Đề bài: Em hãy tìm đọc một câu chuyện về nhà khoa học.
Top 10 bài Tìm đọc một câu chuyện về nhà khoa học 2024 SIÊU HAY
Tìm đọc một câu chuyện về nhà khoa học - Mẫu 1
Thomas Edison sinh ngày 11/2/1847 trong một gia đình có 7 anh chị em ở một thị trấn thuộc bang Ohio của nước Mỹ. Ngay từ khi còn nhỏ, Edison là một cậu bé luôn hiếu kì, ham học hỏi và rất thích tự mày mò làm thử. Cuộc đời ông đã để lại cho loài người khoảng 2000 phát minh sáng tạo. Ông có những cống hiến vĩ đại cho nền văn minh và tiến bộ của loài người. Một trong những phát minh vĩ đại của Edison là tạo ra ánh sáng cho nhân loại. Ông bắt đầu nghiên cứu về bóng đèn điện từ tháng 3/1878. Sau hàng nghìn cuộc thử nghiệm, nghiên cứu diễn ra bền bỉ đến tận tháng 10/1879, chiếc bóng đèn điện đầu tiên của nhân loại đã ra đời.
Năm ông 17 tuổi, một buổi tối, mẹ ông bị viêm ruột thừa cấp tính, hết sức đau đớn. Bố ông cưỡi ngựa đi hàng chục cây số mời bác sỹ về nhà chữa bệnh cho mẹ. Bác sỹ khám và yêu cầu phải mổ ngay. Song, lúc đó lại không có đèn điện, chỉ biết nhờ vào ánh sáng của ngọn đèn dầu tối om. Ánh sáng như vậy, làm sao có thể mổ được? Bố và bác sỹ vô cùng lo lắng, không biết làm thế nào? Edison nghĩ một lúc rồi bảo với bác sỹ: ”Thưa bác sỹ, bác sỹ cứ chuẩn bị bắt tay vào mổ đi! Cháu đã có cách!“. Rất nhanh chóng, Edison đến các nhà hàng xóm mượn về rất nhiều miếng gương nhỏ và vài ngọn đèn dầu. Ông để những chiếc gương nhỏ này ở xung quanh giường mẹ và trước mỗi chiếc gương nhỏ này thắp một chiếc đèn dầu. Ánh đèn được những chiếc gương phản chiếu, trong chốc lát cả gian nhà bỗng sáng rực lên.
“Ôi! Thật tuyệt! Cháu thông minh quá!“. Bác sỹ không ngớt lời khen ngợi Edison. Nhờ ánh sáng trong phòng, ca mổ ruột thừa tiến hành thuận lợi. Edison đã cứu mẹ như vậy đó.
Câu chuyện về Edison kết thúc dưới ánh nến lung linh phản chiếu trong những chiếc gương thần kỳ, dưới những ánh mắt chứa đầy sự ngạc nhiên và xen lẫn trầm trồ của các bạn Muối Biển. Ánh sáng được tạo ra như một điều kỳ diệu, và điều tuyệt vời hơn nữa đó chính là ánh sáng đã mang lại sự sống cho người mẹ thân yêu!
Tìm đọc một câu chuyện về nhà khoa học - Mẫu 2
Albert Einstein (1879 - 1955) là một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất của nhân loại, người khai sinh ra “Thuyết tương đối”. Ông cùng với Newton chính là 2 tri thức lỗi lạc quyết định đến sự phát triển của lý thuyết vật lý hiện đại.
Thế nhưng khi còn nhỏ, Einstein không hề có biểu hiện gì nổi trội, thậm chí là phát triển trí tuệ rất chậm. Năm 4 tuổi, ông vẫn chưa biết nói, cha của Einstein đã tìm mọi cách để giúp con mình phát triển như những đứa trẻ khác.
Trong thời gian đi học, sức học của Einstein rất kém, đuối hơn nhiều so với các bạn bè khác. Thầy Hiệu trưởng trường Einstein theo học cũng quả quyết với cha cậu rằng “thằng bé này mai sau lớn lên sẽ chẳng làm được gì đâu”.
