Câu hỏi:

09/10/2024 338

Đề bài: Chia sẻ với người thân câu chuyện về một người đã lao động hoặc chiến đấu, hi sinh để đem lại cuộc sống hạnh phúc, bình yên cho mọi người mà em cảm phục.

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Top 10 bài Chia sẻ với người thân câu chuyện về một người đã lao động hoặc chiến đấu, hi sinh 2024 SIÊU HAY

TOP 10 mẫu Chia sẻ với người thân câu chuyện về một người đã lao động hoặc chiến đấu, hi sinh (2024) SIÊU HAY (ảnh 1)

Chia sẻ với người thân câu chuyện về một người đã lao động hoặc chiến đấu, hi sinh - Mẫu 1

Suốt 2 năm cả nước gồng mình chống dịch, nhưng hình ảnh y, bác sĩ quên mình trên tuyến đầu chống dịch covid 19. Hàng trăm y bác sĩ, nhân viên y tế trên tuyến đầu chống dịch Covid-19 phải làm việc xuyên ngày đêm trong bộ đồ bảo hộ ngột ngạt dưới tiết trời nóng bức… Không ít người trong số họ lả đi vì kiệt sức.

Hiện các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang… đang gồng mình trước đợt dịch Covid-19 với số ca nhiễm tăng nhanh. Nhiều tỉnh, thành đã điều những "đội quân" tinh nhuệ trong phòng chống dịch Covid-19 đến hỗ trợ lấy mẫu xét nghiệm, truy vết và khoanh vùng dập dịch.

Chiều 16-5 - 2021, Hà Nội đã tổ chức lễ xuất quân cho các y, bác sĩ, nhân viên y tế giỏi lên đường "chi viện" tỉnh Bắc Giang phòng chống dịch Covid-19.

20 y, bác sĩ gồm những người có chuyên môn, tay nghề cao và kinh nghiệm chuyên sâu về truy vết, khoanh vùng dập dịch. Phụ trách "đội đặc nhiệm" là ông Trần Văn Chung, Phó Giám đốc Sở Y tế, và ông Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội. Đây đều là những chuyên gia dày dạn của Thủ đô.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh giao nhiệm vụ ngay trong ngày, "đội đặc nhiệm" bắt tay ngay vào việc hỗ trợ xét nghiệm 10.000 mẫu. Khẩn trương truy vết, cách ly, khoanh vùng dập dịch ở khu công nghiệp Vân Trung với gần 100.000 công nhân và 152 ca bệnh Covid-19 nhằm giúp Bắc Giang nhanh chóng dập dịch.

Trước đó, ngày 15-5 - 2021, đoàn xe chở 200 cán bộ là y bác sĩ, nhân viên y tế tình nguyện của Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) cùng trang thiết bị hiện đại nhất đã lên đường "chi viện" cho tỉnh Bắc Giang chống dịch.

Ngay khi tới nơi, những y, bác sĩ và sinh viên của trường Đại học Y tế kĩ thuật Hải Dương chi viện cho Bắc Giang đã bắt tay ngay vào lấy mẫu xét nghiệm tại thôn Núi Hiểu, xã Quang Châu, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.

Ai cũng đã thấm mệt khi phải mặc bộ quần áo bảo hộ ngột ngạt trong tiết trời oi bức. Họ bắt đầu công việc từ 20 giờ tối, làm không ngừng nghỉ cho tới khi hoàn thành 9.000 mẫu xét nghiệm ở thôn Núi Hiểu.

Những hình ảnh ấy cho ta thấy được sự vất vả của những y, bác sĩ, nhân viên y tế đang phải đương đầu với dịch Covid-19 trong những ngày này ở các "tâm dịch" Bắc Giang, Bắc Ninh. Nhiều người lả đi sau làm việc thông ngày đêm để lấy mẫu xét nghiệm, truy vết... Nhưng họ chỉ có thể ngả lưng chợp mắt một chút để lấy sức "chiến đấu" tiếp.

Chia sẻ với người thân câu chuyện về một người đã lao động hoặc chiến đấu, hi sinh - Mẫu 2

Cách đây 6 tháng, mạng xã hội tràn ngập lời chia sẻ, thương tiếc và tri ân 3 chiến sĩ cảnh sát phòng cháy chữa cháy dũng cảm, lao mình vào biển lửa để dập tắt đám cháy tại quán karaoke trên đường Quan Hoa (Hà Nội) làm lòng em lại nao nức những điều tri ân, biết ơn vô cùng. Và hôm nay, em muốn nói về nghề lính cứu hỏa.

