Đề bài: Viết hướng dẫn các bước làm một đồ chơi em yêu thích
Top 10 bài Viết hướng dẫn các bước làm một đồ chơi em yêu thích SIÊU HAY
Viết hướng dẫn các bước làm một đồ chơi em yêu thích - Mẫu 1
Làm đồ chơi bằng giấy hình con thỏ
Chuẩn bị:
Giấy màu, giấy trắng
Bút, kéo và keo dán
Cách làm đồ chơi bằng giấy hình con thỏ:
Bước 1: Vẽ 4 hình như hình 1, những đường nét đứt là nếp gấp
Bước 2: Dùng kéo cắt giấy theo hình vừa vẽ, đối với phần đế dùng giấy màu hồng áp lên giấy trắng và cắt theo hình.
Bước 3: Dán hai mảnh giấy hình chữ nhật thành thân và đầu thỏ rồi dán chúng với nhau
Bước 4: Phần tai thỏ thì gấp theo đường nét đứt và dán vào phần đầu
Bước 5: Dán thỏ vào đế màu hồng, vẽ thêm mắt, mũi, miệng là mẹ đã có chú thỏ đáng yêu cho bé chơi.
Ngoài ra, chúng ta cũng có thể làm một số món đồ chơi cho bé trai bằng giấy như thú cưng, máy bay, ...
Viết hướng dẫn các bước làm một đồ chơi em yêu thích - Mẫu 2
Để làm một con gà bằng giấy, chúng ta cần chuẩn bị dụng cụ, vật liệu và làm theo hướng dẫn sau:
- Chuẩn bị:
+ Giấy màu, giấy trắng
+ Kéo và bút
- Các bước thực hiện:
+ Bước 1: Vẽ lên giấy màu trắng các hình như phần hình 1 bên dưới. Sau đó, áp giấy màu vàng lên giấy trắng và cắt theo những hình đấy. Phần mỏ gà và phần đế dùng giấy màu cam cho đẹp hơn. Những chỗ vẽ nét đứt là hướng dẫn gấp giấy ngay tại đó.
+ Bước 2: Dán thành từng vòng tròn rồi dán nối với nhau
+ Bước 3: Dán mỏ, dán cánh như hình 2 bên dưới
+ Bước 4: Vẽ mắt hoặc dùng mắt thú bông dán lên.
Vậy là chúng ta đã có một chú gà bằng giấy hết sức đáng yêu đúng không nào. Chúc các bạn thành công.
Viết hướng dẫn các bước làm một đồ chơi em yêu thích - Mẫu 3
Làm chú chó đáng yêu
Chuẩn bị:
Giấy hình vuông
Cách làm đồ chơi bằng giấy hình chú chó đáng yêu:
Bước 1: Gấp hình vuông thành hình tam giác đều, bẻ hai cạnh tam giác thành tai chú chó
Bước 2: Gấp đuôi giấy lên tạo hình mặt chó, rồi dùng bút vẽ mắt mũi. Thế là đã hoàn thành chú chó đáng yêu.
Viết hướng dẫn các bước làm một đồ chơi em yêu thích - Mẫu 4
HƯỚNG DẪN LÀM ĐÈN LỒNG TẠI NHÀ
Để làm đèn lồng tại nhà, việc đầu tiên cần làm là chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ và vật liệu như sau:
Sau khi chuẩn bị đầy đủ, chúng ta bắt đầu các bước làm đèn lồng như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hai mảnh giấy:
Bước 2: Dùng bút gạch các đoạn thẳng song song với cạnh rộng của mảnh giấy 1. Sao cho:
Bước 3: Cắt mảnh giấy 1 theo các đoạn thẳng đã vẽ ở bước 2:
Bước 4: Dán hai mép giấy (hai cạnh chiều rộng) của mảnh giấy 2 để tạo thành hình ống trụ
Bước 5: Dán hai mép trên và dưới (hai cạnh dài) của mảnh giấy 1 đã cắt quanh hai đầu của ống trụ đã làm ở bước 4.
(Chú ý: khi dán, do chênh lệch về chiều rộng của hai mảnh giấy, sẽ tạo ra độ phồng cho thân lồng đèn, nên chú ý không được miết quá chặt thân giấy trong quá trình này)
Bước 6: Dùng một sợi dây hoặc mảnh giấy dài, cố định vào hai bên miệng ống tròn tạo thành hình dây cung
Bước 7: Treo dây cung lên thanh gỗ hoặc vỏ bút đã chuẩn bị để làm tay cầm
Như vậy là chúng ta đã thành công tạo ra một chiếc đèn lồng làm từ giấy đơn giản và thú vị rồi.
HƯỚNG DẪN CÁCH LÀM CHUÔNG GIÓ TẠI NHÀ
Để làm một chiếc chuông gió tại nhà hoàn toàn không hề khó. Tuy nhiên, để quá trình diễn ra thuận lợi, chúng ta cần chuẩn bị các dụng cụ và vật liệu đầy đủ như sau:
- Dụng cụ: kéo, kìm, dây thừng cỡ nhỏ (dây dù), dùi đục
- Vật liệu: thanh gỗ nhỏ, vỏ sò, màu nước, cọ tô màu
Khi đã có đầy đủ các dụng cụ, vật liệu cần thiết, chúng ta bắt tay ngay vào thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Dùng dùi đục để đục một lỗ nhỏ (đủ để luồn sợi dây đi qua) ở đầu của mỗi mảnh vỏ sò
Bước 2: Cắt sợi dây thừng thành từng đoạn với hai kích cỡ khác nhau (một loại dài 20cm, một loại dài 30cm)
Bước 3: Dùng các đoạn dây để xâu qua các mảnh vỏ sò đã được đục lỗ, sợi dây dài 20cm xâu 4 mảnh vỏ sò, sợi dây dài 30cm thì xâu 6 mảnh vỏ sò (để lại một đoạn dây ở đầu để sử dụng)
Bước 4: Thắt nút ở các đoạn dây sát mảnh vò sò, để các mảnh sò đúng yên trên sợi dây mà không bị dồn về một phía
Bước 5: Buộc các sợi dây có mảnh sò lên thanh gỗ đã chuẩn bị từ trước (buộc xen kẽ các sợi ngắn và dài). Không buộc cách xa nhau quá, để các mảnh sò có thể va vào nhau để tạo ra âm thanh
Bước 6: Dùng màu nước để trang trí cho thanh gỗ và các mảnh vỏ sò
Bước 7: Buộc hai đầu của một sợi dây dài vào hài đầu thanh gỗ để treo nó lên cao. Nên treo ở vị trí rộng rãi và có gió để có thể thương xuyên tạo ra các âm thanh vui tai.