AnhxtanhAnhxtanh khi còn đi học. Những lời giễu cợt và sự trêu đùa ác ý của mọi người xung quanh khiến cho cậu bé Einstein rất buồn tủi. Cậu trở nên sợ phải đến trường, sợ phải đối mặt với các thầy cô và bạn bè. Cậu cũng cho rằng mình đúng là đứa trẻ ngốc nghếch thật sự.
Thế nhưng nhờ sự động viên rất lớn của mẹ - một người phụ nữ thông minh, xinh đẹp và có học vấn cao, trí tuệ Einstein phát triển nhanh chóng, cậu bé còn dần khắc phục được tính tự ti và trở nên lạc quan, vui vẻ.
Einstein rất hay nêu ra những câu hỏi lạ lùng, thậm chí có phần quái dị, chẳng hạn như: Tại sao kim nam châm lại chỉ về hướng Nam? Thời gian là gì? Không gian là gì?... Mọi người đều cho rằng cậu bé này là người đầu óc có vấn đề.
Chính những câu hỏi có vấn đề của Einstein khi còn đi học đã giúp ông trở thành nhà khoa học lỗi lạc sau này. Chính những câu hỏi có vấn đề của Einstein khi còn đi học đã giúp ông trở thành nhà khoa học lỗi lạc sau này.
Nhưng họ không ngờ rằng, chính những câu hỏi có vấn đề ấy của cậu bé đã giúp Einstein có được thành công sau này.
Tìm đọc một câu chuyện về nhà khoa học - Mẫu 3
Vợ của Albert Einstein thường khuyên ông phải ăn vận cho chỉn chu hơn khi tới chỗ làm. Ông sẽ luôn phản bác lại rằng:
- “Tại sao nhỉ? Mọi người ở đó đều biết tôi mà”.
Khi Einstein tới dự một cuộc họp lớn, bà lại nài nỉ ông hãy mặc những bộ đồ đẹp đẽ hơn. Ông lại bảo:
- "Tại sao chứ? Ở đấy có ai biết tôi đâu!"
Người ta thường yêu cầu Albert Einstein giải thích thuyết tương đối. Ông phân trần:
- "Bạn giơ tay trên bếp lò, một phút dài như một giờ. Bạn ngồi với một cô nàng xinh đẹp, một giờ chỉ như một phút. Ấy chính là sự tương đối!”
Tìm đọc một câu chuyện về nhà khoa học - Mẫu 4
Thomas Alva Edison (1847-1931) sinh tại Milan, Ohio (Mỹ), được coi là một trong số ít nhà phát minh giàu ý tưởng nhất lịch sử. Ông là tác giả của nhiều thiết bị có ảnh hưởng lớn tới thế giới hiện đại như bóng đèn dây tóc, máy quay đĩa, máy điện báo.
Trong cuộc đời nghiên cứu khoa học của Edison, phát minh vĩ đại và nổi tiếng nhất của ông chính là bóng đèn dây tóc, mang lại ánh sáng cho nhân loại.
Để biến điện năng thành ánh sáng, Edison đã làm hàng nghìn thí nghiệm để tìm ra vật liệu thích hợp làm dây tóc bóng đèn. Khi liên tục gặp thất bại, bị công kích là "người hoang tưởng", "quân lừa bịp", Edison vẫn không hề nản chí. Ông vẫn trung thành với khát vọng của bản thân.
Thomas Edison đã thất bại hơn 10.000 lần để phát minh ra bóng đèn, nhưng ông không bao giờ gọi đó là thất bại, xem đó như những cơ hội để học hỏi.
Ông từng nói rằng: "Rất nhiều thất bại trong cuộc sống đều là do người ta không nhận ra rằng họ đã gần với sự thành công tới chừng nào và họ chấp nhận từ bỏ công việc của mình".
Sau hàng nghìn lần thất bại, cho đến một ngày, Edison tình cờ sờ vào cái nút tòn ten ở trên khuy áo khoác rồi thốt lên: "Đây rồi! đây chính là cái mà ta sẽ dùng làm dây tóc!".
Tiếp theo, ông cho cái sợi chỉ vào một cái khuôn niken, nung trong lò lửa suốt 5 giờ đồng hồ để sợi chỉ biến thành than. Sau khi để nguội, ông lấy sợi chỉ ra, cho vào một vật chứa bằng thủy tinh đã được tạo chân không ở bên trong, để sợi chỉ không bị đốt cháy rồi cho dòng điện đi qua.