Chiều 1/8/2022, nhận được tin báo cháy tại Quan hoa, ít ai nghĩ, đó là lần làm nhiệm vụ cuối cùng của ba người chiến sĩ anh hùng. Đó là trung tá Đặng Anh Quân (đội trưởng), trung úy Đỗ Đức Việt và binh nhì Nguyễn Đình Phúc. Sau khi giải cứu, hướng dẫn 8 người thoát khỏi đám cháy tại quán karaoke ra ngoài an toàn, ba người lính cứu hỏa quay lại bên trong hiện trường nhằm tìm kiếm những nạn nhân mắc kẹt khác, song số phận nghiệt ngã, các anh đã không bao giờ quay ra. Sáng cùng ngày, cũng chính các anh, đã giải cứu 2 nạn nhân trong một vụ cháy nhà dân gần đó. Nhờ việc làm vĩ đại của ba người chiến sỹ mà người dân đã được cứu sống. Nhưng lòng em lại nghẹn ngào làm sao về nghề lính cứu hỏa. Các anh đã hết lòng với nhiệm vụ, an toàn của người dân mà không màng đến bản thân. Sẵn sàng hy sinh cả tính mạng của mình để bảo vệ mọi người. Em vô cùng cảm phục những người lính cứu hoả. Nghề cứu hoả đòi hỏi tinh thần sẵn sàng đối mặt với hiểm nguy để cứu người, cứu tài sản. Các anh lính cứu hoả đã nêu cao tinh thần của người chiến sĩ công an nhân dân: Vì dân phục vụ.

Rồi mai đây, cuộc sống sẽ lại bình yên trở lại, sự hy sinh của các anh mãi mãi luôn là điều thường trực trong trái tim mỗi người dân. Biết ơn vô cùng, nghề lính cứu hỏa.

Chia sẻ với người thân câu chuyện về một người đã lao động hoặc chiến đấu, hi sinh - Mẫu 3

Người ta thường ví công nhân vệ sinh môi trường như những chú ong chăm chỉ, cần mẫn và đầy trách nhiệm làm sạch phố phường, để mỗi sáng thức dậy, chúng ta lại thấy đường phố sạch đẹp hơn. Công việc dọn vệ sinh tưởng chừng như đơn giản nhưng ẩn chứa trong nó là bao sự nhọc nhằn, vất vả và những mối nguy hiểm luôn kề cận. Nhiều người đến với nghề là do cái duyên và gắn bó là bởi vì yêu nghề.

Tại những đô thị nhộn nhịp, khi về đêm cũng chính là lúc người người chen chúc nhau đi dạo chơi, xả stress sau một ngày làm việc mệt nhọc. Đâu đâu ta cũng dễ dàng bắt gặp bóng dáng người ngồi trên vỉa hè ăn nhậu, chúc nhau những chén rượu, cốc bia hay tại công viên hoặc trên đường phố thì người cầm ly trà sữa với hộp cá viên chiên, hay xách trên tay những túi đồ ăn vặt…

Cho đến khi trời dần về khuya, người người cùng nhau trở về nhà với gia đình sau cuộc vui rồi nằm dài trên giường đánh một giấc nồng, để lại sau lưng một đống rác thải bề bộn trên vỉa hè hay đường phố. Và ở đâu đó tại các ngôi nhà trọ tối tăm chật hẹp, những người lao công nghèo phải chuẩn bị đồ đạc tất tả đi làm. Họ đành lòng không thể ôm ấp vuốt ve con thơ, đành lòng không có một giấc ngủ như bao người, đi làm một công việc quá vất vả kèm hiểm nguy rình rập, để làm đẹp cho đời với mức lương bèo bọt chỉ vì hai chữ “mưu sinh”.

