc nên họ ăn mặc một cách trang trọng, kín đáo, nó thể hiện tính cách con người họ. Không dễ bị thay đổi vì hoàn cảnh xung quanh. Nhưng mọi người lại bảo họ là lạc hậu, cổ hủ mặc dù họ mặc không có gì là quá cổ hay xúc phạm người nhìn. Điều đó là không đúng.
Lối sống giản dị luôn đem đến nhiều lợi ích cho chúng ta. Trước hết, nó giúp chúng ta dễ dàng hòa nhập với cuộc sống của mọi người. Lối sống giản dị thể hiện ở một sự không phân biệt đẳng cấp, tầng lớp giữa người với người, giúp chúng ta dễ dàng hòa nhập với họ hơn. Hay sống giản dị sẽ giúp tâm hồn ta thanh thản hơn. Bỏ đi những suy nghĩ về hôm nay mặc gì, ăn gì và làm gì, hãy thư thái tận hưởng bầu không khí và làm những điều mình thích, bạn sẽ cảm thấy cuộc đời này thật ý nghĩa.
Vì vậy, chúng ta cần phải phân biệt được đâu mới là lối sống cổ hủ và đâu mới là lối sống giản dị. Lối sống giản dị tức là phải phù hợp với hoàn cảnh. Chúng ta cần rèn luyện cho mình một lối sống như vậy. Tránh nhầm lẫn giữa hai khái niệm này mà đưa ra đánh giá sai lệch về người khác.
Có ý kiến cho rằng ăn mặc, sinh hoạt hằng ngày giản dị là biểu hiện của lối sống lạc hậu, quê mùa - mẫu 6
Trong cuộc sống hiện đại, có rất nhiều người vẫn lầm tưởng, giữ cho mình một suy nghĩ hết sức bảo thủ rằng: "Ăn mặc, sinh hoạt hằng ngày giản dị là biểu hiện của lối sống lạc hậu.". Có lẽ, đây là một ý kiến sai lầm, cần phải thay đổi ngay từ hôm nay.
Nguyên nhân dẫn đến luồng ý kiến này xuất phát từ việc nhiều người thường đánh đồng, quy chụp, không hiểu bản chất giữa hai khái niệm. Họ cho rằng giản dị là xưa cũ, là bủn xỉn, là không phù hợp với thị hiếu, xu hướng của cuộc sống nhanh, hiện đại như ngày nay. Thế nhưng, họ không biết rằng, hai khái niệm này rất khác nhau. Trong khi giản dị có nghĩa là không phô trương, cầu kì thì lạc hậu lại mang ý nghĩa là không còn phù hợp với thời điểm hiện tại. Rõ ràng, hàm nghĩa của hai từ này là hoàn toàn riêng rẽ, không liên quan gì đến nhau. Có chăng dẫn đến việc hiểu lầm là bởi biểu hiện của hai điều này có những nét tương đồng.
Giản dị từ trước tới nay luôn là một nét đẹp văn hóa. Giản dị đề cao lối sống tối giản, hướng con người đến sự "vừa" và "đủ". Nó không hề đồng nghĩa với qua loa, đại khái. Mặt khác, giản dị lại rất đủ đầy chứ không hề sơ sài như một số người thường nghĩ. Lấy ví dụ đơn giản nhất là bộ trang phục chúng ta mặc thường ngày. Một bộ quần áo đáp ứng được sự hài hòa về màu sắc, tôn lên vẻ đẹp cơ thể cũng như phù hợp với hoàn cảnh có nghĩa là nó đã làm tốt vai trò của mình trong việc thể hiện cá tính, trình độ văn hóa, nhận thức cá nhân. Trong một số trường hợp nhất định, càng giản dị thì càng toát lên những phẩm chất đáng quý của con người. Rõ ràng, "chiếc áo không làm nên thầy tu", cũng như tính cách, phẩm chất của con người hay sự lạc hậu, hiện đại không thể đánh giá qua vẻ bề ngoài. Điều quan trọng nhất là ta học được cách bằng lòng với cuộc sống, dừng lại khi cảm thấy mọi thứ đã viên mãn, đủ đầy.