Edison hồi hộp, băn khoăn, không biết dòng điện sẽ chạy được trong bao lâu? Nhưng kết quả thật mĩ mãn, sợi dây tóc sáng liên tục được tới 45 tiếng. Giống như thí nghiệm của mình, mặt Edison cũng sáng lên vì sung sướng.
Nhờ sự nỗ lực không ngừng nghỉ, nhân loại đã có được ánh sáng của đèn điện như ngày hôm nay. Về sau, cùng các cộng sự của mình, Edison còn tạo tạo ra nhiều thiết bị để cải tiến và cách tân công nghệ.
Thomas Alva Edison (1847-1931) sinh tại Milan, Ohio (Mỹ), được coi là một trong số ít nhà phát minh giàu ý tưởng nhất lịch sử. Ông là tác giả của nhiều thiết bị có ảnh hưởng lớn tới thế giới hiện đại như bóng đèn dây tóc, máy quay đĩa, máy điện báo.
Trong cuộc đời nghiên cứu khoa học của Edison, phát minh vĩ đại và nổi tiếng nhất của ông chính là bóng đèn dây tóc, mang lại ánh sáng cho nhân loại.
Để biến điện năng thành ánh sáng, Edison đã làm hàng nghìn thí nghiệm để tìm ra vật liệu thích hợp làm dây tóc bóng đèn. Khi liên tục gặp thất bại, bị công kích là "người hoang tưởng", "quân lừa bịp", Edison vẫn không hề nản chí. Ông vẫn trung thành với khát vọng của bản thân.
Thomas Edison đã thất bại hơn 10.000 lần để phát minh ra bóng đèn, nhưng ông không bao giờ gọi đó là thất bại, xem đó như những cơ hội để học hỏi.
Ông từng nói rằng: "Rất nhiều thất bại trong cuộc sống đều là do người ta không nhận ra rằng họ đã gần với sự thành công tới chừng nào và họ chấp nhận từ bỏ công việc của mình".
Sau hàng nghìn lần thất bại, cho đến một ngày, Edison tình cờ sờ vào cái nút tòn ten ở trên khuy áo khoác rồi thốt lên: "Đây rồi! đây chính là cái mà ta sẽ dùng làm dây tóc!".
Tiếp theo, ông cho cái sợi chỉ vào một cái khuôn niken, nung trong lò lửa suốt 5 giờ đồng hồ để sợi chỉ biến thành than. Sau khi để nguội, ông lấy sợi chỉ ra, cho vào một vật chứa bằng thủy tinh đã được tạo chân không ở bên trong, để sợi chỉ không bị đốt cháy rồi cho dòng điện đi qua.
Edison hồi hộp, băn khoăn, không biết dòng điện sẽ chạy được trong bao lâu? Nhưng kết quả thật mĩ mãn, sợi dây tóc sáng liên tục được tới 45 tiếng. Giống như thí nghiệm của mình, mặt Edison cũng sáng lên vì sung sướng.
Nhờ sự nỗ lực không ngừng nghỉ, nhân loại đã có được ánh sáng của đèn điện như ngày hôm nay. Về sau, cùng các cộng sự của mình, Edison còn tạo tạo ra nhiều thiết bị để cải tiến và cách tân công nghệ.
Vào một ngày mùa thu, Newton ngồi trên chiếc ghế trong vườn hoa đọc sách, bỗng nhiên một quả táo từ cây rơi xuống “bịch” một tiếng trúng đầu Newton. Ông xoa đầu, nhìn quả táo chín lăn xuống vũng bùn. Quả táo đã cho ông một gợi ý làm ông nghĩ miên man.
Quả táo chín rồi, tại sao lại rơi xuống đất? Tài vì gió thổi chăng? Không phải, khoảng không rộng mênh mông, tại sao lại phải rơi xuống mà không bay lên trời? Như vậy trái đất có cái gì hút nó sao? Mọi vật trên trái đất đều có sức nặng, hòn đã ném đi rốt cuộc lại rơi xuống đất, trọng lượng của mọi vật có phải là kết quả của lực hút trái đất không?