Đã không ít người trong chúng ta từng bịt kín mũi khi đi ngang qua chiếc xe chuyên dụng thu gom rác, chỉ một vài giây đồng hồ thôi nhưng cũng tỏ vẻ khó chịu. Còn đối với những công nhân vệ sinh, đó là nghề nghiệp, là cuộc sống của họ cùng gia đình. Và giống như những nghề nghiệp khác, công việc của họ vẫn phải được thực hiện hàng ngày. Không chỉ mùi hôi, họ còn phải đối mặt với rất nhiều mối hiểm nguy từ những thứ rác thải ấy gây ra như kim tiêm, mảnh vỡ thủy tinh, khí ga tích tụ…

Người ta thường ví công nhân vệ sinh môi trường như những chú ong chăm chỉ, cần mẫn và đầy trách nhiệm làm sạch phố phường, để mỗi sáng thức dậy, chúng ta lại thấy đường phố sạch đẹp hơn. Công việc dọn vệ sinh tưởng chừng như đơn giản nhưng ẩn chứa trong nó là bao sự nhọc nhằn, vất vả và những mối nguy hiểm luôn kề cận. Nhiều người đến với nghề là do cái duyên và gắn bó là bởi vì yêu nghề.

Có lần, lang thang trên hè phố, tôi bắt gặp một chị lao công đang cặm cụi quét từng mảnh rác trên đường, chị kể với tôi rằng: Làm nghề này lắm lúc khóc thầm không ai hay. Bởi nghề lao công lương thấp nhưng đòi hỏi phải thức khuya, dậy sớm, và áp lực thời gian rất lớn, nguy hiểm luôn rình rập nhưng lại bị ánh mắt xem thường của mọi người.

Chị bảo, mùa nào cũng có vất vả của nó. Mùa hè đi làm nắng nôi, vất vả, mồ hôi ướt đẫm áo, chỉ được mát một chút vào buổi tối nhưng mùi rác ngày nóng lại nồng nặc rất khó chịu. Vào những ngày đông, đêm hôm lạnh giá, vắng vẻ, mưa phùn, nên dễ bị ốm hơn, ấy vậy mà chị vẫn cót két đẩy xe đi trong cái vắng, cái sợ… rồi cũng thành quen. Điều duy nhất an ủi chị chính là con cái không bao giờ coi thường nghề của mẹ. Còn người đi đường, có đôi khi vô cớ chửi "Con quét rác" khiến chị cảm thấy tủi thân!

Làm nghề khác có thể xin nghỉ phép được chứ nghề lao công thì rất khó, bởi rác thải chỉ cần một ngày không dọn dẹp là ngập ngụa đường phố, muốn kiếm người thay cũng không dễ vì ai cũng có phần công việc của mình. Khi làm, phải canh thời gian quét cho kịp xe rác tới, mà rác thì lúc nhiều lúc ít không thể kiểm soát được.

Đã gắn bó với cái nghề này thì đành chấp nhận không có ngày lễ, tết trọn vẹn. Nhiều lúc nhìn gia đình người ta cùng dắt díu nhau đón giao thừa, xem pháo hoa, sum họp bên mâm cỗ cúng đầu năm, chị chỉ có thể ứa nước mắt mà nghĩ về hai đứa con thơ đang buồn buồn tủi tủi ở góc nhà, nhà cửa ai cũng tinh tươm còn nhà mình thì chưa sửa soạn gì cho ra hồn.

Nghe chị tâm sự mà tôi thấy khoé mắt mình cay cay. Tôi ước gì những ngày lễ, ngày tết, ai ai khi đi chơi hay tụ họp đều có thể đem rác bỏ vào thùng và không xả vương vãi ra đường, để những người lao công như chị đỡ vất vả, đi làm về sớm sum họp cùng gia đình. Và khi ai thu tiền rác đêm giao thừa, hay ngày lễ, tôi cũng sẽ trân trọng mà biếu thêm cho họ vài đồng để họ có thể mua quà về hoặc lì xì cho con nhỏ, bù đắp cho sự thiếu thốn tình thương của cha mẹ tại những phút giây quan trọng như thế.

Hãy biết ơn và tôn trọng họ. Vì bạn biết không, nghề nào cũng đáng được trân quý. Những đêm thức trắng trong tiếng chổi khuya của họ đã giúp cho cuộc của chúng ta thêm dễ dàng. Không khí trong lành và những rác bẩn không thể làm phiền người trong thành phố.Thành phố của chúng mình trở nên xinh đẹp hơn nhờ những con người thầm lặng ấy.

Nghề nào cũng là nghề miễn lao động chân chính, làm ra đồng tiền lương thiện. Người lao công rất cần mọi người nhìn họ bằng ánh mắt tôn trọng, thấu hiểu và sẻ chia để cuộc sống này thêm tươi đẹp hơn.

