Theo em, tại sao người Ai Cập lại rất giỏi về khoa học tự nhiên và kĩ thuật?
- Hằng năm, nước sông Nin dâng cao khiến ranh giới giữa các thửa ruộng bị xoá nhoà, nên mỗi khi nước rút, người Ai Cập cổ đại phải tiến hành đo đạc lại diện tích, do đó người Ai Cập rất giỏi về toán học.
- Với niềm tin vào sự bất tử của linh hồn, cư dân Ai Cập cổ đại có tục ướp xác. Chính do tục ướp xác, người Ai Cập đã sớm có những hiểu biết về cấu tạo cơ thể người; đồng thời hiểu được nguyên nhân của bệnh tật, mối quan hệ giữa tim và mạch máu…
- Do hoạt động sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào các yếu tố tự nhiên, thời tiết và mùa vụ nên cư dân Ai Cập cổ đại sớm có những hiểu biết về Thiên văn và lịch pháp học.
- Cũng để phục vụ đời sống sinh hoạt và sản xuất, người Ai Cập cổ đại đã sớm chế tạo ra: con lăn, cần trục, máy bơm nước, đóng thuyền lớn để đi biển…
Lập bảng tìm hiểu một thành tựu tiêu biểu trong mỗi lĩnh vực của nền văn minh Ai Cập cổ đại theo gợi ý sau:
STT |
Lĩnh vực |
Tên thành tựu |
Ý nghĩa |
1 |
? |
? |
? |
2 |
? |
? |
? |
… |
? |
? |
? |
Theo em, tôn giáo, tín ngưỡng góp phần thúc đẩy sự phát triển những lĩnh vực nào của Ai Cập cổ đại?
Em hãy kể tên những thành tựu văn minh Ai Cập cổ đại vẫn còn giá trị sử dụng trong thực tiễn ngày nay. Phân tích ý nghĩa và giá trị của những thành tựu này.
Việc xây dựng thư viện A-lếch-xan-đri-a đồ sộ thời cổ đại khiến em suy nghĩ điều gì?
Quan sát Hình 6.2 em hãy mô tả một số hoạt động kinh tế của cư dân Ai Cập cổ đại.
Hình 6.2. Tranh mô phỏng cảnh lao động của người Ai Cập cổ đại
Em hiểu như thế nào về nhận định của sử gia Hy Lạp cổ đại Hê-rô-đốt: “Ai Cập là tặng phẩm của sông Nin”?
Em hãy chọn và giải mã ba trong số các biểu tượng sau đây của nền văn minh Ai Cập cổ đại.
Người A-rập có câu nói: “Con người phải sợ thời gian nhưng thời gian phải sợ kim tự tháp”. Em có nhận xét gì về câu nói trên?
Thế nào là chữ tượng hình? Giá trị của chữ tượng hình Ai Cập cổ đại là gì?
Quan sát Hình 6.3, em hãy xác định thành phần, vị trí các tầng lớp trong xã hội Ai Cập cổ đại.