Ph. Ăng-ghen đã viết: “... Không có cơ sở của nền văn minh Hy Lạp và đế chế La Mã thì không có châu Âu hiện đại”. Em có đồng ý với nhận định này không? Vì sao?
- Em đồng ý với nhận định: “... Không có cơ sở của nền văn minh Hy Lạp và đế chế La Mã thì không có châu Âu hiện đại”. Vì các nền văn minh Hi Lạp - La Mã đã có nhiều đóng góp quan trọng và là cơ sở, nền tảng cho sự phát triển của văn minh châu Âu.
Mở rộng Văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại
a) Cơ sở hình thành
* Điều kiện tự nhiên
- Văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại hình thành trên các bán đảo Nam Âu.
- Địa hình nhiều núi và cao nguyên, đất đai khô rắn và không màu mỡ, chỉ thích hợp trồng các loại cây lâu năm như nho, ô liu,... Tuy nhiên, ở đây cũng có một số vùng đồng bằng tương đối thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
- Nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú như: đồng, sắt, vàng, bạc, đá cẩm thạch,... tạo điều kiện cho thủ công nghiệp sớm phát triển.
- Địa Trung Hải có bờ biển dài, nhiều vùng, vịnh với các hải cảng là điều kiện thuận lợi cho sự giao lưu, buôn bán bằng đường biển, đồng thời giúp cho người Hy Lạp - La Mã cổ đại sớm tiếp thu những thành tựu văn minh phương Đông, cũng như mở rộng không gian và ảnh hưởng đến nhiều vùng đất quanh Địa Trung Hải.
* Dân cư và xã hội
- Dân cư:
+ Người Mi-nô-an là cư dân đầu tiên xây dựng nền văn minh trên đảo Crét ở phía nam Hy Lạp từ khoảng cuối thiên niên kỉ III TCN. Từ khoảng đầu đến cuối thiên niên kỉ II TCN, nhiều tộc người khác như: A-kê-an, Đô-ri-an,... từ phía bắc đã di cư xuống vùng miền Trung và Nam Hy Lạp, xây dựng và mở rộng quốc gia của họ ra nhiều vùng quanh Địa Trung Hải.
+ Trên bán đảo I-ta-li-a, người I-ta-li-ốt (người La-tinh) là những cư dân chủ yếu xây dựng nên thành bang đầu tiên - La Mã. Ngoài ra, người Ê-tơ-ru-xcơ từ Tiểu Á, người Hy Lạp,... cũng lần lượt đến sinh sống ở đây.
- Xã hội: có hai giai cấp cơ bản là chủ nô và nô lệ, ngoài ra, còn có các tầng lớp khác là nông dân, thợ thủ công, thương nhân,...
Nô lệ bị giới chủ nô áp bức, bóc lột
* Kinh tế
- Ngành kinh tế chủ đạo của người Hy Lạp - La Mã cổ đại là thủ công nghiệp và thương nghiệp. Ngoài ra, nông nghiệp cũng có vai trò nhất định ở La Mã với nền kinh tế điền trang trong nông nghiệp cũng khá phát triển.
- Nhiều xưởng thủ công chuyển luyện kim, làm gốm, chế tạo vũ khí, đóng thuyền,... đã sử dụng nhân công với số lượng lớn. Sự phát triển của thủ công nghiệp đã thúc đẩy quan hệ thương mại, đặc biệt là quan hệ buôn bán đường biển với nhiều vùng xung quanh Địa Trung Hải
* Chính trị
- Từ khoảng cuối thiên niên kỉ III TCN, cư dân ở Hy Lạp đã xây dựng các nhà nước đầu tiên.
- Trong các thế kỉ VIII - IV TCN, những thành bang theo thể chế cộng hoà đã hình thành và phát triển ở miền Trung và Nam Hy Lạp cho tới khi bị Ma-xê-đô-ni-a chinh phục.
- Khoảng giữa thế kỉ VIII TCN, thành bang La Mã được thành lập. Thời kì đầu (khoảng từ năm 753 đến năm 510 TCN), bộ máy quản lí của nhà nước này bao gồm: Vua, Viện Nguyên lão, Đại hội công dân. Sau nhiều cuộc cải cách và đấu tranh chính trị, chế độ cộng hoà được thiết lập và duy trì ở La Mã cho đến cuối thế kỉ I TCN.
- Từ năm 27 TCN, thời kì đế chế bắt đầu, đứng đầu là hoàng đế, kéo dài cho đến cuối thế kỉ V, khi đế quốc Tây La Mã sụp đổ.