Từ năm 1960 của thế kỷ trước, Nhà thơ Tố Hữu đã viết những câu thơ trong bài thơ Tiếng chổi tre đi sâu vào tâm khảm của bao thế hệ người Việt: “Những đêm Đông. Khi cơn dông vừa tắt. Tôi đứng trông. Trên đường lặng ngắt. Chị lao công. Như sắt, như đồng. Chị lao công. Đêm Đông quét rác...” Đã gần 60 năm, đến tận hôm nay, bài thơ vẫn còn nguyên giá trị nhân văn và tính thời sự.

Là một con người có lương tri, tất cả chúng ta phải tỏ lòng biết ơn những người dọn rác. Họ là người hàng ngày thầm lặng thu gom, xử lý những thứ rác thải mà phần nhiều trong số đó do chính chúng ta vứt bỏ ra và cũng không ít trong đó là hành động vứt bỏ vô tội vạ, bất chấp tác hại có thể tạo ra cho cuộc sống của mình.

Chúng ta phải biết ơn những người dọn rác, để chính lòng biết ơn đó nhắc nhớ chúng ta phải hành xử như thế nào với những thứ rác thải sinh hoạt hàng ngày của bản thân và gia đình. Biết ơn để cùng chung tay, chia sẻ trách nhiệm bảo vệ cảnh quan, môi trường sống cùng những công nhân vệ sinh, để công việc của họ bớt gian nan, vất vả hơn và để cuộc sống của chúng ta ít bị ảnh hưởng xấu từ yếu tố môi trường. Lòng biết ơn, chia sẻ khó khăn, chia sẻ trách nhiệm đối với những người dọn rác - những công nhân vệ sinh cũng chính là sự thể hiện trách nhiệm và hành động vì cuộc sống của chính mỗi người.

Chia sẻ với người thân câu chuyện về một người đã lao động hoặc chiến đấu, hi sinh - Mẫu 4

Có lẽ rằng thế hệ chúng ta đã quen những bài học, những câu chuyện kể về người lính chiến trên đất liền với biết bao gian khó vất vả thời chống Pháp, chống Mỹ hào hùng, đầy máu và nước mắt. Thì ngày hôm nay chúng ta phải công tâm hơn khi giành thêm nhiều tình yêu thương và lòng trân trọng đặc biệt đối với những chiến sĩ đang ngày đêm canh gác nơi đảo xa, chiến đấu ngay cả trong thời bình để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của dân tộc, bảo vệ hạnh phúc, bình yêu cho nhân dân. Họ chiến đấu không chỉ là với sóng dữ, bão giật liên miên mà còn là với những thế lực thù địch luôn mang trong mình âm mưu bành trướng trên vùng biển của nước ta một cách trắng trợn.

