Câu hỏi:

14/07/2024 282

Phong trào Đông Du (1905 – 1908), Đông Kinh nghĩa thục (1907) và cuộc vận động Duy tân (đầu thế kỉ XX) ở Việt Nam có điểm chung là


A. các cuộc vận động yêu nước theo xu hướng cải cách.



B. đặt dưới sự lãnh đạo của các sĩ phu yêu nước thức thời.


Đáp án chính xác


C. chịu sự chi phối sâu sắc của ý thức hệ phong kiến.



D. kết hợp hài hòa giữa nhiệm vụ chống đế quốc và phong kiến.


Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án B

Phong trào Đông Du (1905 – 1908), Đông Kinh nghĩa thục (1907) và cuộc vận động Duy tân (đầụ thế kỉ XX) có điểm chung là đều đặt dưới sự lãnh đạo của các sĩ phu yêu nước thức thời: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Lương Văn Can,..

- Nội dung các đáp án A, C, D không phù hợp, vì:

+ Chỉ có Đông Kinh nghĩa thục và phong trào Duy tân là các cuộc vận động yêu nước theo xu hướng cải cách. Phong trào Đông du diễn ra theo xu hướng bạo động vũ trang.

+ Đến đầu thế kỉ XX, trong phong trào yêu nước ở Việt Nam, hệ tư tưởng phong kiến đã phai nhạt và hết vai trò lịch sử; tư tưởng dân chủ tư sản là tư tưởng bao trùm trong xã hội. Phong trào Đông Du, Đông Kinh nghĩa thục và Duy tân diễn ra dưới sự chi phối của khuynh hướng dân chủ tư sản.

+ Phong trào Đông Du, Đông Kinh nghĩa thục và Duy tân mới chỉ xác định được một trong hai mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam nên chỉ chủ trương chống Pháp (phong trào Đông du) hoặc chống phong kiến hủ bại (Đông Kinh nghĩa thục và phong trào Duy tân) Þ chưa có sự kết hợp giữa chống đế quốc xâm lược và chống phong kiến đầu hàng.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Một trong những điểm giống nhau giữa tổ chức Hội Quốc liên và Liên hợp quốc là

Xem đáp án » 23/07/2024 2.2 K

Câu 2:

Nội dung nào không phải là điểm mới của phong trào cách mạng 1930 – 1931 so với các cuộc đấu tranh trước đó của nhân dân Việt Nam?

Xem đáp án » 21/07/2024 658

Câu 3:

Nhận xét nào sau đây về Hiệp ước Bali (1976) của tổ chức ASEAN là không đúng?

Xem đáp án » 16/07/2024 627

Câu 4:

Nội dung nào không phải là biện pháp có tính chất lâu dài để giải quyết nạn đói sau Cách mạng tháng Tám năm 1945?

Xem đáp án » 23/07/2024 348

Câu 5:

Mục đích của Đảng Cộng sản Đông Dương khi chủ trương mở chiến dịch Biên giới thu – đông 1950 là

Xem đáp án » 19/07/2024 335

Câu 6:

Điểm tương đồng của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi và Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là đều

Xem đáp án » 17/07/2024 330

Câu 7:

Sự kiện nào đánh dấu công nhân Việt Nam bước đầu đi vào đấu tranh tự giác?

Xem đáp án » 22/07/2024 307

Câu 8:

Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng những tác động tích cực của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ hiện đại?

Xem đáp án » 18/07/2024 307

Câu 9:

Nét tương đồng về nghệ thuật quân sự của chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) và chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) là gì?

Xem đáp án » 02/07/2024 279

Câu 10:

Nội dung nào dưới đây là hoạt động đấu tranh của giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam trong những năm 1919 – 1925?

Xem đáp án » 21/07/2024 266

Câu 11:

So với Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (1954), Hiệp định Pari về Việt Nam (1973) có điểm gì khác biệt?

Xem đáp án » 23/07/2024 255

Câu 12:

Trong những năm 1952 – 1960, tình hình kinh tế Nhật Bản có sự chuyển biến như thế nào?

Xem đáp án » 02/07/2024 242

Câu 13:

Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng những tác động tích cực của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp đối với đời sống kinh tế - xã hội Việt Nam?

Xem đáp án » 23/07/2024 234

Câu 14:

Để khắc phục điểm hạn chế về nhiệm vụ cách mạng của Luận cương chính trị (tháng 10/1930), trong thời kì 1939 – 1945 Đảng đã chủ trương

Xem đáp án » 22/07/2024 225