* Sự tiếp thu các thành tựu của văn minh phương Đông
- Văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại đã tiếp thu nhiều thành tựu của văn minh phương Đông trên các lĩnh vực như: kĩ thuật chế tác và sản xuất thủ công nghiệp, chữ viết, văn học, nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, hội hoạ, tín ngưỡng, tôn giáo,...
b) Thành tựu cơ bản
* Chữ viết
- Người Hy Lạp cổ đại đã xây dựng bảng chữ cái ghi âm của mình từ khoảng thế kỉ IX - VIII TCN. Đến khoảng cuối thế kỉ IV TCN, bảng chữ cái Hy Lạp được hoàn thiện với 24 chữ cái.
- Người La Mã đã dựa trên cơ sở chữ viết Hy Lạp để xây dựng một loại chữ mà ngày nay được gọi là chữ La-tinh. Đến nay, chữ La-tinh là loại văn tự chữ cái được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới.
- Hệ thống chữ số La Mã mà ngày nay chúng ta vẫn đang sử dụng cũng là một công hiến lớn của người La Mã cổ đại.
Hệ thống chữ số La Mã
* Văn học
- Nền văn học đồ sộ của Hy Lạp và La Mã cổ đại đã đặt nền móng cho văn học phương Tây.
- Các tác phẩm văn học không chỉ là sáng tác nghệ thuật quý giá, mà còn là nguồn tư liệu quan trọng để tìm hiểu về lịch sử của hai nền văn minh này.
- Nguồn cảm hứng và đề tài phong phú của văn học Hy Lạp - La Mã cổ đại bắt nguồn từ thần thoại. Đặt nền móng cho văn học Hy Lạp - La Mã cổ đại là hai bộ sử thi I-li-át và Ô-đi-xê của Hô-me. Bên cạnh đó, thơ, văn xuôi và kịch cũng đạt được nhiều thành tựu rực rỡ.
- Một số tác giả và tác phẩm kịch nổi tiếng của Hy Lạp như: A-chi-lút với vở Ô-rét-tê, Prô-mê-tê bị xiềng; Xô-phô-clơ với vở Vua Ơ-đíp; Ơ-pi-rít với vở Những phụ nữ thành Tơ-roa;... Tác giả và tác phẩm văn học nổi tiếng của La Mã là Ô-vi-di-ớt với các tập thơ: Nữ anh hùng, Tình yêu,...
* Kiến trúc, điêu khắc và hội họa
- Người Hy Lạp - La Mã cổ đại đã đạt được những thành tựu rực rỡ trên cả ba lĩnh vực: điêu khắc, kiến trúc và hội hoạ. Nghệ thuật của Hy Lạp - La Mã cổ đại đã ảnh hưởng sâu sắc tới nghệ thuật phương Tây sau này.
- Một số công trình kiến trúc tiêu biểu là: đền Pác-te-nông, đền thờ thần Dớt, lăng mộ vua Mô-số-lót,... (Hy Lạp); đấu trường Cô-li-dế, khải hoàn môn Công-xtan-ti-nút,... (La Mã).
Đấu trường Cô-li-dê
- Các tác phẩm điêu khắc, hội hoa xuất sắc nhất của Hy Lạp - La Mã như: tượng Lực sĩ ném đĩa, tượng A-tê-na, tượng thần Vệ Nữ thành Mi-lô,...; bức vẽ Chiến dịch Ma-ra-tông, Bắt cóc nàng Péc-xe-phồn và các bức hoạ trên các lăng mộ, đền thờ và đồ gốm,...
* Khoa học, kĩ thuật
- Người Hy Lạp - La Mã cổ đại đã có những cống hiến vĩ đại về khoa học, kĩ thuật:
+ Các nhà khoa học Hy Lạp như Ta-lét, Pi-ta-go, Ơ-cơ-lít, Ác-si-mét,... đã có đóng góp trong nhiều ngành khoa học khác nhau, đặc biệt là Toán học, Vật lí học và Thiên văn học. Một số nhà khoa học nổi tiếng của La Mã là Pli-ni-út (tác giả bộ Lịch sử tự nhiên), Clô-đi-út Ptô-lê-mi (đề xuất thuyết Địa tầm),...
+ Về Y học, khởi đầu từ Hi-pô-crát (người được coi là cha đẻ của nền Y học phương Tây), các thầy thuốc Hy Lạp cổ đại đạt được nhiều tri thức về chẩn đoán và chữa bệnh bằng thuốc, giải phẫu, gây mê.