Hẳn chúng ta đã nghe và vẫn còn nhớ ngày 14/3/1988 lịch sử tại đảo đá Gạc Ma, 64 chiến sĩ hải quân Việt Nam đã hy sinh anh dũng trên vùng biển của quê hương để bảo vệ từng hòn đá, hòn sỏi của dân tộc. Trong cuộc chiến không cân sức ấy, một cuộc chiến mà chưa cần đánh họ đã biết rằng bản thân mình lần này "một đi không trở lại", thế nhưng trong lịch sử dân tộc người lính Việt Nam chưa từng lùi bước dù chỉ một lần. Trong tâm hồn những con người bất khuất ấy luôn vững vàng một suy nghĩ dù là đất liền hay biển đảo cũng đều là máu thịt quê hương, họ quyết hy sinh máu thịt của mình để bảo vệ từng tấc đất, từng hạt muối của dân tộc, không bao giờ chịu khuất phục trước kẻ thù độc ác và phi nghĩa. Trận chiến Gạc Ma dù đã đi qua 32 năm, thế nhưng nỗi đau về sự hy sinh và mất mát của những người con anh hùng vẫn còn mãi in dấu trong tấm lòng những đồng chí, đồng đội, thân nhân của họ và tất cả những người dân Việt Nam. Đồng thời đó cũng là sự nhắc nhở mạnh mẽ về tầm quan trọng trong việc giữ gìn chủ quyền biển đảo của đất nước, giặc dữ không làm gì được ta trên đất liền, thì chúng lại ngấp nghé vùng biển cả. Và nhiệm vụ của người lính hải quân lại càng trở nên trọng yếu và nặng nề. Hãy nhớ rằng, khi chúng ta yên giấc say nồng, thì ngày đêm vẫn có những con người đứng nơi đầu sóng ngọn gió, căng mắt nhìn về vùng biển xa xăm, dõi theo từng biến động của biển cả. Vì Tổ quốc, vì nhân dân người lính hải quân đã hy sinh quá nhiều, đó là những hy sinh chúng ta sẽ chẳng bao giờ tưởng tượng nổi. Một người lính chấp nhận rời bỏ quê hương êm ấm, vòng tay mẹ già, người vợ mới cưới, những đứa em thơ để lên đường đi làm nhiệm vụ thiêng liêng ấy là bảo vệ biển cả. Ở nơi đảo xa ấy, cuộc sống khó khăn muôn bề, ngày đêm hứng chịu sóng, gió đại dương, màu da ai nấy cũng nhuộm màu nâu, nồng đượm hơi thở của khơi xa. Cuộc sống luôn căng thẳng khi phải liên tục đối diện nhiều hiểm nguy từ những trận bão rung giật nhà giàn, từ những đợt lượn phướn, xâm phạm bằng tàu của kẻ thù. Người chiến sĩ miền biển luôn phải chuẩn bị cho mình một tinh thần thép, một sự hy sinh vì Tổ quốc có thể ập đến bất cứ lúc nào, thậm chí đó là những cái chết đớn đau, thảm thiết, thân thể mãi làm bạn với biển khơi. Tuy vậy họ có sợ hãi không? Không? Đã làm người lính, họ không được phép sợ hãi hay run rẩy trước kẻ thù, tình yêu quê hương, đất nước sâu sắc luôn nồng cháy trong tim đã cho họ một tinh thần quả cảm và kiên cường hơn tất cả mọi kẻ thù bất nghĩa. Thế nhưng sau bao nhiêu những hy sinh chịu đựng ấy họ đã nhận lại được những gì? Một lời ca tụng tán dương, một vài tấm bằng khen hay mức lương hưu chục triệu nhiều người mơ ước? Không, bấy nhiêu ấy làm sao có thể bù đắp cho quãng đời người lính. Tôi đã từng nghe ở đâu đó một câu rằng "Không có hạnh phúc nào cho người lính", lúc ấy tôi đã nghĩ rằng có lẽ câu nói ấy là để dành cho những người lính trong thời chiến, nhưng bây giờ tôi mới thấm thía rằng, ngay cả trong thời bình, người lính vẫn chưa từng có hạnh phúc cho riêng mình. Đơn giản vì họ không được phép ích kỷ, thế nên cuộc đời họ lắm lúc cay đắng. Đặc biệt là với người lính hải quân, cả một đời gắn bó với biển cả, vài năm với được nghỉ phép một lần, nhưng sự sum họp ngắn ngủi ấy làm sao bù đắp được cho họ và gia đình những ngày tháng cách biệt trùng trùng. Cha mẹ già mỏi mắt trông con, đến khi họ nhắm mắt mà đứa con ngoài khơi xa cũng không thể kịp về gặp lần cuối, người vợ trẻ dành hết thanh xuân để chờ chồng, nếu có con họ lại vò võ nuôi con một mình, có lẽ so với góa bụa họ chỉ hơn được một nỗi ấy là niềm tin về người chồng đang ngày đêm bảo vệ Tổ quốc. Rồi những đứa trẻ sinh ra nhưng số lần gặp cha chỉ đếm trên đầu ngón tay, thiếu thốn những cái ôm ấp bế bồng, thiếu thốn tình cảm của cha, thiệt thòi biết bao nhiêu. Rồi nói về người lính hải quân, họ chịu nhiều gian khổ, cuộc sống nơi biển đảo, vừa thiếu thốn vật chất cũng lại thiếu hụt cả về tinh thần. Mà đôi lúc trái tim thép của họ cũng nhiều buồn tủi, chua xót. Có lần tôi đọc câu chuyện của một người chiến sĩ hải quân, anh đã đến gần chục năm không về thăm nhà, mà luôn xin ở lại trực Tết, người ta vẫn luôn thấy lạ lùng, nhưng có ai thấu hiểu được nỗi đau của một người lính công tác xa mà người vợ ở nhà lại không thể giữ được lòng chung thủy. Bỗng chốc anh chẳng còn nhà, biết về đâu, thì thôi đành ở lại với anh em. Và còn biết bao câu chuyện lỡ dở tình duyên khác nữa của người lính, đặc biệt là người chiến sĩ hải quân, tôi bỗng thấy càng thương và trân trọng họ nhiều hơn nữa.