Sau này Newton nêu ra: Mọi vật trên trái đất đều chịu sức hút của trái đất, mặt trăng cũng chịu sức hút của trái đất, đồng thời trái đất cũng chịu sức hút của mặt trăng; Trái đất chịu sức hút của mặt trời, mặt trời đồng thời cũng chịu sức hút của trái đất. Nói một cách khác là vạn vật trong vũ trụ đều có lực hấp dẫn lẫn nhau, vì có loại lực hấp dẫn này mà mặt trăng mới quay quanh trái đất, trái đất mới quay quanh mặt trời.
Chuyện quả táo rơi xuống đất chứng tỏ trái đất có lực hút quả táo, đương nhiên quả táo cũng có lực hút của quả đất, nhưng lực hút của trái đất đối với quả táo lớn nên quả táo rơi xuống đất. Nếu ta coi mặt trăng là một quả táo khổng lồ, như vậy trái đất cũng có lực hút nó, vậy tại sao nó không rơi xuống mặt đất? Vì mặt trăng là một quả táo lớn, sức hút của trái đất đối với nó không đủ để làm nó rơi xuống đất, chỉ có thể làm nó quay quanh trái đất mà thôi. Đối với mặt trời thì trái đất cũng là một quả táo khổng lồ, nó quay quanh mặt trời.
Vào buổi tối khi nhìn lên bầu trời thấy vô vàn những vì sao đang nhấp nháy, giữa chúng đều có lực hút lẫn nhau. Đây chính là định luật “Vạn vật hấp dẫn” nổi tiếng của Newton.
Vào một ngày mùa thu, Newton ngồi trên chiếc ghế trong vườn hoa đọc sách, bỗng nhiên một quả táo từ cây rơi xuống “bịch” một tiếng trúng đầu Newton. Ông xoa đầu, nhìn quả táo chín lăn xuống vũng bùn. Quả táo đã cho ông một gợi ý làm ông nghĩ miên man.
Quả táo chín rồi, tại sao lại rơi xuống đất? Tài vì gió thổi chăng? Không phải, khoảng không rộng mênh mông, tại sao lại phải rơi xuống mà không bay lên trời? Như vậy trái đất có cái gì hút nó sao? Mọi vật trên trái đất đều có sức nặng, hòn đã ném đi rốt cuộc lại rơi xuống đất, trọng lượng của mọi vật có phải là kết quả của lực hút trái đất không?
Sau này Newton nêu ra: Mọi vật trên trái đất đều chịu sức hút của trái đất, mặt trăng cũng chịu sức hút của trái đất, đồng thời trái đất cũng chịu sức hút của mặt trăng; Trái đất chịu sức hút của mặt trời, mặt trời đồng thời cũng chịu sức hút của trái đất. Nói một cách khác là vạn vật trong vũ trụ đều có lực hấp dẫn lẫn nhau, vì có loại lực hấp dẫn này mà mặt trăng mới quay quanh trái đất, trái đất mới quay quanh mặt trời.
Chuyện quả táo rơi xuống đất chứng tỏ trái đất có lực hút quả táo, đương nhiên quả táo cũng có lực hút của quả đất, nhưng lực hút của trái đất đối với quả táo lớn nên quả táo rơi xuống đất. Nếu ta coi mặt trăng là một quả táo khổng lồ, như vậy trái đất cũng có lực hút nó, vậy tại sao nó không rơi xuống mặt đất? Vì mặt trăng là một quả táo lớn, sức hút của trái đất đối với nó không đủ để làm nó rơi xuống đất, chỉ có thể làm nó quay quanh trái đất mà thôi. Đối với mặt trời thì trái đất cũng là một quả táo khổng lồ, nó quay quanh mặt trời.
Vào buổi tối khi nhìn lên bầu trời thấy vô vàn những vì sao đang nhấp nháy, giữa chúng đều có lực hút lẫn nhau. Đây chính là định luật “Vạn vật hấp dẫn” nổi tiếng của Newton.