+ Về Sử học, nền Sử học của Hy Lạp cổ đại được hình thành từ thế kỉ V TCN với sử gia đầu tiên là Hê-rô-đốt và tác phẩm Lịch sử cuộc chiến tranh Hy Lạp - Ba Tư. Ngoài ra, còn phải kể đến một số nhà sử học nổi tiếng khác như: Tuy-xi-dít với tác phẩm Lịch sử cuộc chiến tranh Pê-lô-pô-nê-dơ; Xê-nô-phôn với bộ Lịch sử Hy Lạp. Sử học La Mã kế thừa và phát triển truyền thống từ Sử học Hy Lạp. Những nhà sử học xuất sắc của La Mã là Pô-li-bi-út, Ti-tát Li-vi-út, Ta-xi-út và Plu-tác.
+ Người Hy Lạp - La Mã cổ đại cũng biết ứng dụng những hiểu biết khoa học vào thực tiễn cuộc sống như: chế tạo bê tông, sử dụng hệ thống đòn bẩy, chế tạo máy bắn đá, máy bắn tên, máy bơm nước,...
=> Những cống hiến về khoa học, kĩ thuật của người Hy Lạp - Lã Mã cổ đại có ý nghĩa rất to lớn, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ của các ngành khoa học, kĩ thuật của thế giới trong những giai đoạn tiếp theo.
* Tư tưởng
- Hy Lạp và La Mã cổ đại là quê hương của triết học phương Tây.
- Quá trình hình thành và phát triển của triết học Hy Lạp - La Mã cổ đại gắn liền với cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm; đặt nền tảng cho nhiều thành tựu về tư tưởng, tri thức của phương Tây thời cận và hiện đại.
- Các nhà triết học tiêu biểu của Hy Lạp cổ đại là: Ta-lét, Hê-ra-clít, Đê-mô-crít,... (trường phái duy vật); Xô-crát, Pla-tôn, Pi-ta-go,... (trường phái duy tâm). Đại diện tiêu biểu của triết học La Mã là: Lu-crê-ti-út, Xi-xê-rống,...
* Tôn giáo
- Người Hy Lạp - La Mã cổ đại thờ đa thần. Các vị thần của Hy Lạp - La Mã cổ đại được mô tả với hình dáng, tính cách giống với con người.
- Cơ Đốc giáo được hình thành vào thế kỉ Iở phần lãnh thổ phía Đông của đế quốc La Mã. Cơ Đốc giáo ra đời trong bối cảnh các cuộc đấu tranh của nô lệ, dân nghèo bị chính quyền La Mã đàn áp. Đến đầu thế kỉ IV, chính quyền La Mã đã ngừng đàn áp và công nhận Cơ Đốc giáo.
- Tôn giáo Hy Lạp - La Mã cổ đại đã để lại nhiều dấu ấn và ảnh hưởng đối với đời sống xã hội và văn hoá phương Tây sau này
* Thể thao
- Nhiều sự kiện thể thao của Hy Lạp và La Mã cổ đại là cơ sở, nền tảng thể thao của nhân loại ngày nay. Ví dụ:
+ Đại hội thể thao O-lim-pic
+ Đại hội thể thao Pa-na-thê-nai-a
Đại hội thể thao Ô-lim-pic thời cổ đại (minh họa)
Xem thêm một số kiến thức liên quan:
Lý thuyết Lịch sử 10 Bài 6 (Kết nối tri thức): Một số nền văn minh phương Tây thời kì cổ - trung đại
Lập bảng thống kê các thành tựu văn minh cơ bản của Hy Lạp - La Mã cổ đại của Tây Âu thời kì Phục hưng theo gợi ý sau:
Hãy nêu một số thành tựu cơ bản của văn minh Tây Âu thời kì Phục hưng và ý nghĩa của những thành tựu đó.
Hãy sưu tầm tư liệu (qua sách, báo, Internet….) và giới thiệu về một thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại hoặc nền văn minh Tây Âu thời kì Phục hưng.
Hãy nêu và so sánh cơ sở hình thành nền văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại với các nền văn minh phương Đông.
Từ năm 1896 đến nay cứ bốn năm một lần, Thế vận hội (Ô-lim-píc) được tổ chức tại các quốc gia khác nhau. Đây không chỉ là một sự kiện thể thao mà còn mang ý nghĩa biểu trưng cho sự bình đẳng, tinh thần hòa bình và đoàn kết giữa các quốc gia trên toàn thế giới. Em có biết ngay từ thời cổ đại, Ô-lim-píc đã được tổ chức bốn năm một lần tại đề thờ thần Dớt (ở Ô-lim-pi-a, Hy Lạp)? Ngoài sự kiện này, em có thể kể thêm một số ví dụ khác cho thấy những cống hiến, giá trị trường tồn của các nền văn minh phương Tây thời kì cổ - trung đại?
Em hãy nêu và phân tích cơ sở hình thành của văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại.
Hãy phân tích bối cảnh lịch sử, những tiền đề kinh tế, xã hội, văn hóa dẫn đến sự hình thành phong trào Văn hóa Phục hưng.