1. Chuẩn bị nguyên liệu
2. Các bước thực hiện
Bạn có thể treo chiếc chuông gió ở những nơi có thể đón gió nhẹ. Một chiếc chuông gió mới lạ mà bạn không cần phải bỏ tiền mua.
1. Vật dụng làm mặt nạ Trung thu bằng giấy
2. Cách làm mặt nạ Trung thu bằng giấy
Bước 1:
Bước 2: Dùng bút chì màu để vẽ mắt, mũi, miệng,...để mặt nạ trông sinh động và đáng yêu hơn. Bạn hãy ướm thử mặt nạ lên mặt để xác định vị trí mắt, sau đó khoét rỗng làm mắt.
Bước 3: Dùng kéo cắt phần viền thừa, bạn phải cắt thật khéo léo để mặt nạ không bị cắt phải nhé!
Bước 4: Hãy đục 2 lỗ nhỏ ở hai bên mặt nạ sao cho đối xứng nhau. Sau đó bạn ướm thử lên đầu để luồn dây vào cho phù hợp.
Mẹo hay: Bạn có thể cắt thêm những chi tiết mắt, mũi, miệng để dán thêm vào mặt nạ cho sinh động hơn, đáng yêu hơn.
3. Thành phẩm: Mặt nạ bằng giấy có hình thù con vật đáng yêu, ngộ nghĩnh, nhiều màu sắc sẽ mang đến một đêm trăng rằm vui tươi, đáng nhớ.
Cách làm đồ chơi bằng giấy hình con ếch đơn giản nhất:
Hướng dẫn làm Ống heo đáng yêu bằng chai nhựa
Chuẩn bị:
Cách làm Ống heo đáng yêu bằng chai nhựa:
Vì sao bố kể cho Quy nghe về những trận mưa? Tìm câu trả lời đúng.
A. Vì những trận mưa gắn với kỉ niệm tuổi thơ của bố.
B. Vì bố muốn Quy tả những trận mưa mà bố đã từng gặp.
C. Vì bố muốn gợi cho Quy nhớ lại những trận mưa mà Quy đã gặp.
D. Vì bố muốn Quy nhớ về bà nội của mình.
Đề bài: Kể lại cho người thân nghe câu chuyện Nhà phát minh và bà cụ
BỨC TƯỜNG CÓ NHIỀU PHÉP LẠ
Quy chống tay, tì má, nhìn lên bức tường trước mặt. Màu vôi xanh mát hiện ra như tấm màn ảnh rộng. Quy đọc nhầm đề bài tập làm văn:"Em hãy tả lại quang cảnh một trận mưa rào". Quy thở dài: "Trời thì nắng mà bài văn lại yêu cầu tả mưa.".
Quy nghĩ đến bố. Bố Quy là một người viết văn. Bố tài thật, cứ ngồi vào bàn là bố viết được ngay. Cũng có khi, bố tì cằm lên tay, nhìn thẳng vào bức tường trước mặt. Nhìn một lúc, lúc nữa... rồi bố cầm bút, viết lia lịa, quên cả ăn cơm. Bức tường này có phép lạ gì đây? Nhưng sao Quy nhìn mãi mà bức tường chưa bảo Quy cách làm bài?
Bố vào. Đúng lúc quá!
Quy chạy lại:
– Bố ạ, con nhìn mãi bức tường như bố nhìn mà chẳng thấy trận mưa rào đâu cả.
Bố hiểu ngay, tủm tỉm:
– Bố thấy những trận mưa rào hồi năm ngoái, năm kia. Con chạy ra nghịch mưa, ướt hết.
Quy nhoẻn miệng cười:
– Vâng.
– Bố còn gặp lại trận mưa bão khi bố còn bé tí. Bà nội đi cấy về, sấm chớp liên hồi.
Quy chớp mắt:
– Bố có thấy cái thuyền giấy con thả ở rãnh nước không ạ?
– Có chứ!
– Cả chiếc ô tô chạy trong mưa? Hôm ấy, trời đang nắng thì mưa...
Bố lại tủm tỉm:
– Thế mà con bảo chẳng thấy gì.
Quy ngơ ngác:
– Thật đấy ạ.
– Bây giờ con ngồi vào bàn. Mắt nhìn bức tường, nhưng con hãy nghĩ đến những trận mưa mà con biết!
Quy ngồi vào bàn, nhìn lên bức tường và thấy chiếc thuyền giấy trôi bồng bềnh giữa sân, những vai áo ướt sũng nước mưa của người đi cày, những hạt mưa đan nhau rơi xuống rào rào,...
Quy cầm bút, cắm cúi viết, quên cả ngẩng lên nhìn bức tường có nhiều phép lạ.
(Theo Phong Thu)
Tìm chi tiết tả không gian nơi Quy đang ngồi học.