Lời giải:
Ta có: Thể tích vật thể giá chữ U này bằng hiệu thể tích của hình hộp chữ nhật bao ngoài vật thể và thể tích rãnh hộp chữ nhật.
Hình hộp chữ nhật bao ngoài có chiều dài 5 cm, chiều rộng 3 cm, chiều cao 4 cm.
Suy ra, thể tích hình hộp chữ nhật bao ngoài là: 5 . 3 . 4 = 60 (cm3).
Rãnh hộp chữ nhật có chiều dài 3 cm, chiều rộng 3 cm, chiều cao 2 cm.
Suy ra, thể tích rãnh hộp chữ nhật là: 3 . 3 . 2 = 18 (cm3).
Vậy thể tích vật thể giá chữ U là: 60 – 18 = 42 (cm3).
Để lập bản vẽ kĩ thuật gồm các hình chiếu vuông góc và hình chiếu trục đo vuông góc đều của một vật thể ta cần tuân theo thứ tự nào? Sắp xếp các bước sau để nhận được trình tự đúng.
a) Chọn hướng chiếu phù hợp.
b) Chỉnh sửa các nét vẽ và ghi kích thước.
c) Vẽ hình chiếu vuông góc của mỗi hình khối cấu tạo nên vật thể.
d) Phân tích vật thể thành các hình khối đơn giản.
e) Từ các hình chiếu vuông góc và hình biểu diễn của vật thể dựng hình chiếu trục đo.
f) Kẻ khung bản vẽ, khung tên để hoàn thành bản vẽ.
Quan sát bản vẽ kĩ thuật trong Hình 3.32 và trả lời các câu hỏi sau:
a) Các hình biểu diễn trong bản vẽ có giúp hình dung được hình dạng và cấu tạo của vật thể hay không?
b) Có kích thước nào của vật thể mà em không thể xác định được từ bản vẽ hay không?