Biển đảo chính là máu thịt không thể tách rời của quê hương, mất đi một phần chính là nỗi đau đớn của toàn dân tộc. Thế nên thế hệ trẻ chúng ta cần phải có ý thức hơn nữa trong việc giữ gìn và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của dân tộc trên mọi phương diện, ra sức thi đua học tập thật tốt để góp phần kiến thiết đất nước mai sau. Làm sao cho xứng đáng với những con người vẫn ngày đêm canh giữ nơi đảo xa, bảo vệ từng tấc đất, tấc biển của dân tộc, cho chúng ta một cuộc sống yên bình tốt đẹp. Những nỗi vất vả, hy sinh và nỗi đau của người lính xứng đáng nhận được sự thấu hiểu, trân trọng và yêu thương của chúng ta hơn bao giờ hết.

Chia sẻ với người thân câu chuyện về một người đã lao động hoặc chiến đấu, hi sinh - Mẫu 5

Lịch sử nước ta trải hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Đã có rất nhiều anh hùng trở thành tấm gương sáng trong lịch sử nước nhà. Đó là Ngô Quyền, Lê Lợi, Hai Bà Trưng...nhưng có lẽ, người mà em cảm thấy ấn tượng nhất và thích nhất đó chính là Lý Thường Kiệt.

Nhắc đến Lý Thường Kiệt, hẳn ai cũng nhớ đến một nhà quân sự, nhà chính trị thời nhà Lý của nước Đại Việt ta thời bấy giờ. Làm quan qua 3 triều vua Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông và Lý Nhân Tông, Lý Thường Kiệt đã để lại đời sau những trận đánh vô cùng oanh liệt. Tiêu biểu là trận đánh năm 1077, khi quân Tống sang xâm lược nước ta, bằng chiến thuật và tài trí của mình, ông đã lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống quân giặc và giành thắng lợi vẻ vang.

Đặc biệt, sau lần đại chiến quân Tống, bài thơ "Nam Quốc sơn hà" của ông sáng tác đã được truyền đi khắp nơi cho đến tận ngày nay. Đó được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta, có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với đất nước.

Ngày nay, khi nhắc đến Lý Thường Kiệt, không chỉ riêng em mà tất cả mọi người dân đất Việt đều nhớ đến ông - một người anh hùng kiệt xuất với bốn câu thơ ngắn gọn, gắn bó với tên tuổi của ông:

"Núi sông Nam Việt vua Nam ở,

Vằng vặc sách trời chia xứ sở.

Giặc dữ cớ sao phạm đến đây?

Chúng mày nhất định phải tan vỡ".

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Đề bài: Em hãy tìm đọc đoạn thơ, bài thơ hoặc bài ca dao về lòng biết ơn.

Xem đáp án » 09/10/2024 1 K

Câu 2:

Dựa vào ý thơ của bài Cảm xúc Trường Sa, viết 2 – 3 câu về sự kiên cường của những người lính đảo.

Xem đáp án » 19/07/2024 456

Câu 3:

Yêu cầu: Trình bày ý kiến của em về một người đã lao động hoặc chiến đấu, hi sinh để đem lại cuộc sống hạnh phúc, bình yên cho mọi người.

Chuẩn bị.

a. Tìm câu chuyện kể về những tấm gương quên mình để cứu giúp mọi người trong thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh.... (ví dụ: những chiến sĩ dầm mình trong mưa bão để cứu dân, những người lính cứu hoả quả cảm xả thân cứu người, những bác sĩ nêu cao tấm gương y đức trên tuyến đầu chống dịch bệnh,...) hoặc về những người anh hùng đã chiến đấu chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc,... (ví dụ: Hai Bà Trưng, Lý Nam Đế, Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh,...).

Media VietJack

b. Xác định nội dung trình bày.

Gợi ý:

- Em muốn nói về ai? Người đó đã làm gì? Mục đích của việc làm đó là gì? Em có cảm xúc, suy nghĩ như thế nào về người đó?

- Nói rõ lí do vì sao em có cảm xúc, suy nghĩ như vậy.