Lò vi sóng ra đời rất tình cờ khi nhà phát minh Spenser nhận thấy thanh kẹo của ông bị chảy ra khi ông đứng gần một đài radar. Với kiến thức chuyên sâu về kỹ thuật, ông hiểu rằng chính luồng sóng điện từ của cỗ máy đã làm tan chảy thanh kẹo. Từ đó, ý tưởng về một chiếc máy làm nóng thức ăn bằng các sóng điện từ đã nhen nhóm trong đầu của Spenser. Năm 1947, lò vi sóng lần đầu tiên chính thức ra đời.
Một đêm Carothers – nhà hóa học Mĩ, sau nhiều ngày đêm làm việc căng thẳng, đinh chợp mắt ít phút. Nhưng... ông đã ngủ liền tới sáng. Tỉnh dậy, ông hốt hoảng lo cho tất cả công sức thí nghiệm: Có lẽ đã tan thành mây khói? Ai ngờ, khi vừa nhấc chiếc đũa thủy tinh ở trong bình phản ứng lên, ông thấy chiếc đũa mềm nhũn và kéo theo một hỗn hợp có dạng sợi nhỏ mỏng manh óng ánh rất đẹp. Đó là sợi tổng hợp poliamit đầu tiên trên thế giới – sợi nilon ngày nay.
Vì sao bố kể cho Quy nghe về những trận mưa? Tìm câu trả lời đúng.
A. Vì những trận mưa gắn với kỉ niệm tuổi thơ của bố.
B. Vì bố muốn Quy tả những trận mưa mà bố đã từng gặp.
C. Vì bố muốn gợi cho Quy nhớ lại những trận mưa mà Quy đã gặp.
D. Vì bố muốn Quy nhớ về bà nội của mình.
Đề bài: Kể lại cho người thân nghe câu chuyện Nhà phát minh và bà cụ
BỨC TƯỜNG CÓ NHIỀU PHÉP LẠ
Quy chống tay, tì má, nhìn lên bức tường trước mặt. Màu vôi xanh mát hiện ra như tấm màn ảnh rộng. Quy đọc nhầm đề bài tập làm văn:"Em hãy tả lại quang cảnh một trận mưa rào". Quy thở dài: "Trời thì nắng mà bài văn lại yêu cầu tả mưa.".
Quy nghĩ đến bố. Bố Quy là một người viết văn. Bố tài thật, cứ ngồi vào bàn là bố viết được ngay. Cũng có khi, bố tì cằm lên tay, nhìn thẳng vào bức tường trước mặt. Nhìn một lúc, lúc nữa... rồi bố cầm bút, viết lia lịa, quên cả ăn cơm. Bức tường này có phép lạ gì đây? Nhưng sao Quy nhìn mãi mà bức tường chưa bảo Quy cách làm bài?
Bố vào. Đúng lúc quá!
Quy chạy lại:
– Bố ạ, con nhìn mãi bức tường như bố nhìn mà chẳng thấy trận mưa rào đâu cả.
Bố hiểu ngay, tủm tỉm:
– Bố thấy những trận mưa rào hồi năm ngoái, năm kia. Con chạy ra nghịch mưa, ướt hết.
Quy nhoẻn miệng cười:
– Vâng.
– Bố còn gặp lại trận mưa bão khi bố còn bé tí. Bà nội đi cấy về, sấm chớp liên hồi.
Quy chớp mắt:
– Bố có thấy cái thuyền giấy con thả ở rãnh nước không ạ?
– Có chứ!
– Cả chiếc ô tô chạy trong mưa? Hôm ấy, trời đang nắng thì mưa...
Bố lại tủm tỉm:
– Thế mà con bảo chẳng thấy gì.
Quy ngơ ngác:
– Thật đấy ạ.
– Bây giờ con ngồi vào bàn. Mắt nhìn bức tường, nhưng con hãy nghĩ đến những trận mưa mà con biết!
Quy ngồi vào bàn, nhìn lên bức tường và thấy chiếc thuyền giấy trôi bồng bềnh giữa sân, những vai áo ướt sũng nước mưa của người đi cày, những hạt mưa đan nhau rơi xuống rào rào,...
Quy cầm bút, cắm cúi viết, quên cả ngẩng lên nhìn bức tường có nhiều phép lạ.
(Theo Phong Thu)
Tìm chi tiết tả không gian nơi Quy đang ngồi học.