Khí khổng có chức năng gì? Những đặc điểm nào phù hợp với chức năng đó?
- Chức năng của khí khổng: Khí khổng có chức năng giúp lá trao đổi khí với môi trường và thoát hơi nước ra ngoài.
- Những đặc điểm của khí khổng phù hợp với chức năng trao đổi khí và thoát hơi nước ra ngoài:
+ Khí khổng thường tập trung ở mặt dưới của lá. Sở dĩ phải có cấu tạo như vậy là bởi vì mặt trên của lá tiếp xúc với ánh sáng Mặt Trời nhiều hơn. Nếu mặt trên có nhiều khí khổng thì mặt trên sẽ thoát hơi nước nhanh hơn rất nhiều so với mặt dưới.
+ Khí khổng thông với các khoang chứa không khí ở bên trong phiến lá nên thuận tiện cho việc trao đổi khí và thoát hơi nước.
+ Khí khổng có khả năng điều tiết tốc độ thoát hơi nước thông qua sự đóng mở của khí khổng: Mỗi khí khổng gồm hai tế bào hình hạt đậu nằm sát nhau, thành ngoài mỏng và thành trong dày. Khi no nước, thành mỏng của tế bào khí khổng căng ra làm cho thành dày căng theo và khí khổng mở, thuận lợi cho quá trình thoát hơi nước. Khi mất nước, thành mỏng hết căng và thành dày duỗi thẳng, khí khổng đóng lại, hạn chế sự thoát hơi nước.
+ Khí khổng không bao giờ đóng hoàn toàn đảm bảo cho sự trao đổi khí diễn ra liên tục suốt ngày đêm.
Lý thuyết Thoát hơi nước
Thoát hơi nước là sự bay hơi của nước qua bề mặt cơ thể thực vật vào khí quyển. Thoát hơi nước diễn ra theo 2 con đường:
Thoát hơi nước qua bề mặt lá:
- Phụ thuộc độ dày tầng cutin và diện tích lá
- Lớp cutin ở cây trưởng thành dày hơn cây non
Thoát hơi nước qua khí khổng:
- Phụ thuộc số lượng, hoạt động đóng mở khí khổng
- Khí khổng là khe hở trên bề mặt lớp tế bào biểu bì lá được tạo nên giữa 2 tế bào khí khổng
Vai trò của thoát hơi nước:
- Thoát hơi nước tạo lực hút kéo nước và các chất hòa tan đi theo một chiều từ rễ lên lá
- Trong quá trình thoát hơi nước, khí khổng mở để tạo điều kiện để CO2 từ môi trường khuếch tán vào lá, cung cấp nguyên liệu cho quang hợp.
- Thoát hơi nước làm giảm nhiệt độ bề mặt của lá, đảm bảo cho lá không bị hư hại, đặc biệt là những ngày nắng nóng.
Xem thêm một số kiến thức liên quan:
Lý thuyết Sinh học 11 Bài 2: Trao đổi nước và khoáng ở thực vật
Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 2: Trao đổi nước và khoáng ở thực vật
Phương pháp nào sau đây có thể tạo ra được nhiều con vật có kiểu gen giống nhau từ một phôi ban đầu?
Trong cấu trúc không gian của phân tử ADN, các nucleotit giữa 2 mạch liên kết với nhau bằng?
Ở lúa, hạt tròn trội hoàn toàn so với hạt dài, tính trạng do 1 gen quy định. Cho lúa hạt tròn lai với lúa hạt dài, F1 thu được 100% lúa hạt tròn. Cho F1 tự thụ phấn được F2 cho lúa hạt tròn F2 tự thụ phấn được F3 Trong số lúa F3, tính tỉ lệ lúa hạt tròn dị hợp?
Khi cho giao phấn các cây lúa mì hạt đỏ với nhau , đời lai thu được 9/16 hạt màu đỏ ; 6/16 hạt màu nâu; 1/16 hạt màu trắng . Biết rằng các gen quy định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể thường . Tính trạng trên chịu sự chi phối của quy luật
Một gen ở sinh vật nhân sơ dài 323 nm và có số nuclêôtit loại timin chiếm 18% tổng số nuclêôtit cùa gen. Theo lí thuyết, gen này có số nuclêôtit loại guanine là
Hãy lựa chọn phương pháp phù hợp và đề xuất các bước thực hiện để nghiên cứu những vấn đề sau:
a) Xác định hàm lượng đường trong máu.
b) Thúc đẩy thanh long ra hoa trái vụ.
c) Tìm hiểu cấu tạo cơ thể người.