Thổ nhưỡng là
A. Lớp vật chất vụn bở trên bề mặt lục địa, được hình thanh từ quá trinh phong hóa đá
B. Lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa, được đặc trưng bởi độ phì
C. Lớp vật chất vụn bở, trên đó con người tiến hành các hoạt động trồng trọt
D. Lớp vật chất tự nhiên, được con người cải tạo và đưa vào sản xuất nông nghiệp
Đáp án B
Lý thuyết Thổ nhưỡng
- Thổ nhưỡng là lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa, được đặc trưng bởi độ phì.
- Độ phì của đất là khả năng cung cấp nhiệt, khí, nước các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật sinh trưởng và phát triển.
- Thổ nhưỡng quyển là lớp vỏ chứa vật chất tơi xốp nằm ở bề mặt lục địa, nơi tiếp xúc với khí quyển, thạch quyển, sinh quyển.
Hình 17 - Vị trí lớp phủ thổ nhưỡng ở lục địa
- Độ phì: Khả năng cung cấp nước, chất dinh dưỡng, không khí cho cây trồng sinh trưởng và phát triển.
- Thành phần: Gồm các hạt khoáng vật có kích thước khác nhau, chất hữu cơ, nước và không khí.
- Kết cấu: Cách sắp xếp của các hạt đất tạo thành các khối đất, ảnh hưởng đến khả năng giữ nước, không khí và dinh dưỡng của đất.
- Độ chua - kiềm: Ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cây trồng.
- Màu sắc: Phản ánh thành phần khoáng vật và chất hữu cơ trong đất.
Xem thêm một số kiến thức liên quan:
Địa Lí 10 Bài 17 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Thổ nhưỡng quyển. Các nhân tố hình thành thổ nhưỡng
Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 17 có đáp án: Thổ nhưỡng quyển. Các nhân tố hình thành
Sự biến động dân số trên thế giới (tăng lên hay giảm đi) là do hai nhân tố chủ yếu quyết định
Sự phân bố các vòng đai nhiệt trên Trái Đất biểu hiện của quy luật