Ví dụ: Em vô cùng cảm phục những người lính cứu hoả. Nghề cứu hoả đòi hỏi tinh thần sẵn sàng đối mặt với hiểm nguy để cứu người, cứu tài sản. Các anh lính cứu hoả đã nêu cao tinh thần của người chiến sĩ công an nhân dân: Vì dân phục vụ.

- Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu,... về nhân vật, sự việc trong câu chuyện.

Xem đáp án » 20/07/2024 337

Câu 4:

Xác định chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu em đã viết ở bài tập 1.

Xem đáp án » 19/07/2024 318

Câu 5:

CẢM XÚC TRƯỜNG SA

Em đã nhớ Trường Sa

Cả khi mình chưa đến

Giữa sóng, cát không ngờ

Gặp màu hoa muống biển.

 

Những Đá Thị, Len Đao

Song Tử Tây sóng vỗ

Những Sơn Ca, Sinh Tồn

Hoa bàng vuông đợi nở.

 

Những nhà giàn giữ đảo

Neo cả nhịp tim người

Muốn gửi vào muôn gió

Xin từng ngày sóng nguôi.

 

Bão giăng giăng mặt biển

Đảo oằn mình khát mưa

Đoá san hô kiêu hãnh

Vẫn nở hoa bốn mùa.

Nụ cười người lính đảo

Trong gian khó vẫn ngời

Ánh mắt bao trìu mến

Ngầm hải âu giữa trời.

 

Mỗi hạt cát Trường Sa

Đã trở thành máu thịt

Những tên đảo, tên người

Viết hoa thành Tổ quốc.

(Huệ Triệu)

Media VietJack

Ở khổ thơ đầu, điều gì gây bất ngờ với mọi người khi đến Trường Sa?

Xem đáp án » 19/07/2024 258

Câu 6:

Ý nghĩa của khổ thơ cuối là gì? Em chọn ý nào dưới đây? Vì sao?

A. Quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc ta.

B. Những tên đảo, tên người ở Trường Sa góp phần làm nền Tổ quốc vẹn toàn.

C. Những người thầm lặng bảo vệ biển trời Tổ quốc đáng được tôn vinh.

Media VietJack

Xem đáp án » 19/07/2024 231

Câu 7:

Em hiểu thế nào về hai dòng thơ “Những nhà gian giữ đảo/ Neo cả nhịp tim người"? Chọn câu trả lời dưới đây hoặc nêu ý kiến của em.

A. Sự thấu hiểu của người dân trước những gian nguy mà người lính nhà giàn phải đương đầu.

B. Cảm xúc thương yêu, lo lắng của người ra thăm đảo dành cho người lính Trường Sa.

C. Tình yêu tha thiết của người dân đất Việt đối với biển đảo quê hương.

Xem đáp án » 20/07/2024 196

Câu 8:

Theo em, nhà thơ muốn nói gì qua hình ảnh “Đoá san hô kiêu hãnh/ Vẫn nở hoa bốn mùa”?

Xem đáp án » 19/07/2024 182

Câu 9:

Nêu cảm nghĩ của em về người lính đảo Trường Sa.

Xem đáp án » 19/07/2024 151

Câu 10:

Dựa vào dàn ý đã lập trong hoạt động Viết ở Bài 9, viết bài văn theo yêu cầu của đề bài.

Xem đáp án » 21/07/2024 131

Câu 11:

Đọc soát bài văn.

- Bài văn có kể đúng trình tự những sự việc trong câu chuyện không?

- Nội dung bài có đủ các chi tiết tiêu biểu của câu chuyện làm nổi bật đặc điểm của nhân vật lịch sử (ví dụ: chi tiết về ngoại hình, hành động, lời nói,... của nhân vật) hay không?

- Bài văn có thể hiện được tình cảm, cảm xúc đối với câu chuyện hoặc đổi với nhân vật lịch sử được nói đến trong câu chuyện hay không?

Xem đáp án » 21/07/2024 113

Câu 12:

Kể tên một số đảo, quần đảo của đất nước ta hoặc giới thiệu những điều em biết về biển đảo.

Xem đáp án » 19/07/2024 106

Câu 13:

Sửa lỗi trong bài văn (nếu có).

Xem đáp án » 22/07/2024 91

Câu 14:

Trao đổi, góp ý.

Gợi ý:

Media VietJack

Xem đáp án » 19/07/2024 90

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »