Hãy giới thiệu với du khách về một thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Đại Việt.
(*) Giới thiệu về Văn Miếu – Quốc Tử Giám
- Văn Miếu – Quốc Tử Giám nằm ở khu vực quận Đống Đa, Hà Nội, ngay giữa 4 phố chính gồm Nguyễn Thái Học, Tôn Đức Thắng, Văn Miếu và Quốc Tử Giám. Du lịch đến với Hà Nội ngàn năm văn hiến thì đây chắc chắn là địa điểm mà bạn nên ghé thăm.
- Văn Miếu được xây dựng năm 1070 dưới thời vua Lý Thánh Tông, là nơi thờ Khổng Tử, Chu Công và Tứ phối. Đến năm 1076, vua Lý Nhân Tông cho lập thêm Quốc Tử Giám bên cạnh là trường đại học dành riêng cho con vua và các gia đình quý tộc. Đến thời vua Trần Thái Tông, Quốc Tử Giám được đổi tên thành Quốc học viện và thu nhận cả con cái nhà thường dân có sức học xuất sắc.
- Sang thời hậu Lê, đời vua Lê Thánh Tông bắt đầu cho dựng bia của những người thi đỗ tiến sĩ. Tới thời Nguyễn, Quốc Tử Giám được lập Huế. Văn miếu Thăng Long được sửa sang lại chỉ còn là Văn Miếu của trấn Bắc Thành, sau đổi thành Văn Miếu Hà Nội.
- Quần thể di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám hiện tại nằm trong khuôn viên rộng 54331m2, bao gồm nhiều công trình kiến trúc nhỏ khác nhau. Bao bọc khuôn viên là những bức gạch vồ. Trải qua nhiều tu sửa, quần thể di tích này bao gồm Hồ Văn, Văn Miếu môn, Đại Trung môn, Khuê Văn Các, giếng Thiên Quang, bia tiến sĩ, Đại Thành môn, nhà Thái Học.
- Văn Miếu – Quốc Tử Giám không chỉ là trường đại học đầu tiên của Việt Nam mà còn như một ngọn nến luôn rực cháy, thắp sáng truyền thống hiếu học của người Việt. Đến nơi đây bạn dường như được tiếp thêm động lực từ những bảng vàng rực rỡ của ông cha, nạp vào nguồn năng lượng tràn đầy để vững tin trong hành trình nỗ lực học tập và khám phá tri thức nhân loại.
- Bên cạnh đó, ngày nay Văn Miếu – Quốc Tử Giám còn là nơi tổ chức hội thơ, là nơi khen tặng những học sinh ưu tú, xuất sắc và là địa điểm tham quan nổi tiếng thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế khi đến với Hà Nội. Đồng thời, đây cũng là điểm hẹn “xin chữ” của người dân thủ đô trong những ngày tết truyền thống với ước mong năm mới an lành; hoặc trong những mùa thi quan trọng của đất nước với niềm tin đỗ đạt của các “sĩ tử”.
Tham khảo thêm một số tài liệu liên quan:
Lý thuyết Lịch sử 10 Bài 15 (Cánh diều): Một số thành tựu của văn minh Đại Việt
Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 15 (Cánh diều): Một số thành tựu của văn minh Đại Việt
Vẽ sơ đồ tư duy khái quát những thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Đại Việt trên các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng, giáo dục, văn học, nghệ thuật, khoa học, kĩ thuật.
Kể tên những thành tựu của nền văn minh Đại Việt còn lưu giữ, tồn tại đến ngày nay mà em biết. Hãy nêu giá trị của các thành tựu đó.
Đọc thông tin và tư liệu, hãy:
- Nêu những thành tựu tiêu biểu về nông nghiệp của nền văn minh Đại Việt.
- Phân tích tác động của những thành tựu đó đối với sự phát triển của nền văn minh Đại Việt.
Chùa Một Cột có tên ban đầu là Liên Hoa Đài (Đài hoa sen), nằm trong quần thể chùa Diên Hựu được vua Lí Thái Tông cho khởi công xây dựng năm 1049. Đây là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo bậc nhất châu Á, đồng thời là một trong những thành tựu tiêu biểu của văn minh Đại Việt.
Vậy nền văn minh Đại Việt đã đạt được những thành tựu tiêu biểu nào? Nền văn minh Đại Việt có ý nghĩa như thế nào trong lịch sử dân tộc Việt Nam.?
Đọc thông tin và quan sát Hình 15.4 hãy nêu những thành tựu tiêu biểu về tư tưởng tôn giáo, tín ngưỡng của văn minh Đại Việt.
Đọc thông tin và quan sát Hình 15.2 hãy nêu những thành tựu tiêu biểu của thủ công nghiệp Đại Việt. Phân tích tác động của thủ công nghiệp đối với nền văn minh Đại Việt.
Đọc thông tin, tư liệu và quan sát Hình 15.5 hãy:
- Trình bày những thành tựu tiêu biểu về giáo dục của Đại Việt.
- Nêu vị trí của Văn Miếu – Quốc Tử Giám đối với sự phát triển của văn minh Đại ViệtĐọc thông tin và quan sát Hình 15.3 hãy:
- Nêu những thành tựu tiêu biểu của thương nghiệp Đại Việt.
- Nêu vai trò của đô thị đối với sự phát triển của nền văn minh Đại ViệtĐọc thông tin và quan sát Hình 15.7 hãy:
- Trình bày những thành tựu tiêu biểu về nghệ thuật của nền văn minh Đại Việt.
- Nêu giá trị của “An Nam tứ đại khí” đối với nền văn minh Đại Việt.