Ranh giới giữa giản dị với lôi thôi, sơ sài rất mong manh. Nếu chúng ta quá xuề xòa, không chịu cập nhật, làm mới bản thân thì sẽ bị đi chậm với bước tiến thời đại, bị mọi người cười chê, đánh giá. Đặc biệt, giản dị không đi liền với bủn xỉn, tiết kiệm quá mức bởi sẽ dẫn đến keo kiệt, hẹp hòi với người khác. Chúng ta cần hiểu đúng, hiểu đủ để rèn luyện cho mình đức tính giản dị theo tấm gương của chủ tịch Hồ Chí Minh. Dù ở cương vị nào, mỗi người đều cần phải giữ gìn sự liêm khiết, tránh khỏi sự lãng phí, xa hoa.
Xu hướng sống tối giản đang được nhiều người trên thế giới yêu chuộng, hướng đến. Khi chọn cho mình lối sống tối giản, chúng ta sẽ đạt được trạng thái cân bằng, an nhiên, tĩnh tại trong tâm hồn. Từ đó, cải thiện và nâng cao chất lượng sống.
Có ý kiến cho rằng ăn mặc, sinh hoạt hằng ngày giản dị là biểu hiện của lối sống lạc hậu, quê mùa - mẫu 7
Ngày nay, có rất nhiều quan niệm kiểu "Ăn mặc, sinh hoạt hằng ngày giản dị là biểu hiện của lối sống lạc hậu". Đây quả là một suy nghĩ hết sức sai lầm bởi họ không phân biệt được hai khái niệm này với nhau.
Từ trước tới nay, chúng ta nghe nhiều đến khái niệm "giản dị", "lạc hậu" nhưng chưa chắc đã hiểu về nó. Giản dị có nghĩa là không xa hoa, phô trương, cầu kì. Trong khi đó, lạc hậu được hiểu với ý nghĩa cũ kĩ, không còn phù hợp với cuộc sống hiện tại. Rất nhiều người thường hay đồng nhất giữa hai khái niệm này với nhau. Bởi vậy, mới có suy nghĩ giản dị là lạc hậu, đi chậm với sự phát triển của thời đại.
Thực chất, suy nghĩ trên không đúng bởi giản dị là một lối sống tốt đẹp. Từ thực tiễn lịch sử, chúng ta có thể thấy rằng, giản dị là một nếp sống thanh cao của người dân Việt Nam bao đời. Những ngôi nhà ở vùng quê Việt Nam đề cao sự thoáng mát, hòa hợp với thiên nhiên khi vừa có sân vườn, ao hồ. Điều này không chỉ thuận tiện cho quá trình sinh hoạt mà còn phục vụ cho công việc lao động, sản xuất, tự cung tự cấp của người dân. Ngay cả trong đời sống hàng ngày, sự giản dị còn được thể hiện qua lời ăn, tiếng nói. Người sống giản dị cư xử điềm đạm, không vồ vập, khoe mẽ, luôn cố gắng dung hòa giữa mong muốn cá nhân với lợi ích chung của mọi người. Vậy từ những điều nêu trên, cớ sao chúng ta lại quy chụp giản dị tương đồng với lạc hậu? Chẳng phải sự giản dị là phẩm chất, lối sống tốt đẹp của con người hay sao?
Hơn nữa, nhiều người thường hay có ý nghĩ giản dị là lạc hậu bởi vì họ cho rằng những thứ quá giản đơn sẽ không thể phô trương sự kiêu sa, quyền quý. Trong suy nghĩ của họ, những thứ phải thật màu mè, diêm dúa mới là hiện đại, phù hợp với thị hiếu. Cái suy nghĩ tai hại này sẽ giết chết họ nếu như bản thân mỗi người không vận dụng một cách linh hoạt, tùy thuộc vào hoàn cảnh khác nhau.
Từ những lí do trên, bản thân chúng ta cần thay đổi nhận thức của chính mình; không nên chạy theo đám đông mà quay lưng lại với các giá trị giản đơn, truyền thống. Mỗi người cần trang bị cho mình kiến thức, không đua đòi, chìm đắm trong thói phung phí, xa hoa.
