Em hãy sử dụng mô hình SMART trong thông tin để nhận xét cách xác định mục tiêu trong mỗi trường hợp trên.
* Trường hợp 1:
- Phân tích mục tiêu của bạn Khuê theo mô hình SMART:
+ S (tính cụ thể): Mục tiêu của Khuê rất cụ thể. Bạn mong muốn tiết kiệm được 180.000 đồng trong 3 tháng, tương ứng với việc mỗi tháng tiết kiệm 60.000 đồng (1 tuần tiết kiệm 15.000 đồng).
+ M (tính đo lường được): mục tiêu của Khuê có định lượng rõ ràng, điều này cho phép Khuê theo dõi được tiến trình thực hiện.
+ A (tính khả thi): mục tiêu của Khuê mang tính khả thi. Vì tiết kiệm 15.000 đồng mỗi tuần (tương ứng với việc mỗi ngày trong tuần tiết kiệm khoảng 2.500 đồng) thì hầu hết mọi bạn học sinh đều có thể làm được.
+ R (tính thực tế): mục tiêu tiết kiệm theo từng tuần, từng tháng của Khuê phù hợp với mục tiêu chung là: tiết kiệm 180.000 đồng để mua giày.
+ T (thời hạn cụ thể): Khuê đặt thời hạn hoàn thành mục tiêu trong 3 tháng.
=> Nhận xét chung: qua sự phân tích theo mô hình SMART, có thể thấy, bạn Khuê đã biết cách xác lập mục tiêu cá nhân đúng đắn, phù hợp và khoa học. Chính điều này đã giúp Khuê định hướng hành động và phấn đấu hết mình và đạt được kết quả xứng đáng.
* Trường hợp 2.
- Phân tích mục tiêu của bạn Nga theo mô hình SMART:
+ S (tính cụ thể): Mục tiêu của Nga không cụ thể, không rõ ràng.
+ M (tính đo lường được): mục tiêu của Nga không có định lượng rõ ràng, điều này khiến cho Nga khó theo dõi được tiến trình thực hiện.
+ A (tính khả thi): vì không có định lượng cụ thể, nên không xác định được tính khả thi trong mục tiêu nâng cao thể lực của Nga.
+ R (tính thực tế): việc xác lập mục tiêu cá nhân của Nga thiếu tính thực tế.
+ T (thời hạn cụ thể): Nga không đặt ra thời hạn để hoàn thành mục tiêu.
=> Nhận xét chung: qua sự phân tích theo mô hình SMART, có thể thấy, bạn Nga chưa biết cách xác lập mục tiêu cá nhân, do đó, Nga nhanh chóng cảm thấy áp lực và chán nản với kế hoạch mà bản thân đã đề ra.
Em hãy sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về tầm quan trọng của việc xác định mục tiêu cá nhân và chia sẻ với các bạn trong lớp.
Đầu năm học, P quyết tâm đạt danh hiệu học sinh giỏi. P đã liệt kê các việc cần làm ở trên lớp và ở nhà. Hai tuần đầu, P thực hiện rất tốt, nhưng sau đó P chủ quan cho rằng mình có đủ khả năng để đạt được mục tiêu đặt ra, không cần tính toán các công việc cụ thể mỗi ngày. P tự nhủ cứ để tất cả bài tập vào cuối tuần làm một loáng là xong. Nhưng đến cuối tuần, P ngập trong đống bài mà không thể hoàn thành. Nhiều tuần trôi qua như vậy và cũng sắp đến kì thi học kì, P có vẻ nản lòng với mục tiêu đặt ra từ đầu năm.
a) Em hãy nhận xét việc thực hiện mục tiêu của P.
b) Nếu là bạn của P, em sẽ đưa ra lời khuyên cho P như thế nào?
Em đã từng thực hiện mục tiêu cá nhân nào chưa? Hãy chia sẻ mục tiêu gần nhất mà em đạt được. Hãy liệt kê một mục tiêu ngắn hạn, một mục tiêu trung hạn và một mục tiêu dài hạn mà em cho rằng quan trọng với bản thân.
Em hãy xác định một mục tiêu cá nhân của bản thân và lập kế hoạch để thực hiện mục tiêu đó.
Em hãy cho biết lợi ích của việc xác định mục tiêu cá nhân trong các trường hợp dưới đây:
a. Bạn P đặt mục tiêu tiết kiệm 200 000 đồng trong một năm để mua quà tặng mừng thọ ông bà.
b. Bạn K đặt mục tiêu mỗi ngày dành 30 phút tập thể dục.
c. Bạn S đặt mục tiêu mỗi tuần dành một buổi để sắp xếp lại đồ đạc trong phòng của mình.
d. Bạn T đặt mục tiêu trong năm học này sẽ tiết kiệm được 50 000 đồng để ủng hộ học sinh nghèo từ việc thu gom giấy vụn.
e. Bạn V đặt mục tiêu mỗi ngày dành một giờ để phụ giúp bố mẹ các công việc nhà.
a) Em hãy xác định tên các bước lập kế hoạch thực hiện mục tiêu cá nhân ở cột trải với nội dung tương ứng ở cột phải.
b) Em hãy sử dụng các bước lập kế hoạch ở thông tin để nhận xét về cách lập kế hoạch thực hiện mục tiêu cá nhân của bạn Lan trong trường hợp trên.
Em đồng tỉnh hay không đồng tỉnh với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
A. Xác định mục tiêu giúp chúng ta có thể đến gần hơn với thành công, tích luỹ được kinh nghiệm trong học tập và cuộc sống
B. Nên xác định nhiều mục tiêu cùng một lúc để có động lực phấn đấu cao hơn.
C. Nên xác định mục tiêu cao hơn khả năng của bản thân để có thêm động lực phấn đấu.
D. Trong mọi trường hợp, tuyệt đối không thay đổi mục tiêu cá nhân đã đề ra.
a) Em hãy gọi tên các mục tiêu cá nhân cho phù hợp với mỗi hình ảnh trên.
b) Theo em, mục tiêu cá nhân là gì? Nếu căn cứ vào thời gian thực hiện mục tiêu thì có thể chia thành những loại mục tiêu nào?
Em hãy đặt tên cho mỗi hình ảnh dưới đây và kết nối các hình ảnh đó thành một câu chuyện liên quan đến chủ đề bài học.
a) Theo em, vì sao khi bơi về, dù rất mệt và phải bơi gấp đôi quãng đường nhưng các bạn học sinh vẫn bơi vào bờ an toàn?
b) Từ câu chuyện trên, em hãy cho biết sự cần thiết và ý nghĩa của việc xác định mục tiêu cá nhân.