Trả lời:
Bài 1:
Để có một đất nước không có chiến tranh, bộ đội và các chiến sĩ, các vị anh hùng của dân tộc đã phải đổ máu để dành lại tự do. Trong những người chiến sĩ dũng cảm đó, có trẻ nhỏ, có thiếu niên, có người trưởng thành.... Và một trong những người anh hùng nhỏ tuổi mà em rất ngưỡng mộ, đó là anh Kim Đồng.
Một lần, sau khi làm nhiệm vụ dẫn cán bộ vào căn cứ, Kim Đồng đang trên đường trở về nhà thì nghe có tiếng động lạ ở trong rừng. Kim Đồng liền rủ Cao Sơn tìm cách báo động cho các anh cán bộ đang ở trong xóm biết. Sau khi quan sát, Kim Đồng đã nhìn thấy bọn lính đang lợi dụng sương mù phục kích trên đường vào xóm và im lặng đợi bắt người. Kim Đồng bảo Cao Sơn lùi về phía sau, chạy về báo cáo. Đợi cho bạn đi rồi, Kim Đồng ngắm kĩ địa hình, để chạy vọt qua suối, lên phía rừng. Như vậy, bọn lính sẽ phải nổ súng hoặc kêu lên. Chúng nó sẽ bị lộ. Quả nhiên, thấy có bóng người chạy, bọn giặc lên đạn và hô: “Đứng lại!”.
Kim Đồng không dừng chân. Giặc bắn theo. Nhờ tiếng súng báo động ấy, các đồng chí cán bộ ở gần đó tránh thoát lên rừng. Song, Kim Đồng đã bị trúng đạn và anh dũng hy sinh tại chỗ, ngay bờ suối Lê-nin. Hôm ấy là sáng sớm ngày 15 tháng 02 năm 1943. Em rất ngưỡng mộ anh Kim Đồng. Anh đã nêu lên một tấm gương vì cách mạng quên mình, hy sinh khi làm nhiệm vụ bảo vệ cán bộ cách mạng. Sự hy sinh đó là tấm gương sáng chói mở đầu cho nhiều gương cao quí khác trong đội ngũ Đội viên Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
Anh Kim Đồng xứng đáng là một người anh hùng. Một người chết cho đân tộc, đã dâng cả đời mình để cứu lấy sự hoà bình, ấm no. Anh sẽ luôn sống mãi trong tâm trí của mỗi người theo năm tháng không bao giờ phai.
Đề bài: Em hãy tìm đọc đoạn thơ, bài thơ hoặc bài ca dao về lòng biết ơn.
Yêu cầu: Trình bày ý kiến của em về một người đã lao động hoặc chiến đấu, hi sinh để đem lại cuộc sống hạnh phúc, bình yên cho mọi người.
Chuẩn bị.
a. Tìm câu chuyện kể về những tấm gương quên mình để cứu giúp mọi người trong thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh.... (ví dụ: những chiến sĩ dầm mình trong mưa bão để cứu dân, những người lính cứu hoả quả cảm xả thân cứu người, những bác sĩ nêu cao tấm gương y đức trên tuyến đầu chống dịch bệnh,...) hoặc về những người anh hùng đã chiến đấu chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc,... (ví dụ: Hai Bà Trưng, Lý Nam Đế, Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh,...).
b. Xác định nội dung trình bày.
Gợi ý:
- Em muốn nói về ai? Người đó đã làm gì? Mục đích của việc làm đó là gì? Em có cảm xúc, suy nghĩ như thế nào về người đó?
- Nói rõ lí do vì sao em có cảm xúc, suy nghĩ như vậy.
Ví dụ: Em vô cùng cảm phục những người lính cứu hoả. Nghề cứu hoả đòi hỏi tinh thần sẵn sàng đối mặt với hiểm nguy để cứu người, cứu tài sản. Các anh lính cứu hoả đã nêu cao tinh thần của người chiến sĩ công an nhân dân: Vì dân phục vụ.
- Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu,... về nhân vật, sự việc trong câu chuyện.
Đề bài: Chia sẻ với người thân câu chuyện về một người đã lao động hoặc chiến đấu, hi sinh để đem lại cuộc sống hạnh phúc, bình yên cho mọi người mà em cảm phục.
CẢM XÚC TRƯỜNG SA
Em đã nhớ Trường Sa Cả khi mình chưa đến Giữa sóng, cát không ngờ Gặp màu hoa muống biển.
Những Đá Thị, Len Đao Song Tử Tây sóng vỗ Những Sơn Ca, Sinh Tồn Hoa bàng vuông đợi nở.
Những nhà giàn giữ đảo Neo cả nhịp tim người Muốn gửi vào muôn gió Xin từng ngày sóng nguôi.
Bão giăng giăng mặt biển Đảo oằn mình khát mưa Đoá san hô kiêu hãnh Vẫn nở hoa bốn mùa. |
Nụ cười người lính đảo Trong gian khó vẫn ngời Ánh mắt bao trìu mến Ngầm hải âu giữa trời.
Mỗi hạt cát Trường Sa Đã trở thành máu thịt Những tên đảo, tên người Viết hoa thành Tổ quốc. (Huệ Triệu) |
Ở khổ thơ đầu, điều gì gây bất ngờ với mọi người khi đến Trường Sa?
Ý nghĩa của khổ thơ cuối là gì? Em chọn ý nào dưới đây? Vì sao?
A. Quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc ta.
B. Những tên đảo, tên người ở Trường Sa góp phần làm nền Tổ quốc vẹn toàn.
C. Những người thầm lặng bảo vệ biển trời Tổ quốc đáng được tôn vinh.
Em hiểu thế nào về hai dòng thơ “Những nhà gian giữ đảo/ Neo cả nhịp tim người"? Chọn câu trả lời dưới đây hoặc nêu ý kiến của em.
A. Sự thấu hiểu của người dân trước những gian nguy mà người lính nhà giàn phải đương đầu.
B. Cảm xúc thương yêu, lo lắng của người ra thăm đảo dành cho người lính Trường Sa.
C. Tình yêu tha thiết của người dân đất Việt đối với biển đảo quê hương.
Đọc soát bài văn.
- Bài văn có kể đúng trình tự những sự việc trong câu chuyện không?
- Nội dung bài có đủ các chi tiết tiêu biểu của câu chuyện làm nổi bật đặc điểm của nhân vật lịch sử (ví dụ: chi tiết về ngoại hình, hành động, lời nói,... của nhân vật) hay không?
- Bài văn có thể hiện được tình cảm, cảm xúc đối với câu chuyện hoặc đổi với nhân vật lịch sử được nói đến trong câu chuyện hay không?