Giản dị không chỉ là một đức tính mà còn là lối sống tốt đẹp cần được lưu giữ và truyền bá rộng rãi tới tất cả mọi người. Cuộc sống là do chúng ta quyết định. Chất lượng cuộc sống tốt hay xấu, hiện đại hay lạc hậu là phụ thuộc vào cách nhìn nhận của mỗi người.
Chọn một trong hai đề sau để viết thành bài văn ngắn:
Đề 1. Em hãy nêu suy nghĩ, cảm xúc và lí do yêu thích của bản thân đối với một truyện ngụ ngôn đã học ở sách Ngữ văn 7, tập hai.
Đánh dấu ٧ vào ô trống ở cột thể loại hoặc kiểu văn bản trong bảng sau cho phù hợp với các văn bản đọc hiểu ở SGK Ngữ văn 7, tập hai:
Tên văn bản đã học |
Thể loại và kiểu văn bản |
||||
Truyện |
Thơ |
Kí |
Văn bản nghị luận |
Văn bản thông tin |
|
1. Ếch ngồi đáy giếng |
|
|
|
|
|
2. Rồi ngày mai con đi |
|
|
|
|
|
3. Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân |
|
|
|
|
|
4. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta |
|
|
|
|
|
5. Mây và sóng |
|
|
|
|
|
6. Ghe xuồng Nam Bộ |
|
|
|
|
|
7. Đẽo cày giữa đường |
|
|
|
|
|
8. Những cánh buồm |
|
|
|
|
|
9. Đức tính giản dị của Bác Hồ |
|
|
|
|
|
10. Sự giàu đẹp của tiếng Việt |
|
|
|
|
|
11. Cây tre Việt Nam |
|
|
|
|
|
12. Người ngồi đợi trước hiên nhà |
|
|
|
|
|
13. Thầy bói xem voi |
|
|
|
|
|
14. Tượng đài vĩ đại nhất |
|
|
|
|
|
15. Mẹ và quả |
|
|
|
|
|
16. Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa |
|
|
|
|
|
17. Tiếng chim trong thành phố |
|
|
|
|
|
18. Tổng kiểm soát phương tiện giao thông |
|
|
|
|
Nêu những điểm cần chú ý về cách đọc thơ, truyện ngụ ngôn, kí (tùy bút, tản văn) và văn bản nghị luận, văn bản thông tin trong sách Ngữ văn 7, tập hai.
Mẫu:
- Văn bản thông tin (Gợi ý: xem mục Chuẩn bị, Bài 10, trang 76):
+ Văn bản triển khai thông tin theo cách nào?
+ …
- …
Nêu những thể loại khác nhau của các văn bản văn học đã học ở hai tập sách Ngữ văn 7.
Thể loại |
Tập một |
Tập hai |
Truyện |
Mẫu: Truyện ngắn, tiểu thuyết, truyện khoa học viễn tưởng |
Mẫu: Truyện ngụ ngôn |
Thơ |
|
|
Kí |
|
|
Các nội dung tiếng Việt được học thành mục riêng trong sách Ngữ văn 7, tập hai là những nội dung nào?
Nhiều nội dung tiếng Việt được học gắn với đọc hiểu văn bản; em hãy dẫn ra và phân tích một số ví dụ về việc học tiếng Việt trong đọc hiểu văn bản.
Ghi số thứ tự văn bản đọc hiểu đã nêu trong bài tập 1 vào các ô ở cột phải sao cho phù hợp với tên tiểu loại hoặc kiểu văn bản ở cột trái trong bảng sau:
Tên tiểu loại hoặc kiểu văn bản |
Văn bản |
Truyện ngụ ngôn |
|
Tùy bút |
|
Tản văn |
|
Thơ |
|
Văn bản nghị luận: Nghị luận xã hội |
|
Văn bản thông tin |
|
Nêu và phân tích quy trình viết bốn bước được thể hiện trong phần Viết ở một bài học cụ thể trongg sách Ngữ văn 7, tập hai.
Các nội dung học viết của mỗi bài liên quan như thế nào đến phần đọc hiểu trong bài học đó? Chỉ ra bằng một số ví dụ cụ thể trong các bài ở sách Ngữ văn 7, tập hai.